SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4

Qua thực tế giảng dạy Ngoại ngữ tại trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, tôi có thể nói rằng việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh cho học sinh đặc biệt là nâng cao tinh thần tự giác trong việc tự học Tiếng Anh ở học sinh là vô cùng quan trọng vì: Nếu như các em có được hứng thú đối với môn học thì các em mới nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt được kết quả cao trong học tập và chỉ có tự học thì học sinh mới có thể nâng cao khả năng và trình độ của mình đến mức tối đa, khai thác tốt nhất các ưu điểm của mình và tự khắc phục những nhược điểm bởi không ai hiểu mình bằng chính mình.

Tuỳ từng hoàn cảnh thời gian, địa điểm và điều kiện vật chất tinh thần cụ thể mà giáo viên có thể sáng tạo ra cách giảng dạy Tiếng Anh mới cho tiết học.

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào học tập là vấn đề vô cùng thiết thực và cần thiết nếu không muốn chúng ta không muốn bị tụt hậu so với sự phát triển nhanh chóng của thời đại.

Qua quá trình giảng dạy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ cho mình trong việc giảng dạy như sau:

 - Chú ý tới việc thay đổi phương pháp dạy và môi trường học tập của học sinh để giúp học sinh, sửa đổi thói quen thụ động trong quá trình học tập.

 - Trong quá trình dạy sẽ có rất nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh vì lẽ: học sinh khó tập trung nghiêm túc bởi các tác nhân xung quanh hoặc là do không thích học. Tuy nhiên giáo viên cần phải bình tĩnh xử lí từng tình huống một theo cách hợp lý và tốt nhất để tránh gây căng thẳng cho tiết học.

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 9879Lượt tải 11 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngoại ngữ nói chung chính là chìa khóa giúp chúng ta đạt được điều đó.
Phổ điểm môn tiếng Anh thi THPT quốc gia 2018.( Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo).
	Muốn đạt được mục tiêu nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh – sinh viên, chúng ta cần chú trọng ngay từ lúc đặt nền móng – môi tường tiếng Anh ở cấp tiểu học. Môi trường học ngoại ngữ của học sinh cũng đang dần được nâng cao với sự quan tâm về cả vật chất lẫn tinh thần của nhà trường, của Phòng và Sở giáo dục- đào tạo như xây dựng các phòng học tiếng Anh, mua sắm trang thiết bị và dụng cụ dạy học chuyên biệt, có tổ chuyên môn phục vụ cho việc học hỏi và giao lưu chuyên môn cho các thầy cô ngoại ngữ, có các sân chơi tiếng Anh cho học sinh..vv..
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà việc dạy – học môn tiếng Anh ở tiểu học chưa đạt được kết quả như mong muốn, trình độ học sinh vẫn chưa đồng đều. Để lí giải cho vấn đề trên, có thể nói đến lí do lớn nhất là môi trường học ngoại ngữ còn hạn chế nên các em có ít dịp tiếp xúc nói chuyện với người nước ngoài hoặc người nói Tiếng Anh ở nhà. Vì thế việc phát triển kỹ năng cơ bản là nghe - nói thành thạo ở các em còn nhiều khó khăn.
Hơn nữa, hiện nay tình trạng dạy và học tiếng Anh vẫn còn chưa đảm bảo vì tùy thuộc nhiều vào việc chủ động và tích cực học tập của các em học sinh. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học ngoại ngữ là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
 Làm thế nào để có thể đáp ứng nội dung tiết dạy trên lớp theo đúng yêu cầu chương trình của Bộ giáo dục lại vừa giúp học sinh khá giỏi nâng cao được khả năng của bản thân, giúp học sinh yếu không bị tụt lại quá xa với các bạn khác? Đây thực sự là trăn trở không chỉ riêng của đội ngũ giáo viên tiếng Anh tại trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai mà còn là câu hỏi nhức nhối của các giáo viên dạy Ngoại ngữ khác. 
Vì vậy, với đề tài này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm này.
II. Thực trạng vấn đề
 1. Thuận lợi
- Môn Tiếng Anh là môn mới được áp dụng đối với học sinh tiểu học trong những năm gần đây. Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú, hoặc yêu thích với môn học này.
- Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường; sự quan tâm của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp. Đội ngũ tiếng Anh của trường đều yêu nghề, tận tâm với học sinh, đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ giáo dục đối với bộ môn.
- Trường có cơ sở vật chất và xây dựng phòng học, đóng bàn ghế theo chuẩn.
- Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học hành của con em. 
- Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh.
 - Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, Internet cũng như quá trình giảng dạy đã giúp cho đội ngũ giáo viên tiếng anh có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.
- Việc phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng Internet khiến việc sử dụng điện thoại, máy tính, tablet... không phải là điều quá khó khăn trong các gia đình hiện nay.
 2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vẫn còn một số khó khăn còn gặp phải:
- Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông nên điều kiện đầu tư cho các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
 - Trường chỉ có một phòng học chức năng riêng biệt nên chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy và học tiếng Anh của giáo viên và học sinh; Đồ dùng dạy học còn thiếu.
- Do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này.
- Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên. 
- Học sinh chưa nắm bắt được cách nhớ từ vựng, các mẫu câu, khi nhắc thì còn chung chung, mang nặng tính hình thức.
- Học sinh tiểu học chưa có thói quen sử dụng mạng Internet và các kênh thông tin trên Internet phục vụ cho việc học tiếng Anh.
Vào đầu năm học 2018 - 2019 tôi đã dạy và khảo sát chất lượng môn Tiếng Anh qua một tiết dạy theo phương pháp thông thường và cho làm bài kiểm tra môn tiếng Anh ở 2 lớp 4A và 4C. Qua đó, có kết quả khảo sát như sau: 
Trước khi thực hiện đề tài: Đầu năm học 2018-2919	
Lớp
Số lượng học sinh ( 2 lớp)
 Kiểm tra bài có điểm từ 8,0 -> 10
Kiểm tra bài có điểm từ 5,0 -> 7,0
Kiểm tra bài có điểm dưới trung bình
SL
TL(%) TL(%) 
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
4A
34
100
10
29
19
55.6
5
15.4
4C
32
100
8
23
15
49.6
9
27.4
2 lớp
66
100
18
27.3
34
51.5
14
31.2
 Chúng ta có thể thấy chất lượng học sinh thực sự chưa cao, có sự phân hóa giữa các lớp trong khối tương đối rõ rệt, điều này cũng chứng tỏ các em chưa thực sự yêu thích môn Tiếng Anh và cũng chưa có biện pháp hiệu quả trong việc dạy và học bộ môn này đặc biệt là ở lớp 4C. Đây chính là điều tôi trăn trở để làm sao giúp học sinh yêu hơn môn học và hình thành khả năng tự học ở học sinh.
Vì vậy tôi đã thử nghiệm đề tài này vào lớp 4C trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai và so sánh sự thay đổi sau khi áp dụng đề tài giữa hai lớp 4A (không áp dụng đề tài) và 4C (có áp dụng đề tài) với nhau để khảo sát tính đúng đắn của đề tài. Sau khi áp dụng đề tài, tôi nhận thấy lớp 4C đã có sự thay đổi khả quan về khả năng sử dụng tiếng Anh, có sự yêu thích với bộ môn và kéo gần khoảng cách hơn so với lớp 4A trong cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Điều kiện để thực hiện sáng kiến ở đây là năng lực sử dụng và học tập bộ môn Tiếng Anh của hai lớp không đồng đều, lớp 4A có phần nhỉnh hơn so với lớp 4C về cả năng lực sử dụng và ý thức học môn tiếng Anh.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Theo tôi, có hai nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc học sinh chưa có sự yêu thích và quan tâm đúng mực tới việc học ngoại ngữ. 
Nguyên nhân thứ nhất, học sinh đã không hiểu lý do vì sao phải học tiếng Anh. Mục tiêu học tập của học sinh khi học môn tiếng Anh rất đơn giản là bởi vì đó chỉ là một môn học như bao môn còn lại và cần phải học theo đúng yêu cầu và nguyện vọng của cha mẹ, điều này sẽ dẫn tới cách học đối phó, lệch lạc của học sinh. Vì thế muốn học sinh có động lực môn tiếng Anh cần phải nếu rõ lí do các em cần học bộ môn này. Với mỗi đối tượng học sinh sẽ có những nguyên nhân học tập khác nhau, có em muốn làm sau này đi du học, có em muốn trở thành nhà khoa học, có em chỉ là bố mẹ yêu cầu phải học.... tất cả nhưng nguyên nhân nhận được từ học sinh đều cần được giải đáp và tư vấn ngay tại lớp trong buổi học đầu tiên làm quen với môn tiếng Anh. Thông qua đó, học sinh có thể thấy được lợi ích thiết thực từ việc học ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, từ đó có cái nhìn khác về việc học. “Có mục tiêu mới có cố gắng” chính là nhằm nói đến điều này.
Ví dụ: Sau khi giới thiệu bản thân, thay vì giới thiệu để học sinh làm quen với bộ sách, giáo viên hãy đặt câu hỏi “Tại sao chúng ta phải học tiếng Anh?” và để học sinh trả lời. 
Hãy ghi nhận tất cả các câu trả lớp của các em, sau đó giải thích cho các em một số lợi ích của việc học tiếng Anh như “ Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất, biết tiếng Anh giúp các em giao tiếp với mọi người trên thế giới dễ dàng hơn, có nhiều cơ hội phát triển cho bản thân và đất nước hơn”.
Hãy cho các em nói về mong ước tương lai và mở cho các em thấy, với khả năng tiếng Anh tốt thì tương lai mà các em mong ước sẽ gần hơn, cũng như có nhiều cơ hội để phát triển tương lai ấy.
Tiếng Anh giúp con người đến gần hơn với nhau và xóa mờ khoảng cách địa lí
Nguyên nhân thứ hai, nội dung giảng dạy tiếng Anh trong sách giáo khoa vô cùng nhàm chán, phương pháp dạy học thụ động. Học tiếng Anh nhưng quanh đi quẩn lại chỉ là mấy cấu trúc câu quen thuộc “Hi, Hello, How are you?/I am fine, thank you. And you?”, “What is this?/ This is”. Chắc vì nội dung lặp đi lặp lại qua các lớp, các cấp học như vậy nên giáo viên xưa cũng mệt mỏi và nản luôn, không hề có sự tích cực sáng tạo, đổi mới, nâng cao năng lực để đưa ra những bài giảng chất lượng và hấp dẫn cho các lứa học trò. Đây là nguyên nhân dẫn đến học sinh cũng chán nản và coi tiếng Anh là môn học tẻ nhạt và không cần thiết.
Vì vậy, muốn giải quyết nguyên nhân thứ hai thì chúng ta cần đưa ra giải pháp đúng đắn và đòi hỏi có sự đầu tư hơn. Theo tôi, để giải quyết vấn đề này, giáo viên chính là những người cần thay đổi đầu tiên, thay đổi về tư duy, thay đổi về phương pháp truyền thụ kiến thức, thay đổi cách đặt vấn đề, tìm hiểu khả năng và tâm tư của học sinh... để từ đó xây dựng nên các biện pháp phù hợp giúp, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh từ đó xây dựng ở học sinh niềm yêu thích với bộ môn tiếng Anh và sự ham học hỏi tìm tòi cái mới, hướng dần học sinh tới việc tự học, tự rèn để hoàn thiện khả năng tiếng Anh của mình.
Dưới đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong đề tài này .
Biện pháp 1 : Sử dụng trò chơi trong dạy học
Cách cuốn hút học sinh vào bài học nhất chính là giúp học sinh thấy các em đang được chơi chứ không phải học – “học mà chơi chơi mà học”. Đây là cách để học sinh không bị nhàm chán và thụ động trong mỗi giờ học. Đây cũng là cách để giáo viên khéo léo kiểm tra, củng cố và sửa lỗi cho học sinh một cách thân thiện và vui vẻ nhất.
Let’s go to the zoo: tôi thấy đây là trò chơi có thể áp dụng cho bước Pre- hoặc Post- các kĩ năng, nói và viết đều có hiệu quả (đặc biệt là kĩ năng viết).
Chuẩn bị: 
Một số tấm flash card có liên quan đến chủ đề.
Một xúc xắc lớn.
Chia lớp thành hai đội lớn.
Cách chơi: 
Bước 1: Trước khi chơi trò chơi, ôn lại các số từ 1 đến 6, tên của một số loài động vật và một số tính từ để mô tả con vật.
Bước 2: Đặt hình ảnh của các con vật trên bảng và cho mỗi con vật một số từ 1 đến 6.
3. 1. .. 2.  3.  4. .. 5. . 6. ....
3.
Bước 3:Yêu cầu một học sinh ném xúc xắc. Khi con xúc xắc đáp xuống một con số, học sinh phải nói con vật nào tương ứng với con số đó. Giáo viết tên của con vật trên bảng dưới hình ảnh:
Ví dụ: 
It’s a zebra
Bước 4: Một học sinh ở đội khác ném xúc xắc. Nếu con số này nằm trên cùng một con số, đội này phải nói điều gì đó về con vật (ví dụ, “It’s big”). Giáo viên có thể viết lên bảng. Nếu số khác nhau, học sinh gọi tên con vật mang số đó nhau. 
Ví dụ:
It’s a zebra. It’s beautiful
 It’s a monkey
Bước 5: Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả các động vật được đặt tên và đã được mô tả. Số câu được thêm dần cho mỗi con vật tùy thuộc vào khả năng của học sinh.
Đội thắng sẽ là đội đặt được câu mới không trùng lặp với những câu đã nêu.
Bước 6: Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh đọc lại các câu đã có trên bảng, và yêu cầu học sinh dùng các câu phù hợp cho phần viết tiếp theo.
• Có thể mở rộng đề tài nói cho học sinh như: đi mua sắm, thời tiết, địa danh, .....
Great wheel : tôi thấy đây là trò chơi có thể áp dụng cho bước Warm up hoặc Post- cho phần dạy từ vựng, Pre- luyện mẫu câu đều có hiệu quả.
Chuẩn bị: 
Một vòng quay nam châm gắn bảng 
Bút lông để ghi các từ vựng muốn ôn tập.
Cách chơi: 
Bước 1: Đây là trò chơi có thể chơi cả lớp hoặc phân thành các nhóm lớn nhỏ (tùy mục đích kiểm tra của từng phần mà thay đổi số lượng họ sinh tham gia). Ở đây giáo viên sẽ chia lớp thành hai đội lớn để thi đua. Thời gian: 3-5 phút
Bước 2: Đầu tiên giáo viên sẽ chọn một học sinh lên xoay vòng quay. 
Bước 3: Khi kim chỉ đúng từ nào học sinh phải đọc được to từ đó trước lớp ( nếu muốn kiểm tra mẫu câu thì học sinh sẽ phải nói một câu chứa từ vừa quay vào).
Bước 4:Nếu học sinh đọc đúng từ đó (hoặc nói đúng câu) thì đội sẽ được một điểm và một bạn của đội khác sẽ lên làm tương tự.
Bước 5: Nếu đội bạn không thể gọi tên hay đặt câu với từ được quay tới thì sẽ không được điểm và mất lượt.
Bước 6: Đội thắng sẽ là đội có số từ hoặc câu đúng nhiều nhất.
Vòng xoay nam châm sử dụng trong trò chơi
Một hoạt động trong Unit 13: Would you like some milk?(SGK Tiếng anh 4)
Biện pháp 2: “Bảng chữ cái và nhận dạng âm thanh” (Phonics)
* Mục đích: để học sinh nhận dạng các chữ cái và có kiến ​​thức về phát âm từ đó hình thành phản xạ nhìn từ và phát âm chuẩn xác (Phonics). 
 * Mô tả: Phonics là phương pháp học tiếng Anh bằng cách ghép vần để đọc các từ tiếng Anh. Phương pháp phonics cũng tương tự như phương pháp học "đánh vần" truyền thống của chúng ta trong Tiếng Việt, khi học sinh đã nắm rõ các quy tắc cơ bản của việc ghép vần, thì các học sinh hoàn toàn có thể nhìn mặt chữ và đọc một cách chính xác.
Ngoài ra, phương pháp học ngữ âm Phonics không những giúp các học sinh đọc từ chính xác, mà còn hỗ trợ cho việc học viết tiếng Anh một cách hiệu quả sau này khi các em có thể nghe và phát âm đúng những âm cuối của từ vựng, viết đúng chính tả và đọc hiểu tốt.
C
/k/
CAT
/kæt/
T 
/t/
A
/æ/
* Chuẩn bị: Một tập hợp các thẻ của các chữ cái của bảng chữ cái cho mỗi cá nhân, cặp hoặc nhóm.
Giáo viên cũng sẽ cần một tập hợp các thẻ lớn, thích hợp để đặt lên bảng.
Bộ chữ Alphabet
* Cách thực hiện:
Bước 1. Đưa một bộ thẻ chữ cái cho mỗi học sinh, cặp hoặc nhóm học sinh và yêu cầu các em trải rộng các chữ cái trên đầu bàn, để lại một khoảng trống ở phía dưới.
Bước 2. Yêu cầu học sinh cho biết thứ tự các chữ cái trong bảng chữ cái và bắt đầu xếp thẻ theo thứ tự đúng trên bảng, hoặc viết các chữ cái theo thứ tự. Đồng thời, yêu cầu học sinh sắp xếp lại các thẻ trên bàn chúng theo đúng thứ tự.
Sắp xếp các chữ cái theo đúng thứ tự
Bước 3. Một khi tất cả học sinh có thẻ của chúng theo thứ tự đúng, giáo viên sẽ gọi một chữ cái bất kì học sinh sẽ giơ thẻ có chữ cái đó lên.
 Trong lần thứ hai của hoạt động, thay vì gọi ra các chữ cái, hãy gọi ra âm thanh và học sinh giơ (các) chữ cái tương ứng.
 Theo cặp hoặc nhóm, học sinh có thể chơi trò chơi xếp chữ. Mỗi học sinh sẽ có nhiều bộ chữ với số chữ bằng nhau. Học sinh đầu tiên tạo ra một từ từ các chữ cái chúng có và đặt chúng xuống trên bàn.
 Học sinh tiếp theo sau đó cố gắng tạo một từ khác, sử dụng các chữ cái riêng của chúng và những chữ cái đã có trên bàn.
 Lần lượt như thế cho đến khi bộ chữ của học sinh còn lại các chữ cái không thể xếp tạo thành từ mới nữa. Học sinh còn lại ít chữ cái dư hơn là người chiến 
thắng
Học sinh dùng các chữ cái cho sẵn tạo thành các từ có nghĩa
Biện pháp 3: Sử dụng Internet và các kênh tiếng anh phù hợp 
Sau khi khơi gợi được hứng thú học tập với môn tiếng Anh, giáo viên dần hướng các học sinh của mình tới khái niệm cao hơn - “tự học” và các kiến thức sâu rộng hơn so với những điều các em có thể học trên lớp.
Mục đích: Giúp học sinh nâng cao các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết một các toàn diện và hoàn thiện khẩu âm chuẩn hơn bằng cách sử dụng các trang web học trực tuyến.
 Lợi ích của E-learning (học trực tuyến) đem trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay là rất lớn, bất cứ ai cũng có thể học mọi kiến thức cần thiết chỉ cần có thiết bị kết nối internet ổn định như điện thoại di động, tablet, máy tính,.Khả năng vô hạn của công nghệ thông tin đã giúp phương thức E-learing truyền tải kiến thức dễ dàng và ngày càng phát triển rực rỡ.
Lợi ích của E-learning cho người học:
Học sinh có thể chủ động chọn lựa thời gian, địa điểm và tự chuẩn bị cho mình các dụng cụ cần thiết cho khóa học của mình để có thể tự tạo cho mình một môi trường học tập hiệu quả nhất.
Học sinh có thể chủ động học khóa học theo nhu cầu và theo trình độ. Đáp ứng nhu cầu học của học sinh dễ dàng hơn.
Học các khóa học với nhiều kiến thức mới mà ở trường học học sinh chưa được tiếp cận.
 Học sinh có thể tự lựa chọn trình độ khóa học dựa trên khả năng của mình. 
Tiết kiệm được một khoản chi phí đi lại cũng như mua và in ấn tài liệu vì mọi thứ đã có sẵn trên khóa học, tất cả những gì học sinh cần là một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại di động có khả năng kết nối internet và đường truyền mạng ổn định.
Lợi ích của E-learning cho giáo viên:
Chia sẻ kiến thức được cho những học sinh ở nơi xa hoặc không có điều kiện để đi học trực tiếp.
Tạo điều kiện cho học sinh tự phát triển trình độ của bản thân.
Ngoài ra, sự kết hợp của hướng dẫn trên lớp truyền thống và môi trường kỹ thuật số tạo nên một trải nghiệm học tập thích hợp với mỗi cá nhân, hiệu quả hơn, kết quả thu được tốt hơn.
* Mô tả: Trong hoạt động này, học sinh em sẽ đóng vai trò chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, cũng như có ý thức cao hơn trong việc tự học của bản thân thông qua việc tự học ở các trang web dạy tiếng Anh trực tuyến; giáo viên và phụ huynh chỉ đóng vai trò định hướng và theo dõi các bước phát triển của học sinh để có các biện pháp chấn chỉnh, động viên phù hợp.
* Chuẩn bị: trang web sachmem.vn.
* Cách thực hiện:
Lập một nick trên trang web sachmem.vn cho học sinh ( có thể lập một nick chung cho các học sinh hoặc khuyến khích mỗi học sinh tự lập một nick riêng cho bản thân).
Giao diện để đăng kí một tài khoản trên sachmem.vn
Giáo viên hướng dẫn học sinh các đăng nhập và sử dụng các tài nguyên có trên trang web để học sinh có thể tự học tại nhà.
Giao diện để sử dụng các tài nguyên trong sachmem.vn
Hướng dẫn học sinh dùng thẻ cào sau mỗi cuốn sách của bản thân để kích hoạt sử dụng sách mềm.
Cách lấy mã thẻ và nhập để thêm sách trong sachmem.vn
Giáo viên cùng phụ huynh theo dõi tiến trình học của học sinh cũng như thời gian sử dụng mạng Internet vào việc học để có biện pháp quản lí thời gian hợp lí và tránh việc học sinh sa đà vào các tài nguyên giải trí khác trên mạng Internet.
Một hoạt động trong sachmem.vn
Sau mỗi Lesson, mỗi unit hoặc là phần muốn củng cố, giáo viên sẽ chọn các bài kiểm tra trong phần đề kiểm tra để in ra và cho học sinh làm.
Giao diện để lấy đề kiểm tra trong tài nguyên trên sachmem.vn
Một đề luyện có trên sachmem.vn
* Giải pháp mở rộng 
Sau khi học sinh đã hình thành thói quen tự học trên mạng Internet, phụ huynh có thể cho học sinh đăng kí các khóa học tiếng Anh trực tuyến tại các trang web uy tín như: tienganh123.com, edumall.vn  để giúp học sinh tự học, bổ sung ôn lại kiến thức, mở rộng vốn từ vựng và luyện tập thêm 4 kỹ năng nghe nói đọc viết ở mọi trình độ và mọi mục đích học tập.
Giao diện của một số trang web học trực tuyến
IV. Tính mới của giải pháp
Bắt đầu từ việc khơi gợi nên ý thức và lợi ích của việc học tiếng Ạnh sẽ giúp học sinh xác định được mục tiêu của việc mình sẽ làm, giúp học sinh tạo ra động lực học tập. 
Bạn có biết tác phẩm nổi tiếng “Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên” không?
Trong đó có 1 đoạn kể về cô bé Alice khi bị lạc vào xứ sở xa lạ đã sợ hãi bỏ chạy, chạy mãi đến khi gặp một chú mèo Cheshire.
Alice hỏi: Tớ đi đường nào bây giờ?
Cheshire: Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu chứ?
Alice đáp lại: Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến.
Cheshire: Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi mà cậu đã không quan tâm đến cái nơi mà mình tới thì đi đường nào mà chẳng được!
- Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên
Mục tiêu học tiếng Anh chính là động lực thúc đẩy học sinh chuyển hoá những gì học được, những gì đã thực hành thành kiến thức và loại bỏ những điều gây cản trở tới việc phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh. Nhiều người học tiếng Anh rất chăm chỉ làm bài tập và thực hành nhưng lại không tiến bộ nhiều. Đó là bởi họ thiếu những yếu tố đến từ sự cam kết. Sự cam kết này có được vì họ đã xác định rõ mục tiêu của mình.
	Sau khi xác định được mục tiêu, học sinh sẽ được làm quen với các kiến thức trong sách bằng những hoạt động rất thân thiện, vui vẻ, điều này giúp học sinh không bị mệt mỏi và nhàm chán với các kiến thức phải học. Từ đó, giáo viên đã khơi gợi nên lòng ham thích đối với bộ môn cũng như xây dựng nền tảng vững chắc vỡ lòng cho môn tiếng Anh ở học sinh.
Tiếp theo, thông qua việc học ghép vần bộ chữ cái quen thuộc (Phonics) một cách nhuần nhuyễn, học sinh bắt đầu làm quen với việc tự học và tự tìm tòi các từ mới trong tiếng Anh bằng c

Tài liệu đính kèm:

  • docĐào Thị Thu Hằng.doc