SKKN Biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học sinh Lớp 4

SKKN Biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học sinh Lớp 4

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1.Tính mới của sáng kiến:

5.1.1.Thực trạng:

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng cho việc hình thành nhân cách, tri thức ở

học sinh. Các môn học ở bậc tiểu học có liên quan mật thiết và cùng hỗ trợ cho

nhau. Trong các môn học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có một vị trí rất

quan trọng nhằm góp phần trang bị những kiến thức cơ bản ban đầu về Tiếng

Việt. Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vì vậy nền giáo dục Việt Nam nói chung và bậc Tiểu học nói riêng trong những

năm gần đây có những đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình cũng như

phương pháp dạy học nhằm đáp ứng kịp thời những đổi thay của đất nước. Cùng

với những môn học khác, môn Tiếng Việt giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức khoa2

học xã hội, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, đáp ứng

yêu cầu phát triển con người toàn diện, năng động.

Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có rất nhiều phân môn khác nhau

trong đó có phân môn Kể chuyện. Phân môn Kể chuyện là một phân môn có vị

trí rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó bồi dưỡng tâm

hồn, phát triển tư duy, ngôn ngữ, rèn kĩ năng nghe-nói -kể và khả năng giao tiếp

cho học sinh.

pdf 11 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 2304Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Tiếng Việt) 
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 7/9/2020 
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 5.1.Tính mới của sáng kiến: 
 5.1.1.Thực trạng: 
 Bậc tiểu học là bậc học nền tảng cho việc hình thành nhân cách, tri thức ở 
học sinh. Các môn học ở bậc tiểu học có liên quan mật thiết và cùng hỗ trợ cho 
nhau. Trong các môn học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có một vị trí rất 
quan trọng nhằm góp phần trang bị những kiến thức cơ bản ban đầu về Tiếng 
Việt. Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Vì vậy nền giáo dục Việt Nam nói chung và bậc Tiểu học nói riêng trong những 
năm gần đây có những đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình cũng như 
phương pháp dạy học nhằm đáp ứng kịp thời những đổi thay của đất nước. Cùng 
với những môn học khác, môn Tiếng Việt giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức khoa 
2 
học xã hội, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, đáp ứng 
yêu cầu phát triển con người toàn diện, năng động. 
 Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có rất nhiều phân môn khác nhau 
trong đó có phân môn Kể chuyện. Phân môn Kể chuyện là một phân môn có vị 
trí rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó bồi dưỡng tâm 
hồn, phát triển tư duy, ngôn ngữ, rèn kĩ năng nghe-nói -kể và khả năng giao tiếp 
cho học sinh. 
 Mặc dù xã hội hiện nay thích những thông tin nhanh chóng bằng ngôn ngữ 
nhưng người ta vẫn thích nghe, nói chuyện bằng khẩu ngữ có khi chỉ là một mẩu 
tin ngắn, một sự kiện không cần thiết và một câu chuyện dài. Kể chuyện có sức 
mạnh riêng trong giáo dục trẻ. Những câu truyện văn học ấy có tác dụng lớn đến 
tâm hồn, cảm xúc của trẻ thơ, giúp các em trở thành những con người có tâm 
hồn cao thượng 
 Giờ Kể chuyện góp phần tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn sống cho học 
sinh. Trong những năm học ở bậc Tiểu học, các em được tiếp xúc với nhiều câu 
chuyện khác nhau, sớm được tiếp xúc với các tác phẩm văn học nên vốn văn 
học của trẻ bắt đầu phong phú. Giờ kể chuyện góp phần nâng cao tầm hiểu biết, 
khơi gợi trí tưởng tượng cho học sinh. Mục đích của phân môn Kể chuyện chủ 
yếu là rèn kĩ năng nói cho học sinh qua việc kể lại các câu chuyện đã nghe, đã 
đọc, được thấy sự sáng tạo với giọng điệu cảm xúc riêng của từng em. Việc rèn 
luyện kĩ năng cho học sinh ở tiết Kể chuyện được tiến hành ngay tại lớp, ngoài 
sân trường. Các em được hướng dẫn cách ghi nhớ nội dung cách diễn đạt ngôn 
ngữ kết hợp với các điệu bộ, cử chỉ nét mặt 
 Trong kể chuyện có nhiều kĩ năng được hình thành như kĩ năng nhớ, kĩ năng 
phân tích Nói cho rõ ràng, rành mạch, có ngữ điệu, biết lựa chọn, dùng từ ngữ 
thích hợp, nói rõ ràng mạch lạc trước mọi người bằng ngôn ngữ của mình. Khi 
nghe, khi đọc một câu chuyện nào đó các em phải tiếp thu nhanh nội dung, tình 
tiết câu chuyện Sau đó kể lại bằng chính ngôn ngữ của mình. Điều đáng chú ý 
là nói có nghệ thuật, hấp dẫn được người nghe, rèn ngôn ngữ nói trong giờ Kể 
chuyện là hướng đến phong cách nghệ thuật. 
 Phân môn Kể chuyện nói chung và dạng bài “Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
nói riêng” đã được đổi mới khi thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy 
học “ Lấy học sinh làm trung tâm” song trong thực tế khi giảng dạy kể chuyện 
dạng bài này ở trường Tiểu học vẫn còn đơn điệu, gò ép. Về phía học sinh thì 
lúng túng trong việc tìm truyện đúng theo yêu cầu của đề bà(do xu hướng các 
em thích đọc truyện tranh hơn là đọc những câu chuyện có tính thời sự). Còn có 
3 
những em học sinh biết, nhớ nội dung truyện nhưng không biết kể từ đâu, không 
biết kể thế nào, ngại nói trước đám đông, không tự tin, căng thẳng khi kể chuyện 
sợ kể nhầm, kể sai chi tiết nào đó các bạn chê cười vì vốn từ của các em còn 
nghèo nàn nên khi sắp xếp ý lúng túng, diễn đạt vấp váp nhưng cố gắng diễn đạt 
đầy đủ dù là chi tiết nhỏ thay vì các em chỉ cần kể tóm tắt những nội dung chính 
của câu chuyện. 
 Qua thực tế giảng dạy và kết quả giờ học Kể chuyện của học sinh bản thân 
tôi mạnh dạn tìm tòi đưa ra “Biện pháp rèn kĩ năng Kể chuyện kiểu bài đã 
nghe, đã đọc cho học sinh lớp 4” nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học tiết 
Kể chuyện. 
 5.2. Nội dung sáng kiến: 
 Qua quá trình nghiên cứu sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4,tìm hiểu thực trạng 
dạy và học kiểu bài “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” trong phân môn kể chuyện tôi 
nhận thấy rằng môn kể chuyện có tính thiết thực cao, phù hợp với xu thế phát 
triển của thời đại, thúc đẩy học sinh có thói quen đọc sách báo, xây dựng văn 
hóa đọc cho giới trẻ. Song để tiết dạy thành công, học sinh yêu thích, hứng thú 
khi học môn học, tiết học đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững mạch kiến 
thức, linh hoạt, làm chủ được phương pháp dạy học tích cực hóa các hoạt động 
của học sinh. 
 5.2.1.Các biện pháp rèn cho học sinh: 
 - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
 - Hướng dẫn học sinh cách kể tóm tắt câu chuyện. 
 - Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức kể chuyện khác nhau trong một tiết học : 
 + Kể chuyện theo nhóm. 
 + Khuyến khích học sinh thi kể sáng tạo. 
 + Tổ chức thi kể chuyện trước lớp. 
 - Dạy học Kể chuyện phối hợp với các hoạt động giáo dục khác. 
 5.2.2.Tổ chức thực hiện các biện pháp: 
 5.2.2.1. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã 
đọc: 
4 
 Với kiểu bài này các em tự sưu tầm trong sách báo, các thông tin đại chúng 
hoặc nghe ai đó kể sau đó đến lớp kể lại câu chuyện cho cô và các bạn mình 
cùng nghe. Khác với chương trình cũ, sách Kể chuyện lớp 4 không phải là sách 
giáo khoa dành riêng cho phân môn Kể chuyện mà chỉ là một tài liệu tham khảo. 
Học sinh không nhất thiết phải kể những câu chuyện trong sách Truyện đọc lớp 
4 mà có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm trong toàn bộ sách báo xuất bản trong 
nước mà trước hết là sách báo dành cho Thiếu niên Nhi đồng. 
 Với kiểu bài cốt truyện và nhân vật đã cho sẵn thì nhiệm vụ của học sinh 
phải làm cho nhân vật trong câu chuyện hiện ra rõ nét hơn, học sinh bộc lộ rõ 
hơn thái độ yêu, ghét với nhân vật, phản ánh được những hiểu biết đã có về nhân 
vật và tác phẩm làm cho câu chuyện mang sắc thái cá nhân của học sinh, trở 
thành câu chuyện của chính mình. 
 Ví dụ: Kể một câu chuyện mà em đã nghe hoặc đã đọc về ước mơ đẹp hoặc 
những ước mơ viển vông, phi lí.(Tuần 8) 
 Với yêu cầu của đề bài này, học sinh phải tìm được những câu chuyện kể về 
những ước mơ mà các em đã nghe, đã đọc và kể lại được cho cô và các bạn 
cùng nghe. 
 Muốn kể đúng câu chuyện theo chủ đề này các em phải hiểu được thế nào là 
ước mơ? Có những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa. Cũng có 
những ước mơ viển vông, phi lí, chỉ mang lại kết quả buồn chán. 
Học sinh có thể kể về những ước mơ đẹp: kể về người trong nước hoặc là người 
nước ngoài đang sống nhưng có nội dung đúng với chủ đề cũng vẫn được .Giáo 
viên hướng cho học sinh tìm những câu chuyện đúng chủ đề, tránh tình trạng 
học sinh tìm câu chuyện không phù hợp. 
a) Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc (như ước mơ của Cô bé bán diêm của 
An-đéc-xen hay chú bé Rê-mi trong truyện không gia đình của Ma-lô,...) 
- Ước mơ chinh phục thiên nhiên(Như ước mơ của các bạn nhỏ trong vở kịch ở 
Vương quốc tương lai của Mác-téc-lích). 
 b) Những ước mơ viển vông, phi lí: 
 - Ước mơ viển vông của chàng rít trong truyện Ba điều ước (Tiếng Việt 3, tập 
1) 
- Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của người vợ Ông lão đánh cá và con 
cá vàng của Pu-skin. 
5 
Với kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc nhằm rèn kĩ năng nói, rèn ngôn ngữ nói 
và kích thích lòng ham đọc sách của các em. 
 Giáo viên giúp học sinh nắm vững dàn ý kể chuyện, kiểu bài kể lại câu 
chuyện đã nghe, đã đọc: 
 * Giới thiệu câu chuyện: 
 - Nêu tên câu chuyện, nhân vật nổi bật trong truyện là ai? 
 - Câu chuyện em đã nghe khi nào ? hoặc đã đọc thì đọc ở đâu? 
 *Kể chuyện: 
 - Mở đầu câu chuyện. 
 - Diễn biến câu chuyện. 
 - Kết thúc câu chuyện. 
* Rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
 5.2.2.2. Hướng dẫn học sinh cách kể tóm tắt câu chuyện: 
 Muốn kể chuyện học sinh phải nắm bắt nội dung tình tiết câu chuyện( 
đâu là tình tiết chính, đâu là tình tiết phụ) nhưng quan trọng nhất là học sinh 
phải tóm tắt được nội dung cốt truyện. Giáo viên hướng dẫn cho các em tóm tắt 
và ghi nhớ cốt truyện theo trật tự chi tiết nào trước chi tiết nào sau theo trình tự 
diễn biến câu chuyện. Nội dung câu chuyện sẽ được các em ghi nhớ cũng giống 
như dàn bài của một bài tập làm văn thì khi kể các em sẽ dễ dàng tái hiện lại 
truyện theo thứ tự lôgic, các em có thể thể hiện câu chuyện theo ngôn ngữ kể 
của mình (Tránh tình trạng đọc thuộc từng câu từng chữ của câu chuyện rồi kể 
lại như đọc thuộc lòng một bài thơ quên một từ hoặc một câu là quên hết cả 
đoạn hoặc cả câu chuyện). 
 Trong quá trình tóm tắt truyện cần cho các em hiểu rằng tóm tắt không phải là 
bỏ đi một số câu văn hay chi tiết mà phải biết khái quát đoạn truyện hay cả câu 
truyện bằng đoạn văn ngắn gọn cũng có khi chỉ là câu nhận định mà người nghe 
vẫn hiểu đầy đủ nội dung mà người kể muốn gửi tới họ. 
 Điều quan trọng khi tóm tắt nên phát hiện những chi tiết cơ bản nhất phục 
vụ cho việc thể hiện nội dung của đoạn truyện, câu truyện mà tác giả đã phân 
chia sẵn để tóm tắt từng đoạn rồi mới đến tóm tắt cả truyện. Học sinh tóm tắt 
được câu chuyện, thấu hiểu số phận từng nhân vật .Vì vậy quá trình kể tóm tắt 
6 
thường diễn ra trước khi kể một đoạn hoặc cả truyện, làm cơ sở cho các quá 
trình kể chuyện sau đó. 
 5.2.2.3. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức kể chuyện khác nhau trong 
một tiết học : 
 * Kể chuyện theo nhóm: 
 Giáo viên có thể phân theo nhóm đôi học sinh quay mặt vào nhau, kể cho 
nhau nghe câu chuyện của mình cùng trao đổi về nội dung câu chuyện của mình. 
Và kể chuyện theo nhóm đôi học sinh sẽ được thực hành nhiều hơn, tiết kiệm 
thời gian hơn và có hiệu quả hơn vì: 
 - Học sinh kể chuyện theo nhóm đôi sẽ đỡ mất thời gian di chuyển chỗ ngồi 
để hình thành nhóm (nếu nhóm 4, nhóm 6, ) vì theo quy cách bàn mới hiện 
nay đa số là bố trí 2 em 1 bàn, chỉ cần 2 em trong bàn quay mặt vào kể cho nhau 
nghe là đủ và tránh để các em ngồi nhóm đông các em sẽ không tập trung trao 
đổi theo yêu cầu của cô, để nói chuyện mà không kể chuyện. 
 - Kể chuyện theo nhóm nhỏ chắc chắn em nào cũng được kể và thời gian 
dành cho nhóm đôi mất ít hơn là nhóm 4, nhóm 6,  như vậy sẽ có nhiều thời 
gian dành cho phần thi kể cá nhân trước lớp và sẽ có nhiều câu chuyện được kể 
trong 1 tiết học. 
 * Khuyến khích học sinh thi kể sáng tạo: 
 Khuyến khích học sinh thi kể sáng tạo không phải là yêu cầu các em kể 
sáng tạo toàn bộ câu chuyện mới mà yêu cầu các em lựa chọn câu chuyện đã 
nghe, đã đọc kể lại cho mọi người cùng nghe bằng ngôn ngữ của mình sao cho 
hấp dẫn, cuốn hút người nghe. Những câu chuyện được in trong sách giáo khoa, 
sách, báo là văn bản viết. Học sinh phải làm sao chuyển nó thành văn bản 
nói.Vì vậy người kể không thể tường thuật chính xác từng từ, từng chữ mà chỉ 
nhấn mạnh chi tiết giọng điệu sao cho phù hợp với tính cách, giọng điệu nhân 
vật. Nhờ sự sáng tạo đó mà các nhân vật trong truyện được bộc lộ rõ nét hơn. 
 * Tổ chức thi kể chuyện trước lớp: 
 Tâm lí trẻ em ai cũng thích mình được khen, động viên khích lệ kịp thời 
trước đám đông.Nắm được điều này nên khi học sinh kể trước lớp tôi luôn luôn 
động viên, khuyến khích học sinh kịp thời để em nào nhút nhát sẽ dần dần mạnh 
dạn hơn. Trong trường hợp khi học sinh đang kể mà bỗng dưng quên mất đoạn 
tiếp theo; khi gặp tình huống này tôi phải hết sức khéo léo dùng những câu hỏi 
gợi mở để giúp học sinh nhớ lại nội dung truyện rồi kể tiếp. Tôi không đột ngột 
7 
cho học sinh ngồi xuống mà gọi bạn khác kể hoặc tỏ thái độ bực tứcnhư vậy 
các em sẽ xấu hổ và lần sau sẽ không dám kể nữa vì sợ lại bị mắc lỗi như lần 
trước. 
 Đối với học sinh kể tốt, ham đọc sách tôi khen ngợi kịp thời để nêu gương 
cho học sinh khác. Trong từng giờ học tôi cho học sinh thi đua kể câu chuyện 
mà mình đã chuẩn bị để từ đó nhận xét, bình chọn người kể hay nhất trong từng 
tiết học. Có như vậy mới tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học Kể 
chuyện. 
 * Dạy học Kể chuyện phối hợp với các hoạt động giáo dục khác: 
 Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học các em rất hiếu động và ham tìm tòi hiểu 
biết nhưng còn nhút nhát, hiểu nhưng chưa dám nói hoặc ngại nói trước đám 
đông.Vì thế hoạt động ngoại khóa là môi trường tốt nhất giúp các em mạnh dạn, 
tự tin hơn khả năng diễn đạt ngôn ngữ sẽ tốt hơn từ đó giúp các em phát triển 
ngôn ngữ để tham gia kể chuyện tốt hơn, hay hơn, sáng tạo hơn. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: sáng kiến này đã được áp dụng 
rộng rãi ở tất cả các khối lớp trong toàn trường và có thể nhân rộng ra các đơn vị 
bạn. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật : không 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Phân loại học sinh và có kế hoạch hỗ trợ học sinh cụ thể ngay từ đầu năm 
học. 
- Phát huy vai trò tự học, đôi bạn cùng tiến. 
- Giữ mối liên hệ thường xuyên với ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh 
học sinh. 
- Kết hợp với ban giám hiệu nhà trường. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến: 
 Qua quá trình thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy các em đã mạnh dạn, tự tin khi 
học tiết kể chuyện kiểu bài “đã nghe, đã đọc.” 
 8.1 Kết quả sáng kiến: 
 Trước khi áp dụng một số phương pháp này tôi đã dạy theo phương pháp cổ 
truyền với đề bài: 
 Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, 
được đọc.( Tuần 6) 
8 
 Tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp học của mình thu được kết quả như sau : 
Sau đó tôi áp dụng sáng kiến áp dụng theo phương pháp mà mình mới tìm tòi 
trong tiết kể chuyện cũng với kiểu bài như trên (Tuần 8) tôi đã phân loại học 
sinh như sau: 
Tôi tiến hành khảo sát ở tại lớp Bốn/1 Trường Tiểu học An Lộc B 
 Qua 2 bảng khảo sát trên, tôi thấy học sinh rất thích học môn kể chuyện kiểu 
bài kể chuyện đã nghe, đã đọc và kết quả khả quan. Điều đó chứng tỏ những 
biện pháp đưa ra áp dụng rất khả thi. 
 8.2 Bài học sau khi thực hiện sáng kiến: 
 Qua tìm hiểu thực trạng và thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một số bài học kinh 
nghiệm như sau: 
 - Giáo viên cần giúp mỗi học sinh đến với giờ học đều có sẵn điều muốn kể, 
có nhu cầu kể cho cô và các bạn cùng nghe câu chuyện của mình. 
 Trong khâu chuẩn bị, giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước nội dung của bài 
tập kể chuyện tuần sau trong sách giáo khoa, giúp đỡ học sinh tìm được những 
câu chuyện phù hợp với yêu cầu của đề bài. 
Khảo sát 
44 học sinh 
HS rất thích KC HS thích KC 
HS thích không 
KC 
Số HS % Số HS % Số HS % 
10 22,7 16 36,4 18 40,9 
Khảo sát 
44 học sinh 
HS rất thích KC HS thích KC 
HS thích không 
KC 
Số HS % Số HS % Số HS % 
24 54,5 12 27,3 8 18,2 
9 
 - Giáo viên cần tổ chức giờ học cho nhiều học sinh được kể chuyện được trao 
đổi bằng nhiều hình thức: Kể chuyện trong nhóm, thi kể chuyện trước lớp, đối 
thoại, trao đổi về nhân vật, về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
 - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu của từng tiết học cụ thể để nắm chắc 
mục tiêu, làm chủ kiến thức để bài giảng sinh động, hấp dẫn tránh yêu cầu học 
sinh nhận xét, bình luận về cái hay cái đẹp của câu chuyện bạn tìm được hoặc 
phần nhận xét quá tỉ mỉ về câu, từ vì đây không phải là mục đích của giờ học. 
 - Giáo viên cần tạo cơ hội cho mọi học sinh ở các trình độ khác nhau ( kể cả 
những học sinh yếu kém) được luyện nói, có cơ hội được thể hiện và thành công 
ít nhiều trong các giờ kể chuyện đã nghe, đã đọc. Nếu các em này có không khả 
năng nhớ hết câu chuyện, các em có thể nhớ một hai đoạn cũng được ( chọn 
đoạn có sự kiện, nhân vật, ý nghĩa ). 
 - Giáo viên cần phải biến giờ kể chuyện đã nghe, đã đọc thực sự là sân chơi 
cho học sinh, các em đón nhận tiết học với tâm trạng háo hức, thích thú, vui 
vẻ 
 - Giáo viên cần tế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện ( trường hợp các em 
đang kể mà bị quên). Nên khuyến khích, động viên và khen ngợi kịp thời. 
 - Phối hợp chặt chẽ với phân môn Tập làm văn những kiến thức về kể chuyện 
đã học để các em xây dựng cốt truyện tốt. 
 - Giáo viên không ngừng tìm tòi truyện thiếu nhi, sách báo,để nâng cao 
hiểu biết từ đó có thể nắm bắt được những câu chuyện mà các em đã tìm kể. 
9.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có). 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
10 
.................................................................................................................................
....................................................................................................................... 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Phú Thịnh, ngày 18 tháng 2 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Đoàn Thị Thu Huyền 
.................................................................................................................................
............................................................................................................................... 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................... 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.............................................................................................................................. 
.................................................................................................................................
............................................................................................................................... 
11 
.................................................................................................................................
............................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_ren_ki_nang_ke_chuyen_kieu_bai_da_nghe_da_doc.pdf