Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của người hiệu trường trong việc xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, thống nhất để thực hiện chất lượng giáo dục

Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của người hiệu trường trong việc xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, thống nhất để thực hiện chất lượng giáo dục

Với sự chỉ đạo sát sao của ngành, của địa phương và sự cố gắng của tập thể. Tập thể sư phạm nhà trường luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt danh hiệu trường tiên tiến, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn có giải cấp Thành phố và giải cấp tỉnh. Chất lượng giáo dục càng ngày càng đạt kết quả cao. Một số giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi như: đ/c Nguyễn Thị Cúc, Lê Thị Ân Tình, Bạch Đình Chính và đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Thành phố như: đ/c Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thành Huân. Trường luôn luôn hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS .

- Về phẩm chất đạo đức: Tốt, có ý thức trách nhiệm trong công việc.

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có 70%, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có nhiều Thầy cô có khả năng vươn lên dạy giỏi. Có những thầy cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp cơ sở và cấp tỉnh. Nhiều thầy cô tuổi nghề còn trẻ có sức vươn lớn. Có thầy cô tuổi nghề cao có kinh nghiệm tốt như cô: Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Kim Oanh, Khắc Thị Niềm

 

docx 13 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 537Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của người hiệu trường trong việc xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, thống nhất để thực hiện chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu trong tập thể là mối quan hệ công việc mà đem lại lợi ích chung. Những nét nổi bật cá nhân trong tập thể là phải đoàn kết, thân ái về mặt tình cảm, quan tâm đến đời sống tinh thần của các thành viên của mình. Đồng thời chú ý đến mối quan hệ cơ bản bên trong và bên ngoài. Đó là mối quan hệ giữa các nhân và tập thể, tập thể với cá nhân. “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Mối quan hệ giữa tập thể với cộng đồng xã hội. Bản chất của tập thể là đoàn kết, hợp tác hoạt động chung cho một mục đích xã hội. Trong quan hệ tập thể không phải chỉ đơn giản giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ mà bắt buộc phải phục vụ những cộng đồng vượt ra ngoài phạm vi của nó. Nếu tập thể chỉ bó hẹp trong phạm vi tập thể của mình thì không phải là tập thể chân chính và hơn nữa xem đó là một dấu hiệu của sự suy thoái.
Tập thể đó là một cơ thể xã hội sống, nên nó có các cơ quan, cho nên nó có quyền hạn, trách nhiệm, mối liên quan các bộ phận, có sự phụ thuộc lẫn nhau, mà nếu không có gì cả trong những cái đó thì không còn tập thể nữa mà chỉ còn một đám đông của một số người mà thôi.
Chính vì lẻ đó, sự thống nhất trong các cơ cấu của tập thể lại có ý nghĩa rất lớn đối với sự đoàn kết của nó, ở đây người cán bộ quản lý phải quan tâm đến cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức. Chính giải quyết mối quan hệ đó mới tạo ra được sự đoàn kết trong tập thể, Bác Hồ đã khái quát: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết- Thành công, thành công, đại thành công”. Cần phát huy tác dụng của nhân tố và hướng nhân tố vào mục đích chung của tập thể. Người quản lý phải có những biện pháp về hành chính để cải tạo uốn nắn đi vào đúng quỹ đạo của người cán bộ quản lý.
Tập thể sư phạm cũng có một dấu hiệu của tập thể khác, đồng thời nó có những đặc trưng cơ bản sau đây: Tập thể sư phạm nếu nói theo quan điểm của Đảng ta thì đó là những chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, khoa học kỹ thuật, là lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo trong nhà trường, có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ trẻ.
Đối tượng lao động của tập thể sư phạm là con người đang trong thời kỳ chuẩn bị hình thành và phát triển nhân cách. Đó là thời kỳ có nhiều biến đổi cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định quan trọng lâu dài của thế hệ trẻ cho nên nhà trường có nhiệm vụ nắm chắc mục tiêu kế hoạch đào tạo, phương pháp tổ chức để tác động có hiệu quả nhất vào đối tượng của nó.
Tính chất nghề nghiệp của tập thể sư phạm có ý nghĩa chính trị rất to lớn. Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nó đào tạo ra con người, quy trình đào tạo phức tạp, công phu, tinh tế, nó đòi hỏi bản thân nhà sư phạm chỉ những cái sản xuất ra sản phẩm cao không phế phẩm. Đây là một nghề tái sản xuất mở rộng, sức lao động, chức năng của tập thể sư phạm là bồi dưỡng phát huy sức mạnh vật chất con người. Nghề sư phạm có đối tượng là con người nên đòi hỏi phải có lòng thương, lòng tin, lòng vị tha, tôn trọng và tự tôn trọng, phải công bằng dân chủ, có niềm tin con người
, có năng lực giao tiếp, cư xử tế nhị, mềm dẻo nhưng cương quyết. Nghề lao động trí óc chuyên biệt nên trong hoạt động của mình làm việc một cách tự giác, chủ động không chỉ làm trong giờ hành chính.
Với những đặc điểm trên, tập thể sư phạm là một tổ chức của những nhà giáo dục (Bao gồm cả cán bộ công nhân viên của trường) liên kết với nhau nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, có những hoạt động giàu tình thương và tự trọng, một tập thể sư phạm là cơ thể sống và nếu nó càng hoàn thiện thì mỗi thành
viên của tập thể sẽ càng đóng góp được nhiều hơn vào mục đích chung. Tập thể sư phạm càng hoàn thiện thì mỗi thành viên có ý thức. Trước hết đoàn kết những thế hệ đi trước có tích luỹ kinh nghiệm. Để có sự đoàn kết thì tập thể sư phạm phải có sự lao động thống nhất và hướng vào mục tiêu chung phải hành động một cách có tổ chức và kế hoạch phải có sự liên kết hữu cơ trong tập thể. Để đảm bảo tiêu chí kỷ luật cao trong tập thể. Tập thể sư phạm hoàn thiện sáng tạo, là một tập thể có sự đoàn kết nhất trí cao, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tự giác. Có ý
thức cộng đồng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mục đích chung. Xuất phát từ cơ sở lý luận như đã nêu trên, ngày 1 tháng 11 của năm học 2010 – 2011 tôi đã được ngành điều về làm Hiệu trưởng trường THCS số 1 Nam Lý. Khi đến nhận nhiệm vụ ở trường mặc dù nhiều năm liền là đơn vị TTXS nhưng đó có hiện tượng nội bộ tập thể sư phạm nhà trường mất đoàn kết, không thống nhất, chia bè phái giữa tổ này với tổ khác, giữa người này với người khác, bằng mặt mà không bằng lòng, một tập thể như vậy thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của chất lượng giáo dục. Chính vì lẽ đó, với kinh nghiệm của bản thân qua những năm làm công tác quản lý giáo dục trước một thực trạng của một tập thể sư phạm nhà trường như vậy, bản thân tôi quyết định nghiên cứu để xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất gắn bó, có ý thức cộng đồng để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường trong thời kỳ đổi mới.
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Nâng cao hiệu quả lao động của người hiệu trưởng cũng như nâng cao hiệu quả lao động của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Phát huy tiềm năng tối ưu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong quá trình lao động của họ .
Phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển quan hệ người, người tốt đẹp trong tập thể lãnh đạo nhà trường cũng như tập thể sư phạm.
Phạm vi áp dụng
Áp dụng thực hiện trong Hội đồng sư phạm trường THCS Số 1 Nam Lý nói riêng và các Hội đồng sư phạm nhà trường nói chung.
PHẦN NỘI DUNG.
Thực trạng
Kết quả khảo sát ban đầu.
Khảo sát điều tra trình độ đội ngũ:
Tổng số cán bộ giáo viên trong năm học 2012 – 2013: 48 . Trong đó:
Trong biên chế : 44
Hợp đồng : 04
Trên chuẩn: Đại học: 36
Cao đẳng: 08.
Tỉ lệ giáo viên trên lớp: 44/18 lớp
Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 12
Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở: 07
2.1.1.2. Điều tra khảo sát về tình hình địa phương:
Với các đồng chí trong Đảng ủy - Ủy ban của Phường đã quan tâm đến việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, công tác xã hội hoá giáo dục phát triển hoạt động tốt, góp phần đưa bộ mặt trường thay đổi. Song chuyển biến chậm.. Vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp Uỷ với Ban giám hiệu và nhà trường chưa chặt chẽ còn khoán trắng cho chuyên môn. Quan hệ giữa nhà trường với địa phương có phần thiếu gắn bó. Công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương thiếu cụ thể. Đánh giá của địa phương về chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm trở lại đây chưa cao. Về tình hình đội ngũ thì mất đoàn kết, lãnh đạo trường còn gia trưởng, không khí dân chủ không thoải mái, còn thiếu tính thống nhất vì vậy đã có xẩy ra việc khiếu kiện.
2.1.1.3 Điều tra khảo sát về Cơ sở vật chất:
Diện tích khuôn viên trường: hơn 9.000m2.
Diện tích khu sân chơi: 3.360m2.
Diện tích sân thể dục: 5.625m2.
Phòng học: 18 phòng.
Phòng chức năng 05 phòng, do vậy còn thiếu nhiều. Bàn ghế học sinh, giáo viên đầy đủ, đúng qui cách.
2.1.1.4. Khảo sát về chất lượng và hiệu quả đào tạo:
Phổ cập giáo dục THCS đạt năm 1999. Tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đạt 98,7%. Trong đó tuổi vào lớp 6 luôn đạt 100%. Năm 2006 được Bộ công nhận đạt chuẩn PCGDTHCS. Từ năm 2007 đến nay hàng năm đều được tỉnh công nhận đạt chẩn PCGDTHCS
Học sinh giỏi đạt tỉ lệ: 10,5%; Học sinh khá: 38%. Tỉ lệ lên lớp đạt 99%.
Nguyên nhân:
Thuận lợi
Với sự chỉ đạo sát sao của ngành, của địa phương và sự cố gắng của tập thể. Tập thể sư phạm nhà trường luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt danh hiệu trường tiên tiến, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn có giải cấp Thành phố và giải cấp tỉnh. Chất lượng giáo dục càng ngày càng đạt kết quả cao. Một số giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi như: đ/c Nguyễn Thị Cúc, Lê Thị Ân Tình, Bạch Đình Chính và đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Thành phố như: đ/c Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thành Huân. Trường luôn luôn hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS .
Về phẩm chất đạo đức: Tốt, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có 70%, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có nhiều Thầy cô có khả năng vươn lên dạy giỏi. Có những thầy cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp cơ sở và cấp tỉnh. Nhiều thầy cô tuổi nghề còn trẻ có sức vươn lớn. Có thầy cô tuổi nghề cao có kinh nghiệm tốt như cô: Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Kim Oanh, Khắc Thị Niềm 
Khó khăn
Ý thức trách nhiệm của một số ít cán bộ giáo viên chưa cao, chưa tự giác, chưa phát huy hết khả năng của mình. Còn né tránh, ý thức tự học, tự rèn để vươn lên còn hạn chế. Việc học tập thể để nâng cao trình độ chưa được chú trọng, ý thức tự phấn đấu tự bồi dưỡng để đứng vào hàng ngũ của Đảng chưa cao. Vì vậy nó có những hạn chế trong công tác thi đua, phấn đấu. Dân chủ hoá trường học còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được yếu tố tích cực của đội ngũ.
Về phẩm chất đạo đức: Một số ít nhiều thiếu mẫu mực trong lối sống, trong giao tiếp, quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh, phụ huynh học sinh. Thiếu nghiên cứu. Tìm hiểu về đường lối giáo dục của Đảng, của Nhà nứơc ta, vì vậy nhận thức chưa cao.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có 1 số ít giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, không đủ khả năng để dạy toàn cấp.
- Về tư tưởng và tinh thần đoàn kết thống nhất trong nội bộ chưa cao, không khí dân chủ chưa được cởi mở, ý thức phê, tự phê không có, còn né tránh, quan hệ đồng chí, đồng nghiệp thiếu chân tình. Trong trường có hiện tượng bè phái. Phát ngôn thiếu chín chắn, làm ảnh hưởng đến uy tín vai trò của Nhà trường. Vì vậy ý thức xây dựng của một số đồng chí chưa cao, vai trò lãnh đạo của Ban giám hiệu đối với đội ngũ bị giảm sút. Dẫn đến tư tưởng chán nản không tin vào ban giám hiệu, làm ảnh hưởng không tốt đối với nhà trường. Tạo không khí sư phạm nặng nề.
Các giải pháp
Thực hiện đúng chức năng, vai trò của Hiệu trưởng trong công tác quản lý.
Vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng tập thể sư phạm trong trường học. Xác định mục tiêu, có thể nói một cách tổng quát là xây dựng đảm bảo, không ngừng nâng cao chất lượng đồng bộ về cơ cấu, phải xây dựng đội ngũ đoàn kết nhất trí, trên cơ sở sự thống nhất các mục tiêu các chương trình hành động cho mọi thành viên phấn khởi thi đua dạy tốt, tự nguyện phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu đó. Vì vậy khi đưa ra quyết định cho giáo viên thì người hiệu trưởng phải quan hệ với giáo viên để xem thử những yêu cầu, công tác đề ra với giáo viên thì tính đến khả năng của họ. Những yêu cầu cao gây ra phản đối, thì phải điều chỉnh. Cho nên quan hệ với giáo viên để nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu của họ để quyết định đúng.
Cần phải theo dõi và phân bố đều nhiệm vụ công tác xã hội trong giáo viên. Tạo sự công bằng, trách nhiệm cụ thể, không nặng cho người này, nhẹ người kia. trường hợp khi giao nhiệm vụ cho giáo viên theo khả năng và năng lực cho nên có thể giao ít hơn. Song phải được thông qua rõ ràng cho tập thể được tập thể công nhận.
Người hiệu trưởng khi đánh giá giáo viên chỉ dựa vào công việc của họ trên cơ sở những quan sát của mình. Không đựơc nhận định họ, tin vào những lời đồn đại mà chưa được xác định. Trong đánh giá nhận xét tốt nhất là nhận xét những thành công của giáo viên trước đồng nghiệp, phê bình giáo viên thì trao đổi riêng. Còn công khai phê bình giáo viên chỉ hợp lý khi giáo viên tái phạm khuyết điểm nhiều lần hoặc không nghe ý kiến nhận xét. đặc biệt hiệu trưởng không được khiển trách giáo viên trước học sinh và phụ huynh học sinh. Trong quá trình kiểm tra giáo viên cần tìm ra mặt tích cực của họ ngay cả người yếu kém nhất. Chính sự đồng tình, thiện chí nó là phương tiện có hiệu lực nhất để động viên mọi người lao động có tinh thần sáng tạo.
Hiệu trưởng cần đối xử như nhau với mọi thành viên trong tập thể. Hiệu trưởng không được thể hiện tình cảm cá nhân trong quan hệ công tác, nếu có sự tồn tại của những người được hiệu trưởng ưa thích và những người không ưa thích thì hiệu trưởng không có khả năng lãnh đạo tập thể đi theo hướng chỉ đạo của mình. Cái quan tâm bậc nhất hàng ngày của người hiệu trưởng là tạo ra được không khí hào hứng, phấn khởi gắn bó giáo viên trong nhà trường. Hiệu trưởng là người đóng góp chính, duy trì vào tâm trạng lạc quan tập thể. Người hiệu trưởng ngay lúc gặp khó khăn nhất cũng không được bối rối, không làm ngừng việc phấn đấu đặt ra cho tập thể.
Quan hệ đối với công việc: Kết quả công tác nhà trường phụ thuộc rất lớn vào quyết định kịp thời của hiệu trưởng vì vậy trong các quyết định nêu rõ mục tiêu, quyết định nhiệm vụ cụ thể. Hiệu trưởng nên chỉ có quyết định những vấn đề có tính nguyên tắc, liên quan đến công tác của tập thể. Còn những vấn đề khác thì phó hiệu trưởng có thể quyết định được. Hiệu trưởng không cần. Hiệu trưởng không nên ra quyết định trong trạng thái bực bội, việc thực hiện có kết quả các
quyết định của hiệu trưởng phụ thuộc rất nhiều vào uy tín đòi hỏi cao của lãnh đạo và phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo biết phân công, phân nhiệm, ra mệnh lệnh kiểm tra thưởng phạt dựa vào sức mạnh tổng hợp.
Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết
Xác định mục tiêu phấn đấu hàng năm của nhà trường:
Cũng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Căn cứ vào điều lệ trường THPT và các văn bản cụ thể. Hiệu trưởng nhà trường với tư cách người có trách nhiệm cao nhất ở trong nhà trường. Có trách nhiệm cũng cố hoàn thiện tổ chức. Các tổ chuyên môn. Từng bước hoàn thiện nội dung công tác.
Tổ chức một cách hợp lý khoa học nhất của người giáo viên, lao động của nhà giáo, của các thành viên căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chung của nhà trường. Khả năng của cán bộ và điều kiện thực hiện, để bố trí phân công giảng dạy tạo được hiệu quả.
Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường kỷ luật đi đôi với tự giác. Kết hợp với Công đoàn xây dựng các cuộc vận động lớn của ngành “Dân chủ kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”.
Coi trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách toàn diện xem đó là công tác trọng tâm của mình, chú ý bồi dưỡng cả về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Thi đua vừa là một biện pháp vừa là một nội dung cụ thể hoá tiêu chí thi đua gắn với chất lượng của đào tạo, gắn với Đoàn thanh niên và Công đoàn. Tạo ra động lực trong nhà trường. Xây dựng tốt quy chế dân chủ trong trường học đánh giá khách quan công bằng.
Một số biện pháp trước mắt
Quản lý tập thể sư phạm nhà trường phải tuân thủ và bằng các biện pháp hành chính chuẩn mực, nghiêm túc và nề nếp. Người hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản pháp qui để cụ thể hoá bằng văn bản nội bộ bằng nội qui trường học, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của trường để tổ chức thực hiện giao tiếp ăn mặc.
Quản lý bằng thi đua, bám sát nhiệm vụ để xây dựng chuẩn mực, nội dung thi đua, tạo ý thức phấn đấu của tập thể.
Xây dựng truyền thống tốt đẹp của nhà trường, biết khơi dậy nguồn tự hào, sự trưởng thành của nhà trường, để nung nấu ý chí, niềm tự hào về sự trưởng
thành phát triển đi lên của nhà trường tạo ra ý thức xây dựng vun đắp của mỗi cán bộ giáo viên, học sinh qua nhiều thế hệ.
Không ngừng nâng cao bồi dưỡng trình độ năng lực quản lý để nâng cao và hoàn thiện đội ngũ quản lý của nhà trường.
PHẦN KẾT LUẬN
Kết quả đạt được
Nội bộ tập thể nhà trường đã có sự đoàn kết nhất trí, không có hiện tượng bè phái, mọi người trong tập thể đã có tình cảm, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức trách nhiệm và phấn đấu cao. Đã xoá được những mặc cảm mất đoàn kết trong nội bộ, tạo được niềm tin trong tập thể đối với lãnh đạo nhà trường, khơi dậy được ý thức xây dựng trường lớp, phát huy được trí sáng tạo, sự mất đoàn kết, hiểu lầm được cởi mở và quan hệ với nhau trong sáng hơn, lành mạnh hơn. Không e dè, cảnh giác. Không khí dân chủ được mở rộng và thoải mái, nề nếp kỷ cương trường học được giữ vững, đảm bảo. Mọi người làm việc có một không khí hào hứng hơn.
Chất lượng giáo dục đào tạo có bước chuyển biến tốt, đạt hiệu quả cao đó là trường giữ vững phổ cập giáo dục THCS. Chất lượng năm học 2012 - 2013 có em đạt giải thi học sinh giỏi các cấp, 07 giáo viên giỏi cấp cơ sở trở, 06 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp Tỉnh. Các năm học trường đã thực hiện được việc dạy học bằng giáo án điện tử, nối mạng internet, quản lý hoạt động dạy, học của nhà trường bằng phần mềm của công ty tin học nhà trường, năm 2013 trang bị thêm hệ thống camera để quản lý việc dạy học nên chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo trong trường càng ngày càng tốt hơn. Học sinh học càng ngày càng tốt hơn và có sự thu hút rất lớn đối với học sinh trong vùng xin về học tại trường.
Phong trào thi đua được đẩy mạnh, từ chỗ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở được ít. Thì đến nay đã có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Số lượng đăng ký ngày càng tăng, ý thức thi đua cao không khí phấn khởi như tham gia dạy giỏi cấp thành phố có 7 cô tham gia đều đạt giải, 06 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp Tỉnh, trong đó 03 giải Nhì, 01 giải ba và 01 giải khuyến khích.
Bộ mặt khuôn viên của trường thay đổi cơ sở vật chất của trường hàng năm được tăng trưởng học sinh hưởng thụ các thiết bị hiện đại và được học các môn chuyên biệt có chất lượng như tin học. Môi trường của nhà trường đảm bảo “Xanh- sạch-đẹp” trường chuẩn bị xây 4 phòng học bộ môn hai tầng để phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia lần 2 vào năm nay.
Ý nghĩa của đề tài
Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất là có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo của một nhà trường. Đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Một trong những yếu tố quan trọng là chất lượng đội ngũ. Đội ngũ đoàn kết nhất trí thì ý thức phấn đấu vươn lên càng cao điều đó tạo điều kiện tiền đề cho nhiều giáo viên có khả năng đủ điều kiện để học lên đạt trình độ trên chuẩn. Vấn đề có tính quyết định là chất lượng và tính đồng bộ của đội ngũ.
Tập thể đội ngũ đoàn kết thống nhất sẽ tạo ra sức mạnh lớn vượt qua mọi được khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, tạo tình cảm gắn bó, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm, mọi người có ý thức thi đua, làm việc tự giác cao, mọi công việc đều suôn sẽ, làm cho mọi thành viên thêm quí mến yêu trường, yêu lớp, có ý thức xây dựng trường học. Như Bác Hồ đã nói: “Đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”.
Tập thể đoàn kết thương yêu gắn bó sẽ tạo được niềm tin lớn đối với nhân dân địa phương và sẽ là địa chỉ tin cậy để phụ huynh yên tâm khi gửi con em mình vào học, được sự dạy dỗ chăm sóc của một tập thể sư phạm như thế.
Bài học kinh nghiệm
Nếu đội ngũ, tập thể sư phạm nhà trường mất đoàn kết thì chất lượng giáo dục không cao nó sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả đào tạo.
Xây dựng được tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất thì sẽ tạo ra được sức mạnh lớn và mọi việc dù to hoặc nhỏ đều làm được. Tạo được niềm tin cho nhân dân.
Tạo được phong trào thi đua tốt trong tập thể để mọi người có chung một mục đích hướng đến mục tiêu và hoàn thành mục tiêu đề ra.
Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất phải chú trọng đến quy chế dân chủ và vai trò của người hiệu trưởng, không gia trưởng, độc đoán xa rời quần chúng. Phải công minh, công bằng.
Biết phát huy sức mạnh của từng thành viên, sự phối hợp chặt chẽ tôn trọng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Biết động viên khen thưởng kịp thời.
Biết thương yêu giúp đỡ khi khó khăn, quan tâm đúng mức đến đời sống tinh thần lẫn vật chất.
Kiến nghị và đề xuất.
Về giáo viên và cán bộ quản lý: Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của ta hiện nay được đánh giá vừa yếu lại không đồng bộ nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học cần có giải pháp từ nhiều phía lấy việc đào tạo lại và bồi dưỡng là giải pháp chính. Đồng thời đề nghị Bộ, Sở phải xây dựng một chương trình bồi dưỡng gắn liền với nhiệm vụ chuẩn hoá giáo viên. Đặc biệt chú ý đào tạo một cách đồng bộ các loại hình giáo viên chuyên biệt. Để phục vụ giáo dục toàn diện. Cải tiến việc đào tạo giáo viên theo chuẩn và trên chuẩn để giáo viên có đủ khả năng đáp ứng với cải cách nội dung phương pháp theo yêu cầu. Tiến hành đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính cho đội ngũ cán bộ quản lý.
Về ngân sách: Đề nghị nhà nước nghiên cứu mức chi cho giáo dục vì 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_nguoi_hieu_truong_trong_vi.docx