5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
a. Thực trạng về việc dạy và học môn Tin học tại trường THPT Yên Dũng số 2:
• Chương trình Tin học THPT gồm có hai nội dung là lí thuyết và thực hành, cả
hai nội dung được kết hợp song song trong quá trình dạy học. Trong thực tế
các tiết học Tin học, phương pháp chủ yếu là GV chiếu slide hướng dẫn các thao
tác, hoặc minh họa trực tiếp cho HS quan sát, HS tiến hành thực hành bài tập tại chỗ;
• Nội dung chương trình SGK lạc hậu, ví dụ như Tin 10 và 12 vẫn giới thiệu MS
Word 2003, MS Access 2003, Tin 11 là Pascal;
• Mặc dù nhiều phụ huynh và học sinh đã có sự đầu tư cho việc học tập Tin học
nhưng còn một số ít học sinh chưa thật sự thấy được vai trò vô cùng quan
trọng của Tin học trong xã hội hiện đại;
• Cơ sở vật chất của nhà trường đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc học tập
môn Tin học nhưng chưa đủ đáp ứng với yêu cầu học trong các tiết thực hành2
do số lượng lớp nhiều, tiết thực hành chồng chéo dẫn đến việc rèn luyện kĩ
năng và sáng tạo của học sinh còn hạn chế.
• Đa số giáo viên ngại tìm hiểu các phương pháp mới; thiếu kiên trì với cái mới
vì giáo viên tốn nhiều thời gian, phải vất vả, tìm tòi, sáng tạo trong khâu thiết
kế, soạn bài, sử dụng nhiều phương án, tình huống sư phạm để dẫn dắt, gợi mở
học sinh tìm hiểu, tư duy, sáng tạo,. Mặt khác, dạy theo phương pháp truyền
thống có phần đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Vì thế, dẫn đến sự nhàm chán trong
các tiết học, không kích thích được tinh thần và thái độ học tập của học sinh,
làm cho học sinh không có hứng thú, mặc dù Tin học là môn học có tính ứng
dụng rất to lớn trong xã hội hiện đại ngày nay.
H theo kiểu “dự án”... càng ngày sẽ càng chiếm ưu thế trước hình thức thuyết giảng độc thoại một chiều. Do giải quyết được vấn đề hạn chế không gian, thời gian học tập, nên người học và người dạy có thể không cần giáp mặt thường xuyên trong quá trình tổ chức một nội dung DH cụ thể. Chẳng hạn, chuẩn bị cho một giờ học sắp tới, người học có thể tự nghiên cứu tìm hiểu, lên mạng để xem, phân tích, đánh giá bài giảng từ trước với số lần không hạn chế. Tạo cơ hội cho học sinh phát huy năng lực, sở trường, đam mê yêu thích môn Tin học thông qua các yêu cầu hoàn thành các bài tập lớn (tạo các thiệp mừng, bìa tạp chí, thực đơn,...; tạo các phần mềm quản lí đơn giản cho gia đình, lớp học hoặc viết code các trò chơi yêu thích) Giúp cho GV phát huy sự sáng tạo, luôn học hỏi để đổi mới các phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả với mô hình 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến 7.1.1. Tên giải pháp: Xây dựng mô hình “Lớp học tương tác” 7.1.2. Nội dung: • GV lựa chọn các nội dung dạy học thích hợp với mô hình và có ứng dụng trong thực tiễn • Thiết kế bài giảng, video bài giảng, giao nhiệm vụ học tập chi tiết và share các tài liệu học tập cho học sinh • Học sinh nghiên cứu tài liệu, thực hiện các nhiệm vụ học tập của GV ở nhà • Học sinh thực hành, thảo luận, trao đổi với các bạn và giáo viên trên lớp • GV thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh 7.1.3. Các bước thực hiện: a) Bước 1: Nghiên cứu, lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp có thể áp dụng mô hình “lớp học tương tác” và lên kế hoạch dạy học Muốn thực hiện được bước 1, trước tiên GV cần nghiên cứu các nội dung sau: - Mối liên hệ giữa kiến thức tin học trong SGK với thực tiễn Ví dụ với nội dung “Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức” (tr.5 SGK Tin học 12), xuất phát từ bài toán quản lí HS trong nhà trường đã xét 8 trong phần 1, GV giúp HS phát hiện được các công việc xử lí bao gồm: Tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ. GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học để giúp HS làm rõ mối liên hệ giữa kiến thức tin học trong SGK với thực tiễn bằng cách giao nhiệm vụ học tập tại nhà như sau: chia lớp thành 4 nhóm, cùng tìm hiểu về một bài toán quản lí trong thực tế, chẳng hạn bài toán quản lí bán hàng tại một cửa hàng tạp hóa gia đình, cửa hàng xăng, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng hay tại siêu thị bigC, Coopmart,...; từ đó phát hiện ra các công việc cần thực hiện trong bài toán này và cách tiến hành thực hiện các công việc tương ứng, rồi báo cáo trước lớp. Đặc biệt GV cần nhấn mạnh cho HS về việc thường xuyên cập nhật và làm quen với các phiên bản mới của nội dung học tập (SGK là giao diện của Office 2003, còn hiện tại phiên bản gần đây nhất là Office 2019) - Chú ý mạch tri thức giá trị trong nội dung bài giảng Ví dụ khi dạy chương 3 “Soạn thảo văn bản” (SGK Tin học 10), đây là nội dung có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, thậm chí không ít học sinh có thể gõ và trình bày văn bản ở mức đơn giản. Các bài dạy trong chương lần lượt giúp HS biết cách soạn thảo và định dạng văn bản tiếng Việt. Để giúp HS thấy rõ được vai trò của các kiến thức trong chương, GV có thể tổ chức hoạt động dạy học như sau: Giao tài liệu (SGK, file bài giảng hoặc video bài giảng) cho học sinh cùng nội dung một bài tập lớn của chương, và trong tiết học trên lớp có thể chuẩn bị một số văn bản cho các nội dung dạy học tương ứng trong chương để HS thấy được sự tiếp nối kiến thức và sự cần thiết phải học các nội dung trong chương. Chẳng hạn, với “Một số quy ước trong việc gõ văn bản” (tr.95 SGK Tin học 10), GV chuẩn bị văn bản mắc các lỗi vi phạm một số quy ước trong việc gõ văn bản để HS quan sát từ đó thấy được sự cần thiết phải soạn thảo văn bản theo một số quy ước đã nêu. Tiếp theo, với nội dung “Định dạng văn bản” (tr.108 SGK Tin học 10), GV chuẩn bị các văn bản chưa định dạng và các văn bản đã định dạng tương ứng để giúp HS thấy được ích lợi của việc định dạng văn bản sau khi đã soạn thảo văn bản ở dạng thô. Tiếp theo là các văn bản minh họa để HS thấy được sự cần thiết phải biết các thao tác tạo bảng biểu, các chức năng khác trong soạn thảo văn bản - Gắn nội dung bài học với việc ứng dụng tri thức của bài học vào thực tiễn một cách trực quan Ví dụ với nội dung “Định dạng văn bản” (tr.108 SGK Tin học 10), trong giờ 9 thực hành GV có thể tổ chức hoạt động dạy học như sau: chiếu một văn bản chưa định dạng cho cả lớp quan sát (văn bản này đã được copy sẵn vào các máy tính trên phòng thực hành), chia lớp thành các nhóm nhỏ (HS ngồi ở 2 máy tính gần nhau tạo thành một nhóm), các HS trong nhóm thảo luận và đưa ra cách định dạng phù hợp cho văn bản sau đó thực hành định dạng văn bản trên máy tính và nhận xét xem cách định dạng đã hợp lí chưa. Những văn bản trình bày đẹp sẽ được chiếu lên để phân tích trước lớp. Hoặc với nội dung chương II “Hệ quản trị CSDL Microsoft Access”, giáo viên có thể giao một bài tập lớn của chương “Tạo một phần mềm đơn giản từ Microsoft Acces để quản lí cửa hàng tạp hóa gia đình/ quản lí đoàn viên chi đoàn lớp” - Ra các nội dung thực hành có tính mở để HS có cơ hội nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào giải quyết các bài toán của thực tiễn Ví dụ 1, khi dạy nội dung “Định dạng trang” (tr.111 SGK Tin học 10), sau khi học sinh đã tìm hiểu ở nhà thì tiết học trên lớp GV có thể thiết kế tình huống như sau: “Cho HS quan sát một bản báo cáo có 4 trang, ở trang 3 có bảng thống kê gồm nhiều cột và được in theo hướng giấy nằm ngang, các trang còn lại in theo hướng giấy thẳng đứng”, yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra cách định dạng trang như văn bản mẫu. Khi thực hành GV có thể chuẩn bị trước văn bản chưa định dạng copy vào các máy và yêu cầu HS thực hiện các thao tác định dạng theo mẫu ở trên. Tương tự khi dạy nội dung “Đánh số trang” (tr.116 SGK Tin học 10), vẫn sử dụng văn bản mẫu ở trên GV nêu ra tình huống: trang đầu tiên đánh số trang bắt đầu từ 3 thì làm như thế nào? Trong giờ thực hành HS sẽ thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Tình huống này được áp dụng khi nào trong thực tế và tìm hướng giải quyết tình huống này. Hoặc khi kết thúc chương Soạn thảo văn vản GV sẽ giao một bài tập lớn yêu cầu HS thiết kế tấm thiệp chúc mừng ngày 8/3, 20/10, 20/11,.. độc đáo, hay poster đơn giản về lớp/ trường, CV bản thân, hay lịch thi đấu bóng đá của trường... trên Word, sau đó cho các em thuyết trình ý tưởng và cách làm, các bạn khác nhận xét và phản biện., với nội Hoặc trong nội dung chương 2 Hệ Quản trị CSDL Microsoft Access, GV sẽ cung cấp tài liệu (file Powerpoint và video hướng dẫn làm việc với các đối tượng trong Access), sau đó yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và “Tạo một phần mềm đơn giản từ Microsoft Acces để quản lí cửa hàng tạp hóa gia đình/ quản lí Đoàn viên của chi đoàn lớp” b) Bước 2: Thiết kế bài giảng hoặc xây dựng các video bài giảng - Phần mềm Powerpoint để thiết kế các bài giảng và dùng phần mềm 10 - Phần mềm Camtasia Studio để kết hợp trình chiếu PowerPoint và ghi âm bài giảng. - Chia sẻ bài giảng và nhiệm vụ học tập trước 1 tuần lên hệ thống quản lý học tập chung của lớp như: Facebool/Zalo/Gmail/Google Drive- dùng để lưu trữ các tài nguyên liên quan đến nội dung học tập cũng như các nội dung báo cáo của học sinh - Youtube để lưu trữ bài giảng Video - Sưu tầm các video hay trên Youtube - OnlineQuizCreator là công cụ làm Quiz - Facebook/Gmail/ Zalo để trao đổi trực tuyến Để thực hiện được bước này thì GV cần: Tich cực bồi dưỡng, học hỏi trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, thành thạo các kỹ năng công nghệ thông tin Thứ nhất, học sinh trong thế giới 4.0 đã đủ năng lực và phương tiện để tiếp nhận thông tin. Trong bối cảnh đó, giáo viên không phải là người duy nhất có được kiến thức và thông tin giá trị. Thay vào đó, GV là người giúp học trò có khả năng hiểu ý nghĩa của thông tin, phân biệt sự khác biệt giữa những gì quan trọng và không quan trọng. Thứ hai, khái niệm "thầy" cũng có nhiều thay đổi trong thời hiện đại. Nếu như trước đây chỉ giáo viên mới có thể đứng lớp và giảng dạy, thì ngày nay, nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào chu trình giáo dục và trở thành thầy. Thứ ba, điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể, mà phải là phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực tư duy hiểu bản chất vấn đề và thúc đẩy khả năng tự học. Yêu cầu đặt ra là giáo viên sẽ cần có những kiến thức đa chiều hơn, dạy học phát triển năng lực theo hướng cá nhân hoá. Vì vậy, nếu không tích cực chủ động nâng cao trình độ, GV sẽ tụt hậu so với hiểu biết của học sinh Mạnh dạn tạo ra các “lớp học tương tác” mọi lúc, mọi nơi, bất chấp không gian Thay cho trường lớp mang tính vật lý với lớp học, thời khóa biểu cố định, tuân thủ theo phân phối chương trình cụ thể, GV hoàn toàn có thể tạo ra các “lớp học 11 tương tác vượt không gian” giúp cho người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, bất cứ đâu và bất kì thời điểm nào. Chuẩn bi chu đáo một bài giảng ghi hình: - Xác định mục tiêu bài giảng và cân nhắc thật kỹ liệu bài giảng có phù hợp với việc sử dụng băng ghi hình không. - Thiết kế bài giảng bằng phần mềm PowerPoint. - Chuẩn bị các thiết bị ghi âm và hình: Webcam, Mi-cờ-rô. - Sử dụng phần mềm Camtasia Studio để kết hợp trình chiếu PowerPoint và ghi âm bài giảng. - Đưa bài giảng lên Google Drive - Sử dụng các công cụ thường được sử dụng để tạo hoặc đăng tải bài giảng ghi hình: - OnlineQuizCreator là công cụ làm Quiz - Facebook/Gmail/ Zalo để trao đổi trực tuyến Ngoài ra GV cũng có thể hướng dẫn học sinh khai thác các video trên Internet. c) Bước 3: Học sinh chủ động tự học tập và sử dụng hiệu quả thời gian học tập tại nhà để thực hiện các nhiệm vụ được giao - Nghiên cứu SGK và tài liệu học tập của GV, tìm hiểu thêm các kiến thức trên Internet để hoàn thành nhiệm vụ học tập - Cần chủ động hợp tác, chia sẻ và trao đổi nội dung học tập cùng các bạn trong nhóm đã được phân công - Tìm hiểu và thử sức với các nội dung khó ngoài SGK để sáng tạo các sản phẩm học tập độc đáo. - Nội dung khó có thể gặp gỡ trao đổi trực tiếp với giáo viên ngoài giờ lên lớp, giờ ra chơi hoặc chat/inbox qua các ứng dụng zalo, mail, Facebook, teams... Như vậy, học sinh chủ động nghiên cứu các đoạn video bài giảng để hình thành những ý kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung, và trước khi đến lớp đã có những hiểu biết xung quanh khái niệm liên quan. Nhờ đó, học sinh được rèn kĩ năng sử dụng máy tính, kĩ năng tìm kiếm kiến thức trên mạng, kĩ năng tự học và cá nhân hóa việc học tập của bản thân. d) Bước 4: Xây dựng kế hoạch và công cụ đánh giá kết quả học tập - Thiết kế 12 hoạt động học tập trên lớp theo hướng chia sẻ - giải đáp - Soạn các bài đánh giá nhanh ở mức biết, hiểu bằng hình thức trắc nghiệm, điền khuyết, kéo thả hoặc biến tấu các trò chơi,... đảm bảo các học sinh nắm chắc kiến thức mới trả lời được. - Nhận xét việc, đánh giá việc học ở nhà qua các kênh tương tác bằng cách chọn ngẫu nhiên một số học sinh để “test” nhanh một vài câu hỏi - Tổ chức thảo luận: Học sinh có thể báo cáo nội dung học tập của mình/nhóm, các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi phản biện Học sinh nêu các thắc mắc, đặt các câu hỏi với các nội dung chưa hiểu để trao đổi, tháo gỡ Giáo viên hoặc học sinh đưa ra các vấn đề nổi cộm, các nội dung khó của bài học để thảo luận, đặc biệt là phần kiến thức ứng dụng được vào thực tiễn. Và giáo viên sẽ là người cuối cùng giải đáp và chốt lại các vướng mắc Giáo viên đánh giá cho điểm thông qua nội dung báo cáo/sản phẩm học tập của học sinh hoặc với các hình thức trắc nghiệm cuối tiết. Một số hình ảnh của hoạt động trên lớp trong một số nội dung học tập trên lớp: Học sinh làm video “Các bộ phận của máy tính” 13 Học sinh thực hiện các nội dung mở rộng, nâng cao Học sinh báo cáo nội dung bài tập ở nhà 14 Học sinh giữa các nhóm phản biện Học sinh thuyết trình và phản biện nội dung “Bộ nhớ của máy tính” 15 Học sinh thuyết trình và phản biện nội dung “Bộ xử lý trung tâm” Học sinh báo cáo thiết kế poster 16 Học sinh báo cáo thiết kế poster Học sinh báo cáo thiết kế lịch thi đấu bóng đá 17 Như vậy, với bước này: - HS được phát triển các kĩ năng cần thiết, đó là: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng dụng công nghệ. - Công việc trên lớp của giáo viên và HS: giáo viên hướng dẫn HS - đào sâu kiến thức, HS thực hiện các hoạt động nhóm phù hợp cũng như dành nhiều thời gian hơn trong việc luyện tập và tư duy... e) Bước 5: Giao bài tập về nhà - Các bài tập sau giờ học trên lớp là những bài tập nâng cao có tính ứng dụng trong thực tiễn, tạo cơ hội sáng tạo cho học sinh - Giáo viên theo dõi, đánh giá kết quả làm bài tập của học sinh Sau bước 5, giáo viên chuyển sang bước 1 để tạo video bài giảng mới hoặc bổ sung video bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu bài giảng của HS hiện tại. HS cũng chuyển về bước 1 để nghiên cứu video bài giảng mới của giáo viên. 7.1.4. Kết quả thực hiện giải pháp: a. Phân tích kết quả thực nghiệm và khảo sát Khi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh các lớp 10A6 đến 10A12 Trường THPT Yên Dũng số 2, tôi nhận thấy phần lớn học sinh rất hào hứng, chủ động tham gia vào quá trình học tập. Kết quả dạy học thu được qua bài kiểm tra ở trước và sau thực nghiệm áp dụng mô hình ở các lớp 10A6 đến 10A11 như sau: BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM 0 20 40 60 80 100 120 140 Giỏi Khá Trung bình Yếu Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 18 Qua số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ học sinh đạt mức trung bình giảm so với trước thực nghiệm, đặc biệt không còn học sinh yếu môn Tin học sau khi áp dụng mô hình “lớp học tương tác”; số học sinh đạt mức khá - giỏi cao hơn đáng kể so với các phương pháp học trước thực nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng, mô hình đã được áp dụng thành công và hiệu quả trong một số nội dung Tin học TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT: STT THÔNG TIN KHẢO SÁT TỶ LỆ (%) 1. Theo em, học tập Tin học như thế nào là hiệu quả? □ Chỉ học trên lớp là đủ. 5,71 □ Chỉ có hiệu quả khi tự nghiên cứu SGK. 0 □ Phải nghiên cứu và tìm thêm tài liệu ngoài SGK. 28,57 □ Phải nghiên cứu SGK, tìm thêm tài liệu tham khảo, rèn kĩ năng thực hành và có GV hướng dẫn. 65,72 2. Em tự đánh giá kỹ năng nghe giảng và ghi chép của bản thân ở mức độ: □ Tốt 57,15 □ Khá 35,71 □ Chưa tốt 7,14 3. Em tự đánh giá kỹ năng hoạt động nhóm của bản thân ở mức độ: □ Tốt 64,29 □ Khá 35,71 □ Chưa tốt 0 4. Em tự đánh giá kỹ năng trình bày, phát biểu ý kiến trước lớp của bản thân ở mức độ: □ Tốt 35,71 □ Khá 31,43 □ Chưa tốt 2,86 5. Em tự đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT trao đổi với bạn bè và giáo viên của bản thân ở mức độ: □ Tốt 71,43 □ Khá 28,57 □ Chưa tốt 0 19 6. Em tự đánh giá kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập của bản thân ở mức độ: □ Tốt 50,00 □ Khá 35,71 □ Chưa tốt 14,29 7. Em tự đánh giá kỹ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT và truyền thông của bản thân ở mức độ: □ Tốt 71,43 □ Khá 28,57 □ Chưa tốt 0 8. Em tự đánh giá kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân ở mức độ: □ Tốt 24,28 □ Khá 54,29 □ Chưa tốt 21,43 9. Theo em, phạm vi ứng dụng của Tin học trong thực tiễn như thế nào: □ Rất nhiều 98,6 □ Bình thường 0 □ Ít 1,4 □ Không có 0 10. Những hoạt động của em trong giờ Tin học: Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Đôi khi Ít khi Nghe GV giảng và chép 0 2,86 97,14 GV đọc cho chép 0 0 0 Ghi chép vào vở 2,86 68,57 28,57 Làm việc nhóm và thuyết trình nội dung học tập 85,71 10,00 4,29 GV giải đáp các thắc mắc 85,57 10,00 4,29 Thực hành trên máy tính 100,00 0 0 GV giao các yêu cầu học tập 85,71 10,00 4,29 20 Được sáng tạo từ những kiến thức đã học và hướng dẫn của GV 54,29 41,42 4,29 Em đã có sản phẩm học tập khi học Tin học (File báo cáo, tranh ảnh, thiệp, poster,...) 85,71 10,00 4,29 Tranh luận và phản biện giữa các nhóm 85,71 10,00 4,29 11. Những hoạt động ở nhà của em khi học môn Tin học: Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Đôi khi Ít khi Học thuộc lí thuyết 85,71 10,00 4,29 Làm Bài tập về nhà 85,71 10,00 4,29 Nghiên cứu tài liệu của GV giao (Video bài giảng, Nhiệm vụ học tập, ...) 97,14 2,86 0 Làm việc nhóm với các bạn 97,14 2,86 0 Không học 0 0 100,00 Nhắn tin hoặc gọi điện trao đổi với giáo viên 97,14 2,86 0 Không phải học nội dung nào vì GV không kiểm tra 0 0 0 Có cơ hội sáng tạo học tập 62,86 37,14 0 Có một số nội dung chưa hiểu hoặc chưa làm được theo yêu cầu của GV 0 58,57 41,43 12. Đánh dấu X vào những hoạt động em yêu thích khi học môn Tin học Các hoạt động Mức độ hoạt động Thích Không thích Rất thích Nghe GV giảng và chép 0 0 0 GV đọc cho chép 0 0 0 Ghi chép vào vở 0 8,5 0 21 Các hoạt động Mức độ hoạt động Thích Không thích Rất thích Làm việc nhóm và thuyết trình nội dung học tập 2,86 2,85 94,29 GV giải đáp các thắc mắc 2,86 2,85 94,29 Thực hành trên máy tính 2,86 0 97,14 GV giao các yêu cầu học tập 21,42 7,14 71,44 Được sáng tạo từ những kiến thức đã học và hướng dẫn của GV 21,42 7,14 71,44 Em đã có sản phẩm học tập khi học Tin học (File báo cáo, tranh ảnh, thiệp, poster,...) 21,42 7,14 71,44 Tranh luận và phản biện giữa các nhóm 32,86 5,71 61,43 Quan phiếu khảo sát trên, có thể thấy học sinh đã nhận thức được vai trò và ảnh hưởng của Tin học trong xã hội hiện đại và trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, học sinh hào hứng và chủ động tham gia vào bài học hơn đối với lớp thực nghiệm. Học sinh chủ động hơn và khả năng tự học của học sinh cũng tiến bộ rõ rệt. Học sinh vận dụng tốt hơn các kĩ thuật vào từng tình huống cụ thể. Số học sinh biết lên kế hoạch học tập tăng lên đáng kể, biết khai thác hiệu quả ứng dụng CNTT khi làm các nhiệm vụ học tập, có thể tự tin thuyết trình và phản biện,... Qua phân tích trên, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động dạy học thông qua mô hình “Lớp học hợp tác” có hiệu quả rõ rệt đối với một số nội dung môn Tin học. Hình thức tổ chức dạy học này không chỉ giúp tăng số lượng học sinh đạt mức khá, giỏi; giảm số lượng học sinh đạt kết quả trung bình mà còn góp phần nâng cao khả năng tự học của học sinh. b. Bài dạy minh họa: “Bài 18: Các công cụ trợ giúp soạn thảo” GIÁO ÁN MINH HỌA I. THÔNG TIN CHUNG − Lớp: 10 − Chủ đề 5: Tin học ứng dụng - Soạn thảo văn bản trên máy tính. + Chủ đề con: Các công cụ trợ giúp soạn thảo 22 + Nội dung dạy học cụ thể: Chức năng tìm kiếm, thay thế, gõ tắt và sửa lỗi − Yêu cầu cần đạt: + Biết sử dụng hai công cụ thường được dùng trong các hệ soạn thảo văn bản là tìm kiếm và thay thế. + Hiểu được ý nghĩa của chức năng tự động sửa trong Word. + Có thể lập danh sách các từ gõ tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ. Yêu cầu cần đạt chọn minh hoạ: Thực hiện thành thạo thao tác: + Tìm kiếm và thay thế cơ bản và nâng cao + Tạo được một số từ gõ tắt thường dùng nhằm tăng tốc độ gõ văn bản + Thực hiện sửa các lỗi thường gặp khi soạn thảo văn bản − Thời lượng: 1 tiết. II. MỤC TIÊU DẠY HỌC Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt (STT của YCCĐ) Năng lực Tin học Làm việc với các phiên bản của Microsoft Word NLa Sử dụng và quản lí Bước đầu thực hiện các thao tác tìm kiếm, thay thế, gõ tắt, sửa lỗi, tìm đến các trang khi cần thiết (1) các phương tiện CNTT&TT Sử dụng thành thạo các chức năng định dạng và trình bày văn bản (2) Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác. (3) 23 Giao tiếp và hợp tác Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô
Tài liệu đính kèm: