Trước đây, môn học này chưa được coi trọng vì chưa có giáo viên dạy môn
âm nhạc mà chỉ có giáo viên đứng lớp kiêm nhiệm nên việc dạy học còn bị xem
nhẹ và mang tính hình thức. Giáo viên chưa sử dụng hệ thống phương pháp dạy
học thích hợp theo hướng “Tích cực hoá nhận thức của học sinh” mà chủ yếu sử
dụng phương pháp truyền thống như giảng giải, thuyết trình nên giáo viên làm việc
nhiều. Điều đó làm hạn chế việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của
học sinh. Vì vậy việc dạy học chưa mang lại kết quả cao. Ngày nay, môn âm nhạc
được quan tâm nhiều hơn, thể hiện ở việc đã có giáo viên dạy âm nhạc chuyên sâu,
đã mở nhiều lớp chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, tập huấn đàn oorgan,
đàn piano, cho giáo viên để cùng nhau trao đổi, nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy
học mới, có hiệu quả cao. Trong các loại hình hoạt động Âm nhạc thì ca hát là loại
hình phổ biến nhất, hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác
động của giai điệu và lời ca, có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm xúc của
con người. Hiếm có loại hình nghệ thuật nào có khả năng truyền bá phổ cập nhanh
chóng và sâu rộng như Âm nhạc.2
Vì hoạt động ca hát chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong các trường học
nói chung và ở cấp Tiểu học nói riêng. Là một giáo viên dạy Âm nhạc nhiều năm
dạy ở trường Tiểu học . bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, cải tiến
phương pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cho các giờ dạy học Âm nhạc
trong nhà trường đạt hiệu quả. Ngày nay, khi công nghệ thông thông tin càng phát
triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống
là một điều tất yếu. Đặc biệt trong công tác giảng dạy các bộ môn tại các nhà
trường. Đối với môn Âm nhạc thì đây lại là một lợi thế rất lớn để cho giáo viên
khai thác giảng dạy và học sinh học tập, nó sẽ giúp cho các giáo viên dạy Âm nhạc
vững vàng hơn khi lên lớp, tạo cho giờ học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài tốt. Một
giờ học trên lớp, các em được lắng nghe, được quan sát, được vận động, được phát
huy khả năng ca hát bẩm sinh nhờ những phần mềm ứng dụng mà công nghệ thông
tin mang lại. Khi học những bài dân ca, học sinh được trải nghiệm du lịch qua
những hình ảnh thực tế tại các vùng miền, trong nước cũng như thế giới bằng
những thước phim được chiếu trên màn hình. Từ chính những thuận lợi trên, trong
năm học mới này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Ứng dụng công nghệ thông tin để
phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc lớp 4; 5 ”
nh cũng rất khó. Nhưng ngày nay, nhờ có công nghệ thông tin trong đời sống xã hội mang lại, nếu ta biết vận dụng để soạn giảng giáo án điện tử và thực hành vào trong các bài giảng trên lớp thì sẽ truyền tài và tạo cho các em học sinh những giờ học thực sự sôi nổi và có hiệu quả. Nhờ công nghệ thông tin mà những hình ảnh minh họa cho bài hát rất sinh động, âm thanh rõ ràng, tiện lợi cho những hoạt động của giáo viên và học sinh, giờ học sẽ thu hút được học sinh ngay khi bước vào bài mới. Những hình ảnh âm thanh giáo viên sưu tầm để phục vụ cho tiết dạy được sử dụng trên máy trình chiếu, sẽ thay thế được những tranh ảnh đen trắng minh họa cho nội dung bài học, đặc biệt những hình ảnh giới thiệu về các nhạc sĩ, hoặc giới thiệu về dân ca các vùng miền, giới thiệu về các nhạc cụ, kể chuyện âm nhạc.v.v... Nay, nhờ công nghệ thông tin, những hình ảnh đó sẽ sinh động hơn rất nhiều. Nó giải quyết cho người giáo viên đỡ mất thời gian trên lớp, học sinh luôn chăm chú vào những hình ảnh được giới thiệu, từ đó giáo viên có thể khai thác được những tư duy sáng tạo của học sinh trong giờ học. Một điểm mới khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Âm nhạc đó chính là phần vận động phụ họa theo bài hát. Nếu như trước kia giáo viên thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, chính những lúc các em được quan sát, được lắng nghe giai điệu, những âm thanh ấy sẽ kích thích sự sáng tạo, niềm đam mê và chứng minh bản thân mình, để từ đó 4 các em sẽ giải quyết được những sự việc tưởng như rất khó khăn e dè đối với những học sinh tiểu học. Nhờ quan sát mà các em đã nghĩ ra được những động tác phụ họa cho bài hát, từng tổ, từng nhóm đều có thể nghĩ ra được những động tác đơn giản để giới thiệu cho các bạn trong lớp của mình. Một bài hát mới trước kia học sinh chỉ nghe đàn và giáo viên hát mẫu, thì nay nhờ công nghệ thông tin, chúng ta có thể cho các em nghe và cảm nhận những giai điệu ấy bằng phần mềm nghe nhạc sẵn có. Phần lớn các bài hát trong chương trình tiểu học đều đã có trên youtube, hình ảnh và âm thanh rất rõ ràng và sinh động, rất hiệu quả khi vận dụng và đem vào giảng dạy cho các em. Các thầy cô giáo có thể chọn lựa và hệ thống một danh sách các bài hát có trong chương trình để phục vụ cho việc dạy học của mình. Mục tiêu chính của các tiết Âm nhạc khi ứng dụng công nghệ thông tin là phát huy tính sáng tạo của học sinh thông qua đó sẽ nâng cao hơn một bước so với những phương pháp dạy học âm nhạc truyền thống ở các nhà trường, vì học sinh được tiếp cận với những hình ảnh mới lạ, thiết thực, sống động qua đó khắc sâu hơn về kiến thức của bài học. Tuy áp dụng công nghệ thông tin vào để khai thác và giảng dạy âm nhạc vẫn còn là một điều khó khăn đối với một số đội ngũ giáo viên còn chưa thành thạo vi tính. Cơ sở vật chất của các nhà trường vẫn là một điều nan giải, nên các phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy nói chung và môn âm nhạc nói riêng vẫn còn thiếu như máy chiếu, đàn phím điện tử, âm thanh, loa máy và một số các phương tiện hỗ trợ khác. 2.2. Thực trạng của việc dạy học âm nhạc ở trường Tiểu học Thịnh Lộc a. Đặc điểm tình hình. - ............... là một xã nhỏ dân cư ít nhất của huyện, nhân dân ở đây chủ yếu làm nghề nông và buôn bán nhỏ lẻ. - Năm học .............. trường Tiểu học ............có ...................lớp học và tôi được phân công trực tiếp dạy môn Âm nhạc cho tất cả các lớp với tổng số ...................... học sinh trong toàn trường. Với những đặc điểm tình hình đó bản thâm tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau: *Thuận lợi. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, lãnh đạo địa phương và các cấp các ngành nên đã trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học nói chung và dạy môn Âm nhạc nói riêng một cách tốt nhất, không gian lớp học thoáng mát, ánh sáng đảm bảo có tương đối đầy đủ các trang thiết bị phụ vụ cho việc dạy và học - Học sinh rất yêu thích và phấn khởi khi học Âm nhạc. - Phong trào văn nghệ được quan tâm và hoạt động tích cực, thường xuyên. * Khó khăn. - Với đặc điểm là một trường học ở vùng quê thuần tuý nông nghiệp, xã hội ngày càng phát triển khiến người dân phải bươn trải cuộc sống thì phần lớn bố, mẹ 5 các em phải đi làm ăn xa quê để các em ở với ông bà nên sự quan tâm từ phía gia đình đến các em là chưa nhiều, chưa sát sao. - Một số em còn rụt rè chưa tự tin khi thể hiện bài hát một mình. - Hát theo thói quen, hát tự do, không đúng nhịp, phách, phát âm không rõ lời. b. Thành công- hạn chế *Thành công: Trong những năm học qua tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy âm nhạc. Mỗi lần lên lớp, tôi đều sử dụng đàn phím điện tử và khai thác những tính năng hiện có trên cây đàn. Đặc biệt khi sử dụng âm sắc, tiết tấu đều làm cho các em hưng phấn và giờ học rất sôi nổi. Phần dạy bài hát mới, tôi đã thay đổi cách dạy như: các em được nghe đĩa tiếng thay vì giáo viên hát mẫu, phần nghe nhạc, các em được nghe những giai điệu tha thiết từ chính những bản nhạc được khai thác từ mạng Internet, điều đó cũng thấy sự khác biệt với lối dạy cũ. Chỉ một thay đổi nhỏ so với lối dạy trước kia cũng giúp cho các em yêu thích hơn với những giờ học âm nhạc. Nếu được áp dụng các phương pháp giảng dạy và có một môi trường học âm nhạc ứng dụng công nghệ hiện đại, chắc chắn các em học sinh sẽ tiếp thu bài tốt và giáo viên có thể khai thác được nhiều những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng và bổ sung cho các hoạt động văn hóa văn nghệ của lớp và của trường. * Hạn chế: Trình độ học sinh có trong trường không đồng đều, nhiều học sinh vẫn chưa có ý thức trong học tập, vẫn xem nhẹ những môn nghệ thuật, những môn ít giờ. Bên cạnh đó nhiều gia đình cũng không quan tâm đến việc học của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường và lo bận tâm vào làm kinh tế. Từ thực trạng trên là một giáo viên phụ trách dạy Âm nhạc trong nhà trường nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ cố gắng tìm tòi cải tiến phương pháp nhằm: phát huy tính sáng tao của học sinh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao chất lượng dạy và học Âm nhạc trong nhà trường. Để có cơ sở cho việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, năm học ............., Qua việc đánh giá cuối kỳ I của năm học trước, kết quả chất lượng môn âm nhạc lớp như sau: Năm học Khối Tổng HS HT TL CHT TL Qua kiểm tra chất lượng cho thấy số học sinh hoàn thành tốt những yêu cầu của giáo viên cũng như yêu cầu của chương trình bài học đề ra là còn rất khiêm tốn, 6 thể hiện bài hát, bài tập đọc nhạc còn rụt rè, phát âm không rõ lời. cao độ, còn chênh hát không thể hiện được các nốt luyến. Từ những hạn chế như vậy tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp như sau . 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc: 2.3.1. Tham mưu với nhà trường chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tích cực tham mưu với Ban giám hiệu chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn âm nhạc. Và được sự quan tâm của Ban giám hiệu, lãnh đạo địa phương và các cấp các ngành nên nhà trường đã trang bị tương đối các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học nói chung và dạy môn Âm nhạc nói riêng một cách tốt nhất - Nhà trường phải có phòng dạy học âm nhạc riêng, không gian lớp học thoáng mát, ánh sáng đảm bảo có tương đối đầy đủ các trang thiết bị phụ vụ cho việc dạy và học âm nhạc như: đàn piano, đàn oocgan điện tử, máy chiểu, loa máy, tranh ảnh, các nhạc cụ gõ,. * Đây chính là những điều kiện cần và đủ để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả. 2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn âm nhạc để phát huy tính sáng tạo của học sinh: * Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hát: Thực tế dạy hát ở các nhà trường hiện nay đều dạy theo lối truyền khẩu, giáo viên hát trước, học sinh bắt trước lại. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể đàn giai điệu, thay vì hát mẫu sau đó học sinh lắng nghe và hát lại câu hát. Bên cạnh đó, giáo viên có thể dùng những hình ảnh sinh động của bài hát như là một công cụ trực quan để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi trước khi vào học bài mới. Ví dụ: Đối với bài hát mới giáo viên có thể cho học sinh lắng nghe phần trình bày từ băng mẫu sau đó đặt câu hỏi như: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát, những ca từ trong bài nói lên điều gì? Vì sao em thích. v.vTuy nhiên để sự sáng tạo của học sinh đạt hiệu quả, giáo viên cần phải cho học sinh có thời gian từ tiết trước, nhất là đối với các bài hát có phần vận động phụ họa. Với tiết học phần lời ca có liên hệ đến những trò chơi dân gian như: Tiết 6 âm nhạc 5 học hát bài “ Con chim hay hót” nhạc Phan Huỳnh Điểu – lời theo đồng giao. Học sinh chưa biết đồng giao là gì? Để hiểu được ý nghĩa ấy, giáo viên dùng những hình ảnh với những trò chơi quen thuộc của các em như: Chơi chuyền, chơi rồng rắn lên mây để giới thiệu về đồng dao sau đó giáo viên kết luận: “Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. 7 Trong những tiết ôn tập: Ví dụ: Tiết 8 ôn tập hai bài hát “Reo vang bình minh; Hãy giữ cho em bầu trời xanh; Nghe nhạc”. Giáo viên cần xác định đây là một tiết học có tới hai nội dung. Trong đó phần ôn tập hai bài hát khá dài. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong cách mở bài, giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi: “Ghép chữ đúng tên bài hát” hoặc quan sát hình ảnh của các nhạc sĩ? Giáo viên đặt câu hỏi: Nhạc sĩ nào đã sáng tác ra bài hát mà em đã học.v.v Nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu Nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước Nhạc sĩ: Nguyễn Đức Toàn Nhạc sĩ: Huy Trân 8 Trong các phần gõ đệm cho bài hát: Thay vì làm mẫu, giáo viên cho học sinh quan sát cách đánh dấu trong câu hát sau đó học sinh thực hành – giáo viên nhận xét và kết luận. Kết hợp với phần trình bày ở trên bảng, khi giáo viên cho học sinh hát và thực hành cách gõ đệm với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 giáo viên chọn cho học sinh cách gõ theo phách là phù hợp thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách. Ví dụ : bài "Tre ngà bên lăng Bác" Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất. Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được tính bằng một nốt móc đơn. Tiếng "bên" hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng "lăng", 'bác" hai tay vỗ nhẹ lên mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài. Cách gõ thứ 2 : Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo viên làm mẫu một lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai giai điệu. Với phần rèn luyện các kỹ năng như vận động phụ họa hoặc tập biểu diễn, tùy thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng ghép các video clip được chọn lựa, sau đó cho học sinh xem và các em tự tìm cách vận động phụ họa hay biểu diễn một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo. Cũng chính trong lúc này, giáo viên có thể quan sát và đánh giá ngay được những học sinh nào có năng khiếu, học sinh nào mạnh dạn, học sinh nào còn nhút nhát để từ đó có những biện pháp và giải pháp thích hợp để giúp đỡ các em. * Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy tập đọc nhạc Đối với học sinh lớp 4, lớp 5. Phần tập đọc nhạc là rất khó đối với các em, mặc dù các bài tập đọc nhạc chỉ là trích đoạn, hoặc mỗi bài tập đọc nhạc chỉ dài 9 khoảng 8 ô nhịp. Các bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp nhịp ; dựa trên thang 5 âm hoặc thang 7 âm. Về hình nốt, các em được tiếp cận với những nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn. Ngay từ đầu năm học, khi được tiếp xúc với các em. Việc đầu tiên là dạy cho các em cách nhớ tên nốt nhạc dựa trên trò chơi “khuông nhạc bàn tay”. Chỉ cần một thời gian ngắn là học sinh có thể nhớ ngay được vị trí các nốt nhạc trên khuông, tránh tình trạng học sinh tiểu học hay ghi chữ xuống bên dưới các nốt nhạc. Ngoài ra, giáo viên kết hợp sử dụng phần mềm chép nhạc để trình chiếu cũng giúp cho các em ghi nhớ về tên nốt và hình nốt. Cách đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu cũng rất hay, tôi thường xuyên sử dụng phương pháp này cũng giúp cho các em đọc tốt hơn đối với những bài tập đọc nhạc. Việc giúp cho học sinh đọc được một bài tập đọc nhạc, nhất thiết giáo viên không được bỏ qua các tiến trình như: Luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu. Làm tốt được 2 tiến trình trên là các em có thể đọc được 80% bài tập đọc nhạc. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp cho các em nhớ được vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận về cao độ giữa các nốt với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập đọc nhạc, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài tập đọc nhạc. Giáo viên đặt ra các câu hỏi như: Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp bao nhiêu; có mấy ô nhịp ? gồm có những hình nốt gì?. Phần luyện tập cao độ giáo viên dùng que chỉ nốt, để cho học sinh đọc cao độ, sau khi học sinh đã nhớ được cao độ của từng nốt giáo viên cũng có thể hoán đổi vị trí cao độ của các nốt để kiểm tra tai nghe của các em. Phần gõ đệm, giáo viên cho các em sử dụng các nhạc cụ gõ tự chế như: , thanh phách bằng tre, nứa, trống làm bằng ống bơ để gõ đệm cho bài học cũng gây hứng thú cho học sinh. Đặc biệt đây lại là những dụng cụ mà học sinh làm ra để vận dụng vào bài học của mình. Phần ghép lời ca, giáo viên nên chia làm hai dãy: Một dãy đọc nhạc, một dãy ghép lời ca. Trong cách này, sẽ giúp cho các em phân biệt được giữa cách đọc nhạc và ghép lời ca cần phải ăn khớp với nhau?. Sau mỗi câu hỏi giáo viên đặt ra và học sinh trả lời, cần phải nhận xét và động viên khích lệ các em. Chính những lời động viên khen ngợi của giáo viên sẽ giúp cho học sinh thể hiện vào bài học được tốt hơn. 10 * Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nội dung giới thiệu nhạc cụ: Trong chương trình âm nhạc lớp 4 và 5 ngoài việc học hát, tập đọc nhạc học sinh còn được giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài, được nghe kể chuyện về một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giớiVới dạng bài dạy này nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả của tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng mờ nhạt sau tiết học. Ngược lại nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi. Thực tế đã chứng minh rằng trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan mà giáo viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập của học sinh. Phần mở đầu đối với tiết này, giáo viên cho học sinh quan sát trên màn hình với một dàn nhạc giao hưởng đang biểu diễn, sau khi quan sát và lắng nghe xong, giáo viên có thể đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức âm nhạc lớp 4 về các nhạc cụ dân tộc. Học sinh sẽ suy nghĩ và trả lời để từ đó giáo viên vào bài. Ví dụ như: “Ở Lớp 4, các em đã được giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc, em nào có thể nhớ và kể tên lại các nhạc cụ đó? Học sinh sẽ kể lại sau đó giáo viên kết luận và tuyên dương những học sinh vừa hoàn thành tốt câu trả lời. Giáo viên liên hệ ngay sang bài học mới hôm nay, đó chính là : “Giới thiệu một vài nhạc cụ nước ngoài” có trong dàn nhạc giao hưởng mà các em vừa được quan sát. Đặc biệt các em được quan sát những hình ảnh và những âm sắc thật của các nhạc cụ, được xem các nghệ sĩ trình diễn các bản nhạc không lời bằng những nhạc cụ mà các em vừa được giới thiệu trong bài học, thay vì chỉ nghe và nhìn bằng những âm sắc giả và những bức ảnh đen trắng về các nhạc cụ đó. Trong một số tiết học tôi có liên hệ và mượn một số nhạc cụ từ đội nhạc kèn đồng của giáo xứ để cho các em quan sát bằng vật thật. Và cho các em xem đoạn video có hình ảnh các nhạc cụ đang sử dụng biểu diễn trong dàn nhac. Sự thay đổi bằng dụng cụ trực quan cũng giúp cho các em được tận mắt nhìn và hiểu rõ hơn về các nhạc cụ được giới thiệu trong bài học. Hình ảnh một số nhạc cụ dân tộc giáo viên trình chiếu và giới thiệu cho học sinh quan sát: 11 Đàn nguyệt Đàn bầu Đàn tranh. 2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc Giáo viên có thể chọn lựa những bức tranh phù hợp với câu chuyện để kể cho các em nghe: Ví dụ như: Tiết 15 âm nhạc lớp 5 có phần kể chuyện âm nhạc với câu chuyện: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu. Giáo viên dùng những bức tranh đã vẽ kết hợp với phần mềm trình chiếu để kể cho học sinh nghe, thay vì cho một vài các em đọc.. sau khi học sinh lắng nghe xong, giáo viên chỉ việc đặt câu hỏi và học sinh trả lời qua các bức tranh. Các em sẽ kể tóm tắt và nhớ rất lâu cốt chuyện thông qua 12 những hình ảnh mà các em vừa được quan sát. Ví dụ: về bức tranh kể chuyện “Nghệ sĩ Cao Văn Lầu” dưới đây. Cũng tương tự như các tiết dạy và giới thiệu về các nhạc sĩ nước ngoài. Khi kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh học sinh rất thích thú và lắng nghe những bản nhạc không lời, những giai điệu ấy sẽ thúc Để phát huy được tính sáng tạo của học sinh nhất thiết mỗi nhà trường phải trang bị một phòng học âm nhạc đạt chuẩn. Có đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho bộ môn như: máy chiếu, laptop, màn hình, đàn organ, âm thanh v.v... Người ta thống kê rằng: nếu chỉ có đọc thì người học chỉ nhớ được 10%, chỉ có nghe thôi thì khả năng tiếp thu được 20%, cả nghe và nhìn tiếp thu được 50%, nếu được trình bày thì khả năng nhớ có thể lên đến 70%. Đặc biệt, nếu được kết hợp cả nghe, đọc, nghiên cứu, tự trình bày thì mức độ nhớ lên đến 90%. Chỉ riêng điều đó thôi cũng nói lên sự đòi hỏi phải áp dụng các phương tiện nghe nhìn vào việc giảng bài là cần thiết. Bên cạnh đó giáo viên âm nhạc phải sử dụng thành thạo vi tính, soạn giảng giáo án điện tử, không ngừng tìm tòi và khai thác những tài nguyên trên mạng Internet để phục vụ cho bài giảng của mình. Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, luôn coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng của mình. Trong tiết dạy âm nhạc, nếu biết áp dụng công nghệ thông tin để khai thác tiềm năng của các em sẽ cho chúng ta thấy học sinh rất hứng thú, tiếp thu bài tốt Đa phần các em đều mong muốn được tiếp cận với những phương tiện hiện đại trong những tiết âm nhạc. Thông qua những phương tiện hỗ trợ này, học sinh nhanh thuộc được lời ca, khắc sâu được kiến thức của bài học, nhiều em học sinh mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Thông qua một số các video clip mẫu trong khi học hát, các em có thể bắt chước và dùng để biểu diễn trong các buổi văn nghệ của nhà trường. Giáo viên cũng dễ nhận ra 13 những học sinh có năng khiếu, có giọng hát để bổ sung cho đội văn nghệ, tham gia các cuộc thi do ngành và của địa phương. Giờ học áp dụng các phương tiện hỗ trợ vào giảng bài sẽ tạo cho giáo viên giảm bớt được rất nhiều các thao tác khi trình bày trên bảng đen truyền thống. Giáo viên năng động hơn học sinh học say sưa hơn, yêu thích bộ môn, góp phần làm cho môi trường giáo dục trong nhà trường ngày càng được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt sẽ giúp cho các em thực sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 3. Định hướng cho học sinh có năng khiếu tham gia các mô hình, câu lạc bộ âm nhạc của nhà
Tài liệu đính kèm: