Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1. Về nội dung sáng kiến:

7.1.1. Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo kiểu truyền thống nói chung và

thực trạng của việc dạy học Ngữ văn hiện nay

Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc

được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Phương pháp dạy

học này lấy người thầy là trung tâm, thầy là người thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri

thức” sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Giáo án dạy theo

phương pháp truyền thống được thiết kế theo chiều dọc từ trên xuống. Với phương

pháp này, kiến thức chuyển tải đến học sinh có tính hệ thống và lôgic cao. Tuy nhiên,

học sinh là người thụ động tiếp thu kiến thức, giờ học dễ trở nên đơn điệu, buồn tẻ,

không phát huy được tính sáng tạo và khả năng thực hành của học sinh.

Có thể nhận thấy, dưới sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, niềm yêu

thích dành cho môn Văn của học sinh hiện nay ngày càng có chiều hướng suy giảm.

Học sinh học tập với tâm lý khá thực dụng học gì thì nấy phần nào chưa nhận thấy

được một chức năng vô cùng quan trọng của văn chương là bồi đắp tâm hồn, rèn kĩ

năng giao tiếp, để tạo lập văn bản, trau dồi vốn sống và nhân cách con người. Hơn

thế, tất cả các môn đều thi theo hình thức trắc nghiệm, riêng môn Văn thi theo hình

thức tự luận vừa không có điều kiện hỗ trợ rèn kĩ năng viết bài vừa rất dễ gây tâm lí

“áp lực” cho học sinh. Vì thế, cách dạy thụ động, truyền tải theo hướng một chiều

không phù hợp với sự nhạy bén của học sinh và yêu cầu của xã hội.

pdf 33 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 722Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thơ Ông đồ 
của Vũ Đình Liên. 
- Giáo viên đặt câu hỏi: 
+ Em có nhận ra bài thơ này 
không? Đó là bài thơ nào, 
của ai? 
+ Bài thơ đó nói về điều gì? 
- Giáo viên dẫn vào bài mới: 
Từ đầu thế kỉ XX, Tây học 
du nhập vào Việt Nam, nền 
văn hóa Hán học ngày càng 
suy vi, những thú vui tao 
nhã, những nét đẹp văn hóa 
dần bị mai một. Cùng với 
Vũ Đình Liên và nhiều nhà 
văn khác, Nguyễn Tuân tiếc 
nuối về những vẻ đẹp của 
một thời đã qua nay chỉ còn 
vang bóng. Chữ người tử tù 
là một tác phẩm tiêu biểu 
viết về vẻ đẹp của nghệ 
- Học sinh trả lời được: 
+ Đó là bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. 
+ Bài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ đã bị xã hội bỏ 
quên và dần vắng bóng với niềm ngậm ngùi, day dứt 
của tác giả Vũ Đình Liên về cảnh cũ, người xưa. 
- Học sinh nhận diện được nội dung trọng tâm của bài 
học. 
12 
thuật thư pháp. 
II. Hình thành kiến thức 
mới 
Sử dụng phương pháp 
đóng vai 
Thực hiện một cuộc trao đổi 
giữa phóng viên và tác giả 
trong chương trình Nhà văn 
và độc giả. 
Trước khi thực hiện, giáo 
viên viết các yêu cầu lên 
bảng, yêu cầu HS hoàn thiện 
các nội dung đó trong khi 
theo dõi cuộc đối thoại. Một 
HS khác lên hoàn thiện trên 
bảng. 
Nội dung yêu cầu: 
 Bút danh 
 Quê 
 Gia đình 
 Các giai đoạn sáng tác 
 Thành công 
 Phong cách 
 Tác phẩm chính 
Sau khi hoàn thiện, giáo 
viên chốt kiến thức. 
Giới thiệu về Vang bóng 
một thời 
- Gồm 11 truyện ngắn viết 
về một thời đã xa nay chỉ 
còn vang bóng. 
- Nhân vật chính: Phần lớn 
là nho sĩ cuối mùa - những 
con người tài hoa, bất đắc 
chí, dùng cái tôi tài hoa 
ngông nghênh và thiên 
lương để đối lập với xã hội 
phàm tục. 
Trong tác phẩm, Nguyễn 
Tuân đã xây dựng được tình 
huống nào? Tình huống đó 
I. Tiểu dẫn 
1. Tác giả (1910 – 1987) 
- Nhiều bút danh: Thanh Hà, Ngô Nhất Lang, Ngột 
Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc. 
- Quê: Hà Nội. 
- Gia đình: nhà nho khi Hán học đã suy tàn. 
- Giai đoạn sáng tác: 
 + Trước Cách mạng tháng Tám: nhà văn lãng mạn. 
 + Sau Cách mạng tháng Tám: nhà văn cách mạng. 
- Quan điểm sáng tác: Nguyễn Tuân là người suốt đời 
đi tìm và khám phá cái đẹp. 
- Thành công: 
 + Thể loại: Truyện ngắn 
 Tùy bút, bút ký- ông vua của thể tùy bút. 
 + Ngôn ngữ: làm giàu vốn ngôn ngữ dân tộc – 
người thợ kim hoàn của chữ. 
- Phong cách tài hoa, độc đáo. 
- Những tác phẩm chính: SGK Tr. 107 
2. Văn bản 
- Vị trí: Rút trong tập Vang bóng một thời (1940)- tác 
phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân, là một văn 
phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ (Vũ Ngọc Phan). 
- Tên ban đầu: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp 
chí Tao đàn. 
=> Tác phẩm xuất sắc nhất trong Vang bóng một thời. 
II. Đọc- hiểu 
1. Tình huống truyện: 
- Cuộc gặp gỡ khác thường: 
 + Ở chốn ngục tù. 
 + Chỉ còn ít ngày nữa là Huấn Cao ra pháp trường 
chịu án tử hình. 
13 
có gì đặc biệt (thời gian, 
không gian và đặc điểm của 
con người)? 
? Em thường nhìn thấy các 
kiểu viết chữ nho ở đâu? Có 
hình dáng như thế nào? 
“Chữ” ở đây là chữ Hán – 
thứ chữ khối vuông, được 
viết bằng bút lông, vừa có 
tính chất tạo hình vừa ít 
nhiều mang dấu ấn cá tính, 
nhân cách người viết. Người 
viết chữ đẹp được coi là 
nghệ sĩ và viết chữ được 
xem là một hành vi sáng tạo 
nghệ thuật, một hoạt động 
sản sinh cái đẹp. Bộ môn 
nghệ thuật ấy được gọi là 
thư pháp. 
=> Thú chơi đài các, thanh 
tao, lịch sự của những người 
có văn hoá và khiếu thẩm 
mĩ, thường diễn ra ở thư 
phòng sang trọng. 
Giáo viên trình chiếu hình 
ảnh về thư pháp để giúp học 
sinh cảm nhận rõ hơn. 
? Qua phần đọc văn bản, 
đọc Tiểu dẫn, em nhận thấy 
nhân vật Huấn Cao mang 
những vẻ đẹp nào? 
Giáo viên định hướng theo 
ba khía cạnh. 
Giáo viên chia lớp thành 6 
nhóm. Các nhóm thảo 
luận theo nội dung: 
- Huấn Cao có tài nào? 
- Tài đó được giới thiệu như 
thế nào? 
- Tìm những chi tiết trong 
tác phẩm nói về thái độ của 
thầy thơ lại và viên quản 
- Của hai con người khác thường 
+ Viên quản ngục đại diện cho triều đình phong kiến 
 Yêu cái đẹp 
+ Huấn Cao tử tù- chống lại triều đình phong kiến. 
 có tài viết chữ đẹp. 
 => Hai con người 2 vị thế đối lập nhau- kẻ thù. 
 đều yêu cái đẹp- tri âm, tri kỉ. 
=> Tình huống độc đáo, kịch tính góp phần thể hiện 
tính cách nhân vật và nét phong cách của nhà văn. 
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao 
a. Vẻ đẹp tài hoa 
- Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người 
có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp- nghệ sĩ trong 
nghệ thuật thư pháp. 
- Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. 
 Nói lên cái hoài bão tung 
hoành của một đời con người. 
=> Đẹp cả ở hình thức và nội dung của con chữ. 
- Thái độ của thầy thơ lại và viên quản ngục (vị thế 
XH- kẻ thù) trước cái tài của Huấn Cao: 
 + Thán phục: Thế ra y văn võ ... chà, chà! 
 + Tiếc: giả thử tôi là đao phủ....tiêng tiếc => đánh 
thức lương tri của những người vốn làm nghề tàn 
nhẫn. 
 + Kiêng nể: trái với phong tục...lòng kiêng nể ...quá 
rồi => Khi Huấn Cao xuất hiện, trật tự nhà tù phong 
14 
ngục trước cái tài của Huấn 
Cao. 
- Em nhận xét gì về tài năng 
của Huấn Cao? Qua đây em 
hiểu gì về quan niệm và tư 
tưởng nghệ thuật của 
Nguyễn Tuân? 
Đại diện một nhóm trình 
bày. 
Các nhóm khác bổ sung, 
phản biện hoàn thiện sản 
phẩm. 
Giáo viên đánh giá và chốt 
ý. 
kiến đã bị đảo lộn. 
 + Ao ước: có được chữ ông Huấn mà treo là có 
một báu vật trên đời. 
=> Tài năng của Huấn Cao hết sức khác thường, mang 
tính lí tưởng. 
- Quan niệm và tư tưởng nghệ thuật: 
 + Ngưỡng vọng người tài, tìm đến cái đẹp tuyệt vời. 
 + Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân 
tộc. 
 Tiết 41 (Đọc văn): CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ 
 (Nguyễn Tuân) 
Hoạt động của giáo viên và học 
sinh 
Nội dung cần đạt 
II. Hình thành kiến thức mới 
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. 
Các nhóm thảo luận theo nội dung: 
Tìm những chi tiết trong tác phẩm 
và phân tích để chứng minh vẻ đẹp 
khí phách của Huấn Cao? 
Gợi ý: 
- Vì sao ông phải chịu án tử hình? 
- Thái độ của ông khi đặt chân vào 
nhà ngục? 
- Cách cư xử đối với quản ngục? 
Đại diện một nhóm trình bày. 
Các nhóm khác bổ sung, phản biện 
hoàn thiện sản phẩm. 
b. Vẻ đẹp khí phách 
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa 
chống lại triều đình để tạo dựng một cuộc 
sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. 
- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục 
 + Trước câu nói của tên lính áp giải: 
không thèm để ý. 
 + Thản nhiên rũ rệp trên thang gông: Huấn 
Cao lạnh lùng  nâu đen. 
=> Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho uy 
vũ bất năng khuất (không chịu khuất phục 
trước quyền lực). 
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: Thản 
nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong 
cái hứng bình sinh => phong thái tự do, ung 
dung, xem nhẹ cái chết. 
- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt 
đến điều Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây => 
Không quy luỵ trước cường quyền đến cái 
15 
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. 
Các nhóm thảo luận theo nội dung: 
Tìm những chi tiết trong tác phẩm 
chứng tỏ vẻ đẹp thiên lương của 
Huấn Cao? 
(Sử dụng phiếu học tập) 
Gợi ý: 
? Là người có tài viết chữ đẹp 
nhưng Huấn Cao chỉ mới cho chữ 
cho những ai? Vì sao như vậy? 
? Tại sao Huấn Cao lại nhận lời cho 
chữ quản ngục? Điều đó nói lên vẻ 
đẹp nào trong con người ông? 
? Nêu cảm nhận về câu nói của 
Huấn Cao với quản ngục Thiếu chút 
nữa ta đã phụ mất một tấm long 
trong thiên hạ? 
? Trong cảnh cho chữ, việc Huấn 
Cao cảm nhận được mùi thơm của 
thoi mực cho em hiểu gì về con 
người nhân vật? 
? Huấn Cao đã khuyên viên quản 
ngục điều gì? Em cảm nhận được 
điều gì về quan điểm của nhân vật 
Huấn Cao? 
chết ta còn không sợ nữa là những trò tiểu 
nhân thị oai. 
=> Đó là khí phách của một người anh hùng. 
c. Vẻ đẹp thiên lương 
* Việc cho chữ: 
- Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép 
mình viết câu đối bao giờ. 
- Chỉ mới cho chữ ba người bạn thân. 
=> Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ 
những người tri kỉ. 
* Cách ứng xử với viên quản ngục 
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem 
y là kẻ tiểu nhân => đối xử coi thường, cao 
ngạo. 
- Khi biết tấm lòng biệt nhỡn liên tài và hiểu 
ra Sở thích cao quý của quản ngục, Huấn Cao 
nhận lời cho chữ => Chỉ cho chữ những 
người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. 
- Lời trách mình của Huấn Cao: Thiếu chút 
nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên 
hạ => Sự trân trọng đối với những người có 
sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. 
* Trong cảnh cho chữ 
- Vào cái giây phút mà cái chết đang đón đợi, 
Huấn Cao vẫn cảm nhận được mùi thơm của 
thoi mực, của tâm hồn con người. 
- Ông luôn hướng về người đang sống để 
cảm hóa và giáo dục. Ông khuyên viên quản 
ngục: 
 + Thay đổi chỗ ở để giữ thiên lương cho 
lành vững => cái đẹp, cái xấu không thể cùng 
tồn tại. 
 + Thay đổi nghề nghiệp rồi hãy nghĩ đến 
chuyện chơi chữ => yêu cái đẹp thì không 
thể làm điều xấu, điều ác. 
=> Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một 
thiên lương trong sáng. 
16 
? Em hãy rút ra quan điểm thẩm mĩ 
của Nguyễn Tuân? 
Học sinh làm việc theo cặp: 
? Tại sao tác giả lại đặt tên nhân vật 
là viên quản ngục? 
? Môi trường sống của ông ở nơi 
như thế nào? 
- Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải 
đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không 
thể tách rời nhau. 
=> Quan niệm thẩm mỹ tiến bộ. 
3. Nhân vật viên quản ngục 
a. Nghề nghiệp và hoàn cảnh sống 
- Sống chốn ngục tù, nơi người ta sống bằng 
tàn nhẫn, bằng lừa lọc => có thể làm người 
ta nhem nhuốc cả đời lương thiện. 
- Là người đứng đầu ngục tù- công cụ để 
thực thi tội ác cho triều đình phong kiến. 
=> Bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô 
bồ. 
Tiết 42 (Đọc văn): CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ 
 (Nguyễn Tuân) 
Hoạt động của giáo viên và học 
sinh 
Nội dung cần đạt 
II. Hình thành kiến thức mới 
Sử dụng phương pháp thảo luận 
nhóm, kĩ thuật mảnh ghép 
Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm 
Giáo viên giao cho mỗi nhóm một 
bộ câu hỏi, mỗi câu hỏi được ghi 
vào một mảnh ghép với các hình 
thù khác nhau được cắt ra từ một 
mảnh bìa hoặc từ một dạng hình 
nào đó. 
Mỗi học sinh nhận một mảnh ghép 
và thực hiện nhiệm vụ ghi trong 
đó. 
Cả nhóm ghép các mảnh ghép tạo 
thành một hình phù hợp và hiệu 
chỉnh câu trả lời của cả nhóm mình 
Đại diện một nhóm trình bày. 
Các nhóm khác bổ sung, phản biện 
hoàn thiện sản phẩm. 
b. Vẻ đẹp tâm hồn 
* Tấm lòng biệt nhỡn liên tài- yêu quý cái 
đẹp, trân trọng người tài. 
- Hướng về cái đẹp ở ngoài đời để biết được 
Huấn Cao là người viết chữ đẹp nổi tiếng. 
- Có sở nguyện cao quý một ngày kia được treo 
ở nhà riêng mình một đôi câu đối do ông Huấn 
Cao viết. 
- Tiêu chí nhìn người (thầy thơ lại): yêu tài hoa, 
trân trọng cái đẹp, kính mến khí phách, biết 
tiếc, biết trọng người có tài. 
- Thái độ, tâm trạng của viên quản ngục: 
 + Đăm chiêu nghĩ ngợi thao thức giữa đêm 
khuya, kín đáo nghĩ về một ngôi sao chính vị 
muốn từ biệt vũ trụ=> ngậm ngùi nuối tiếc. 
 + Nhìn Huấn Cao bằng ánh mắt “kiêng nể” 
khiến lính và ngay tử tù cũng ngạc nhiên. 
 + Chân thành, cung kính khi biệt đãi Huấn 
Cao để xin chữ và để cho ông Huấn đỡ cực 
(mến khí phách). 
17 
Giáo viên đánh giá kết quả làm 
việc của các nhóm theo thứ tự và 
chốt ý. 
Học sinh làm việc cá nhân: 
? Để xin được chữ, viên quản ngục 
đã làm những việc gì vượt qua 
quyền hạn, chức trách của mình? 
Học sinh làm việc cặp đôi: 
- Trước khi làm việc tại nhà tù, 
viên quản ngục là người như thế 
nào? 
- Sống trong hoàn cảnh đề lao, 
viên quản ngục có giữ được vẻ đẹp 
nào? 
- Tại sao trong cảnh cho chữ viên 
quản ngục lại khúm núm trước tử 
tù Huấn Cao? 
- Thái độ của viên quản ngục trước 
lời khuyên của Huấn Cao? 
- Em có hi vọng, tin tưởng điều gì 
qua câu nói của viên quản ngục kẻ 
mê muội này xin bái lĩnh? 
Liên hệ với cái cúi đầu trước cái 
đẹp của Cao Bá Quát: Nhất sinh đê 
thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ biết 
cúi đầu trước hoa mai) 
Giáo viên bình: Viên quản ngục là 
người sống hai vai, hai cuộc đời. 
Tất cả những đe nẹt, mánh khóe 
chỉ là tấm bình phong để giữ mình 
cho an toàn. Đến khi chỉ có một 
mình, ông lại trở về với vẻ đẹp của 
con người thực. 
Cho học sinh xem video cảnh cho 
chữ để học sinh thấy được đặc 
 + Nhún nhường “xin lĩnh ý” khi bị Huấn 
Cao đuổi khỏi phòng giam. 
 + Lo khi Huấn Cao bị hành hình mà không 
xin được chữ thì ân hận suốt đời. 
* Là người có bản lĩnh, không sợ cường 
quyền 
 + Dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch. 
 + Dám đảo lộn trật tự lao tù để biệt nhỡn, 
biệt đãi Huấn Cao, tôn trọng cái tài cái đẹp. 
 + Dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục. 
* Là người có thiên lương 
 + Biết đọc vỡ sách thánh hiền, là người 
lương thiện, tử tế. 
 + Có tính cách dịu dàng, lòng biết giá người. 
 + Khúm núm trước Huấn Cao - kính cẩn, 
nghiêng mình trước cái đẹp. 
 + Vái lạy Huấn Cao, nước mắt nghẹn ngào, 
kẻ mê muội này xin bái lĩnh => sự thức tỉnh, 
biết phục thiện. 
=> Quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen 
giữa một bản đàn mà nhạc luật của nó đều hỗn 
loạn, xô bồ. 
=> Quan điểm sáng tác: nhìn nhận con người ở 
phương diện tài hoa, nghệ sĩ. 
4. Cảnh cho chữ 
a. Là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có 
- Không gian: 
18 
điểm của cảnh cho chữ thông 
thường. 
Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. 
Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, 
giao cho mỗi nhóm một bộ câu 
hỏi. 
Mỗi học sinh trả lời một câu hỏi. 
Nếu thừa học sinh thì ghép vào trả 
lời cùng câu hỏi của một bạn trong 
nhóm. 
Cả nhóm ghép các câu trả lời vào 
một phiếu chung. 
Vẽ vòng tròn giữa giấy A0, ghi 
Cảnh cho chữ- một cảnh tượng xưa 
nay chưa từng có. Kẻ từ vòng tròn 
6 ô ứng với các câu hỏi. 
- Thời gian 
- Không gian 
- Tư thế của người cho chữ. 
- Tư thế của người xin chữ. 
- Lời nói của người cho chữ 
- Lời nói của người xin chữ. 
 Các đặc điểm trên trong cảnh cho 
chữ của Huấn Cao có gì khác với 
cảnh cho chữ thông thường? 
Đại diện một nhóm trình bày. 
Các nhóm khác bổ sung, phản biện 
hoàn thiện sản phẩm. 
Giáo viên đánh giá và chốt ý. 
Giáo viên bình: Trong cảnh cho 
chữ thông thường, người xin được 
chữ thì hả hê, sung sướng nhưng ở 
đây người xin được chữ lại nghẹn 
ngào xúc động. Đó là sự xúc động 
trước tài năng, tấm lòng và khí 
phách của Huấn Cao. 
 + Buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy 
mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. 
 + Bó đuốc sáng rực, mùi thơm của lụa, của 
mực. 
- Thời gian: Gần về sáng- đêm trước ngày 
Huấn Cao ra pháp trường để chịu án tử hình. 
- Người cho chữ và xin chữ: 
+ Tư thế: 
 Người cho chữ: Tử tù cổ đeo gông, chân 
vướng xiềng, mất quyền tự do >< uy nghi lồng 
lộng. 
 Người xin chữ: Tự do, có quyền hành >< 
Khúm núm 
+ Lời nói: 
 Huấn Cao: Tử tù- bị giáo dục>< khuyên 
viên quản ngục thay đổi chỗ ở và nghề nghiệp 
để giữ thiên lương. 
 Viên quản ngục- người giáo dục tù 
nhân>< Nghẹn ngào, xúc động, bái lĩnh tử tù. 
=> Sự đảo lộn ghê gớm trong vị thế của các 
nhân vật. 
b. Ý nghĩa tư tưởng 
- Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, tài 
năng và nhân cách. 
- Quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân 
 + Cái đẹp phải gắn liền với cái thiện. 
19 
Qua Huấn Cao thể hiện sự trân 
trọng những giá trị văn hóa cổ 
truyền; sự ngưỡng vọng với người 
anh hùng của đất nước. Cần xem 
Chữ người tử tù là một áng văn 
yêu nước. 
? Nội dung cơ bản của tác phẩm? 
? Những đặc sắc nghệ thuật của 
truyện? 
 + Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa. 
 + Cái đẹp là bất tử. 
- Lòng yêu nước thầm kín mà không kém phần 
sâu sắc. 
III. TỔNG KẾT 
1. Nội dung 
- Ca ngợi con người tài hoa, kiêu bạc. 
- Thể hiện quan niệm: CÁI ĐẸP luôn bất diệt 
và trân trọng truyền thống văn hoá của dân tộc. 
4. Đặc sắc về nghệ thuật 
- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc. 
- Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách 
nhân vật, tạo không khí cổ kính. 
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương 
phản. 
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo 
hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. 
III. Luyện tập 
Câu 1: Trong Đọc Tiểu Thanh kí 
của Nguyễn Du có đề cập đến hai 
nhân vật là Tiểu Thanh và chính 
tác giả? Em có thể so sánh hai 
nhân vật này với nhân vật Huấn 
Cao trong Chữ người tử tù? 
Câu 2: Cái vái lạy Huấn Cao của 
viên quản ngục khiến ta liên tưởng 
tới cái thẹn của Phạm Ngũ Lão 
trong Tỏ lòng. Em có thể nhận xét 
gì về chi tiết, hình ảnh này? 
Câu 3: So sánh cảnh cho chữ (Chữ 
người tử tù- Nguyễn Tuân) với 
cảnh đợi tàu (Hai đứa trẻ- Thạch 
Lam). 
Gợi ý câu trả lời 
Câu 1: 
Giống: Tiểu Thanh, Nguyễn Du đều là người 
có tài. 
Khác: Tiểu Thanh và Nguyễn Du không được 
trân trọng ở xã hội đương thời. Huấn Cao 
không chỉ được người đời mà còn ngay cả kẻ 
thù của mình cũng trân trọng. 
Câu 2: 
- Giống: đều thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ 
trước những người tài, người có nhân cách. 
- Khác: 
+ Phạm Ngũ Lão giống với Gia Cát Lượng ở 
tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước 
(cùng phía). 
+ Viên quản ngục lại trân trọng người đã từng 
là kẻ thù của mình. 
Câu 3: 
- Giống: 
20 
 + Xuất hiện ở cuối truyện, vào lúc đêm 
khuya, không gian hẹp, thể hiện tư tưởng nhà 
văn. 
 + Sử dụng bút pháp nghệ thuật tương phản 
đối lập gay gắt giữa ánh sáng và bóng tối. 
- Khác: 
 + Cảnh đợi tàu của chị em Liên diễn ra như 
một hoạt động thường nhật, một điệp khúc. 
 + Cảnh cho chữ của Huấn Cao chỉ diễn ra 
một lần vào đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao 
vào kinh lĩnh án tử hình. 
IV. Vận dụng, mở rộng 
Câu 1: Theo em, người tài có vai 
trò gì với đất nước? Nhà nước ta 
đã có những chính sách nào để 
trọng dụng người tài? Làm thế nào 
để có được cái tài và để cái tài 
được tỏa sáng? 
Câu 2: Em quan niệm như thế nào 
về cái đẹp? Em học được gì qua 
nhân vật viên quản ngục? 
Câu 3: Cuộc sống hiện đại ngày 
nay, những giá trị văn hóa truyền 
thống có còn được xem trọng? Suy 
nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ 
trong việc giữ gìn giữ gìn và phát 
huy những giá trị truyền thống ấy? 
Câu 1: Học sinh chia sẻ tự do 
Câu 2: 
- Học sinh chia sẻ quan điểm riêng của mình 
- Bài học: 
Dù rơi vào hoàn cảnh éo le nhưng luôn phải giữ 
mình trong sáng. 
Dù có lầm đường lạc lối, có sai lầm nhưng phải 
biết nhận ra và sửa chữa. 
Câu 3: Nêu được thực trạng những giá trị văn 
hóa truyền thống đang dần bị mai một. 
- Cần trân trọng hơn những vẻ đẹp truyền thống 
của dân tộc. 
- Đưa ra được một số giải pháp cụ thể để góp 
phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền 
thống của dân tộc (tuyên truyền, tổ chức những 
hoạt động nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa). 
7.1.4.2.2. Tổ chức dạy theo định hướng phát triển năng lực trên lớp 
7.1.4.2.2.1. Xác định mục tiêu 
 Ở bài học này, mục tiêu trọng tâm là học sinh cần cảm nhận được vẻ đẹp của 
hình tượng nhân vật Huấn Cao. Bên cạnh đó, cần hiểu được đặc điểm của nhân vật 
viên quản ngục và cảnh cho chữ- một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tất cả đều 
làm sáng tỏ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cùng với đó, học sinh cần hiểu 
và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện như tình huống truyện độc đáo, nghệ 
thuật tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình. 
Qua bài học, giáo viên còn giúp học sinh phát triển được những năng lực chung và 
năng lực chuyên biệt của môn ngữ văn. 
21 
7.1.4.2.2.2. Giao nhiệm vụ 
 Trong quá trình thực hiện dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn 
Tuân, giáo viên cần phân lớp ra thành các cặp, các nhóm và giao việc cho từng cặp, 
nhóm chuẩn bị. Khi giao việc cho học sinh điều quan trọng nhất là giáo viên phải mô 
tả cụ thể về sản phẩm đầu ra, thời gian trình bày trước lớp tránh tình trạng người dạy 
không kiểm soát được phần trình bày của học sinh sẽ cháy giáo án. Nên giao cho các 
nhóm cùng một nhiệm vụ cụ thể để học sinh đều được tìm hiểu và hoàn thiện được 
nội dung theo yêu cầu. Khi sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, giáo viên cần chú ý lựa chọn 
nhóm câu hỏi có tính tương đương để mỗi học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ của 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_va_ki_thuat_day_h.pdf