SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng công tác bán trú ở trường Mầm non

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng công tác bán trú ở trường Mầm non

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình

cảm, thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho trẻ. Một trong hai chức năng, nhiệm

vụ giúp trẻ phát triển toàn diện là chăm sóc và giáo dục. Nâng cao chất lượng chăm

sóc giáo dục trẻ mầm non góp phần đổi mới và phát triển sự nghiệp Giáo dục đào

tạo. Quá trình phát triển về thể chất của trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt

đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, ở lứa tuổi này đặc điểm phát triển tâm sinh lý của

trẻ đang trong thời kì hoàn thiện do đó việc chăm sóc giáo dục của người lớn có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, yếu tố đầu tiên ảnh

hưởng đến quá trình phát triển thể chất cho trẻ chính là dinh dưỡng, dinh dưỡng

giúp cho sự phát triển toàn bộ cơ thể con người, đặc biệt là đối với trẻ mầm non.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ sẽ cùng góp phần tạo nên một thế hệ sau này2

khoẻ mạnh, thông minh, cơ thể phát triển hài hoà cân đối.

Tuy công tác bán trú luôn được coi trọng nhưng bên cạnh đó còn có những

hạn chế như chất lượng bữa ăn chưa phong phú, các thực phẩm phối hợp tạo nên

món ăn chưa đa dạng, đội ngũ cấp dưỡng chưa qua đào tạo và thay đổi thường

xuyên, công tác quản lý bán trú chưa khoa học, phụ huynh phần lớn đi làm ăn xa

để con cho ông, bà chăm sóc, số phụ huynh học sinh còn lại là nông dân, buôn bán

nên ít có thời gian quan tâm đến việc chăm sóc các con nói chung và vấn đề dinh

dưỡng nói riêng dẫn đến tỷ lệ dinh dưỡng khá cao. Khi áp dụng sáng kiến tỷ lệ

giảm đáng kể 50% so với đầu năm học vì vậy bản thân tôi luôn cố gắng tìm kiếm

các biện pháp tốt nhất để giảm tối đa trẻ suy dinh dưỡng so với bậc học mầm non

cho phép. Vì vấn đề dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của

trẻ

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 4320Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng công tác bán trú ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trú được theo dõi, ghi chép, cập nhật hàng ngày về số lượng, nguồn gốc, 
xuất xứ của các thực phẩm mua vào, lưu mẫu thức ăn đã chế biến, theo dõi việc 
cho trẻ ăn đúng theo thực đơn. 
Hàng tháng Ban chỉ đạo bán trú họp do Hiệu trưởng chủ trì nhằm đánh giá 
kết quả thực hiện công tác chỉ đạo bán trú trong tháng, trao đổi những vấn đề phát 
sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 
khâu tiếp nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia thức ăn, tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, 
vệ sinh  từ đó rút kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ công tác tháng tiếp theo để tổ 
chức tốt các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 
Phó hiệu trưởng chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an 
toàn thực phẩm, chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định, thực 
hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo mùa, phun thuốc khử trùng định kỳ 2 
lần/năm học để phòng ngừa dịch bệnh đặc biệt là Covid -19. 
Biện pháp 2: Quản lý tài chính khâu bán trú 
- Ngoài quỹ ngân sách của nhà trường là kinh phí đóng góp quỹ tiền ăn của 
phụ huynh học sinh gồm tiền ăn, tiền vệ sinh phí (giấy vệ sinh, xà bông, nước lau 
nhà, chổi quét nhà, điện, ga, nước) 
- Chỉ đạo về việc thu - chi: để thực hiện tốt việc thu - chi, nhà trường tiến 
hành họp Ban đại diện cho cha mẹ học sinh thông qua dự thảo kế hoạch thu - chi 
và đi đến thống nhất. Tiếp theo nhà trường lập tờ trình, trình các cấp có thẩm 
quyền, như Ủy ban nhân dân phường thuận chủ trương, phòng Giáo dục và Đào 
tạo thị xã duyệt kế hoạch thu - chi. Trường tiến hành thu - chi theo kế hoạch. 
- Thực hiện đảm bảo nguyên tắc tài chính trong việc thu chi: Khi mua hàng 
4 
kèm theo chứng từ hóa đơn, đúng theo giá cả thị trường, đúng pháp luật, công khai 
tài chính hàng ngày thông qua bản tin của nhà trường để phụ huynh được biết. 
- Phân công người thu, chi: giao cho bộ phận bán trú tiến hành thu vào 
những ngày đầu của tháng (từ ngày 01 -10) tổng số tiền thu trong tháng niêm yết 
tại bàn thu, số ngày thực học của trẻ do giáo viên theo dõi và báo số liệu trực tiếp 
hàng ngày với bộ phận kế toán. Tiến hành chi theo kế hoạch đã đề ra. Hiệu trưởng 
kiểm tra kết quả thực hiện và kí duyệt. 
Biện pháp 3: Quản lý việc xây dựng thực đơn và điều tra khẩu phần ăn 
theo Thông tư Ban hành chương trình giáo dục mầm non số 01/VBHN-
BGDĐT NGÀY 24/01/2017 
Căn cứ Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 
2016, Thông tư Ban hành chương trình giáo dục mầm non số 01/VBHN-BGDĐT 
ngày 24/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào đã quy định chế độ dinh dưỡng cho trẻ 
trong cơ sở giáo dục mầm non như sau: 
* Trẻ nhà trẻ: 
- Nhu cầu năng lượng khuyến nghị của 1 trẻ trong 1 ngày là: 
Nhóm tuổi Chế độ ăn 
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng 
 Cả ngày 
Cơ sở GDMN (chiếm 60 - 
70%/ngày) 
24 - 36 tháng Cơm thường 930 - 1000Kcal 600 - 651Kcal 
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ. 
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: 
Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. 
Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. 
Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày. 
- Nước uống: khoảng 0,8 lít - 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn). 
* Trẻ mẫu giáo 
- Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ mẫu giáo trong 1 ngày là: 
 Nhóm tuổi Chế độ ăn 
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng 
 Cả ngày 
Cơ sở GDMN 
(chiếm 50 - 55%/ ngày) 
 36-72 tháng Cơm thường 1230 - 1320 Kcal 615 - 726 Kcal 
- Cho trẻ ăn 2 bữa/ngày tại trường gồm 1 bữa chính và 1 bữa phụ 
5 
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: 
Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. 
Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày. 
- Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn). 
Để quản lý việc xây dựng thực đơn và điều tra khẩu phần ăn theo Thông tư 
Ban hành chương trình giáo dục mầm non số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 
để chế độ ăn đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu năng lượng, cân đối các chất dinh 
dưỡng với mức tiền ăn thực tế tại trường là 30.000đ/trẻ/ngày chúng tôi đã thực hiện 
như sau: 
- Kế hoạch: Xây dựng thực đơn cụ thể, điều tra khẩu phần ăn cho trẻ trước 
một tuần trên phần mềm Nutrikids. (Kế toán và Phó hiệu trưởng thực hiện) (Nhà 
trường không có nhóm trẻ nên chỉ xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo): 
+ Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo tháng, theo mùa các món 
ăn của thực đơn tuần 1 và 3 giống nhau, tuần 2 và 4 giống nhau. Thay đổi sự kết 
hợp giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau. Thực đơn cân đối, 
hợp lý, đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác 
nhau cho cơ thể, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
+ Phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, trung bình thực đơn 1 
ngày của trẻ sử dụng từ 7-10 loại thực phẩm, trong mỗi bữa ăn phải có đủ 4 nhóm 
thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng là nhóm chất bột đường, nhóm chất béo, 
nhóm chất đạm, nhóm vitamin và chất khoáng tạo ra các bữa ăn hợp lý cho trẻ. 
+ Xây dựng khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm đảm bảo nhu cầu khuyến 
nghị về năng lượng, cân đối các chất cung cấp năng lượng protit, lipit, gluxit (P-L-
G) theo nhu cầu khuyến nghị; cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, vitamin và 
muối khoáng trong phẩu phấn ăn (60% Protein trở lên; Lipit: 70% Lipit động vật, 
30% Lipit thực vật). 
+ Sử dụng muối hợp lý trong chế biến món ăn, không sử dụng thực phẩm 
đóng gói và chế biến sẵn. Muối là loại gia vị được sử dụng hàng ngày trong chế 
biến món ăn nhưng cơ thể chỉ cần một lượng rất ít, đối với trẻ mầm non nên sử 
dụng muối I ốt trong chế biến món ăn và chỉ nên sử dụng dưới 3g muối/ngày. Theo 
một số kết quả nghiên cứu, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia, không 
có lợi cho sức khỏe của trẻ, là một trong những nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. 
Bánh kẹo có đường tinh chế, tạo cảm giác no giả là nguyên nhân gây biếng ăn ở 
trẻ. Mặt khác thực phẩm chế biến sẵn thường có giá thành cao. Chính vì vậy khi 
xây dựng thực đơn chúng tôi loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chế biến sẵn (mì tôm, 
xúc xích, bánh kẹo, giò, chả ) trong thực đơn hàng ngày của trẻ. 
+ Sử dụng nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, sẵn có tại địa phương cho bữa 
ăn hàng ngày của trẻ đảm bảo tươi, sạch, an toàn, tiết kiệm chi phí. Một tuần cho 
trẻ ăn 3 bữa cá, tôm, cua còn tươi sống. Hợp đồng rau sạch với cơ sở có uy tín, yêu 
cầu rau lấy tại địa phương để giảm giá thành, thu gom từ các gia đình, hộ nông dân 
6 
có mô hình trồng rau sạch, huy động phụ huynh cung cấp thực phẩm sạch cho bữa 
ăn của trẻ 
- Phân công: Tổ trưởng tổ nuôi chịu trách nhiệm điều tra khẩu phần ăn. 
- Đánh giá, kí duyệt: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm đánh giá khẩu phần ăn, 
đối chiếu với thực đơn và năng lượng đạt được của trẻ/ngày xem có đảm bảo đúng, 
đủ theo yêu cầu quy định, nếu chưa phù hợp tiến hành chỉnh sửa đảm bảo nhu cầu 
bữa ăn/ ngày của trẻ theo Thông tư 28 như sau: 
+ Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi. 
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường cho trẻ mẫu giáo phải đảm 
bảo cung cấp cho trẻ 50 - 55% nhu cầu năng lượng 615-> 726 Kcal/ngày và tuyên 
truyền cho gia đình trẻ cung cấp những phần còn lại khi trẻ về nhà: 45 - 50% năng 
lượng, để đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của 
trẻ. 
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 
25% đến 35% năng lượng cả ngày, bữa phụ 10% đến 15% cả ngày 
+ Cân đối giữa các thành phần và các chất dinh dưỡng, tỷ lệ các chất cung 
cấp năng lượng theo cơ cấu theo thông tư 28 của Bộ giáo dục đào tạo ban hành 
như sau: 
Protid : 13-20% 
Lipid : 25-35% 
Gluxid: 52-60% 
Nước uống khoảng: 1,6 -> 2 lít/trẻ/ngày 
- Lưu trữ chứng từ: Kế toán và tổ trưởng tổ nuôi có trách nhiệm tổng hợp 
thực đơn hồ sơ bán trú hàng tuần, tháng và lưu giữ cẩn thận 
- Kiểm tra, giám sát: thông qua chất lượng bữa ăn hàng ngày của trẻ tại lớp, 
qua các đợt cân đo, khám sức khỏe của trẻ, dự giờ ăn ngủ vệ sinh của trẻ 
Biện pháp 4: Quản lý tiếp phẩm và bảo quản thực phẩm 
4.1. Tiếp phẩm: 
- Hiệu trưởng thành lập tổ tiếp phẩm có các thành viên là đại diện Ban giám 
hiệu, trưởng ban thanh tra nhân dân, nhân viên y tế, đại diện giáo viên và phụ 
huynh học sinh để kiểm tra, giám sát và thực hiện. 
- Lựa chọn nguồn cung cấp thực phẩm, kí hợp đồng với nhà trường, cần yêu 
cầu đảm bảo về nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, thực phẩm tươi ngon, chất lượng, 
giá cả phù hợp thị trường, đủ số lượng yêu cầu, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ 
sở cung cấp thực phẩm phải đầy đủ giấy tờ cung cấp thực phẩm an toàn. 
- Kiểm tra khi tiếp nhận nguyên liệu: thực hiện kiểm tra 3 bước (kiểm tra 
trước khi nhập, trước khi nấu, trước khi ăn) 
- Mua những thực phẩm không có phẩm màu công nghiệp 
7 
- Những thực phẩm có nhãn, đúng hạn sự dụng theo quy định 
- Khi chép và lưu lại các thông tin về từng thành phần của thực phẩm. 
- Cấp dưỡng trực tiếp chế biến phải có mặt tại thời điểm tiếp phẩm để kiểm 
tra chất lượng thực phẩm 
- Đảm bảo thực phẩm tươi sạch an toàn theo các nguyên tắc: 
+ Thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực 
phẩm 
+ Thực phẩm tươi ngon, bao bì còn nguyên vẹn và có nhãn hiệu đầy đủ 
+ Nơi bày bán sạch sẽ xa nguồn ô nhiễm 
+ Không sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn như cá hộp, thịt hộp, giò, 
chả, xúc xích... 
4.2. Bảo quản 
- Mặt hàng khô như: gia vị, trứng, gạo... phải có xuất xứ rõ ràng, nơi sản 
xuất và hạn sử dụng được ghi rõ trên bao bì, nhãn, mác còn nguyên vẹn và được 
niêm phong, sau khi kiểm hàng xong thì được cất vào kho theo yêu cầu quy định. 
- Hàng tươi sống: cá, tôm, cua, thịt ... phải đảm bảo tươi ngon, đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm 
- Thực phẩm sau khi sơ chế, cần được bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, được 
đậy kín, đảm bảo vệ sinh 
- Thức ăn đã nấu chín, cần được che đậy và đảm bảo sử dụng ngay sau khi 
chế biến tối đa 60 phút. 
Biện pháp 5: Chỉ đạo tổ chức hoạt động ăn, ngủ đúng quy định 
Để nâng cao chất lượng bán trú thì việc tổ chức các hoạt động ăn ngủ cho trẻ 
có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp trẻ đảm bảo sức khỏe để tham gia các hoạt động 
trong ngày ở trường mầm non. Vì khi trẻ được ăn no, ăn ngon miệng, ngủ nghỉ 
đúng giờ, đủ giấc tinh thần của trẻ thoải mái, vui vẻ để học tập, vui chơi. Do đó 
chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên nhóm lớp thực hiện các hoạt động ăn, ngủ cho trẻ 
đúng quy định. 
5.1. Yêu cầu của việc tổ chức cho các cháu ăn, ngủ: 
* Giờ ăn: 
+ Trước khi ăn: 
- Giáo viên tổ chức giờ ăn khoa học và đảm bảo vệ sinh. Giờ ăn được tổ 
chức trong khoảng 60 phút nên giáo viên cần bố trí hợp lý thời gian từ khâu chuẩn 
bị đến vệ sinh sau khi ăn. 
- Chuẩn bị bữa ăn chu đáo, hấp dẫn sẽ kích thích trẻ hứng thú với bữa ăn, 
cho trẻ ăn đúng giờ để giúp hệ tiêu hóa tiết dịch và hoạt động tốt, thời gian chuẩn 
bị bữa ăn chỉ nên từ 5 -10 phút, không nên để trẻ chờ đợi lâu 
8 
- Tổ chức cho trẻ được vệ sinh cá nhân như: rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt 
bằng khăn ẩm, quần áo, đầu tóc gọn gàng trước khi ăn. 
- Giáo viên chuẩn bị sẵn bàn ăn, có đủ chỗ ngồi và đồ dùng phục vụ cho bữa 
ăn của trẻ như: chén, muỗng, khăn lau tay... 
- Bàn ghế sắp xếp thuận tiện cho trẻ đi lại dễ dàng để nhận cơm. 
- Phân bố chỗ ngồi phù hợp với trẻ. 
- Giáo viên đeo khẩu trang khi chia thức ăn cho trẻ. 
- Chia ăn cho trẻ bát 1 thức ăn mặn, chia đều lượng thức ăn mặn cho trẻ 
trước sau đó chia cơm lên trên, nên chia dư thêm 1 suất cơm để dự phòng khi trẻ 
đánh đổ cơm hay thức ăn, bát thứ 2 chan canh cho trẻ, không chan canh lẫn thức ăn 
mặn của trẻ. 
- Cho trẻ ngồi vào chỗ xếp trẻ ăn nhanh, ăn chậm ngồi riêng 
- Giới thiệu cho trẻ biết thực phẩm có trong bữa ăn và các chất dinh dưỡng 
trong bữa ăn đó, lâu dần sẽ giúp trẻ có ý thức trong ăn uống và biết được tác dụng 
của từng món ăn mà mình thưởng thức. 
- Giáo dục hành vi ăn uống cho trẻ; khuyến khích trẻ ăn hết xuất. 
+ Trong khi ăn: 
- Tạo không khí thoải mái, vui vẻ cho trẻ trong khi ăn. Nói năng nhẹ nhàng, 
động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất. 
- Nhắc trẻ những hành vi văn minh trong ăn uống: Ngồi ngay ngắn khi ăn, 
ăn gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, nhai kỹ, không nói 
chuyện cười đùa trong khi ăn, không bốc thức ăn, không tranh giành đồ ăn, ho hắt 
hơi biết quay mặt ra ngoài 
- Trò chuyện với trẻ về các món ăn, lợi ích của từng món ăn, thực phẩm mà 
trẻ đang ăn, trẻ mẫu giáo trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm có trong món ăn, một số 
bệnh lý liên quan đến thói quen ăn uống không tốt (suy dinh dưỡng, thừa cân béo 
phì, ngộ độc thực phẩm, sâu răng) 
- Trẻ mẫu giáo cô động viên, khuyến khích trẻ xúc nhanh, ăn hết suất. Chọn 
thìa vừa miệng trẻ, lượng thức ăn xúc vừa phải, nhắc trẻ nhai nuốt hết thức ăn rồi 
mới xúc tiếp. 
- Cần bao quát hoạt động của tất cả trẻ trong khi ăn, kịp thời phát hiện nguy 
cơ không an toàn đối với trẻ. 
- Không nên la mắng, dọa, thậm chí đánh trẻ, điều này sẽ làm cho trẻ sợ bữa 
ăn, ăn không ngon miệng. Dần dần dễ trở thành biếng ăn. 
+ Sau khi ăn: 
- Hướng dẫn trẻ xếp bát thìa vào nơi quy định sau khi ăn xong, trẻ mẫu giáo 
nhắc trẻ cất ghế. 
9 
- Trẻ mẫu giáo nhắc trẻ tự rửa tay, rửa mặt, uống nước, vệ sinh răng miệng 
khi ăn xong. Sau khi ăn, cùng cô giáo lau bàn ăn, thu dọn,vệ sinh chỗ ngồi ăn. 
- Nhắc trẻ không đùa nghịch, chạy nhảy sau khi ăn, có thể cho trẻ vận động 
nhẹ nhàng trước khi ngủ. 
* Giờ ngủ: 
Để tổ chức tốt giờ ngủ cho trẻ ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã tiến 
hành rà soát, kiểm kê toàn bộ đồ dùng như chăn, nệm, gối của trẻ, thanh lý những 
đồ dùng, cũ, rách, hỏng, yêu cầu giáo viên phối hợp với phụ huynh mua bổ sung, 
đảm bảo đủ đồ dùng phục vụ giờ ngủ của trẻ. Đồ dùng chăn, niệm, gối được gấp 
gọn gàng, giặt rũ theo lịch đảm bảo luôn sạch sẽ. 
+ Chuẩn bị trước khi ngủ: 
- Bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ yên tĩnh, đảm bảo thoáng mát. Trời lạnh thì 
trải đệm, chuẩn bị chăn ấm cho trẻ. 
- Trước khi ngủ cô nhắc trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ tự lấy gối nằm vào 
đúng chỗ, cho trẻ nam và trẻ nữ nằm riêng để giáo viên dễ bao quát 
- Khi trẻ nằm ổn định cô điều chỉnh quạt điện tốc độ phù hợp, mùa đông cô 
đắp chăn cho trẻ, tắt điện để giảm ánh sáng cho trẻ dễ ngủ, có thể hát hoặc cho trẻ 
nghe những bài hát ru, dân ca để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, với trẻ khó ngủ cô cần ôm 
ấp, vỗ về để trẻ yên tâm dễ đi vào giấc ngủ. 
+ Trong khi ngủ 
- Trong khi trẻ ngủ cô giáo phải thức để bao quát trẻ, kịp thời phát hiện và 
xử lý các tình huống có thể xảy ra trong khi ngủ như: Trẻ ốm sốt, khó thở, đau 
bụng, buồn đi vệ sinh  sửa tư thế cho trẻ khi ngủ như nằm sấp, gác chân lên bạn, 
trùm chăn kín đầuđể trẻ ngủ thoải mái. Nếu trẻ có nhu cầu đi vệ sinh cô cho trẻ 
nhẹ nhàng thức giấc đi vệ sinh rồi vào chỗ ngủ tiếp, tránh ảnh hưởng đến các bạn 
xung quanh. Khi nghỉ ngơi giáo viên phải nằm gần cửa ra vào để dễ phát hiện trẻ 
có thể thức giấc đi ra ngoài. 
Thời gian ngủ của trẻ khoảng 150 phút, giáo viên chú ý cho trẻ đi ngủ đúng 
giờ, ngủ đủ giấc. 
+ Sau khi trẻ ngủ dậy 
- Trẻ nào thức giấc trước cô cho trẻ dậy trước, cho trẻ ngồi riêng một chỗ 
không gây ồn ào đến các bạn khác, không đánh thức trẻ đồng loạt, đánh thức trẻ 
đột ngột trẻ dễ cáu bẳn, mệt mỏi. 
- Sau khi trẻ thức dậy hướng dẫn trẻ cất gối, trẻ mẫu giáo cùng cô thu dọn 
phòng ngủ, cho trẻ đi vệ sinh, vận động nhẹ nhàng sau giờ ngủ. 
5.2. Các biện pháp quản lý: Thường xuyên theo dõi; kiểm tra; dự giờ ăn; dự 
giờ ngủ ở các lớp để kịp thời chỉnh sửa thực đơn cho phù hợp với khẩu phần và 
chế độ ăn của trẻ. 
10 
+ Đối với các cháu không tăng cân thì cô thường xuyên động viên, khích lệ 
cho các cháu ăn hết xuất, có thể khuyết khích trẻ ăn nhiều hơn một chút trong khẩu 
phần ăn của mỗi bữa ăn. 
+ Đối với các cháu có biểu hiện béo phì cho các cháu ăn ít cơm, cho uống 
nước trước khi ăn và cho ăn nhiều rau quả trong bữa ăn, tăng cường lượng vận 
động cho trẻ nhất là hoạt động Ngoài trời. 
Biện pháp 6. Chỉ đạo việc chia ăn cho trẻ công bằng, hợp lý 
Việc lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn, khâu chế biến thực phẩm đúng 
quy trình đã là quan trọng. Nhưng bên cạnh đó, việc chia ăn cho trẻ giữa các nhóm 
lớp, giữa các trẻ với nhau làm sao cho công bằng, cách chia ăn sao cho trẻ ăn hết 
xuất cũng là công việc không kém phần quan trọng. 
Cụ thể, khi đi dự giờ ăn các lớp, chúng tôi nhận thấy rằng: Bên cạnh các lớp 
trẻ ăn rất hào hứng, rất ngon miệng và luôn ăn hết xuất của mình, thì có một lớp trẻ 
ăn chậm hơn và có những cháu vẫn còn để thừa cơm lẫn thức ăn của mình. Chúng 
tôi đã tìm hiểu được nguyên nhân và đã chỉ đạo giáo viên các lớp chia cơm vào bát 
một của trẻ với lượng vừa phải, không chia quá nhiều cơm ở lần đầu, vì như vậy có 
những trẻ sẽ không ăn hết cơm lẫn thức ăn và về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự 
phát triển của trẻ. 
Với sự chỉ đạo này, trong lần dự giờ ăn lớp của lớp sau đó, chúng tôi nhận 
thấy lượng cơm và thức ăn dư thừa của trẻ giảm rõ rệt. Trẻ ăn ngon miệng hơn và 
hào hứng hơn. 
Biện pháp 7: Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền chăm sóc sức 
khỏe đến phụ huynh học sinh. 
- Lồng ghép tích hợp xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền vào kế hoạch 
đầu năm của nhà trường. Tích cực phổ biến những quy định của ngành và kiến 
thức “Nuôi dạy con theo khoa học” cho các bậc cha mẹ và cộng đồng, kết hợp chặt 
chẽ giữa các ban ngành đoàn thể các cấp và cộng đồng tại địa phương trong việc 
nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở đơn vị. 
- Họp phụ huynh học sinh: Nhà trường tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến 
phụ huynh những kiến thức về các chăm sóc sức khỏe cho trẻ thông qua các buổi 
họp phụ huynh học sinh toàn trường và từng lớp. Thông qua loa phát thanh vào giờ 
đón trả trẻ. 
- Thực hiện tốt bản tin, góc tuyên truyền của trường, lớp, nội dung tuyên 
truyền được thay đổi phù hợp với từng thời điểm, chủ đề trong năm học. Thông 
qua các hoạt động thực tiễn, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền 
về kết quả và giải pháp phát triển GDMN của địa phương, sưu tầm, phát hành các 
tài liệu về GDMN tại trường, chia sẻ kinh nghiệm, phổ biến “Kiến thức khoa học 
về nuôi dạy con cho cha mẹ”. 
11 
- Phát tờ rơi đến phụ huynh học sinh những thông tin về dinh dưỡng, cách 
chăm sóc và giáo dục trẻ, cách lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, 
cách chế biến thức ăn để giữ được dinh dưỡng cho các món ăn... 
Biện pháp 8: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cấp dưỡng. 
1. Nội dung và hình thức bồi dưỡng 
- Nội dung bồi dưỡng: 
- Cách lựa chọn thức phẩm an toàn, tươi ngon. 
- Cách chế biến thực phẩm phù hợ với lứa tuổi của trẻ. 
- Cách tính khẩu phần ăn và cách thực hiện đảm bảo quy trình bếp một 
chiều. 
Hình thức bồi dưỡng: 
- Bồi dưỡng nghiệp vụ: Hàng năm nhà trường đã bố trí cho nhân viên cấp 
dưỡng tập huấn các lớp kiến thức về VSATTP. Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm qua 
các trường bạn, trong sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. 
2. Kế hoạch bồi dưỡng: 
Thời gian Nội dung Hình thức Đối tượng Người phụ trách 
Tháng 8/2020 Tập huấn kiến 
thức về vệ 
sinh ATTP 
Tập trung Cấp dưỡng Trung tâm Ytế thị 
xã Bình Long 
 Từ tháng 9 đến 
tháng 12/2020 
Cách lựa chọn 
và chế biến 
thực phẩm 
Qua các buổi 
họp tổ 
Cấp dưỡng - Tổ trưởng tổ 
nuôi 
- Hiệu trưởng. 
Tháng 01 đến 
tháng 5/2021 
Học tập kinh 
nghiệm 
Tích lũy kinh 
nghiệm qua 
các buổi kiểm 
tra. 
Cấp dưỡng - Tổ trưởng tổ 
nuôi 
- P. Hiệu trưởng 
 Biện pháp 9: Quản lý việc theo dõi, đánh giá sự phát triển thể chất của 
trẻ em. 
a. Tổ chức khám sức khỏe: 
- Yêu cầu, ý nghĩa của khám sức khỏe: Tổ chức khám sức khỏe cho trẻ 
nhằm mục đích theo dõi thể lực và sự phát triển về thể chất cho trẻ, từ đó có biện 
pháp và chế độ ăn phù hợp với thể trạng của trẻ. 
- Kế hoạch: Đầu năm nhà trường lập kế hoạch phối kết hợp với Trung tâm y 
tế thị xã Bình Long để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ (1lần/năm học) thời gian 
khám vào tháng 10,11hàng năm. Qua các đợt khám sức khỏe, cân - đo và theo dõi 
12 
biểu đồ tăng trưởng để 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_ban_tru_o_truong_mam.pdf