Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5 - 6 tuổi

PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ

Cho dù chúng ta học trong nhà trường và ngoài xã hội có nhiều đến đâu

thì những điều ta biết vẫn là bé nhỏ so với biển trời kiến thức mà nhân loại đã có

được và chưa có được. Chính vì thế mà nhà bác học nổi tiếng I.Newton đã phát

biểu thật đúng rằng: “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều

chúng ta không biết là cả một đại dương”. Hay Lenin cũng đã nói: “Học, học

nữa, học mãi”. Tinh thần tự học tập và tự hoàn thiện mình không ngừng rất cần

thiết đối với mỗi người và càng quan trọng, cần thiết hơn khi là một thầy giáo,

cô giáo để đem những hiểu biết của mình truyền đạt lại, khơi gợi hay hướng cho

học sinh của mình tự tìm tòi khám phá thế giới bao la.

Là một giáo viên mần non, người đặt viên gạch đầu tiên cho tri thức, nhân

cách của trẻ, tôi càng hiểu rõ sự quan trọng của việc học tập, tìm tòi nghiên cứu

mở mang kiến thức bản thân để đưa những phương pháp mới, hình thức mới để

giáo dục trẻ, khơi gợi ở trẻ những tố chất tiềm năng để trẻ phát triển một cách

toàn diện nhất. Qua tìm tòi, học hỏi tôi đã nhận thấy một phương pháp giáo dục

hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay đó là “Phương pháp Montessori”.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 4220Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển trí tuệ, đó thực sự là 1 mô hình gia đình thu nhỏ dành cho trẻ. Ví dụ: 
Bát, thìa, xoong nồi, đĩa, chảo, ấm ước, cốc, chén, bàn ghế, chổi, hót rác 
Những đồ dùng này phải nhẹ, dễ dàng dịch chuyển, nên sơn màu nhạt, để trẻ có 
thể dùng nước và xà phòng rửa sạch. 
 Thiết kế trong lớp học Montessori không tạo ra bất kỳ hạn chế nào, bởi tất 
cả mọi việc do trẻ tự làm, trẻ tự dọn dẹp phòng, góc, đồ dùng các góc, sắp xếp 
lại gọn gàng. Từ việc tự tay lau chùi sạch sẽ sáng bóng đồ dụng, giáo cụ hàng 
ngày, đứng ngắm, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về thành quả lao động mà trẻ đã tốn 
công sức mới có được. Trẻ biết yêu quý, giữ gìn môi trường lớp học củ mình 
như tài sản của bản thân và cũng qua mỗi lần don dẹp sau khi trẻ học xong cũng 
nhớ được phải sắp lại đồ dùng như thế nào trước khi cất đi chuyển sang hoạt 
động khác. 
Theo phương pháp Montessori thì học cụ giữ vai trò quan trọng trong quá 
trình lĩnh hội kiến thức của trẻ nên đồ dùng học tập của trẻ phải có độ chính xác 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 10/30 
cao. Ví dụ các khối, hình phải chuẩn các góc cạnh, mầu sắc rõ ràng, lô tô, tranh 
ảnh thật mắt. 
Trước khi cho trẻ thực hiện phương pháp Montessori thì phải rèn cho trẻ 
nề nếp gọn gàng và tự giác trong các hoạt động. Trẻ muốn thực hiện bài tập nào 
thì tự động đi lấy đồ dùng của mình, sau khi thực hiện xong bài tập nhẹ nhàng 
cất đồ dùng vào trong hộp y như lúc ban đầu và cất lại về vị trí của nó. Trẻ tự 
chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt 
động khác. 
 Trẻ phải học cách tôn trọng mình và tôn trọng mọi người xung quanh, tôn 
trọng không gian riêng tư của người khác. 
2 . Biện pháp 2: Lựa chọn các bài tập Montessori phù hợp với các góc chơi. 
 Montessori có rất nhiều các bài tập đa dạng, phong phú, và rộng khắp tất 
cả các lĩnh vực. Các bài tập Montessori được thiết kế từ dễ đến khó, từ đơn giản 
đến phức tạp, dựa vào khả năng của trẻ mà cô đưa ra các bài tập phù hợp với 
kiến thức, kỹ năng của trẻ. Bởi vậy việc lựa trọn các bài tập sao cho vừa phù hợp 
với kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục, phù hợp với chủ đề chơi, 
góc chơi vừa hợp với khả năng của trẻ là một việc hết sức cần thiết. Tôi đã ứng 
dụng một số bài tập Montessori đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả rất cao cho 
trẻ: 
2.1. Góc học tập Toán, chữ cái: 
2.1.1 Bài tập với Số và hạt: 
Trẻ nhận ra các chữ số từ 1- 10 và vị trí các số trong dãy số tự nhiên, so 
sánh các số lượng với nhau, nhận ra các số chẵn, số lẻ. Biết mỗi số hơn nhau 1 
đơn vị, luyện đếm từ 1-10, 10- 1 
 - Chuẩn bị: Thẻ số từ 1-10, các hạt màu hoặc cúc áo, đá màu 
- Yêu cầu: Thực hiện các thao tác theo đúng quy trình. 
- Cách thực hiện: 
* Bài tập 1: Trẻ xếp các hàng hạt màu theo số lượng tăng dần, đếm và đặt 
thẻ số tương ứng với mỗi hàng màu (Hình 2a). Quan sát tháp màu để thấy được 
số lượng hạt tăng dần, số càng lớn, hạt càng nhiều, so sánh các số qua số lượng 
hạt màu. 
* Bài tập 2: Trẻ thẻ số theo thứ tự tăng dần (Hình 2b), xếp các hạt màu 
tương ứng. 
Tuy bài tập này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng trong quá trình trẻ thực 
hiện lặp lại nhiều lần trẻ sẽ phải lĩnh hội được thứ tự của các chữ số trong dãy 
số, số đứng liền trước, số đứng liền sau, số đứng trước, số đứng sau và số lượng 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 11/30 
hạt tương ứng với mỗi số. Số nhỏ thì thì ít hạt (đối tượng) hơn số lớn, 2 số đứng 
liền nhau ít hơn hoặc nhiều hơn nhau 1 hạt (1 đối tượng) 
 * Bài tập 3: Đặt hạt mầu duới thẻ số thành 2 hàng (hình 2c). Xếp thẳng 
hàng dọc và hàng ngang. hạt mầu nào lẻ ra thì đặt ở giữa 2 hàng. 
 Sau đó đặt ngón tay trỏ ở phía dưới giữa thẻ số, kéo dọc xuống (giữa 2 
hàng hạt mầu) từng số một, gạt hạt mầu dư xuống phía dưới (Hình 2d). Lần 2, 
đẩy ngón tay trỏ từ phía dưới (giữa 2 hàng hạt mầu) những số không có hạt mầu 
dư ra đi lên, đẩy thẻ số lên trên (Hình 2e). 
Bài tập này trẻ sẽ nhận ra được các số lẻ, số chẵn, các số chẵn lẻ xen kẽ 
nhau, 2 số lẻ liền nhau nhiều hơn hoặc ít hơn nhau 2 hạt màu (2 đối tượng), 2 số 
chẵn liền nhau nhiều hơn hoặc ít hơn nhau 2 hạt màu (2 đối tượng) 
Hình 2c: Xếp đôi một 
Hình 2d: Đẩy hạt lẻ, nhận ra số Hình 2e: Đẩy số,nhận ra số chẵn 
Hình 2b: Xếp hạt theo số 
Hình 2a: Xếp hạt hình tháp, 
đếm,đặt thẻ số tương ứng 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 12/30 
2.1.2. Bài tập với gậy và số: 
Trẻ nhận ra các chữ số từ 1- 10, so sánh các số lượng với nhau, nhận ra 
các số chẵn, số lẻ. Biết mỗi số hơn nhau 1 đơn vị, luyện đếm từ 1-10 qua đếm 
các đốt gậy. Rèn sự ước lượng bằng mắt cho trẻ, xếp theo thứ tự tăng dần hoặc 
giảm dần. Thêm bớt trong phạm vi 10. 
- Chuẩn bị: Thẻ số từ 1-10, 10 gậy có các đốt từ 1- 10. 
- Cách thực hiện: 
* Bài tập 1: Xếp gậy theo thứ tự từ 1- 10 đặt thẻ số. Xếp theo thứ tự 
giảm dần từ 10-1  đặt thẻ số (Hình 3a) 
* Bài tập 2: Dấu một gậy bất kỳ, yêu cầu trẻ nhận ra chiếc gậy thiếu đó là 
gậy số mấy. Hoặc tráo đổi vị trí của các số và gậy, yêu cầu trẻ sắp xếp lại (Hình 
3c) 
* Bài tập 3: Thao tác với gậy để thêm bớt trong phạm vi 10. 
Đặt gậy số 10 và thẻ số ra. Đặt gậy số 9 và thẻ số ra hàng thứ 2, đặt gậy số 
1 trồng tiếp vào gậy số 9, đặt thẻ số 1(Hình 3d). Tương tự như vậy với cặp gậy 
số 8 và 2, 7và 3, 4 và 6. Gậy số 5 bằng nửa các cặp gậy trước 
Chuyển gậy và thẻ số 4 ở cột có cặp số 6 và 4 xuống 10 bớt 4 còn 6. 
Tương tự thao tác với các cặp số khác. 
2.1.3. Tri giác chữ số, chữ cái: 
Hình 3a: Bài tập với số và gậy Hình 3b: Bài tập với số và gậy 
Hình 3c: Bài tập với số và gậy Hình 3d: Bài tập với số và gậy 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 13/30 
Nhận dạng chữ số, chữ cái. Trẻ cảm nhận được đường nét của chữ cái, 
chữ số. Hoạt động này lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ giúp in trong trí não trẻ về 
hình dạng của chữ cái, chữ số. 
Trẻ phát triển xúc giác khi sờ vào chữ và số với nhiều chất liệu khác nhau. 
Phát âm chuẩn các chữ cái, chữ số đó. 
Hình 4: Tri giác số, chữ cái 
- Chuẩn bị: Các thẻ chữ cái, chữ số làm bằng giấy giáp, cúc áo, hột hạt 
cắt theo hình dạng các chữ cái và dán chồng lên các chữ trên thẻ. Hoặc có thể 
làm 1 hộp gồm 2 ngăn: bên phải là ngăn để thẻ chữ cái nổi, có dấu mũi tên chỉ 
hướng viết. Bên phải là ngăn đựng cát hoặc khay cát 
- Yêu cầu: Cảm nhận bằng ngón tay khi sờ các chữ cái, chữ số, nói đúng 
được chữ đó, viết lại được chữ cái, chữ số vừa sờ lên cát. 
- Cách thực hiện: 
* Bài tập 1: Trẻ lấy thẻ ra khỏi hộp. Trẻ dùng 2 ngón tay dò theo nét chữ 
nổi có sẵn, đọc chữ cái (chữ số) vừa sờ. Dùng ngón tay trỏ vẽ vào cát để tạo lại 
chữ (tạo số) đó. Sau khi chơi xong cất lại chỗ cũ. (hình 4). 
* Bài tập 2: Bịt mắt trẻ, cho trẻ sờ số và đoán chữ số vừa sờ. 
* Bài tập 3: Bịt mắt trẻ, cho trẻ sờ chữ số, sau đó cho trẻ viết lại chữ số đã 
sờ lên cát. 
2.1.4. Bài tập với các khối gỗ dày –mỏng : 
- Rèn trẻ sự tập trung chú ý, sự ghi nhớ có chủ đích; nhớ được vị trí các 
khối mình vừa đặt để sắp xếp lại các khối từ dày đến mỏng. Rèn sự kiên trì nhẫn 
lại. 
 - Chuẩn bị: 1 tấm thảm, 10 khối gỗ có độ dày mỏng khác nhau. 
- Cách hướng dẫn: Làm mẫu cho trẻ xem, không giải thích. 
+ Trước tiên cô nhẹ nhàng trải tấm thảm xuống nền. 
+ Lấy các khối gỗ từ trên tủ đồ dùng xuống thảm, từ từ chậm dãi đặt các 
khối xuống thảm không theo thứ tự từ dày đến mỏng mà sáo trộn vị trí các khối, 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 14/30 
mỗi lần lấy và đặt khối gỗ nhìn lại chỗ mình vừa đặt để nhớ được vị trí các khối 
gỗ đó ( hình 5 a). 
+ Sau khi lấy hết các khối gỗ xuống, chọn khối đầu tiên đặt xuống thảm 
đặt lên phía trên. Nhìn vị trí các khối gỗ còn lại để nhớ lại vị trí đặt khối gỗ thứ 2 
ở đâu, lấy khối thứ 2 đặt lên trên, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết 10 khối gỗ 
(hình 5 b, c). 
Hình 5. Bài tập với độ dày của khối gỗ 
+ Dùng khối gỗ thứ 10 đặt chồng lên thanh gỗ thứ 9, dùng 2 ngón tay trỏ 
miết mép khối gỗ thứ 8 và thứ 10 từ giữa sang 2 bên để thấy khối gỗ thứ 8 dầy 
bằng khối gỗ thứ 9 và thứ 10 (trồng lên). Tương tự lại chồng khối thứ 10 lên 
khối tiếp theo và lặp lại các thao tác miết cho đến hết các khối gỗ (hình 5d). 
+ Cất lần lượt các khối gỗ về vị trí ban đầu trên tủ đồ dùng. 
Khi thực hiện các bài tập nếu không đạt yêu cầu trẻ phải thực hiện lại từ 
đầu, trẻ có thể thực hiện bài tập khác nếu muốn nhưng khi quay lại bài tập này 
thì phải thực hiện lại cho đến khi đạt yêu cầu mới 
được chuyển lên mức độ cao hơn, mức độ khó hơn. 
Sau khi trẻ thực hiện xong hoạt động cô mới gợi ý 
cho trẻ kiểm tra lại kết quả để trẻ tự khám phá ra cái 
sai và tự sửa sai qua tiếp xúc với học cụ. 
`2.1.5. Bài tập với các hình và khối : 
Trẻ cảm nhận được hình dạng qua sự di 
chuyển của ngón tay – phát triển xúc giác. Nhận biết 
hình dạng và phát triển vốn từ . Ghép đúng hình 
dạng, hoàn tất hoạt động, rèn tính ngăn nắp và tôn 
trọng đồ dùng. Hình 6 : Sờ khối 
Hình 5c Hình 5d 
Hình 5a Hình 5b 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 15/30 
- Chuẩn bị: Các hình làm bằng bìa cứng có mầu sắc và kích cỡ khác nhau, 
các khối. 
- Yêu cầu: Gọi tên đúng các hình khối. Thực hiện các thao tác theo đúng 
quy trình. 
- Cách thực hiện: 
* Bài tập 1: Dùng tay miết theo đường cong (hình tròn, khối cầu), miết 
theo các cạnh của khối, gọi tên các hình khối, rồi cất vào hộp, đặt lên tủ, kệ. 
* Bài tập 2 : Bịt mắt lại, dùng tay miết theo đường cong (hình tròn, khối 
cầu), miết theo các cạnh của khối gọi tên các hình khối (Hình 6). 
* Bài tập 3 : Ghép các hình nhỏ thành hình to hoặc ghép các hình khác 
được 1 hình. 
Vi dụ: Ghép 2 hình tam giác đươc 1hình tam giác: 
 + Chuẩn bị: 1 hình tam giác mẫu. 2 hình tam giác vuông nhỏ hơn mầu 
xanh, 3 hình tam giác mầu vàng, 4 hình tam giác nhỏ mầu đỏ. Các hình tam giác 
nhỏ ghép vào nhau được hình tam giác bằng hình tam giác mẫu, các cạnh ghép 
được vào nhau có viền đen. 
 + Tiến hành ghép: 
 Đặt các hình ra trước mặt. 
Lấy 1 hình tam giác mầu xanh, dùng ngón tay miết theo cạnh có viền đen. 
lấy hình tam giác thứ 2 lại dùng ngón tay miết theo viền đen. Ghép hình tam 
giác 2 vào hình tam giác 1 được 1 hình tam giác mới. Dùng hình tam giác mẫu 
đặt trồng lên hình tam giác vừa ghép để kiểm tra lại. 
Tương tự ghép 3 hình tam giác mầu vàng vào nhau, ghép 4 hình tam giác 
mầu đỏ vào nhau. 
Hình 7 : Bài tập với hình 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 16/30 
Hình 8 : Bài tập cảm 
nhận trọng lượng 
2.1.6. Trọng lượng : 
Trẻ cảm nhận được trọng lượng bằng cảm giác của bàn tay – phát triển 
xúc giác. Hình thành cho trẻ khái niệm nặng - nhẹ- bằng nhau. Xác định tay 
phải- trái của bản thân. Chơi trong góc học tập. 
- Chuẩn bị: Các khối gỗ có 
trọng lượng khác nhau có đánh số 
thứ tự ở mặt sau. Số thứ tự được 
viết theo trọng lượng tăng dần. 
- Yêu cầu: Cảm nhận trọng 
lượng bằng bàn tay, nói được bên 
nặng, bên nhẹ hoặc bằng nhau. 
- Cách thực hiện: 
* Bài tập 1: Đặt 2 khối gỗ 
lên tay cảm nhận và nói bên nào nặng hơn, nhẹ hơn hay bằng nhau. Kiểm tra kết 
quả bằng cách lật khối gỗ lại nhìn số của khối gỗ (khối nặng hơn sẽ lớn hơn, 
nặng bằng nhau nếu 2 số bằng nhau). 
 * Bài tập 2 : Bịt mắt để trẻ cảm nhận các khối. Có thể đặt 1 bên tay 1 khối 
gỗ, tay kia 2 khối gỗ (hay nhiều hơn) cho trẻ cảm nhận. Hoặc đặt 2 khối có trọng 
lượng gần tương đương nhau cho trẻ cảm nhận ( Bài tập này trẻ phải có kỹ năng 
cảm nhận rất tốt). 
2.1.7. Ghép chữ thành từ: 
Nhận dạng chữ cái. Bước đầu có khái niệm các chữ cái ghép lại thành từ. 
Chỉ và đọc từ. Phát triển vốn từ vựng cho trẻ. 
- Chuẩn bị: Thẻ hình (theo chủ đề hoặc tùy chọn), bên dưới mỗi hình có 
từ tương ứng. Ví dụ: Con cá. Các viên xí ngầu (Xúc xắc) làm bằng hộp giấy, ở 
các mặt có dán hình chữ cái (khoảng 5-6 viên). Hộp các chữ cái. 
- Yêu cầu: Trẻ ghép các chữ thành từ, chỉ và 
đọc từ đó. 
- Cách thực hiện: Trẻ chọn 1 hình. Đổ các viên 
xí ngầu xuống nền gạch hoặc 1 cái hộp. Tìm trên kết 
quả đổ xí ngầu chữ cái thích hợp để ghép lại thành từ 
tương ứng với từ trên thẻ hình. 
2.2. Góc Tự phục vụ: 
2.2.1 Xúc hạt, rót hạt, rót nước : 
 Bài tập này nhằm giúp trẻ rèn luyện sự tập 
trung cao độ vào việc mình đang làm, rèn luyện sự 
khéo léo, phát triển cơ tay cho trẻ, rèn luyện tính kiên Hình 9 : Xúc hột, hạt 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 17/30 
trì nhẫn lại. 
* Xúc hạt, gắp hạt: 
- Chuẩn bị: một cái thìa, một bát to đựng hạt gạo (hoặc hạt thóc, hạt đỗ 
xanh, đỗ đen) những chiếc bát nhỏ hơn. 
- Yêu cầu: Không gây tiếng động, không làm rơi vãi hạt, khi xúc hạt lên 
phải có độ ngưng. 
- Cách thực hiện: 
+ Đầu tiên cô làm mẫu cho trẻ xem, không nói, không giải thích tập chung 
tinh thần, dùng thìa xúc hạt vào 2 chiếc bát có kích cỡ bằng nhau. Khi xúc thìa 
hạt lên khỏi bát to ngưng tay (vài giây) rồi mới đổ vào bát bé. Cứ như vậy cho 
đến khi hết hạt trong bát to. Điều này làm cho trẻ tập chung ý thức vào việc trẻ 
đang làm. 
+ Nếu làm vãi hạt ra ngoài thì không được nhặt hạt ngay mà sau khi xúc 
hết hạt trong bát to sang 2 bát mới được nhặt hạt rơi vãi (điều này dạy cho trẻ 
không được bỏ dở việc giữa chừng, kiên chì cố gắng thực hiện việc làm của 
mình đến cùng). 
+ Cô quan sát trẻ thực hiện, nếu trẻ thực hiện được có thể cho trẻ xúc hạt 
sang 2 bát không bằng nhau, xúc hạt sang 3 bát bằng nhau, xúc hạt sang 3 bát 
không bằng nhau. 
* Rót hạt, rót nước: 
- Chuẩn bị: một cái ấm thông vòi để 
rót được hạt gạo ( hạt thóc, hạt đỗ xanh, đỗ 
đen hoặc nước) những chiếc cốc thuỷ tinh, 
khăn thấm nước (nếu rót nước). 
- Yêu cầu: Không gây tiếng động, 
không làm rơi vãi hạt, rớt nước ra ngoài. 
- Cách thực hiện: Tương tự như với 
bài tập xúc hạt. Cô có thể yêu cầu trẻ rót 
sao cho mức nước ở 2 cốc bằng nhau (rèn 
cho trẻ ước lượng bằng mắt) 
2.2.2 Phân loại rác: 
Quan tâm đến môi trường. Ý thức phân loại rác để tái sử dụng, bảo vệ môi 
trường. 
- Chuẩn bị: 4 cái hộp tượng trưng cho 4 thùng rác. Trên mỗi hộp có dán 1 
nhãn tượng trưng cho 1 loại rác (Ví dụ: hình ảnh 1 cái chai nhựa, giấy vụn, lon 
bằng kim loại, hình thực phẩm). Các thẻ hình dán trên bìa cứng với hình ảnh 
Hình 10 : Góc tự phục vụ 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 18/30 
tượng trưng cho rác (Ví dụ: lon bia, giấy báo cũ, chai nước nhựa, vỏ trái cây sau 
khi gọt ..) 
- Yêu cầu: Phân loại rác theo hình tương ứng, chất liệu. 
- Cách thực hiện: Trẻ bỏ rác vào đúng thùng tương ứng. Chơi xong cất lại 
vào hộp gọn gàng ngăn nắp, để trên kệ. 
2.2.3 Kỹ năng sống: 
Trẻ tự làm những công viêc hàng ngày một cách độc lập để hình thành 
cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Học cụ là nhũng đồ dùng thật, vật thật xung 
quanh trẻ (Không làm mô phỏng tượng trưng, Trẻ làm thật với vật thật ) 
- Quét nhà, gấp quần áo: chơi trong góc phân vai chủ điểm Gia Đình. 
- Đi dép, buộc dây giày, mặc quần áo, chải đầu tóc, đánh răng, rửa mặt...: 
chơi trong góc phân vai chủ đề Bản Thân. 
- Phơi khăn , lau bàn ghế...: Chơi trong góc phân vai chỉ đề Trường Mầm 
Non... 
- Chăm sóc cây xanh, trồng cây, lau lá cây, nhỏ cỏ, bắt sâu...: Chơi trong 
góc thiên nhiên. 
2.3. Góc Khám phá: 
2.3.1 Ngửi mùi, nếm : 
 Bài tập này nhằm rèn khứu giác, vị giác cho trẻ. Trẻ được trải nghiệm lại 
những mùi vị khác nhau mà trẻ thấy hàng ngày hoặc chưa thấy. 
 Có thể cho trẻ chơi trong góc nấu ăn. 
- Chuẩn bị: Các lọ thuỷ tinh đựng các mùi (vị) khác nhau được giã nhỏ, 
dưới đáy lọ có hình ảnh của vị đó để trẻ kiểm tra, lô tô hình ảnh các mùi vị cho 
trẻ ngửi, nếm. 
- Yêu cầu: Trẻ phân biệt được các mùi vị. 
- Cách thực hiện: Trẻ ngửi (nếm vị) các lọ sau đó lấy lô tô có hình ảnh 
mùi (vị ) đó đặt bên cạnh hoặc phía trên, cứ như vậy cho đến hết các lọ và lô tô. 
Trẻ tự kiểm tra lại bằng cách xem hình ảnh ở đáy lọ có trùng với kết quả trẻ làm 
hay không. 
2.3.2 Hộp âm thanh. 
Với bài tập này phát triển thính giác cho 
trẻ. 
 Có thể cho trẻ chơi trong góc âm nhạc. 
- Chuẩn bị: 10 cặp hộp gỗ có đặt các 
hột, hạt, vật khác nhau (phải là hộp gỗ vì âm 
thanh không có tiếng vang trẻ mới phân biệt 
âm thanh rõ), đáy hộp âm thanh có hình ảnh Hình 11 : Hộp âm thanh 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 19/30 
hoặc ký hiệu từng cặp một giống nhau để trẻ tự kiểm tra kết quả. 
- Yêu cầu: Trẻ phải nghe và phân biệt âm thanh. 
- Cách thực hiện: Trẻ lắc các hộp âm thanh xem hộp nào có âm thanh 
giống nhau thì đặt cạnh nhau, cứ như vậy sắp xếp 10 cặp âm thanh lại với nhau. 
Kiểm tra kết quả bằng cách lật hộp âm thanh phía dưới. (Hình11) 
2.3.3. Phân loại chất liệu. 
Nhằm phát triển chi giác, thị giác cho 
trẻ. Biết sự đa dạng của các loại vải về màu 
sắc, chất liệu. 
 Có thể cho trẻ chơi trong góc phân vai 
(người bán hàng), chủ điểm nghề nghiệp. 
- Chuẩn bị: Các loại vải.
- Yêu cầu: Trẻ phân loại các loại vải 
theo màu sắc, chất liệu.
- Cách thực hiện: 
* Bài tập 1: Trẻ sờ các loại chất liệu vải và phân loại theo chất liệu, màu 
sắc. 
* Bài tập 2: Trẻ bịt mắt phân loại các loại vải (Chọn những chất liệu vải 
có mặt thô giáp hay mềm mịn, bông, len...rõ ràng cho trẻ sờ) (Hình 12) 
2.3.4 Khám phá về chất lỏng 
Rèn sự khéo léo. Nhận thấy màu dần dần hòa tan vào trong nước. Thoạt 
đầu dầu ăn có vẻ tan vào trong nước nhưng lát sau dầu ăn nổi lên trên bề mặt. 
Chơi trong góc khám phá, chủ điểm nước- hiện tượng thiên nhiên. 
 - Chuẩn bị: Chai nhựa, nước, phẩm màu, dầu ăn. 
- Yêu cầu: Khéo léo khi cho nước vào chai. Thảo luận kết quả quan sát và 
rút ra kết luận. 
- Cách thực hiện: Trẻ đổ nước vào chai . Pha thêm ít màu. Đổ dầu ăn vào 
và lắc đều. Quan sát kết quả. 
 2.3.5 Làm poster tự giới thiệu mình. 
 Trẻ tự hào về bản thân và gia đình. Các kỹ năng tạo hình được rèn luyện. 
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ : khả năng diễn đạt, dùng từ, câu. Rèn cho trẻ sự tự 
tin khi trình bày trước đám đông. 
 Hoạt động này có thể cho trẻ chuẩn bị trước ở nhà 1 tuần trước khi mang 
vào lớp trình bày. Cô có thể yêu cầu phụ huynh cùng làm với cháu. 
Chơi trong góc khám phá, chủ điểm bản thân hoặc gia đình. 
 - Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 tờ giấy rôki. Bút màu. Keo dán. Hình của trẻ, hình 
gia đình. 
Hình 12 : Phân loại chất liệu 
Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi. 
 20/30 
Hình 13 : Bài tập tháp biểu 
đồ dinh dưỡng 
- Yêu cầu: Biết cách tạo Poster, giới thiệu được về mình. 
- Cách thực hiện: Trẻ tự chọn hình của mình và gia đình. Trẻ dán hình vào 
giấy rôki. Dùng bút màu trang trí xung quanh. Trẻ nói về mình qua poster. 
2.3.6 Bản đồ Việt Nam: 
Phát triển vận động tinh cho trẻ. Nhận biết được hình dạng nước Việt 
Nam và tên gọi các miền. 
Bước đầu hình thành kiến thức địa lý. 
Hình thành lòng yêu quê hương đất nước 
Chơi trong góc khám phá, chủ điểm quê hương đất nước. 
- Chuẩn bị: 1 hình bản đồ Việt Nam dán trên bìa cứng. 1 bản đồ Việt Nam 
cắt thành nhiều mảnh nhỏ hình ô vuông, dán các mảnh lên bìa cứng. Các mảnh 
nhỏ được để trong 1 cái hộp vừa vặn. 
- Yêu cầu: Ghép các mảnh ghép rời thành bản đồ Việt Nam. 
- Cách thực hiện: Trẻ dùng các mảnh vuông ghép lại thành hình bản đồ 
Việt Nam theo hình mẫu. Trong lúc ghép, cô kết hợp dạy trẻ tên các miền, thành 
phố, núi sông .. của Việt Nam. 
2.4 Góc Vận động 
2.4.1 Phát triển thể chất. 
* Nhận biết một số thực phẩm thông 
thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp 
dinh dưỡng) : 
Ghép hình theo nguyên tắc hình lớn ở 
dưới, hình nhỏ ở trên, tạo thành 1 cái tháp. Hình 
thành thói quen ăn uống hợp lý. Có kỹ năng 
phân nhóm. 
Có thể cho trẻ chơi trong góc khám phá. 
- Chuẩn bị: 1 tháp dinh dưỡng bằng giấy 
trắng, cắt rời thành 4 phần (4 tầng của tháp dinh 
dưỡng) không có hình các nhóm thực phẩm – hình từng loại thực phẩm dán trên 
giấy bìa cứng. 
- Yêu cầu: Nhận biết và gọi tên các loại thực phẩm, Phân loại 4 nhóm 
thực phẩm. 
- Cách thực hiện: Trẻ xếp các thực phẩm đúng vào nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_montessori_vao_ho.pdf