Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần Lớp 1

Biện pháp phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS

- Tính tự lực của HS trong trò chơi được thể hiện bằng việc các em có thể tự

lựa chọn, tìm kíêm các phương thức tối ưu để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, tự

kiểm tra đánh giá kết quả chơi của mình.

- GV là “điểm tựa”, “thang đỡ” trong trò chơi của trẻ, tạo điều kiện giúp đỡ

HS thực sự trong khi chơi.

- Tuỳ thuộc vào trình độ của HS, GV cần lựa chọn cách tổ chức với các mức

độ tham gia của HS từ thấp đến cao như sau:

+ GV chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi.

+ GV chọn và hướng dẫn trò chơi còn HS thì tự tổ chức trò chơi.

+ GV chọn trò chơi, còn HS tự nghiên cứu để hướng dẫn và tự tổ chức trò

chơi.

+ HS tự chọn, tự hướng dẫn và tự tổ chức trò chơi."Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1".

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh

20

- Tạo ra sự ganh đua giữa HS trong quá trình chơi. GV cần xác định một cái

đích và treo giải cho ai đạt được.

- GV phải tính đến đặc điểm cá nhân của mỗi HS để có biện pháp đối xử cá

biệt, linh hoạt trong trò chơi.

- Tạo những tình huống chơi mang tính có vấn đề, tính tìm kiếm và cuốn hút

HS vào các tình huống ấy.

 Biện pháp phát triển kĩ năng chơi

- Làm mẫu, giải thích: Đối với những trò chơi có cách thức mới hoặc những

cách thức mà lâu trẻ không được chơi thì GV cần làm mẫu, giải thích để HS nắm

được cách chơi.

- Kiểm tra: Với những trò chơi HS đã được làm quen với cách chơi, GV có

thể kiểm tra mức độ ghi nhớ, sự nhanh nhẹn, tính linh hoạt, sáng tạo khi chơi trò

chơi.

- Theo dõi và sữa sai: Trong quá trình trẻ chơi, GV thường xuyên theo dõi và

kịp thời sữa sai cho những em chơi chưa đúng.

 

pdf 46 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1731Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc mà lại truyền thụ củng cố đƣợc tri thức, kỹ 
năng, kỹ xảo cho các em trong môn học đạt kết quả cao. Đòi hỏi ngƣời thầy sự 
nhiệt tình, óc sáng tạo, tinh tế để đƣa trò chơi vào dạy học một cách hiệu quả nhất. 
 2/ Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trò chơi dạy học phân môn Học vần 
a. Các nguyên tắc lựa chọn trò chơi 
Khi lựa chọn trò chơi, GV cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 
 Nguyên tắc 1: Trò chơi đảm bảo tính giáo dục. 
 Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu. 
 Nguyên tắc 3: Trò chơi đảm bảo tính vừa sức. 
 Nguyên tắc 4: Trò chơi đảm bảo tính khả thi. 
 Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính hiệu quả. 
 Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính khoa học và sƣ phạm. 
b. Các nguyên tắc tổ chức trò chơi 
- Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo cho HS hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách 
thức tổ chức trò chơi. 
- Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo phát huy đƣợc tính tích cực, độc lập, sáng tạo 
của HS trong quá trình tổ chức trò chơi. 
 - Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo tổ chức trò chơi một cách tự nhiên không gò 
ép. HS phải tự nguyện tham gia chơi và chơi một cách thoải mái. 
- Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo luân phiên, thay đổi các trò chơi một cách hợp 
lý. 
- Nguyên tắc thứ năm: Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần “thi đua” 
đồng đội. 
Những nguyên tắc trên đây có liên quan mật thiết với nhau, có tác dụng chỉ 
đạo việc lự chọn và thực hiện những trò chơi trong dạy Học vần theo một quy trình 
nhất định. 
3/ Các biện pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy phân môn học vần 
- Biện pháp 1: Luật chơi 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
17 
+ Luật chơi phải đƣợc giới thiệu rõ ràng trƣớc mỗi khi chơi. Luật chơi cần nêu 
rõ: Nội dung trò chơi, cách tổ chức chơi, cách tính điểm cho ngƣời chơi. 
Giáo viên phải là ngƣời tổ chức chơi: Công bố luật chơi, giám sát ngƣời chơi, 
kiểm tra, đánh giá cuộc chơi một cách công bằng, chính xác theo đúng luật đã nêu. 
 Muốn thế: Lệnh chơi phải rõ ràng về nội dung: dứt khoát về lời nói. Nhận xét 
phải kịp thời, công khai. 
+ Trò chơi trong lớp phải mang tính chất học tập cụ thể là phải xác định rõ mục 
đích hình thành hay khắc sâu, củng cố kiến thức, kỹ năng gì có liên quan đến bài 
học. Khi hƣớng dẫn trò chơi phải luôn bám sát mục đích đó khi đánh giá ngƣời 
chơi. 
+ Trò chơi phải đƣợc tổ chức một cách hợp lý và trở thành một bộ phận của 
quá trình tổ chức giờ học. Muôn vậy tổ chức giờ học có trò chơi nhất thiết phải đi 
đôi với việc thay đổi phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên, cũng nhƣ thay đổi 
phƣơng pháp học tập của học sinh. 
+ Trò chơi đƣợc tổ chức không chỉ dừng ở bƣớc củng cố bài học mà trò chơi 
có thể tổ chức ngay trong bƣớc kiểm tra bài cũ và ngay cả trong bƣớc quan trọng 
nhất: Hình thành kiến thức kỹ năng mới. 
- Biện pháp 2: Mục đích 
 Tổ chức trò chơi cho học sinh chơi đúng, chơi nhanh, chơi đạt kết quả 
Tất cả các phân môn trong dạy học Tiếng Việt đều có thể tổ chức trò chơi cho 
học sinh. Nhƣng trong đó môn học vần trong Tiếng Việt có thể đƣa nhiều loại hình 
trò chơi nhất. Trong môn học vần các em đƣợc làm quen nhanh và tiếp xúc với 
những ký hiệu chữ ghi âm, dấu thanh để từ đó các em chơi trò chơi một cách có 
hiệu quả mà không khỏi bỡ ngỡ. Với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh có thể nhận 
bíêt đƣợc trò chơi không quá phức tạp nhƣ các em nghĩ, ngƣợc lại các trò chơi đó 
cực kỳ lý thú và nó sẽ giúp các em phát huy sáng tạo, tính tích cực chủ động trong 
học tập. 
Khi giáo viên đƣa ra trò chơi bất kỳ học sinh phải phát hiện ra một cái chung 
nhất, ƣu điểm nhất học sinh sẽ tái hiện dần kiến thức mà học sinh vừa học vừa có 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
18 
thể đọc, viết, phát âm không sai, không lẫn lộn giữa các âm nhƣ: l/n; v/d; s/x. Các 
vần khó nhƣ: eo/oe; ao/oa; êu/uê 
Thông qua việc tổ chức trò chơi giáo viên còn có thể kiểm tra và đánh giá việc 
đọc tiếng, từ, câu, đoạn, cả bài, cách ngắt nghỉ, cách viết đúng âm, vần, dấu thanh... 
học sinh phải hình dung kiến thức một cách chính xác. Trò chơi khi đƣa vào giờ học 
không đƣợc tách rời, không thừa, không giới hạn. Có quy tắc, có luật chơi rõ ràng. 
Nói cách khác trò chơi phải đƣợc áp dụng và có mục đích rõ ràng. Không nên đƣa 
trò chơi vào giờ học một cách tuỳ tiện, ngẫu hứng và cũng không nên quá lạm dụng 
trò chơi trong tiết học. Tức là trong tiết dạy học vẫn phải truyền thụ, củng cố kiến 
thức và phƣơng pháp dạy học khác nhau. Tuyệt đối không thể thay toàn bộ các 
phƣơng pháp khác bằng phƣơng pháp trò chơi. Trong khi chơi giáo viên phải thực 
sự là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, phải hoà mình vào cuộc chơi của học sinh, giúp các 
em chơi một cách tự nhiên, không gƣợng ép, gò bó. Giáo viên phải biết dừng trò 
chơi đúng lúc, không kéo dài trò chơi mặc dù học sinh còn hứng thú. 
Trò chơi đƣa vào dạy học phải tính tới mức độ khó, dễ, tuỳ theo đối tƣợng để 
trò chơi phù hợp với trình độ của các em. Có thể ở những trò chơi vào bài đầu thì 
hình thức đơn giản. Sau một thời gian có thể tăng độ khó để học sinh không cảm 
thấy nhàm chán. Trò chơi phải luôn thu hút đƣợc tất cả các em cùng tham gia chơi. 
Muốn cho học sinh học tốt, giáo viên cần phải tổ chức nhiều trò chơi. Khi dạy 
loại bài chữ ghi âm và ghi vần mới, giáo viên cũng nên tổ chức trò chơi để học sinh 
nhớ đƣợc một chữ ghi âm qua trò chơi để từ đó luyện thao tác ghép tiếng chứa âm 
hoặc vần mới. 
Cao hơn nữa có thể tổ chức trò chơi dùng từ có chứa âm, vần mới để tạo lời 
nói. Tất cả những trò chơi này đều mang lại kết quả của việc dạy của giáo viên và 
việc tiếp thu bài của học sinh. 
- Biện pháp 3: Phân loại và tổ chức trò chơi học vần và chỉ dẫn để thực hiện 
trò chơi 
 Biện pháp tạo và duy trì sự hứng thú chơi của HS 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
19 
 - GV nên dùng những câu hỏi mang tính gợi mở, các lời đề nghị hoặc tạo tình 
huống chơi tập trung chú ý, quan sát, ghi nhớ đối với HS kích thích các em đến với 
trò chơi, phải mở đầu thật hấp đẫn ấn tƣợng bằng nhiều cách khác nhau. 
 - GV nên sử dụng những bài thơ vui, những bản nhạc, những câu chuyện, 
những bài hát tƣơi vui để làm lời dẫn của trò chơi để vừa tạo cảm giác nhịp điệu 
vừa tạo hứng thú chơi cho HS nhằm thực hiện trò chơi một cách có hiệu quả. 
 - Cần tích hợp môn Toán, Tự nhiên xã hội, Đạo đức vào trò chơi dạy Học 
vần. 
 - Động viên khuyến khích HS. 
 - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ nét mặt để điều khiển - điều chỉnh hành động chơi 
của HS theo kế hoạch. 
 - Luân phiên vai chơi một cách thƣờng xuyên. 
 - Đảm bảo quyền bình đẳng của các thành viên khi chơi. 
 - Sử dụng phong phú các loại trò chơi khác nhau với nhiều hình thức chơi 
khác nhau 
 Biện pháp phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS 
 - Tính tự lực của HS trong trò chơi đƣợc thể hiện bằng việc các em có thể tự 
lựa chọn, tìm kíêm các phƣơng thức tối ƣu để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, tự 
kiểm tra đánh giá kết quả chơi của mình. 
 - GV là “điểm tựa”, “thang đỡ” trong trò chơi của trẻ, tạo điều kiện giúp đỡ 
HS thực sự trong khi chơi. 
 - Tuỳ thuộc vào trình độ của HS, GV cần lựa chọn cách tổ chức với các mức 
độ tham gia của HS từ thấp đến cao nhƣ sau: 
 + GV chọn, hƣớng dẫn và tổ chức trò chơi. 
 + GV chọn và hƣớng dẫn trò chơi còn HS thì tự tổ chức trò chơi. 
 + GV chọn trò chơi, còn HS tự nghiên cứu để hƣớng dẫn và tự tổ chức trò 
chơi. 
 + HS tự chọn, tự hƣớng dẫn và tự tổ chức trò chơi. 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
20 
 - Tạo ra sự ganh đua giữa HS trong quá trình chơi. GV cần xác định một cái 
đích và treo giải cho ai đạt đƣợc. 
 - GV phải tính đến đặc điểm cá nhân của mỗi HS để có biện pháp đối xử cá 
biệt, linh hoạt trong trò chơi. 
 - Tạo những tình huống chơi mang tính có vấn đề, tính tìm kiếm và cuốn hút 
HS vào các tình huống ấy. 
 Biện pháp phát triển kĩ năng chơi 
 - Làm mẫu, giải thích: Đối với những trò chơi có cách thức mới hoặc những 
cách thức mà lâu trẻ không đƣợc chơi thì GV cần làm mẫu, giải thích để HS nắm 
đƣợc cách chơi. 
 - Kiểm tra: Với những trò chơi HS đã đƣợc làm quen với cách chơi, GV có 
thể kiểm tra mức độ ghi nhớ, sự nhanh nhẹn, tính linh hoạt, sáng tạo khi chơi trò 
chơi. 
 - Theo dõi và sữa sai: Trong quá trình trẻ chơi, GV thƣờng xuyên theo dõi và 
kịp thời sữa sai cho những em chơi chƣa đúng. 
 Biện pháp nâng cao thái độ của HS trong quá trình chơi 
 - GV giúp HS thiết lập mối quan hệ bạn bè thân ái, biết phối hợp cùng nhau 
trong trò chơi. 
 - GV phải kịp thời nhắc nhở khi HS có thái độ không tốt với bạn chơi. 
 - Nhận xét đánh giá của GV đối với HS. 
 - GV nên tạo điều kiện cho trẻ tự nhận xét đánh giá sau buổi chơi. 
 Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy Học vần 
 - Khi tổ chức trò chơi dạy Học vần trong giờ lên lớp ta có thể tổ chức trong 
tiết dạy học âm vần mới hoặc có thể sử dụng trong các tiết ôn tập âm vần học để 
củng cố những kiến thức vừa mới học hoặc ôn lại những kiến thức đã học trong tiết 
trƣớc. Một trong những cách làm hiệu quả nhất thƣờng thấy là lồng ghép bài tập 
cần luyện tập vào trong một trò chơi đã biết. 
 - Khi tổ chức trò chơi GV cần phải giúp HS thực hành đƣợc nhiều nhất các 
kiến thức Học vần cần ôn tập, củng cố. 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
21 
 - Cho các em vui chơi trong giờ học là để phục vụ cho học tập cho nên không 
chỉ cứ chơi cho vui. 
 - Cần đa dạng hoá các trò chơi học tập để HS có thể vận dụng các kiến thức 
hoặc rèn luyện các kĩ năng trong các tình huống khác nhau, nhƣ vậy tri thức củng 
cố mới vững chắc. 
 4/. Cách xây dựng hệ thống trò chơi 
+ Trò chơi dạy âm, vần mới: 
*Trò chơi “Ai nhanh hơn?” 
Mục đích: 
- Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện đƣợc các chữ cái, các tiếng có 
chứa các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng). 
- Phân biệt đƣợc chữ cái này với các chữ khác có nét gần giống; phân biệt 
đƣợc dấu thanh này với các dấu có nét gần giống. 
Chuẩn bị: 
Cờ hiệu: 3 cái. Bảng cài lớn: 1 bảng. Bảng cài nhỏ: 3 bảng. Thẻ chữ: 24 thẻ. 
Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh). 
Cách tiến hành: 
- Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn. 
- Chia lớp thành 3 đội chơi. 
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi. 
 Chọn thẻ đƣợc ghi chữ cái (hoặc dấu thanh) giữa các thẻ mang chữ gần 
giống. Gắn đƣợc vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ cái đó. 
 Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, 
chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ cái đúng, cầm về gắn vào 
bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho ngƣời thứ hai. Ngƣời này 
thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết. 
 Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc. 
- Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữ vào bảng cài của đội. 
- Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội. 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
22 
Ví dụ: Khi dạy bài “ d – đ ”, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài 
 Mục đích: 
- Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện đƣợc các chữ bắt đầu bằng chữ 
d, đ. 
- Phân biệt đƣợc chữ d với đ và các chữ có nét gần giống. 
Chuẩn bị: Cờ hiệu: xanh 1, đỏ 1, vàng 1. Bảng cài lớn: 1. Bảng cài nhỏ: 3. 
Thẻ chữ: 24. Chữ ghi: 
b: 12, d: 4, đ: 4, p: 4 
Cách tiến hành: 
- Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn. 
- Chia lớp thành 3 đội chơi. 
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi. 
 Chọn thẻ đƣợc ghi chữ d hoặc đ giữa các thẻ mang chữ gần giống. 
Gắn đƣợc vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ d hoặc đ. 
 Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, 
chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ d, đ, cầm về gắn vào bảng 
cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho ngƣời thứ hai. Ngƣời này thực 
hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết. 
 Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ d, đ vào bảng cài của đội là 
đội thắng cuộc. 
- Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữ d, đ vào bảng cài của đội. 
- Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội. 
* Trò chơi: Ai dúng ai nhanh: 
 Vận dụng vào dạy bài g, gh 
Giáo viên mời hai đội, một đội cử 3 em lên bảng giải chữ g hay gh. 
Mục đích: Học sinh biết sử dụng chữ g, gh trong các từ ứng dụng. 
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các chữ cái có gắn nam châm. 
b d q p 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
23 
Luật chơi: Mỗi học sinh chỉ đƣợc điền một chữ vào chỗ trống và một học sinh 
chỉ đƣợc lên một lần. Đội nào vi phạm coi nhƣ thua, đội nào thắng là đội đó xong 
trƣớc và đúng hết. 
Đội 1: Đội 2: 
g, gh, g, gh, g, gh g, gh, g, gh, g, gh 
nhà ....a ....à ri 
 gồ ề  õ mõ 
 ....ế gỗ .....i nhớ 
 - Trò chơi này tôi thƣờng đƣa vào cuối tiết học để củng cố kiến thức của bài, 
rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Tôi đã áp dụng dạy thực nghiệm. Thông qua trò 
chơi học sinh nhận tốt mặt chữ, phát âm chuẩn. Biết đƣợc ngữ pháp của tiếng từ để 
sau này các em viết từ, viết câu và cao hơn nữa để viết chính tả. Đó là: 
+ gh: Tạo tiếng mới đi với âm e, ê, i. 
+ g: Tạo tiếng mới đi với nguyên âm còn lại: a, o, ô, ơ, u, ƣ. 
 *Trò chơi: Cướp cờ 
 Mục đích: 
- Luyện khả năng nhận biết nhanh các chữ cái đã học 
- Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật. 
 Chuẩn bị: 
- 5 − 6 lá cờ, các lá cờ có gắn chữ cái (các chữ không trùng nhau). 
- 1 ống cắm cờ 
 Cách tiến hành: 
- Chơi cả lớp ở ngoài sân. Chia làm hai đội (số ngƣời bằng nhau). 
- GVvẽ 1 vòng tròn có đƣờng kính là 30cm, đặt ống cắm cờ vào giữa vòng 
tròn và cắm các lá cờ có gắn chữ cái (lá cờ phải đƣợc cắm thẳng để trẻ nhìn rõ mặt 
chữ). Từ vòng tròn đặt ống cắm cờ khoảng 3 − 4m ở hai đầu sân GV kẻ một vạch 
mốc. 
- GV cho HS của hai đội lên đứng ở vạch mốc, quay mặt về phía ống cắm 
cờ. Khi nghe hiệu lệnh của GV: Chuẩn bị: "Cƣớp cờ chữ Ơ". Hai HS chạy nhanh 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
24 
tới lấy cờ có chữ Ơ. HS nào lấy đúng cờ chữ ơ và chạy nhanh về đội của mình là 
thắng cuộc (khi lấy cờ không đƣợc chạm ngƣời vào nhau). 
 - GV lại gọi tiếp hai HS khác lên cƣớp cờ. Chơi cho đến hết cờ cắm ở ống. 
Đội nào lấy đƣợc nhiều cờ và đúng chữ là thắng cuộc. 
Lưu ý: 
 - Thời điểm sử dụng: Trong tiết 2. 
- Trò chơi này có thể sử dụng cho nhiều loại bài khác nữa. 
* Trò chơi: “Em tìm tiếng mới”. 
Mục đích: Tạo ấn tƣợng để nhớ các vần vừa học. 
Chuẩn bị: Lớp chia thành nhiều nhóm và đặt tên cho từng nhóm. 
Cách tiến hành: Lớp cử một bạn làm chủ trò chơi. Chủ trò đứng ngoài các 
nhóm, hô bất kỳ một vần nào trong 2 vần vừa đọc (Ví dụ: an) một nhóm nào đó tìm 
ra tiếng có chứa vần này. Nhóm tiếp theo phải tìm một tiếng có nghĩa với điều kiện: 
tiếng đó phải giống vần hoặc gống âm đầu với tiếng của nhóm trƣớc. Trò chơi cứ 
tiếp tục từ nhóm này qua nhóm khác... 
- Cách đánh giá: Sau trò chơi, nhóm nào trụ lâu nhất là thắng. 
VD: Ngƣời chủ trò: an 
+ Nhóm 1: ban 
+ Nhóm 2: ngan hoặc lan. 
+ Nhóm 3: tan hoặc nan... 
Trò chơi này tôi thƣờng đƣa vào giữa hoặc cuối tiết học để phát huy tính tích 
cực của học sinh, học sinh mạnh dạn đƣợc cùng làm việc hợp tác trong nhóm, học 
sinh có thể hỗ trợ nhau. Qua trò chơi này làm tăng vốn từ cho học sinh, phát triển tƣ 
duy đồng thời lớp học sôi nổi. 
* Trò chơi: “Thi tìm tiếng, từ chứa vần”: 
Mục đích: Nhằm phát triển kỹ năng nói, tìm tiếng, từ có nghĩa để sau này các 
em vận dụng viết câu chứa tiếng. 
Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 nhóm và đặt tên cho từng nhóm. 
Cách tiến hành: 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
25 
- Giáo viên hƣớng dẫn chơi: Các nhóm sẽ lần lƣợt đƣa ra tiếng, từ: Ví dụ vần 
oi, ai. Nhóm sau không lấy lại từ nhóm trƣớc. Các từ mỗi nhóm tìm đƣợc cô sẽ ghi 
ở 4 cột trên bảng. Nhóm nào tìm đƣợc nhiều và đúng là thắng. Khi đến lƣợt nhóm 
mình mà các bạn không đƣa ngay ra đƣợc tiếng, từ thì lớp đếm từ 1 - 5 nhóm đó 
mất lƣợt chơi và chuyển cho nhóm tiếp theo. 
- Giáo viên tổ chức cho cá nhóm chơi và nhận xét, đánh giá kết quả. 
Ở trò chơi này tôi thƣờng cho học sinh chơi ở phần củng cố bài học nhằm phát 
triển kỹ năng nói, tìm tiếng, từ có nghĩa để sau này các em vận dụng viết câu chứa 
tiếng. Trò chơi này thƣờng gọi tắt là tiếp sức. Trò chơi này giúp học sinh óc tƣ duy, 
nhanh nhẹn, phối hợp giữa các bạn cùng nhóm. Phát huy tính tích cực của mỗi cá 
nhân. Lớp học sôi nổi, giờ dạy đạt hiệu quả cao. 
* Trò chơi: “Thi viết đúng tên cho vật và hình ảnh”: 
Mục đích: Tự rèn luyện qua quan sát kênh hình, luyện viết kênh chữ 
Chuẩn bị: Lớp chia thành nhiều nhóm và đặt tên cho từng nhóm. 
Cách tiến hành: 
- Giáo viên chia một số tranh ảnh, mô hình, đồ vật mà tên của chúng có chứa 
vần trong bài học: Ví dụ trong vần et, êt cho các nhóm. Học sinh viết tên tranh, mô 
hình, đồ vật... vào giấy. Hết thời gian chơi, các nhóm đọc giấy viết các từ viết đƣợc. 
Nhóm nào viết đúng, nhiều hơn thì thắng. 
- Tổ chức trò chơi này tôi đƣa vào cuối tiết học, học sinh tự rèn luyện qua quan 
sát kênh hình, luyện viết kênh chữ nhằm phát triển cho học sinh tƣ duy, tính nhanh 
nhẹ. Đồng thời rèn các kỹ năng tổng hợp cho học sinh. 
* Trò chơi: " Nhìn ra xung quanh": 
Mục đích: Giúp học sinh luyện nhớ vần mới, tìm nhanh tiếng và từ có vần mới 
đọc và viết các tiếng đó. 
Chuẩn bị: Lớp chia thành nhiều nhóm và đặt tên cho từng nhóm. 
Cách tiến hành: 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
26 
Ví dụ khi dạy bài au - âu (sách Tiếng Việt tập 1) hƣớng cho học sinh không 
những tiếp thu bài học qua lời giảng sách giáo khoa trong phạm vi học mà còn giúp 
học sinh vận dụng thực tế để tìm ra những từ có vần mới học nhƣ: 
Vần au: rau cải, lau nhà, lau sậy, phía sau, tàu lá, bà cháu... 
Vần âu: ve sầu, quả dâu, trái sấu, kim khâu, con sâu, châu chấu... 
Trò chơi này có thể chơi vào cuối hoặc giữa tiết học. Trong các trò chơi khi 
dạy âm, vần mới. Tôi đã áp dụng và dạy thử nghiệm ở cả năm lớp 1 trƣờng tiểu hcọ 
thị trấn. Kết quả cho thấy, các em đều nắm bài mới chắc, nắm vững các quy tắc 
chính tả và vận dụng viết câu tốt. Lớp học sôi nổi 
* Trò chơi: “Tìm nhanh tiếng mới”: 
Mục đích: Củng cố cho học sinh âm, vần. 
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số miếng bìa đã viết sẵn những chữ đã học. 
Giáo viên úp mặt chữ có ghi chữ vào trong lật mặt trắng ra ngòai. 
 Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho 2 đội chơi (mỗi đội 4 - 6 em), xem đội nào tìm đƣợc nhiều 
tiếng mới hơn thì đội đó thắng. 
Ví dụ: Bài ôn tập những vần học có kết thúc bằng âm n. 
+ Hàng 1: lon ton , hòn đá, rau non, con tôm... 
+ Hàng 2: hoa sen, cái kèn, áo len, giấy khen em... 
Tƣơng tự: học sinh tiếp tục 2 nhóm khác lên lật ở 2 hàng tiếp theo. 
Ở trò chơi này củng cố cho học sinh âm, vần. Luyện đọc, luyện nói phát triển 
tƣ duy cho học sinh, rèn học sinh nhanh nhẹn. Lớp học sôi nổi, học sinh hào hứng 
học tập 
* Trò chơi: “Tôi có vần gì”. 
an on ôn un 
en ên in ơn 
 "Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống trò chơi trong giảng dạy phân môn Học vần lớp 1". 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân Trường Tiểu học Minh Thạnh 
27 
 Mục đích: Học sinh nhận biết các từ có vần giống nhau 
 Chuẩn bị: Các thẻ có chứa vần đã học. Một thẻ màu vàng cho các nhóm ghi 
thêm từ mới có cùng vần đã học. 
+

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_tro_choi_trong_giang.pdf