Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học

Trong mỗi bài, hình ảnh sẽ tương ứng với tiến trình bài giảng. Ví dụ:

* Với bài vẽ tranh đề tài: Các hình ảnh liên quan đến đề tài là ảnh chụp,

tranh của hoạ sĩ, tranh của học sinh.lần lượt xuất hiện. Tiếp sau là lần lưọt các

bước vẽ.

* Với bài Vẽ trang trí: đầu tiên là các ứng dụng trang trí của bài học với

cuộc sống, những bài trang trí đẹp của các bạn khoá trước, và các bước vẽ trang

trí. Những lỗi sai nên tránh trong trang trí như hoạ tiết giống nhau mà tô màu

khác nhau, rời rạc,. .

pdf 40 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2432Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chức năng chèn ảnh để tạo vi deo, chức năng chèn chữ vào mỗi 
đoạn video, chức năng chèn âm thanh (nhạc nền, lời thoại) vào đoạn video, và 
chức năng chèn luôn cả một đoạn video khác vào video đang thiết kế Đây là 
phần mềm rất dễ sử dụng, giáo viên thao tác đơn giản bằng những thao tác phổ 
biến như kéo và thả hoặc lựa chọn trong danh sách. 
c). Ghi sản phẩm đã thiết kế hoàn thiện ra đĩa VCD để sử dụng: 
Sau khi hoàn thiện sản phẩm là những đoạn video, những file trình chiếu 
thì cũng là lúc chúng ta có thể ghi ra đĩa theo từng khối lớp. Mỗi lớp một bộ đĩa. 
Trong mỗi đĩa, số bài trên đĩa (Track) tương ứng với số bài học trong phân phối 
chương trình. 
Trong mỗi bài, hình ảnh sẽ tương ứng với tiến trình bài giảng. Ví dụ: 
* Với bài vẽ tranh đề tài: Các hình ảnh liên quan đến đề tài là ảnh chụp, 
tranh của hoạ sĩ, tranh của học sinh..lần lượt xuất hiện. Tiếp sau là lần lưọt các 
bước vẽ. 
* Với bài Vẽ trang trí: đầu tiên là các ứng dụng trang trí của bài học với 
cuộc sống, những bài trang trí đẹp của các bạn khoá trước, và các bước vẽ trang 
trí. Những lỗi sai nên tránh trong trang trí như hoạ tiết giống nhau mà tô màu 
khác nhau, rời rạc,. .. 
* Với bài Vẽ theo mẫu: Các bố cục tốt và chưa tốt, các bước vẽ hình,... 
* Các bài Thường thức mỹ thuật thì cẩn rẩt nhiều tranh ảnh. 
Trong khi trình chiếu, nếu giáo viên muốn dừng lại ở một bức tranh nào 
đó để phân tích chỉ việc nhấn "PauSe". Phân tích xong nhấn "Play" để tiếp tục 
trình diễn. 
- Sử dụng chương trình chuyên phục vụ chức năng ghi thành đĩa Video để 
có thể sử dụng trên đầu đĩa dân dụng được. Đó là phần mềm Nero, hiện nay 
phần mềm này đã được đông đảo người sử dụng máy vi tính tin dùng. Phần 
mềm này hỗ trợ rất nhiều chức năng ghi như có thể ghi ra đĩa VCD, DVD, CD 
và thậm chí chỉ ghi thành Data để lưu trữ và sử dụng khi cần thiết 
Khi dùng chương trình này giáo viên cần lưu ý tới chức năng ghi đĩa VCD 
từ File video đã thiết kế bằng các phần mềm tạo video từ các ảnh tư liệu. Ở chức 
năng này chương trình cho phép chèn các file video gốc (có định dạng *.avi, 
*.mpg, *.wmv) để tạo thành đĩa VCD có thể trình chiếu trên đầu đĩa VCD dân 
dụng hoặc trên máy vi tính. 
Như vậy, bất kỳ một giáo viên nào cũng có thể thực hiện được bài giảng 
một cách dễ dàng khi mà hiện nay tất cả các trường Tiểu học đều có Tivi 29 in 
và đầu đọc đĩa VCD. 
d). Sử dụng sản phẩm đĩa VCD đã tạo để tiến hành dạy học phần Quan sát 
nhận xét và phần Hướng dẫn thực hành: 
Sau khi hoàn thành các đĩa VCD theo nội dung đã nêu. Giáo viên sẽ tiến 
hành sử dụng các sản phẩm đó vào việc giảng bài, cụ thể ở đây là áp dụng vào 2 
phần nội dung: Hướng dẫn quan sát nhận xét, Hướng dẫn thực hành. Khi tiến 
hành bài dạy, giáo viên cần chuẩn bị một bộ đầu đĩa VCD và ti vi màn rộng 
(khoảng 29 in là đủ). 
Phần nội dung Hướng dẫn quan sát nhận xét là phần khá quan trọng trong 
tiến trình dạy học phân môn Vẽ tranh. Đây cũng là nội dung mà giáo viên thao 
tác nhiều, hướng dẫn nhiều nhất trong tiến trình hình thành kiến thức, hình thành 
cảm xúc thẩm mỹ để các em thể hiện đề tài của tranh. Thông thường nếu giáo 
viên sử dụng phương pháp truyền thống thì phải chuẩn bị rất nhiều tranh, treo rất 
nhiều lần, thao tác trên bảng khá tốn thời gian nhưng hiệu quả thì lại không cao 
cho lắm. 
Với sự hỗ trợ của bộ đĩa VCD, giáo viên sẽ tiến hành trình chiếu trên đầu 
đĩa và ti vi thông thường, toàn bộ nội dung tranh minh hoạ chúng ta đã chuẩn bị 
thành Video và giáo viên chỉ việc cho phát hình theo trình tự đã thiết kế. Trong 
quá trình minh hoạ, giáo viên hoàn toàn có thể cho dừng hình bằng lệnh Pause 
trên đầu đĩa hoặc qua điều khiển từ xa của đầu đĩa. Sau khi phân tích và khắc 
sâu nội dung giáo viên lại tiếp tục trình chiếu bằng lệnh Play. 
Như vậy, nếu giáo viên đã chuẩn bị tốt nội dung minh hoạ trên VCD và tổ 
chức đĩa như đã nêu ra ở phần trước thì giáo viên hoàn toàn chủ động thực hiện 
bài dạy của mình thông qua các File Video trên đĩa VCD. Việc sử dụng phương 
pháp này đã tận dụng được tối đa thiết bị công nghệ mà các đơn vị nhà trường 
đang có sẵn, giảm được sự chờ đợi không cần thiết khi mà hệ thống máy chiếu 
đa năng chưa được trang bị nhiều cho các nhà trường. Mặt khác, nếu chúng ta đã 
có bộ máy tính và máy chiếu đa năng thì vẫn sử dụng các đĩa VCD này bình 
thường như sử dụng qua đầu đĩa. 
2. SỬ DỤNG MÁY CHIẾU ĐA NĂNG VÀ MÁY CHIẾU VẬT THỂ 
TRONG PHẦN THỰC HÀNH. 
a). Chuẩn bị phương tiện và thiết bị: 
Để các em kịp thời rút kinh nghiệm trong phần thực hành, tránh những lỗi 
sai và kịp thời tiếp thu cái đẹp ngay trong lúc làm bài, tôi đã chọn những bài tốt 
và chưa tốt, đưa vào máy chiếu, lập tức bức tranh của em học sinh đó đã được 
phóng lớn trên màn hình. Như vậy, cả lớp nhìn rõ và cùng giáo viên phân tích 
những ưu điểm, khuyết điểm để học sinh rút kinh nghiệm ngay trong lúc làm 
bài. 
Cũng như phần trên đã nêu, máy chiếu vật thể có những nhược điểm của 
nó. Nhược điểm đầu tiên là giá một chiếc máy như vậy khá đắt nên các trường 
học khó có điều kiện để tự trang bị hoạt động dạy và học. Hiện nay, toàn huyện 
Yên Mỹ cũng chỉ mới có một số ít trường trang bị được hệ thống máy chiếu vật 
thể này. 
Từ thực tế khó khăn về giá cả nên tôi đã tự nghiên cứu và tận dụng nền 
công nghệ thông tin hiện tại để tự chế ra được một hệ thống chiếu vật thể tương 
tự như bộ máy chiếu vật thể có trên thị trường. Bản chất của máy chiếu vật thể 
thực ra chỉ là một máy chiếu đa năng có gắn kèm một camera bình thường. 
Camera này có nhiệm vụ quay hình ảnh trước ống kính của nó và gửi tín hiệu 
cho máy chiếu, từ đó chúng ta nhận được hình ảnh trên màn chiếu. 
Như vậy, xét từ bản chất trên, khi chúng ta đã có bộ máy tính và máy 
chiếu đa năng rồi thì việc tạo ra một máy chiếu vật thể là hết sức đơn giản. Ta 
cần trang bị thêm một Camera thông thường dạng WebCam đang được bán trên 
thị trường tin học rất phổ biến. Các loại camera nhỏ này được bán khá nhiều với 
giá chỉ vài trăm nghìn đồng (khoảng từ 100.000 đến 500.000 đ/chiếc) ở các cửa 
hàng điện tử hay cửa hàng tin học. 
Khi đã trang bị được Camera rồi chúng ta tiến hành cài đặt vào máy vi 
tính và thực hiện một số thao tác đặt, và sắp xếp hợp lý để có thể quay được 
hình ảnh các bài thực hành của học sinh là máy tính và máy chiếu sẽ nhận được 
hình ảnh đó. Ngay lập tức, trên màn hình máy chiếu sẽ xuất hiện hình ảnh của 
camera đang ghi hình ảnh bài thực hành của học sinh. Như vậy, giáo viên và học 
sinh sẽ cùng nhận xét và phân tích bài kết quả thực hành của học sinh trực tiếp 
khi các em đang làm bài. 
Cũng chiếc Camera này, nếu trường học chưa trang bị được máy chiếu đa 
năng và máy vi tính, thì giáo viên cũng hoàn toàn có thể kết nối tới tivi hoặc đầu 
đĩa để thực hiện thao tác chiếu vật thể tương tự như kết nối tới máy vi tính và 
máy chiếu đa năng. 
* Lưu ý khi trang bị thiết bị Camera để chế thành máy chiếu vật thể: Khi 
mua thiết bị này chúng ta cần lưu ý một số thông số kỹ thuật sau: 
- Độ phân giải của Camera (độ nét của hình ảnh khi quay hình), nếu 
chúng ta lựa chọn độ phân giải càng cao thì chất lượng hình ảnh càng trung thực, 
đồng thời để đổi lại chất lượng tốt thì chúng ta cũng cần phải bỏ số kinh phí 
tương ứng với chất lượng. Thông thường độ phân giải được biểu thị bằng con số 
Pixel (1.3 M pixel - 3,4,5 M pixel). 
- Giao tiếp của thiết bị Camera với các thiết bị trình chiếu hiện có, nếu 
chọn được Camera có nhiều hỗ trợ giao tiếp thì chúng ta càng tiện dụng khi sử 
dụng chúng để kết nối với thiết bị trình chiếu. Một số loại Camera có cổng kết 
nối là giao tiếp USB, COM, SVIDEO, AV khi mua chúng ta cũng rất cần lưu 
tâm đến những thông số này. 
- Ống kính của Camera có hỗ trợ phóng to, thu nhỏ hay không. Vì nếu có 
chức năng này thì khi chiếu hình ảnh giáo viên có thể phóng to những vị trí cần 
thiết trên bài vẽ của học sinh để các em tiện quan sát và phân tích. 
- Cuối cùng là chúng ta nên chọn các sản phẩm có tên tuổi của các hãng 
đã có uy tín trên thị trường, không nên chọn các sản phẩm không có thương hiệu 
hoặc no name (không rõ nguồn gốc, xuất xứ). Vì nếu chúng ta chọn không đúng, 
rất có thể chúng ta sẽ gặp rủi ro trong quá trình sử dụng thiết bị. 
b). Phương pháp thực hiện: 
+ Cải tiến thiết bị để tạo thành máy chiếu vật thể: 
- Thực hiện kết nối Camera với máy tính và ti vi: 
Ta thực hiện kết nối thông qua cổng kết nối mà thiết bị hỗ trợ. Nếu kết nối 
với máy vi tính, cần lưu ý cài driver (trình điều khiển kèm theo thiết bị), cũng có 
thể không cần cài đặt do thiết bị đã hỗ trợ. Còn kết nối tới ti vi thì thiết bị cần có 
cồng AV hoặc SVIDEO. Khi đó, chúng ta cần cắm các Jắc tương ứng giữa 
Camera vào cổng kết nối trên ti vi là có thể thực hiện chiếu hình được ngay. 
Khi kết nối cần lưu ý, nếu Camera có nguồn điện riêng thì cần cung cấp 
nguồn cho thiết bị, nếu thiết bị sử dụng nguồn sẵn có của máy vi tính (thường 
chỉ có loại giao tiếp USB) thì chúng ta không cần cấp điện nguồn cho thiết bị 
nữa. 
- Thiết kế giá đỡ và mặt phẳng để đặt bài vẽ của học sinh cho Camera 
quay hình các bài đó: 
Giáo viên có thể sử dụng một khung nhôm hoặc một khung gỗ, gắn 
Camera lên phần trên của khung và cho Camera quay ống kính hướng vuông 
góc xuống dưới mặt sàn, lưu ý khoảng cách hợp lý để khi chiếu bài thì Camera 
sẽ quay được toàn bộ hình ảnh bài vẽ của học sinh. 
Phía mặt sàn bên dưới cần tạo một mặt phẳng để làm giá đặt các bài cần 
trình chiếu. Mặt phẳng này cần có khoảng cách thích hợp với ống kính Camera 
đã lắp đặt phía trên. 
c). Thực hiện phần hướng dẫn thực hành bằng máy chiếu vật thể. 
Trong lúc học sinh thực hành, giáo viên thực hiện chiếu hình bài thực 
hành của học sinh. Khi cần thiết rút kinh nghiệm, phân tích ưu điểm, nhược 
điểm giáo viên sẽ lựa chọn một số bài cần thiết của học sinh để tiến hành chiếu 
bài lên màn hình máy chiếu hoặc ti vi dân dụng. 
Phương pháp chiếu hình: Đặt bài vẽ của học sinh lên mặt phẳng dưới của 
khung tự chế Camera chiếu vật thể. Khi đặt bài vẽ trước Camera cần chú ý tới 
chiều của bài vẽ để hình ảnh hiển thị trên màn hình không bị ngược, không bị 
nghiêng và không bị nhoè, mờ. 
Với giải pháp này, chúng ta sẽ thực hiện chiếu một bài vẽ một lên màn 
hình. Nhưng nếu do yêu cầu của giáo viên và của nội dung bài dạy mà chúng ta 
cần chiếu nhiều hơn một tranh thì cần phải cải tiến thêm một trục đứng để định 
vị khoảng cách của Camera tới bài vẽ. Trục này có thể nâng lên cao và hạ xuống 
thấp một cách rõ ràng để giáo viên thao tác khi cần thiết. Như chúng ta đã biết, 
nếu ống kính của Camera càng cách xa hình ảnh cần chiếu thì khung hình càng 
được mở rộng, như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chiếu được nhiều tranh 
hơn trên một khung hình. 
Vậy giải pháp này, nếu giáo viên chỉ cần chiếu hình để học sinh nhận xét 
từng tranh riêng lẻ thì chúng ta có thể để ống kính gần với bài vẽ hơn, còn nếu 
muốn để học sinh so sánh giữa nhiều bài thì giáo viên định vị lại khoảng cách 
của Camera cao lên là hình ảnh sẽ chiếu được nhiều hơn. Từ đó, giáo viên cùng 
với học sinh sẽ được quan sát, nhận xét và phân tích chi tiết các bài thực hành 
của học sinh khi cần nhận xét. 
V. TỔNG KẾT KINH NGHIỆM 
Qua đề tài này, tôi nhận thấy một số kinh nghiệm tổng kết được qua việc 
áp dụng công nghệ thông tin vào dạy phần Quan sát nhận xét và phần Thực hành 
của phân môn Vẽ tranh như sau: 
- Nhờ vào việc chuẩn bị những đoạn video, những trực quan “số hoá” trên 
máy vi tính mà giáo viên có thể thao tác nhanh, chính xác và tạo được tương tác 
hai chiều đối với học sinh và giáo viên. 
- Đồ dùng minh hoạ phong phú, đa dạng, có thể lựa chọn theo từng bài 
dạy cụ thể, từng phần nội dung bài dạy cụ thể. 
- Học sinh được cảm nhận gần như ngay tức thì do hiệu ứng của phầm 
mềm và một số thiết bị hỗ trợ giảng bài. 
- Tranh, ảnh được hiển thị trên màn hình máy chiếu to, rõ ràng và sinh 
động. 
- Giáo viên hoàn toàn chủ động trong các tình huống hướng dẫn quan sát 
và hướng dẫn thực hành. 
- Đảm bảo được việc phân phối thời gian cho từng phần của bài dạy. 
- Đối với những đề tài rộng giáo viên vẫn có thể hướng dẫn một cách 
nhanh chóng được mà không mất thời gian vào việc thao tác đồ dùng. 
- Tận dụng được những thiết bị sẵn có trên thị trường và thiết bị đã được 
trang bị của nhà trường để tạo thành những thiết bị thực sự hữu dụng và thiết 
thực. 
- Học sinh được tiếp cận, hưởng thụ và học nghệ thuật trên nền công nghệ 
hiện đại, hình thành cảm xúc thẩm mỹ một cách sâu sắc, nhanh chóng và sáng 
tạo. 
VI. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 
Với đề tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương 
pháp dạy học phần Quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc 
Tiểu học” tôi thấy đề tài này đã đem lại những bài học kinh nghiệm thật bổ ích: 
Thứ nhất: Việc chuẩn bị đồ dùng điện tử đơn giản, ít tốn kém và dễ phổ 
biến rộng rãi cho đồng nghiệp; Xử lý và thao tác trên máy sẽ nhanh, chính xác 
và sinh động hơn đồ dùng truyền thống. 
- Đơn giản là do giáo viên chỉ cần nắm vững một số phần mềm trợ giúp 
trong việc tạo ra những đồ dùng điện tử như UleadVideoStudio, ProShowGold, 
PowerPoint, là giáo viên có thể tạo được vô số đồ dùng điện tử theo yêu cầu 
của từng bài, từng phân môn và thậm chí của cả bộ môn. 
- Ít tốn kém thì chúng ta cũng thấy ngay được. Do nguyên liệu tạo ra 
chúng không phải là vật chất mà chủ yếu là do trí tuệ, cho nên ai đã có khả năng 
thiết kế trên các phần mềm nói trên thì với một chiếc máy vi tính bình thường 
cũng có thể tạo ra được những đồ dùng điện tử sinh động và hấp dẫn mà không 
hề tốn kém gì. Gần như là chúng ta không phải chuẩn bị về tiền lực mà chỉ đầu 
tư về trí lực là chính. Ít tốn kém còn được thể hiện ở chỗ chúng ta có thể tái sử 
dụng, sao, nhân bản 
- Dễ phổ biến thì chúng ta lại càng thấy rõ, từ những bản thiết kế của một 
người chúng ta có thể sao cho nhiều người sử dụng được, điều này đối với máy 
vi tính thì lại càng hết sức đơn giản. Chính vì thế nếu là một đề tài khả dụng 
chúng ta có thể triển khai trên diện rộng ngay được nếu như giáo viên chúng ta 
đã chuẩn bị tốt về tâm thế và kiến thức tin học. 
- Thao tác trên máy thì đơn giản, nhanh nhưng lại hiệu quả. Điều này qua 
những phân tích và giải pháp công nghệ của phần IV Những kinh nghiệm và giải 
pháp tôi đã nêu rất rõ trong từng nhiệm vụ một. Ở đây chúng ta cùng phân tích 
một số khía cạnh cụ thể như: thao tác - giáo viên có thể chỉ cần nắm được một 
số thao tác đơn giản trên bàn phím, con chuột là có thể điều khiển bài giảng một 
cách hiệu quả; Đồ dùng sinh động ở chỗ giáo viên có thể tạo hoạt cảnh động cho 
các bước hướng dẫn học sinh làm bài (từ phần quan sát nhận xét đến phần 
hướng dẫn thực hành), giáo viên có thể thay đổi hình ảnh trực quan theo ý tưởng 
của học sinh. 
Thứ hai: Đồ dùng điện tử ta có thể chuẩn bị được nhiều, phong phú về 
thể loại, có thể chọn lọc theo từng bài dạy tương ứng. Do đồ dùng dạng số hoá ta 
có thể tổ chức lưu trữ trên dạng thư viện, kho dữ liệu dùng chung. 
- Khi đã làm chủ được các phần mềm hỗ trợ thiết kế đồ dùng điện tử thì 
giáo viên có thể cập nhật thêm những cho kho thư viện đồ dùng nhiều và phong 
phú hơn qua từng năm học. Khi trong kho đồ dùng ảo đã tích luỹ được nhiều thì 
giáo viên hoàn toàn có thể lựa chọn những đồ dùng tương ứng cho từng bài cụ 
thể của phân môn vẽ tranh. Điều này cũng giúp cho giáo viên không phải sử 
dụng lại những đồ dùng cũ cho các bài dạy khác nhau. 
Việc có thể lựa chọn được còn một tác dụng rất bổ ích nữa là giáo viên có 
thể dùng những đồ dũng sẵn có để minh hoạ hoặc cho học sinh tham khảo nhanh 
trước khi hướng dẫn một phần nào đó, như phần hướng dẫn thực hành chẳng 
hạn, trước khi học sinh làm bài giáo viên cho học sinh xem qua một số đoạn 
trình diễn tranh mẫu của học sinh, của giáo viên. 
Thứ ba: Học sinh được cảm nhận, “thực mục sở thị” ngay tức thì trên 
màn hình máy chiếu hay ti vi những trực quan số hoá. 
- Một trong những ứng dụng hiệu quả nhất của đồ dùng điện tử là có thể 
tương tác hai chiều giữa học sinh với giáo viên và cũng có thể trình diễn động 
theo hoạt cảnh đã được lập trình sẵn. 
- Đồ dùng điện tử có một ưu thế khi biến đổi hình ảnh theo gợi ý của giáo 
viên hoặc của học sinh mà đồ dùng truyền thống không hoặc khó có thể làm 
được. Khi học sinh nêu nhận xét, gợi ý thì giáo viên có thể cho trình diễn trên 
máy được ngay lập tức, cho nên thao tác và trình tự diễn ra hết sức nhanh và 
sinh động. 
Thứ tư: Đồ dùng điện tử hiển thị trên màn hình máy chiếu to, rõ ràng và 
sinh động. 
- Đối với đồ dùng thông thường thì học sinh chỉ có thể quan sát ở kích 
thước vừa nhỏ trên bảng giáo viên. Và đồ dùng được in và vẽ ở kích thước nào 
thì học sinh chỉ có thể xem ở kích thước đó. Nhưng đối với máy vi tính thì có 
thể phóng đại tại một vị trí nào đó trên đồ dùng, chắc chắn học sinh sẽ được 
quan sát chi tiết hơn đối với một số bước hướng dẫn cụ thể nào đó. 
- Trên máy chiếu đa năng và máy chiếu vật thể tự tạo giáo viên có thể 
thay đổi hình ảnh, đưa ra và cất đi một cách rất đẹp mắt nếu áp dụng các hiệu 
ứng xuất hiện và ẩn. Mầu sắc của đồ dùng hiển thị trên màn chiếu hoàn toàn 
sinh động như thực tế thậm chí có những thiết bị không thể diễn tả được bằng đồ 
dùng thông thường nhưng với đồ dùng điện tử thì lại thể hiện tốt và hiệu quả. 
Thứ năm: Giáo viên chủ động trong các hoạt động hướng dẫn, đảm bảo 
về sự phân phối thời gian, không quên được bước dạy, giải quyết tốt các bài có 
đề tài rộng. 
- Giáo viên hoàn toàn chủ động trước những tình huống hướng dẫn bài 
học. Các bước được lập trình sẵn nhưng không cứng nhắc, có thể linh hoạt thay 
đổi hay tự do lựa chọn trong khi dạy. Điều này là một thế mạnh mà phương tiện 
dạy học thông thường khó làm được. Từ đó giáo viên luôn có tâm thế hết sức 
thoả mái khi thực hiện bài giảng. 
- Đối với việc phân bố thời gian dường như giáo viên không phải bận tâm 
mấy, do giáo án được soạn theo trình tự cố định các bước cho nên có muốn thêm 
bước cũng không thể ngẫu nhiên được hoặc có muốn bớt bước cũng không thể 
ngẫu nhiên được. Nhưng ngược lại giáo viên lại hoàn toàn có thể chủ động trong 
việc điều chỉnh bớt hoặc thêm nếu có tình huống nào đó sảy ra trong tiến trình 
dạy học. 
Nói cách khác đi là nhờ vào giáo án điện tử mà giáo viên có thể rất linh 
hoạt trong việc trình bày tiến trình dạy học của mình có thể thay đổi, điều chỉnh 
một số bước nhất định trong giáo án nếu thấy thực sự cần thiết. 
- Riêng đối với các bài có đề tài rộng thì giáo án điện tử lại giúp giáo viên 
giải quyết hiệu quả nhất. Do là một dạng bài dạy đề tài rất chung chung như “Vẽ 
tự do”, “Vẽ tranh Phong cảnh:, “Vẽ về đề tài Môi trường”  thì việc gợi ý và 
hướng dẫn học sinh chọn đề tài sẽ rất vất vả nếu chúng ta dạy theo những 
phương pháp thông thường (do phải chuẩn bị nhiều đồ dùng). Nhưng chúng ta 
có thể giải quyết tốt với những bài giảng có sử dụng giáo án điện tử. 
* Tóm lại: Qua việc phân tích những bài học kinh nghiệm chúng ta thấy 
rất rõ một điểm đó là nếu giáo viên sử dụng tốt bài giảng điện tử thì sẽ thu được 
một kết quả đáng ghi nhận, học sinh sẽ có hứng thú hơn, hình thành kiến thức 
cho học sinh nhanh hơn, có khái niệm tổng quát hơn đối với những bài có đề tài 
quá rộng. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng nếu sử dụng chúng quá lạm dụng thì 
cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả thậm chí có thể làm phản tác dụng. Ví dụ 
như một số phần hướng dẫn: thực hành, nhận xét đánh giá nếu chúng ta quá 
quan tâm tới việc áp dụng tin học tại các bước này chắc chắn sẽ gây rối hoặc 
làm mất đi tập trung vào công việc chính của học trò, sẽ làm phân tán tư tưởng 
khiến cho bài dạy giảm mất hiệu quả. 
Như vậy, việc lựa chọn và sử dụng như thế nào thì giáo viên cần phải 
nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện bài soạn, bài giảng, để sao cho giờ dạy đạt 
hiệu quả cao nhất, học sinh thích học nhất, bài vẽ của các em có chất lượng nhất. 
VII. NHỮNG ĐIỀU CÒN HẠN CHẾ (BỎ NGỎ). 
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ từ nhiều năm nay nhằm 
mục đích thay đổi một số ph

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSKKN_MY_THUAT.pdf