Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy bài máy điện xoay chiều 3 pha Công nghệ 12

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy bài máy điện xoay chiều 3 pha Công nghệ 12

 Trước đây giao tiếp với người với máy tính dựa trên giao tiếp bằng văn bản đơn thuần, kém hấp dẫn. Ngày nay giao tiếp với công nghệ đa phương tiện: thể hiện bằng âm thanh, hình ảnh, tiếng nói, phim, đồ hoạ và văn bản được kết hợp với nhau thành một chỉnh thể rất hấp dẫn đối với học sinh. Học sinh thông qua hoạt động của đôi tay và bộ não sẽ rất thích thú khi yêu cầu của mình đề ra được thực hiện gần như tức thời, điều này có tác dụng kích thích hứng thú mạnh mẽ trong hoạt động tự học.

 Những hình ảnh rõ ràng, màu sắc sinh động, kèm theo những đoạn văn bản, giọng nói, điệu nhạc tác động đồng thời hoặc kế tiếp nhau lên các giác quan sẽ giúp học sinh tự mình "mắt thấy tai nghe, tay làm, óc nghĩ" trong quá trình học tập và rèn luyện, nhờ đó mà học sinh có thể nắm vững kiến thức,dần dần hình thành được kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.

 Phần mềm cho phép giáo viên lựa chọn các tài liệu trực quan cần thiết cho từng phần của bài học và sử dụng chúng thuận tiện trong dạy học. Nó cho phép giáo viên mô phỏng, minh hoạ nhiều quá trình, hiện tượng trong thực tiễn xã hội mà học sinh có thể quan sát trực tiếp trên lớp, trong điều kiện nhà trường hoặc khó có thể thực hiện nhờ các phương tiện khác. Phần mềm dạy học có thể giúp cho việc cá thể hoá cao độ do nó có khả năng mô phỏng kiến thức cần trình bày một cách phù hợp với trình độ học tập của từng học sinh.

 Như vậy, day học bằng CNTT đã tái thiết ở trình độ cao hơn hình thức dạy học cá nhân trong dạy học truyền thống, máy tính làm việc với toàn bộ học sinh nhưng theo tiến độ riêng cho từng học sinh.

 

doc 24 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy bài máy điện xoay chiều 3 pha Công nghệ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trước tiên cần phải nắm vững nhiệm vụ và bản chất của quá trình dạy học. Dạy học là một hoạt động nhiều mặt và phức tạp. Để đào tạo được con người phát triển toàn diện. Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh như vũ bão khối lượng tri thức của nhân loại tăng và thay đổi theo từng ngày, thì nhiệm vụ phát triển được đặt cao hơn so với hai nhiệm vụ trên, có xu hướng bao quát xuyên suốt quá trình dạy học.
Để hiểu rõ vai trò của nhiệm vụ phát triển chúng ta cần đề cập đến một số vấn đề sau:
- Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức được tổ chức một cách đặc biệt. Mục đích của quá trình dạy học là giúp cho học sinh lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội loài người, có điểm đáng lưu ý sau:
- Đó là sự phản ánh những hiện tượng thực tiễn một cách tích cực, chọn lọc.
- Cơ chế của quá trình nhận thức tuân theo công thức nhận thức luận nổi tiếng của Lê - Nin: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan."
- Quá trình vận động từ không có kiến thức đến có kiến thức là một quá trình vận động biện chứng đầy mâu thuẫn.
+ Quá trinh dạy học là một quá trình xã hội.
+ Quá trinh dạy học là một quá trình tâm lý. Ngày nay, tâm lý học đã chú ý tới "dạy học phát triển" và đưa ra những kết luận sau:
- Quá trình phát triển không diễn ra như nhau mà mỗi lứa tuổi một hoạt động chủ đạo tương ứng. 
- Vấn đề phát triển động cơ học tập có ý nghĩa rất quan trọng đến hiệu quả của quá trình dạy học.
- Phát triển hứng thú nhận thức cũng là một vấn đề quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới kết quả học tập, nó diễn ra ngay trong quá trình nhận thức và là điều mà thầy giáo có thể điều khiển trực tiếp trong quá trình dạy học.
Ngày nay, khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh để thích ứng với yêu cầu của xã hội là đào tạo con người phát triển toàn diện, có trí tuệ, đạo đức và có khả năng tự hoàn thiện tri thức của mình, Quá trinh dạy học phải thực hiện song song nhiệm vụ trang bị nội dung tri thức, giáo dục đạo đức và chú trọng trang bị công cụ nhận thức chính là tư duy (nhiệm vụ phát triển).
1.1. Bản chất của quá trinh dạy học
Quá trinh dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học. Trong đó, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người và là quá trình tạo tri thức được lưu trữ trong óc của con người.
Quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn: 
- Nhận thức cảm tính là sự phản ánh những thuộc tính bên ngoài của hiện thực khách quan, khi chúng tác động trực tiếp đến các giác quan của con người.
- Nhận thức lí tính là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong nhận thức khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
Trong đó nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lí tính,nhận thức lí tính tác động trở lại nhận thức cảm tính, nó chi phối khả năng phản ánh của cảm giác, tri giác của con người làm cho cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén hơn và làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn và tính ý nghĩa.
Như vậy việc xây dựng một quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học chính là xây dựng quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với sự hỗ trợ của CNTT, thông qua hai giai đoạn của quá trình nhận thức và đặc biệt là tư duy.
Trong khuôn khổ của đề tài là ứng dụng CNTT trong dạy học môn công nghệ lớp 12 nên ở đây em chỉ đề cập đến phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh.
1.2. Tư duy kĩ thuật 
1.2.1. Khái niệm cấu trúc và đặc điểm của tư duy kỹ thuật
a. Khái niệm 
Một số giáo trình tâm lí giáo dục học về kĩ thuật và dạy nghề ở nước ta mới đưa ra ý kiến ở dạng khái quát "TDKT là một loại tư duy, một dạng hoạt động trí tuệ, của con người khi nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực kĩ thuật.
Như vậy TDKT là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hay hiện tượng mang tính kỹ thuật. Tư duy kỹ thuật biểu hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa các thành phần lý thuyết và thực hành của hành động, trong đó sự tác động qua lại và kết hợp không ngừng giữa các hành động trí óc với hành động thực hành.
Như vậy muốn phát triển TDKT, đồng thời tiến hành hàng loạt các thao tác trí óc, kết hợp với các hành động thực hành, làm cho chúng hỗ trợ, kiểm tra và thúc đẩy lẫn nhau. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ nâng cao khả năng cung cấp, củng cố kiến thức lý thuyết cho học sinh thông qua thao tác tìm kiếm lựa chọn và so sánh các thông tin, đồng thời với sự hỗ trợ của các phần mềm, học sinh được quan sát và thao tác trực tiếp trên máy tính. Tư duy kỹ thuật có mối liên hệ lẫn nhau rất chặt chẽ giữa các thành phần hình ảnh và khái niệm của hoạt động. Sự tưởng tượng không gian có ý nghĩa nhất định trong lĩnh hội một số tri thức lý thuyết. Thành phần hình ảnh đóng vai trò là điểm tựa khi lĩnh hội các tri thức lý thuyết, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình nắm vững và cụ thể hoá khái niệm. Điều này có ở trong nhiều dạng hoạt động và trong cả một loạt các lĩnh vực dạy học. Đối với tư duy kỹ thuật, hai thành phần hình ảnh và khái niệm có giá trị như nhau và cần thiết ngang nhau. Tư duy kĩ thuật có tính tính thiết thực và linh hoạt cao, tính thiết thực và linh hoạt được biểu hiện; quá trình tư duy kỹ thuật được giải quyết bằng bài toán kĩ thuật hay một bài toán công nghệ cần phải được hoàn thiện trong một thời gian hạn chế. Việc xử lý các tình huống kĩ thuật để đảm bảo thời gian là một đòi hỏi của thực tiễn hoạt động; con người phải biết định hướng, xử lý thật nhanh lượng thông tin truyền tới, vận dụng thuần thục những tri thức sẵn có; Khi tiến hành tư duy kỹ thuật tính linh hoạt của nó không chỉ thể hiện tính sẵn sàng được áp dụng vào thời điểm cần thiết mà còn thể hiện ở khả năng con người biết vận dụng hợp lý và có hiệu quả các tri thức đã có vào những điều kiện khác nhau thể hiện mối quan hệ giữa ba thành phần trong cấu trúc của TDKT: Khái niệm, hình ảnh, thực hành. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học có tác dụng trực tiếp đến các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trực quan sự vật và hiện tượng tạo dựng hình ảnh về đối tượng, cụ thể hoá các khái niệm và đặc biệt có thể luyện tập các thao tác đối tượng thông qua mô hình động.
2. Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ứng dụng CNTT trong dạy học có rất nhiều ưu điểm nổi bật phù hợp với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông. Để có thể ứng dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường thì trước tiên giáo viên phải hiểu biết hay nhận thức đúng về vấn đề này. Tìm ra những ưu nhược điểm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học để phối hợp với các phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả dạy học. Với mục đích như vậy em đã tiến hành khảo sát việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và môn công nghệ 12 nói riêng 
2.1. Đối tượng và nội dung khảo sát.
	* Đặc điểm tình hình học sinh trong trường THPT số 1 Bảo Yên	. 
	Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy là Học sinh khối 12 trường THPT số 1 huyện Bảo Yên với đặc điểm học sinh ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Trình độ nhận thức các em không đồng đều, các em đại đa số không thích học môn Công nghệ. Mặt khác địa bàn khu vực còn chưa có nền công nghiệp phát triển. Như vậy việc áp dụng phương pháp dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn. Tuy nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới cho học sinh sẽ có tác dụng cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học.
	* Từ thực tế sau khi khảo sát một số học sinh lớp 12 tại trường THPT số 1 Bảo Yên về một số mặt:
	- Nhận thức của học sinh về ứng dụng CNTT trong dạy học 
	- Mục đích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học 
	- Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng nói trên 
	- Sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
	2.2.Phương pháp khảo sát	
	Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát em đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ của một số thầy cô trong trường, theo dõi quá trình giáo viên sử dụng chuẩn giáo án, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất và tiến trình lên lớp, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập chiếm lĩnh tri thức, từ đó biết được giáo viên đã sử dụng những phương pháp dạy học nào, những phương tiện gì cho từng nội dung dạy học đánh giá sơ bộ về kết quả dạy học. Phương pháp đàm thoại: Để thu nhận trực tiếp thông tin phản hồi về vấn đề cần tìm hiểu, em đã trực tiếp trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để thấy được quan điểm ứng dụng CNTT trong dạy học.
	2.3. Kết quả khảo sát.
	Tiến hành khảo sát tại các lớp 12A1, 12A2, 12A9, 12A10 trường THPT số 1 Bảo Yên với tổng số phiếu phát ra là 137 phiếu ( lớp 12A1, 12A2 lớp mũi nhọn của nhà trường)
	* Kết quả:
TT
Mức độ
Lớp 12A1, 12A2
Lớp 12A9, 12A10
Số phiếu
Tỉ lệ
(%)
Số phiếu
Tỉ lệ
(%)
1
Rất muốn
67
100,0
64
91,4
2
Bình thường
0
0,0
4
5,71
3
Không cần thiết
0
0,0
2
2,85
	* Kết luận quá trình khảo sát
	Dạy học theo hướng ứng dụng CNTT trong dạy học cho phép nâng cao được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội được các tri thức một cách hiệu quả, làm cho quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn.
CHƯƠNGII
ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 12
1. Ứng dụng CNTT trong dạy học công nghệ 12
	Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một công cụ phục vụ đắc lực giúp cho việc xây dựng các kiến thức mới, tăng cường cho học sinh trực quan sinh động các đối tượng kĩ thuật để tạo dựng hình ảnh trực quan cảm tính, làm cho bài giảng trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn bằng những phần mềm dạy học và kết hợp với các phươp pháp dạy học khác. Khai thác, trải nghiệm kiến thức và có thể trực tiếp thao tác trên máy vi tính,hình thành vững chắc cho học sinh các khái niệm kĩ thuật, tạo dựng và khắc sâu trong học sinh hình ảnh về đối tượng mà khái niệm nói tới, rèn luyện khả năng quan sát và thao tác, góp phần hình thành và phát triển TDKT, làm cho người học thấy hứng thú hơn, giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn.
2. Tình hình sử dụng máy tính và phần mềm trong dạy học môn công nghệ 12
	2.1. Phần mềm dạy học.
	Phần mềm dạy học thực chất là một chương trình với những thông tin và quá trình xử lý tự động cho máy tính tuỳ theo bản thân của thông tin và chất lượng xử lý các thông tin đó mà người ta phân thành các dạng phần mềm sau:
 + Dạy học có sự hỗ trợ của máy tính trong đó máy tính làm chức năng là công cụ học tập một nội dung.
 + Trình bày bài giảng nhờ máy tính.
 + Học tập do máy tính quản lý trong đó máy tính làm chức năng là công cụ quản lý học tập 
 Đặc biệt khi khai thác và sử dụng phần mềm thì tuỳ theo mục đích của người sử dụng mà chọn phần mềm đóng hay mở. Phần mềm mở là người sử có thể đưa được ý đồ sư phạm hoặc ý kiến cá nhân của mình.
 2.2. Vai trò của phần mềm trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
	Phần mềm dạy học công nghệ đa phương tiện có khả năng trình bày một cách trực quan, tinh giản, dễ hiểu, giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu được kiến thức. Phần mềm dạy học, công nghệ đa phương tiện dễ dàng cung cấp những tài liệu cần thiết cho mỗi môn học, thích hợp với nhiều đối tượng học sinh.
	Trước đây giao tiếp với người với máy tính dựa trên giao tiếp bằng văn bản đơn thuần, kém hấp dẫn. Ngày nay giao tiếp với công nghệ đa phương tiện: thể hiện bằng âm thanh, hình ảnh, tiếng nói, phim, đồ hoạ và văn bản được kết hợp với nhau thành một chỉnh thể rất hấp dẫn đối với học sinh. Học sinh thông qua hoạt động của đôi tay và bộ não sẽ rất thích thú khi yêu cầu của mình đề ra được thực hiện gần như tức thời, điều này có tác dụng kích thích hứng thú mạnh mẽ trong hoạt động tự học.
	Những hình ảnh rõ ràng, màu sắc sinh động, kèm theo những đoạn văn bản, giọng nói, điệu nhạc tác động đồng thời hoặc kế tiếp nhau lên các giác quan sẽ giúp học sinh tự mình "mắt thấy tai nghe, tay làm, óc nghĩ" trong quá trình học tập và rèn luyện, nhờ đó mà học sinh có thể nắm vững kiến thức,dần dần hình thành được kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.
	Phần mềm cho phép giáo viên lựa chọn các tài liệu trực quan cần thiết cho từng phần của bài học và sử dụng chúng thuận tiện trong dạy học. Nó cho phép giáo viên mô phỏng, minh hoạ nhiều quá trình, hiện tượng trong thực tiễn xã hội mà học sinh có thể quan sát trực tiếp trên lớp, trong điều kiện nhà trường hoặc khó có thể thực hiện nhờ các phương tiện khác. Phần mềm dạy học có thể giúp cho việc cá thể hoá cao độ do nó có khả năng mô phỏng kiến thức cần trình bày một cách phù hợp với trình độ học tập của từng học sinh.
	Như vậy, day học bằng CNTT đã tái thiết ở trình độ cao hơn hình thức dạy học cá nhân trong dạy học truyền thống, máy tính làm việc với toàn bộ học sinh nhưng theo tiến độ riêng cho từng học sinh.
	Học sinh không bị hạn chế theo thời gian biểu, việc dạy học có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi do máy tính có thể đấu thành mạng trong phạm vi một trường, nhiều trường, trong cả nước thậm trí một số nước hoặc trên mạng Internet. Như vậy máy tính càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học vì:
	+ Máy tính là phương tiện hữu hiệu để giáo viên cung cấp thông tin, tín hiệu và xử lý các tín hiệu bên ngoài, tín hiệu phản hồi. Học sinh tự thu nhận tín hiệu và các mối quan hệ ngược bên trong một cách thường xuyên để tự kiểm tra và tự điều khiển quá trình học tập.
	+ Máy tính mở rộng đáng kể khả năng cung cấp thông tin học tập.
	+ Cho phép tăng cường hứng thú, lôi cuốn một cách tích cực học sinh trong quá trình học tập.
 + Mở rộng sự lựa chọn các bài tập áp dụng.
2.3. Giới thiệu về phần mềm trong việc đổi mới phương pháp dạy học
* Phần mềm Crocodile Physics dạy bài động cơ không đồng bộ 3 pha.
* Phần mềm Crocodile POWERPOINT.
* Phần mềm Adobe Photoshop 7.0
* Phần mềm Ulead VideoStudio 9
Cát, chỉnh sửa, định dạng các đoạn video
* Phần mềm Macromedia FLASH
Vẽ, thiết kế các bộ phận của máy, tạo ảnh động khi kết hợp với phần mềm tạo ảnh động Blumentals Easy GIF Animator.
* Phần mềm Solidworks
Thiết kế 3D, mô phỏng máy điện, cơ khí
2.4. Quy trình ứng dụng CNTT trong dạy học.
	Ứng dụng CNTT trong dạy học có thể được quy trình hóa qua 3 giai đoạn sau:
	* Giai đoạn 1: Giai đoạn này do giáo viên thực hiện gồm các bước công việc sau:
	Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học, bài liên quan.
	Bươc 2: Lựa chọn phần mềm và thiết kế bài dạy trên máy vi tính.
	Bước3: Lập kế hoạch tổng hợp thiết kế giáo án, xây dựng mục tiêu bài học: Là xây dựng kết quả cụ thể cần đạt được của học sinh sau quá trình dạy học, xác định yếu tố thu hút sự chú ý, dẫn dắt học sinh đi vào quá trình nhận thức. Kích thích hoạt động học tập, hình thành tri thức mới: Đối với học sinh có trình độ khá giỏi 
	Với việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn công nghệ chia nội dung bài học thành hai phần:
	+ Phần thứ nhất: Nội dung mang tính trìu tượng, thường được cụ thể hoá bằng các hình ảnh để hướng dẫn chung cho cả lớp bằng phương pháp dạy học trực quan hoặc nêu vấn đề, nhằm phát huy tư duy của các học sinh.
	+ Phần thứ hai là nội dung mang tính cụ thể và các ví dụ minh hoạ. Phần này có thể đưa ra hướng dẫn chung hoặc liên kết đến các máy để các học sinh tìm hiểu bổ sung kiến thức.
	Khâu hình thành kĩ năng, kĩ xảo: Đó là khâu rèn luyện những tri thức, kĩ năng đã tiếp thu ở giai đoạn nhận thức trước. 
	Khâu củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo: Cần luyện tập nhiều để tri thức đã có được củng cố vững chắc. 
	Khâu kiểm tra đánh giá: Việc kiểm tra, đánh giá, khách quan của học sinh là rất quan trọng. 
	* Giai đoạn 2: Thực hiện trên lớp 
 	- Đặt vấn đề giáo viên phát biểu vấn đề sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh, học sinh nắm được cấu trúc nội dung và yêu cầu của bài học.
 	- Căn cứ vào cấu trúc giờ học dành thời gian cho mỗi bước một cách thích hợp và linh hoạt.
 	- Sử dụng phương pháp dạy học hợp lý 
 	- Xử lý các tình huống xẩy ra trong quá trình dạy học.
 	- Căn cứ vào nhịp độ nhận thức của học sinh để tổ chức dạy học, giao nhiệm vụ ở mức độ tăng dần nhằm nâng cao nhận thức của học sinh.
	Cần hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, trước khi sang nội dung mới để học sinh tổng hợp kiến thức đã học đồng thời giáo viên căn cứ vào đó tổng kết và điều chỉnh hoàn thiện giờ học.
	* Giai đoạn 3: kiểm tra đánh giá 
	- Định tính: Nhằm đánh giá khả năng thực hiện các thao tác tư duy, khả năng vận dụng tri thức của học sinh.
	+ Ghi nhớ nội dung bài học một cách máy móc mẫu của giáo viên.
	+ Hiểu vấn đề của bài học và có khả năng trình bày theo ngôn ngữ của bản thân.
	+ Có khả năng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức.
	*. Định lượng:Nhằm đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh đối với bài học thông qua kết quả bài kiểm tra.
	+ Hiểu và nhận thức rõ được yêu cầu của đề bài 
	+ Định hướng được cách giải quyết vấn đề 
	+ Vận dụng vào được các tình huống tương 
	2.5. Vận dụng trong dạy học môn công nghệ 12 
BÀI 26 §éng c¬ kh«ng ®ång bé ba pha
1. Về cấu động cơ không đồng bộ 3 pha
	Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu cấu tạo của linh kiện bán dẫn-IC , phát các linh kiện về các nhóm sau đới các nhóm hướng dẫn nhận dạng và tìm hiểu cấu tạo. 
	GV đặt câu hỏi: Qua quan sát hinh vẽ trên phông chiếu và vật thật tại các nhóm các em mô tả cấu tạo của linh kiện. 
BÀI 25: MÁY BIẾN ÁP 3 PHA
	Máy điện xoay chiều ba pha
I
Khái niệm
Phân loại và công dụng
Khái niệm & công dụng
Cấu tạo
Sõ đồ đấu dây & kí hiệu
Máy biến áp ba pha
II
II
Nguyên lí làm việc
Hệ số biến áp
Cấu trúc bài học
2. Phân loại và công dụng
Máy điện xoay chiều ba pha
Máy điện tĩnh
Máy điện quay
Máy phát điện
Động cơ điện
 Cấu tạo
1. Dây cuốn cao áp
Gồm: Lõi thép và dây cuốn.
2. Dây cuốn hạ áp
3. Trụ từ có bọc cách điện
4. Gông từ
II
Máy biến áp ba pha
3. Sơ đồ đấu dây & kí hiệu.
A
X
x
a
y
b
c
z
B
Y
C
Z
+ Nối sao – sao có dây trung tính.
+ Nối sao – tam giác.
+ Nối tam giác – sao có dây trung tính.
II
Máy biến áp ba pha
2.6. Kết luận
	Ứng dụng CNTT trong dạy học là một quy trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với sự trợ giúp của CNTT tôi đã tiến hành soạn bài 25: Máy biến áp 3 pha, Bài 26 Động cơ không đồng bộ 3 pha môn công nghệ 12. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học đòi hỏi phải thực hiện sáng tạo, linh hoạt, lựa chọn nhiều yếu tố như: đổi mới công tác quản lý, quan điểm dạy học, nội dung và hình thức tổ chức dạy học, tăng cường cơ sở vật chất trường học. 
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả khảo nghiệm
	So sánh với kết quả năm trước khi chưa vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vào bài giảng về phần kỹ thuật điện tử tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trìu tượng khi tìm hiểu cấu tạo và đặc biệt là nguyên lý hoạt động của mạch điện. Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình, Học sinh hiểu ngay bài trên lớp.
	Cụ thể tôi tiến hành khảo nghiệm trong năm học này với 2 lớp có khả năng nhận thức tốt nhất của khối 12 đó là 12A1 và 12A2 như sau: 
	* Khảo nghiệm lần 1 :
	Bài . MÁY BIẾN ÁP 3 PHA
	+ Lớp 12A1 dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu mà chỉ sử dụng tranh vẽ, quá trình giảng dạy giáo viên phải dẫn dắt học sinh tìm hiểu cấu tạo rất phức tạp học sinh khó tưởng tượng, đồng thời phải giải thích nhiều học sinh mới hiểu được bài này. 
	+ Lớp 12A2 dạy bằng máy chiếu mô phỏng cấu tạo của các linh kiện bán dẫn, Giáo viên chỉ cần giới thiệu hình anh và kết hợp với giải thích sau đó đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nêu đặc điểm cấu tạo của các chi tiết, Học sinh trình bày được đặc điểm cấu tạo, mặc dù Học sinh của lớp 12A10 có khả năng nhận thức thấp hơn lớp 12A9.
Sau khi dạy bài song tiến hành kiểm tra 10 phút đối với cả 2 lớp nêu đặc điểm cấu tạo và ứng dụng của píttông thu được kết quả sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
%
Điểm 7-8
%
Điểm 5-6
%
Điểm 3-4
%
Điểm < 3
%
12A1
30
10
(30,00%)
20 (70,00%)
0
(0,00%)
0
0
12A2
38
12
(31,57%)
26
( 68,43%)
0
( 0,00%)
0
0
	Nhìn vào bảng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_giang_day.doc
  • docBang tom tăt SKKN.doc