Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 9A trường THCS Biên Giới

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 9A trường THCS Biên Giới

Tuần: 3

Tiết: 5.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tính chất hóa học của axit : Tác dụng với quì tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.

- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

2. Kỹ năng:

- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.

- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCl, H2SO4 trong phản ứng.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn và có ý thức cẩn thận khi làm thí nghiệm.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Tính chất hóa học của axit.

 

doc 31 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3355Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 9A trường THCS Biên Giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu, sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau.
Theo quan điểm hiện đại thì dạy học là dạy giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy học , giáo viên tổ chức hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học.Ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:
+ Giáo viên tổ chức tình huống, nảy sinh vấn đề cần giải quyết, cần tìm tòi.
+ Học sinh tự chủ tìm tòi giải quết vấn đề đặt ra với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên.
+ Giáo viên chỉ đạo sự tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, kiểm tra kết quả học tập.
Điểm tương đồng của phương pháp bàn tay nặn bột so với các phương pháp dạy học tích cực khác là ở chỗ đều nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề tuy nhiên điểm khác biệt của phương pháp BTNB so với các phương pháp khác là ở chổ các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là những sự vật hay hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Đặc biệt còn chú trọng giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu để tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi giả thuyết, các phương án thí nghiệm nếu được tiến hành thì đó là các thí nghiệm do chính các em đề xuất với các thí nghiệm đơn giản, dễ tìm, dễ thực hiện. Thông qua các hoạt động như vậy phương pháp BTNB nhằm chiếm lĩnh dần các khái niệm khoa học, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết, nói.
d. Cơ sở sư phạm của tiến trình dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột:
Phương pháp bàn tay nặn bột đề xuất một tiến trình sư phạm ưu tiên xây dựng những tri thức bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận. Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng tập thể chứ không phải phát biểu lại các kiến thức có sẵn xuất phát từ sự ghi nhớ thuần túy. Học sinh tự mình thực hiện các thí nghiệm, các suy nghĩ và thảo luận để hiểu được các kiến thức cho chính mình.
Học sinh học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động. Học sinh học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn. Học sinh học tập bằng hỏi đáp với các học sinh cùng lớp bằng cách trình bày quan điểm cá nhân của mình, đối lập với quan điểm của bạn và về các kết quả thực nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn và tính hiệu lực của nó.
Giáo viên, tùy theo tình hình, từ một câu hỏi của học sinh có thể đề xuất những tình huống cho phép tìm tòi một cách có lí lẽ. Giáo viên hướng dẫn học sinh chứ không làm thay. Giáo viên giúp đỡ học sinh làm sáng tỏ và thảo luận quan điểm của mình, đồng thời chú ý tuân thủ việc nắm bắt ngôn ngữ, giáo viên cho học sinh phát biểu những kết luận có ý nghĩa từ các kết quả thu được, đối chiếu chúng với các kiến thức khoa học.
e. Không khí làm việc trong lớp học:
Phương pháp BTNB khuyến khích học sinh xây dựng kiến thức thông qua làm việc chung, tiến hành thí nghiệm, chia sẽ ý tưởng, khác với một số phương pháp dạy học, giáo viên luôn bận tâm học sinh phải đưa ra câu trả lời đúng.
Để có một bầu không khí học tập sôi nổi trong lớp, giáo viên cần xây dựng không khí làm việc và mối quan hệ giữa các học sinh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng giữa các học sinh trong lớp. Tránh tuyệt đối luôn khen ngợi quá mức một vài học sinh nào đó hoặc để học sinh khá, giỏi trong lớp luôn làm thay công việc của cả nhóm, tạo cơ hội làm việc cho các học sinh khác. Giáo viên cần chú ý bao quát lớp, khuyến khích các học sinh có ý tưởng tốt nhưng còn rụt rè không giám trình bày.
Không khí làm việc tốt là giáo viên tạo được sự thoải mái cho tất cả các học sinh và việc học không trở nên là một điều gì đó căng thẳng, các học sinh tham gia và yêu thích hoạt động.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Về học sinh:
Qua quan sát theo dõi tình hình học tập bộ môn, qua kháo sát chất lượng giữa học kỳ và kết quả các tiết kiểm tra ở khối 9 trường THCS Biên Giới tôi nhận thấy:
* Ưu điểm:
+ Đa số học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong học tập bộ môn, có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp 
+ Các em nắm vững kiến thức lý thuyết thông qua đó giải thích được một số hiện tượng hoặc vận dụng lý thuyết để giải bài tập
+ Học sinh rất tích cực trong các hoạt động thực nghiệm, thảo luận nhóm, trao đổi ý kiến với các bạn cùng lớp.
+ Có nhiều em đưa ra những câu hỏi, giải thích hiện tượng liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta rất hay.
+ Một số học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày lưu loát, logic.
* Tồn tại:
Bên cạnh học sinh tích cực học tập thì còn rất nhiều học sinh:
+ Thái độ và ý thức học tập chưa cao do ý thức chủ quan.
+ Học sinh chưa đầu tư nhiều trong việc học lý thuyết.
+ Một bộ phận học sinh trung bình, yếu thường chưa nắm vững hoặc quên đi kiến thức lý thuyết cơ bản do các em chưa có kỹ năng tự tìm tòi, tự mình khám phá tri thức thông qua các phương pháp dạy học mới mà giáo viên áp dụng, từ đó chất lượng bộ môn còn thấp.
+ Đa số các em chưa chủ động trong việc tự mình tiếp cận tri thức mới, chưa tích cực nghiên cứu, chủ yếu trong chờ vào quá trình truyền đạt từ giáo viên.
+ Đây là môn học các em mới được làm quen ở lớp 8 chỉ với những kiến thức cơ bản là tìm hiểu khái niệm nhưng ở lớp 9 các em đi tìm hiểu chuyên sâu hơn, với lượng kiến thức nhiều vì vậy đa số các em hầu như không nhớ kiến thức lý thuyết để vận dụng từ đó các em rụt rè không giám đưa ra ý kiến tranh luận với các bạn, chất lượng bộ môn vì thế cũng chưa được nâng lên.
+ Đa số các em chưa tự mình hình dung ra những nội dung gì trong bài học (chưa có sự chuẩn bị tốt ở nhà), chưa được đưa ra các ý kiến đề xuất ban đầu, chủ yếu các nội dung mà các em biết được qua sự dẫn dắt, chuyển ý của giáo viên khi vào từng mục của bài học.
2.1. Về giáo viên
- Việc đổi mới phương pháp dạy học đôi khi còn lúng túng về kỹ thuật thực hiện trong việc đổi mới phương pháp.
- Thực hiện đổi mới phương pháp nhiều năm liền cùng với việc áp dụng rất nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học. Tuy nhiên bản thân giáo viên nhận thấy chưa phát huy hết năng lực tự học, khả năng sáng tạo ở các em.
- Trong việc đổi mới phương pháp, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn tuy nhiên giáo viên chủ yếu là người thay thế các em diễn đạt thành lời, học sinh chưa thật sự được rèn luyện kỹ năng diễn đạt.
- Một bộ phận giáo viên chưa thật sự chú tâm trong việc đổi mới phương pháp, năng lực giảng dạy còn yếu kém vì thế mà chưa chuẩn bị đầy đủ ĐDDH, hình ảnh tư liệu từ mạng Internet, nhất là các ĐDDH tự làm hoặc ĐDDH liên môn để phục vụ cho công tác giảng dạy, cũng chính từ đó các em chưa pát huy hết năng lực tự học, chưa bộc lộ hết quan điểm của các em.
2.3. Về phía gia đình học sinh:
Do điều kiện kinh tế đa số các gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên các bậc phụ huynh chưa quan tâm sâu sát, chưa đôn đốc nhắc nhở các em trong học tập vì thế mà tinh thần tự học của các em chưa cao, chưa có tính tự giác.
2.4. Sự cần thiết của đề tài:
Từ những cơ sở lý luận và thực tiển trên cho thấy để học sinh học tập tốt môn Hóa học, nâng cao chất lượng dạy và học cần thiết phải tổ chức cho các em tự chiếm lĩnh nguồn tri thức mới, phải có tinh thần tự học thông qua việc tự mình nghiên cứu thông tin, nêu ra được các vấn đề cần nghiên cứu, tự làm được các thí nghiệm đồng thời các em tranh luận, chất vấn nhau hoặc với giáo viên sau đó tự trình bày nội dung mà mình thu thập được. 
Điều này ta có thể bắt gặp được ở các phương pháp dạy học khác tuy nhiên điểm tương đồng của phương pháp bàn tay nặn bột so với các phương pháp dạy học tích cực khác là ở chổ đều nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phương pháp BTNB so với các phương pháp khác là ở chổ các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là những sự vật hay hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Đặc biệt còn chú trọng giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu để tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi giả thuyết, các phương án thí nghiệm nếu được tiến hành thì đó là các thí nghiệm do chính các em đề xuất với các thí nghiệm đơn giản, dễ tìm, dễ thực hiện, chính điểm khác biệt của phương pháp BTNB cũng là sự cần thiết mà đề tài đưa ra nghiên cứu.
3. Nội dung vấn đề:
Các giải pháp trong quá trình sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột như sau:
+ Điểm khác biệt của phương pháp bàn tay nặn bột là ở chổ các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là những sự vật hay hiện tượng của thế giới thực tại do đó giáo viên là người tổ chức để các em tự đưa ra tình huống xuất phát hoặc do chính các em tự điều khiển nhau để đưa ra tình huống xuất phát, nêu vấn đề, thông qua đó các em tự đề xuất các thí nghiệm, hướng khắc phục, giải thích hiện tượng liên quan đến cuộc sống.
+ Ví dụ: Trong hoạt động 3 của bài “Một số Oxit quan trọng”, Học sinh tự mình đưa ra các tình huống, thông qua đó các em tự tay tiến hành thí nghiệm đơn giản của bột vôi với nước, bột vôi với dung dịch Axit từ đó giải thích hiện tượng trong cuộc sống, thông qua một số hiện tượng trong cuộc sống các em tự lĩnh hội tri thức mới.
Tuần: 2 
Tiết : 3 
Bài 2 
MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hs biết được:
 - Tính chất , ứng dụng, điều chế canxi oxit. 
Kỹ năng:
	- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của canxi oxit.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của canxi oxit.
- Tính thành phần % về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất. 
3. Thái độ:
 - Hs thấy được lợi ích của bộ môn và yêu thích môn học.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tính chất hóa học của canxi oxit, phản ứng điều chế canxi oxit.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Hoá chất: CaO, H2O, HCl.
 - Dụng cụ: Ống nghiệm, muỗng thuỷ tinh, ống hút, kẹp gỗ.
 - Tranh sơ đồ lò nung vôi công nghiệp, thủ công.
2. Học sinh: Kiến thức về Oxit, phản ứng phân hủy.
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện
Kiểm tra miệng
Tiến trình bài học:	 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu hoá tính của CaO (10p)
GV cho học sinh các nhóm tự nêu vấn đề xuất phát dưới sự điều khiển của một học sinh trong lớp được chọn bất kỳ.
Học sinh này có nhiệm vụ ghi lại các câu hỏi nêu vấn đề của các bạn bằng sơ đồ trên bảng, sau đó nhờ giáo viên tiếp tục điều khiển tiết học..
- Vì sao vôi sống để lâu ngày trong không khí bị chết (cứng) ?
- Vì sao trước khi nuôi tôm,cá lại phải bón vôi?
- Ổ những nơi đất bị nhiễm phèn em thường thấy người ta rải vôi?
- Nước vôi để lâu ngày sẽ có lớp màng mỏng, cứng trên mặt nước ?
- Vôi chết là chết luôn hay do biến đổi chất?
 Có thể thực hiện các thí nghiệm nào để chứng minh tính chất CaO?
HS: Để giải thích được những đề xuất đưa ra ta sẽ thực hiện thí nghiệm gì ?
GV: Vậy theo các em để có dung dịch nước vôi ta cần làm gì? Làm bằng cách nào? Sử dụng dụng cụ gì cho thí nghiệm?
HS: Hòa tan bột vôi vào trong nước bằng cách dùng chén sứ ( cốc thủy tinh) đựng bột vôi, dùng muỗng sắt lấy bột vôi, dùng ống nhỏ giọt nhỏ nước vào cốc hoặc chén sứ đựng bột vôi.
- Để biết được vì sao nước bị nhiễm phèn ta thường bón vôi ta thực hiện thí nghiệm cho dung dịch Axit vào bột vôi.
¶HS: Nêu cách thực hiện các thí nghiệm, Các nhóm thực hiện hai thí nghiệm: đại diện nhóm đề xuất dụng cụ, hóa chất
HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
TN1: Cho CaO tác dụng với H2O.
TN2: Cho CaO tác dụng với HCl.
- Khi cho nước vào bột vôi ta thấy có hiện tượng gì?
HS: Bột vôi tan chảy trong nước (tan chảy ít).
- Ta rút ra được gì về có tính chất hóa học của CanxiOxit?
HS: Tác dụng với nước
- Giải thích vì sao dung dịch nước vôi để lâu ngày trong không khí lại có lớp màng ?
HS: Giải thích theo sự hiểu biết của mình
GV tổng kết, bổ sung .
A. CANXI OXIT (CaO)
 I. CANXIOXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
 1. Tính chất vật lí:
- Canxi oxit là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở 2.5850C.
2. Tính chất hóa học:
 a. Tác dụng với nước (phản ứng tôi vôi)
Phương trình hoá học:
CaO + H2O → Ca(OH)2 
 Canxi hiđroxit 
Ca(OH)2 tan ít trong nước. Phần tan tạo thành dung dịch bazơ (gọi là nước vôi trong).
 b. Tác dụng với Axit
Phương trình hoá học:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O 
 Canxi clorua
 c. Tác dụng với oxit axit
Phương trình hoá học:
CaO + CO2 → CaCO3 
Kết luận:
 Canxi oxit là oxit bazơ 
	- Để dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột cần chú trọng nhiều đến hoạt động thảo luận, hoạt động tìm tòi, nghiên cứu. trong quá trình thảo luận để rèn cho các em ý thức học tập tích cực, tự giác, rèn kỹ năng tự trình bày nội dung kiến thức mình lĩnh hội được thì không nhất thiết phải phân công nhóm trưởng hoặc thư ký tạo cho các em cảm thấy tất cả các thành viên trong nhóm là ngang bằng nhau về trình độ, nhận thức, không có tư tưởng thủ lĩnh đồng thời như thế các em còn lại sẽ không ỷ lại vào nhóm trưởng, thư ký trình bày quan điểm thay cho mình mà tự bản thân các em phải nghiên cứu, trao đổi, trình bày nội dung vừa lĩnh hội được thông qua sự diễn đạt của chính các em, luân phiên nhau đưa ra ý kiến tranh luận theo nhiều cách : có thể là trả lời theo thứ tự 2,4,6 hoặc 1,3,5 hoặc đối mặt, hoặc vị trí bên phải, bên tráicứ thế các em sẽ không bao giờ trốn tránh trách nhiệm của mình trong tiết học được, đồng thời tạo cho các em sự tự tin, khả năng diễn đạt, khả năng ứng xử trước đám đông.
Ví Dụ : 
Bài 3 
Tuần: 3 
Tiết: 5. 	
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tính chất hóa học của axit : Tác dụng với quì tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.
- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCl, H2SO4 trong phản ứng.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn và có ý thức cẩn thận khi làm thí nghiệm.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tính chất hóa học của axit.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo Viên: 
 - Hoá chất: Dung dịch HCl, quỳ tím, dung dịch H2SO4, Zn, Cu(OH)2, NaOH, Fe2O3.
 - Dụng cụ: Đế sứ, ống hút, muỗng thuỷ tinh, kẹp sắt.
2. Học sinh : Kiến thức về axit, xem và soạn bài ở nhà
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng:
Tiến trình bài học:	 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Vào bài (5P)
Giáo viên đưa ra tình huống: Các em biết được những thông tin gì về Axit?
HS: Tham gia thảo luận trong nhóm trả lời.
HS các nhóm lần lượt đưa ra các thông tin về axit, các nhóm bổ sung.
? Khái niệm axit.
? Tên gọi axit
? Tính chất hóa học .
? Ứng dụng
? Phân loại
Thông qua các ý kiến đề xuất, giáo viên giới thiệu nội dung bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của axit (25P)
GV giao cho các nhóm một số hóa chất ở thí nghiệm 1,2,3,4,5 (không giao dụng cụ)
HS các nhóm thảo luận tìm ra thí nghiệm axit lần lượt phản ứng với các chất, đề xuất các dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm.
HS các nhóm sẽ luân phiên nhau trả lời kết quả, đưa ra ý kiến nhận xét, tranh luận, mỗi học sinh trả lời, hoặc nhận xét một lần theo thứ tự số chẳn, nếu hết sẽ đến số lẽ hoặc các em tự mời nhau tranh luận, 
GV nhận xét, tổng kết yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
HS : Các nhóm tiến hành thí nghiệm và báo cáo hiện tượng thí nghiệm. Rút ra kết luận qua thí nghiệm.
Mỗi cá nhân đều ghi lại tính chất, sau đó cùng nhau thống nhất trong nhóm về tính chất hóa học của axit.
Đại diện mỗi cá nhân trong nhóm trình bày một tính chất hóa học của Axit, Viết phương trình hóa học cho mỗi tính chất, mỗi nhiệm vụ là một học sinh.
Bài tập: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch: NaCl, NaOH, HCl.
?.. Gọi 1 Hs trình bày phương pháp nhận biết.
¶- Rút ra kết luận chung.
GV lưu ý: Một số kim loại không phản ứng với dung dịch axit: Cu, Ag, Hg, Au và HNO3, H2SO4 đặc, nóng tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí H2.
? Vì sao những đồ vật bằng kim loại khi để ngoài sương hoặc trời mưa lại bị gỉ sét ?
HS: trả lới cá nhân, do axit tác dụng với kim loại.
GV yêu cầu học sinh viết PTHH của Al, Fe tác dụng dung dịch HCl.
HS: Lên bảng viết PTHH 
GV nhận xét, bổ sung, sửa sai(nếu có).
GV cho học sinh giải thích vì sao lại có mưa axit ? tác hại của mưa axit? cách khắc phục? 
GV cho học sinh tranh luận tìm ra câu trả lời, ưu tiên cho những học sinh trung bình, yếu có thể trả lời, sau đó đến học sinh khá, giỏi.
Các nhóm cùng tranh luận, đưa ra nhận xét của từng cá nhân.
GV nhận xét, tổng kết.
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị 
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
PTHH:
 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
 Kẽm sunfat
 Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
 Magiê clorua
Kết luận:
 Dd Axit + nhiều kim loại→ Muối + H2.
3. Aitx tác dụng với bazơ: (Phản ứng trung hoà)
PTHH:
 Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
 NaOH + HCl → NaCl + H2O
Kết luận: Axit + Bazơ →Muối + nước.
4. Axit tác dụng với Oxit bazơ:
PTHH :
 Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Kết luận: Axit + Oxit bazơ →Muối + nước.
- Ngoài ra trong một tiết học để học sinh bộc lộ được quan điểm, điểm xuất phát, khả năng diễn đạt của mình, giáo viên có thể dùng những hình ảnh, nên chọn những hình ảnh sinh động, gần gũi với các em, màu sắc đẹp, rõ nét có liên quan đến nội dung bài học như dự đoán nội dung bài, giáo dục ý thức, rèn kỹ năng có thế sẽ giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học gồm có bao nhiêu nội dung kiến thức, tự các em có thể trình bày nội dung bằng sơ đồ tư duy. 
Ví Dụ: Trước khi dạy bài “ Một số muối quan trọng” giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát qua đó các em tự suy nghĩ để đề xuất vấn đề đặt ra
- ? Phục vụ nhu cầu du lịch.
- ? Sử dụng dùng làm gia vị.
- ? Một số loại thức ăn có sử dụng muối.
- ? Dùng sản xuất xà phòng.
- ? Muối có ở đâu.
- ? Phương pháp khai thác muối.
- ? Ứng dụng của muối.
- ? Cách sử dụng muối Iot.
- ? Một số thức ăn dùng kèm với muối.
- ? Một số loại thức ăn có chứa muối độc.
Bài 10 
Tuần: 8	
Tiết : 15 
MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được: 
- Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và kali nitrat (KNO3).
2. Kỹ năng:
 - Nhận biết được một số muối cụ thể.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn thông qua liên hệ thực tế
 II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Ứng dụng của NaCl.
III. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Muối NaCl hạt
 Học sinh: Kiến thức thực tế về muối NaCl, KNO3..
 IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
3. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ 
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Vào bài. (5p)
GV cho học sinh quan sát hình ảnh có liên quan đến bài muối, học sinh đưa ra các đề xuất ban đầu về nội dung kiến thức cần học trong bài, những nội dung kiến thức liên quan đến bài muối. 
- ? Phục vụ nhu cầu du lịch.
- ? Sử dụng dùng làm gia vị.
- ? Một số loại thức ăn có sử dụng muối.
- ? Dùng sản xuất xà phòng.
- ? Muối có ở đâu.
- ? Phương pháp khai thác muối.
- ? Ứng dụng của muối.
- ? Cách sử dụng muối Iot.
- ? Một số thức ăn dùng kèm với muối
- ? Thức ăn có chứa muối độc.
GV giới thiệu bài mới .
Học sinh dự đoán nội dung kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về muối natri clorua (30p)
GV cho học sinh quan sát các hình ảnh giáo viên đã chiếu lên màn hình.
GV: Thông qua các đề xuất mà các em đã đưa ra, các nhóm thảo luận để tìm ra thông tin nào đúng, thông tin nào sai, rút ra được nội dung kiến thức gì?
¶-HS các nhóm tiến hành thảo luận.
Mỗi học sinh đều ghi lại thông tin 

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_MON_HOA_HOC.doc