Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ văn THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ văn THCS

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chon đề tài:

Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc trau dồi tư tưởng,

tình cảm cho học sinh. Thông qua bộ môn cùng với sự truyền thụ của người thầy,

các em sẽ lĩnh hội được nhiều cái hay, cái đẹp ở mỗi tác phẩm văn học .

Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì người giáo viên phải lựa

chọn cho mình một cách truyền thụ sao cho có hiệu quả nhất. Theo quan điểm đổi

mới phương pháp dạy và học hiện nay, học sinh là trung tâm, là đối tượng chủ yếu

của các hoạt động dạy và học, giáo viên là người thiết kế, hướng dẫn, gợi mở để

các em tự trao đổi, thảo luận để đưa ra những ý kiến trong giờ học, tự bày tỏ các

cách hiểu, cách cảm về tác phẩm nên trong giờ học việc ghi bảng không còn là

việc chủ yếu. Giáo viên chỉ còn việc lắng nghe, chốt lại những kiến thức quan

trọng theo chuẩn kiến thức cần đạt .

Trong xu thế dạy học ngày nay, thực hiện dạy học ngữ văn theo phương pháp

hiện đại , người ta nghĩ ngay đến việc ứng dụng công nghệ dạy học. Hiểu một cách

tổng quát, công nghệ dạy học là những quy trình kĩ thuật trong dạy học. Kĩ thuật

hiểu theo nghĩa công nghệ máy móc và thiết bị kĩ thuật, đồng thời kĩ thuật cũng

được hiểu là những chiến lược dạy học nhằm khởi động tối đa nội lực của người

học, giúp họ phát triển đạt tới giá trị chân- thiện- mĩ trong cuộc sống. Thế kỉ XXI,

công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống.

Đặc biệt trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã

được đặt ra một cách cấp thiết cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách

giáo khoa nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của các em học sinh. Một trongnhững yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy là phương tiện dạy

học, trong đó công nghệ thông tin là một trong những phương tiện tiện ích . Chính

vì vậy mà vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ Văn luôn được các nhà khoa học quan

tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có

khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là

những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình

học tập. Như vậy dạy Văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy

kiến thức, cho nên việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực, bồi dưỡng, rèn

luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục điều đó được

coi là một định hướng quan trọng hiện nay

pdf 34 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1138Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghe, nói, đọc, viết, qua đó mà rèn luyện tư duy. Giúp 
cho học sinh có những hiểu biết nhất định về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ (từ, 
câu, đoạn...) để có ý thức sử dụng Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn bảo vệ , phát triển 
tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách bồi dưỡng tư tưởng tình cảm. 
 Với phân môn Tập làm văn: 
 Môn Tập làm văn, chủ yếu mang tính thực hành, vận dụng những kiến thức 
văn học, tiếng Việt và đời sống xã hội để tạo lập văn bản (nói hoặc viết). Học sinh 
phải thực hiện tốt những bài làm văn nghê thuật, nghị luận và nhật dụng. Trong khi 
làm văn, học sinh không chỉ là người thiết kế mà còn phải là người thi công, biết 
xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá kế hoạch. 
 Dưới đây là bản sơ lược những kiến thức Ngữ văn cơ bản được học ở cấp 
THCS theo chương trình giáo khoa hiện hành. 
Lớp 
 Đọc hiểu văn bản Tiếng Việt Làm văn 
Lớp 
6 
Truyện dân gian 
Truyện ngắn hiện đại 
Ký,Văn bản nhật dụng 
Thơ hiện đại 
Từ 
Câu 
Văn tự sự 
Văn miêu tả 
Lớp 
7 
Truyện ngắn hiện đại 
Ca dao, tục ngữ 
Thơ trung đại 
Văn nghị luận 
Từ 
Câu 
Văn biểu cảm 
Văn nghị luận 
Lớp 
8 
Truyện ngắn hiện đại 
Thơ cận đại, hiện đại, kịch... 
Từ 
Câu 
Đoạn 
Văn thuýêt minh 
Văn bản tường trình 
Lớp 
9 
Truyện trung đại;Truyện 
thơ,Kịch hiện đại; Văn bản 
nhật dụng 
Từ 
Liên kết câu 
Phân tích và tổng hợp 
Nghị luận văn học 
 Như vậy, nhìn qua việc hệ thống kiến thức trên, chúng ta thấy cũng như các 
môn học khác, môn Ngữ văn hoàn toàn có thể sử dụng bản đồ tư duy làm công cụ 
học bài. Dùng bản đồ tư duy làm công cụ giúp cho người học sơ đồ hoá toàn bộ 
kiến thức môn học, bài học môn Ngữ văn. Tuy nhiên, bản đồ tư duy có phải công 
cụ vạn năng ? Bản đồ tư duy có thể vận dụng trong mọi trường hợp? Với giáo viên, 
bản đồ tư duy có thể dùng để soạn bài ? Với học sinh, có thế ghi bài theo bản đồ tư 
duy ? ... đó là những câu hỏi mà người học đều phải tìm lấy câu trả lời riêng cho 
mình... 
3.2 - Cách sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy Ngữ Văn 
 3.2.1 Đặc diểm của bản đồ tư duy 
 Từ trước tới nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường 
thẳng, con số theo trật tự tuyến tính. Nghĩa là chúng ta mới chỉ sử dụng ½ bộ não- 
não trái mà chưa sử dụng kĩ năng nào bên não phải – nơi giúp chúng ta xử lý các 
thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. 
 Các nhà khoa học chỉ ra rằng bộ não của con người gồm 2 bán cầu: não phải 
và não trái. Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, 
tưởng tượng. những yếu tố đó sẽ tác động, kích thích não trái. Não trái thích hợp 
với các từ ngữ, con số, tư duy và phân tích cho ra sản phẩm. Do đó người ta tìm 
cách kích thích não phải tốt nhất và khi hai bán cầu não có sự tương tác, tác động, 
kích thích lẫn nhau nó sẽ đem đến cho con người khả năng to lớn. 
 Dựa trên những đặc điểm đó của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra bản đồ tư 
duy theo nguyên lí hoạt động của bộ não. Bản đồ tư duy không những sử dụng chữ, 
số, các dòng kẻ mà còn có thể sử dụng cả màu sắc và hình ảnh. Các dòng kẻ, 
chuỗi, chữ, số, và các danh sách được xử lí bằng chức năng thần kinh của não trái. 
Đây là bán cầu não được sử dụng cho các công việc bình thường. Do đó khi sử 
dụng nó, tư duy sáng tạo của con người bị giới hạn. Để thực sự trở nên sáng tạo, 
chúng cần sử dụng trí tưởng tượng - chức năng hoạt động của bán cầu não phải 
như sự tri giác màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, không gian. 
 Với đặc điểm trên, bản đồ tư duy kết hợp hoạt động của hai bán cầu não trái và 
não phải. Điều này giải thích vì sao chúng ta có thể phát huy toàn bộ mọi khả năng 
tư duy của mình khi sử dụng bản đồ tư duy. Như vậy bản đồ tư duy là một công cụ 
hỗ trợ tư duy hiện đại, một kĩ năng sử dụng bộ não rất mới mẻ. Đó là một kĩ thuật 
hình họa, một dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù 
hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động của bộ não. 
 Sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới PPDH các môn học, vân dụng vào 
dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hoá kiến thức một chủ đề, một bài, một 
chương, giúp học sinh ghi nhớ, ôn tập, liên kết mạch lạc kiến thức đã học 
3.2.2 Nguyên lí hoạt động. 
 Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy đúng theo nguyên tắc liên tưởng : 
“ý này gọi ý kia” của bộ não. Ở vị trí trung tâm của bản đồ là một hình ảnh hay 
một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay một khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm đó được 
nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính. Từ các nhánh chính 
đó lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự 
phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. 
Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách 
đầy đủ, rõ ràng. 
Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và 
đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, 
nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh 
trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng 
chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, 
nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế 
tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo 
ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. 
 3.2.3 Phương thức tạo lập 
 Bước 1: 
 - Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang). Người vẽ sẽ bắt 
đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ 
và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung 
từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng. 
 - Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. 
 + Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng 
sâu sắc về chủ đề. 
 Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm 
 + Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật. 
 + Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm. 
 + Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ 
tỏa ra một cách dễ dàng. 
Bước 3: 
- Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ 
 + Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và 
hình ảnh. 
 + Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời 
gian. 
 + Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên 
nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. 
 + Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh 
cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2bằng đường 
kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn. 
 + Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong 
được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. 
 + Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay 
đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. 
Bước 4: 
- Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật 
cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. 
3.3 - Tác dụng của bản đồ tư duy: 
- Tiết kiệm thời gian, công sức. 
- Cung cấp bức tranh tổng thể. 
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ. 
- Ghi nhớ tốt hơn. 
- Kích thích tiềm năng sáng tạo. 
- Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễ dàng ở nhiều lĩnh vực 
 Bản đồ tư duy là một công cụ giúp học tập hiệu quả thông qua việc vận dụng cả 
não phải và não trái giúp người học tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài kĩ hơn, nhớ 
được nhiều chi tiết hơn. Tuy nhiên bản đồ tư duy không phải là một tác phẩm hội 
họa nên cần tránh rơi vào việc trang trí cầu kì, chau chuốt thay cho ghi chú (là mục 
đích chính khi sử dụng bản đồ tư duy). 
4. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỐI VỚI HOẠT 
ĐỘNG DẠY HỌC NGỮ VĂN: 
4.1. Sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến 
thức tổng hợp về bài học : 
 Với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy từng bước giáo viên 
sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng 
những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học- trung tâm bản đồ. Giáo viên 
giúp học sinh tái hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học, những ý 
nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức 
tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên bản đồ. 
Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, bản đồ tư duy còn giúp 
cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, 
phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng trong bài tức tìm ra mạch 
lôgic của bài học. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ là có thể tái hiện, 
thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời học sinh cũng 
có thể khẳng định được toàn bộ dung lượng kiến thức của bài, xác định ý chính, ý 
phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả. 
4.2. Sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm 
kiếm kiến thức của học sinh: 
 Với những ưu điểm của mình, bản đồ tư duy trở thành một công cụ gợi mở, 
kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh. Bước quan trọng nhất là giáo 
viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâm bản đồ - trọng tâm bài học. 
Sau đó theo nguyên lí bản đồ tư duy là ý nọ gợi ý kia dần dần giúp học sinh khám 
phá kiến thức bài học. Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các 
nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác 
nhất. Khi các nhánh lớn được xây dựng giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sắp 
xếp theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh. Điều đó giúp học 
sinh dễ dàng ôn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự 
mình vận động, tìm tòi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả. 
4.3. Sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ để củng cố, khái quát bài học của 
học sinh: 
 Sau mỗi tiết học bao giờ cũng có phần củng cố, nhắc lại kiến thức trọng tâm. 
Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép và thực hiện kiến thức theo trật tự 
tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn < 50% dung lượng bài. Sử 
dụng bản đồ tư duy giúp các em khắc phục được hạn chế đó. Sau mỗi giờ học, khi 
cần củng cố kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy có thể tái hiện được 
80%-90% kiến thức bài học. Đến khi ôn thi học sinh không phải mất một lượng 
lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát 
lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết. 
Như thế học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời gian. 
 Trong giảng dạy Văn học không có phương pháp, biện pháp nào là độc tôn, là 
vạn năng cả. Người dạy cần kết hợp các phương pháp, biện pháp một cách linh 
hoạt và sinh động để gây hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả giờ dạy. 
5. MINH CHỨNG CỤ THỂ: 
 Sau một thời gian dạy thử nghiệm, tôi có một số kinh nghiệm trong việc sử 
dụng BĐTD như sau: 
 - Kết hợp với thảo luận nhóm: cho học sinh thảo luận theo từng nhóm cuối 
tiết học để các em tự xâu chuỗi các kiến thức cơ bản cần nắm vững của bài học. 
 - Cho học sinh đọc, nghiên cứu, tóm tắt, trình bày bài mới bằng BĐTD. 
 - Sử dụng BĐTD để khai thác bài Ngữ văn (Tuy nhiên không nên sử dụng cho 
tất cả các bài). 
 - Sử dụng trong việc ôn tập, hệ thống, củng cố, kiểm tra kiến thức. 
 Sau khi ứng dụng bản đồ tư duy vào một số trường hợp trên tôi thấy các em 
tích cực, chủ động hơn, rèn được khả năng tư duy, phán đoán, tự học. Các em tiếp 
thu bài mới được nhẹ nhàng hơn, dễ hiểu, dễ nhớ. 
 Ví dụ 1: Khi dạy bài “ So sánh”( Tiết 78- Tiếng Việt lớp 6) tôi cho học sinh 
củng cố kiến thức bằng từ chìa khoá “ SO SÁNH” rồi yêu cầu học sinh vẽ bản đồ 
tư duy bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em để các em vẽ 
 - Nhánh 1: Qua ví dụ em hiểu thế nào là phép tu từ so sánh? (Khái niệm) 
 - Nhánh 2: So sánh có tác dụng như thế nào? (Tác dụng) 
 - Nhánh 3: Cấu tạo của biện pháp này là gì? (Cấu tạo) 
 - Nhánh 4: Có mấy kiểu so sánh đã học? (Phân loại) 
 Sau đó cho học sinh thảo luận nhóm (khái niệm về phép tu từ so sánh. Tác 
dụng, cấu tạo và phân loại) để vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ 
(nhánh con cấp 2,3...) Sau khi các nhóm vẽ xong cử đại diện lên trình bày trước 
lớp để các nhóm khác bổ sung, giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh 
kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả, đồng thời kích thích 
hứng thú học tập của học sinh. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức 
của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước tập thể. 
SO SÁNH – TIẾT 78 NV 6 
 Ví dụ 2 : 
 Khi cho học sinh đọc hiểu văn bản Tiết 90 – Ngữ văn 8 “Chiếu dời đô” tôi 
cho học sinh tự sáng tạo, vẽ theo sự nhận thức về nội dung bài học thông qua từ 
khóa “ Chiếu dời đô”, các em sẽ triển khai từng nhánh rất đa dạng và phong phú. 
- Nhánh 1: Đọc đoạn một, các em sẽ dễ dàng nhận thấy tấm gương của người 
xưa khi quyết định dời đô. 
- Nhánh 2: Các em sẽ thấy những hạn chế của Triều đại Đinh, Lê ... 
- Nhánh 3: Các em sẽ thấy những ưu điểm của Đại La và việc dời đô của vua 
Lý Công Uẩn là vô cùng sáng suốt vừa thuận ý trời lại hợp lòng dân. 
- 
TIET 90 NV8 –
BẢN ĐỒ 
 TƯ DUY
NGỮ VĂN 
Thái tổ
LÝ CÔNG UẨN
 Để cụ thể hóa cho việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học 
trong tiết dạy văn bản lớp 9, tôi xin trình bày cụ thể thông qua tiết 146 - “Rô-bin-
xơn ngoài đảo hoang” và một số bản đồ tư duy mà tôi cùng đồng nghiệp ở trường 
sở tại đã sử dụng trong quá trình dạy và học. 
Tiết 146 
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG 
(Trích “Rô-bin-xơn Cru-xô”) 
Đe-ni-ơn Đi phô 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp học sinh: 
I. Kiến thức 
1. Nội dung 
- Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn 
một mình nơi hoang đảo bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân 
vật. 
2. Nghệ thuật 
- Phân tích truyện, phân tích nhân vật. 
- Đọc diễn cảm tác phẩm văn xuôi. 
II. Kĩ năng 
- Rèn kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm tự sự. 
- Phân tích tác dụng của ngôi kể thứ nhất xưng "tôi". 
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm. 
- Tổng hợp kiến thức, nêu nhận xét, đánh giá... 
III. Thái độ 
- Tinh thần lạc quan, dũng cảm, nghị lực vượt qua khó khăn thử thách trong 
cuộc sống. 
IV. Tích hợp liên môn: Môn Lịch sử, môn Giáo dục công dân, môn Địa lí,... 
V. Phát triển năng lực của học sinh 
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) 
- Năng lực hợp tác, phản biện 
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: 
+ Nhận ra được giá trị thẩm mĩ. 
+ Cảm nhận, rung động trước cái đẹp. 
+ Suy nghĩ hành vi theo cái đẹp, cái thiện. 
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
- Phân tích, bình giảng, đàm thoại 
- Nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm... 
C. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên 
- Thiết kế giáo án bằng phần mềm Powerpoint. 
- Yêu cầu HS soạn bài, có kiểm tra đánh giá. 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
D. BÀI MỚI 
1. Hoạt động khởi động (Thời gian 2 phút) 
- Mục đích: Tạo tâm thế, kích thích sự tò mò. 
- Phương pháp: Phát vấn. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT 
ĐỘNG 
CỦA HS 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
- Chiếu hình ảnh. 
- Hỏi: Đây là ai? Em biết gì về nhân vật này? 
- Giới thiệu về Nick Vujicic 
- Dẫn vào bài mới. 
Trả lời 
cá nhân 
Nghe 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (Thời gian 40 phút) 
- Mục tiêu: 
+ Học sinh hiểu và cảm nhận được bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn. 
+ Qua đó cảm nhận được hoàn cảnh sống khắc nghiệt và tinh thần lạc quan, ý chí 
khắc phục khó khăn của nhân vật 
- Phương pháp: - Phát vấn, thảo luận nhóm, giảng bình. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA 
HS 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về 
tác phẩm 
Phương pháp sử dụng: Phân tích, diễn giảng, đàm thoại, 
nêu vấn đề, ... 
I. Đọc – tìm hiểu chung 
- Kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm - Các nhóm 1. Tác giả. 
đã được giao. 
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc tại 
nhà: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả Đe-
ni-ơn Đi phô 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tác phẩm 
“Rô-bin-xơn Cru-xô” 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về đoạn trích 
“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” 
=> GV chốt những thông tin quan trọng 
về tác giả, tác phẩm. 
báo cáo kết 
quả làm 
việc. 
- Đại diện 
trình bày. 
- Nghe, nhận 
xét, bổ sung. 
- Tự ghi bài 
- Đe-ni-ơn Đi-phô (1660-
1731), là nhà văn nổi tiếng 
người Anh 
2. Tác phẩm 
* Đoạn trích: 
- Phương thức biểu đạt: tự 
sự. 
- Ngôi kể: thứ nhất. 
- Đọc- chú thích 
- Bố cục: 4 phần 
- Giới thiệu hành trình cuộc đời của Rô-
bin-xơn trong tác phẩm, nhấn mạnh đến vị 
trí đoạn trích và quãng thời gian 15 năm 
sống cô độc nơi hoang đảo. 
Em có nhận xét gì về hoàn cảnh mà Rô-bin-
xơn đã trải qua? 
=> GV chốt: 
- Nhà văn tách biệt nhân vật hoàn toàn với 
thế giới loài người, trong một khoảng thời 
gian dài -> hoàn cảnh đặc biệt thử thách 
con người, từ đó gửi gắm thông điệp của 
nhà văn. 
- Hoàn cảnh lạ, hiếm gặp trong văn 
chương (Liên hệ tới nhà văn Hemingway 
và tác phẩm Ông già và biển cả). 
Nghe 
Định hướng 
trả lời: 
Quãng thời 
gian quá dài, 
hoàn cảnh 
quá khắc 
nghiệt. 
GV chuyển ý 
Chân dung của Rô-bin-xơn được tạo dựng qua hình dung, 
tưởng tưởng và qua miêu tả trực tiếp của Rô-bin-xơn. 
II. Đọc – tìm hiểu chi tiết 
CHÂN DUNG RÔ-BIN-XƠN 
Đọc đoạn đầu của văn bản và cho biết Rô-
bin-xơn đã tự hình dung và tưởng tượng về 
bức chân dung của mình như thế nào? 
 GV nhấn mạnh: Phần mở đầu đoạn 
trích đã giới thiệu ngắn gọn và ấn 
Chia sẻ cá 
nhân. 
Nghe, góp ý 
 bổ sung. 
Rô-bin-xơn tự hình dung 
và tưởng tượng: 
- Hình dung: người khác 
thấy mình sẽ: hoảng sợ 
hoặc phá lên cười. 
tượng, bước đầu hé mở bức chân 
dung của Rô-bin-xơn. 
- Tưởng tượng mình đi 
lang thang khắp miền quê. 
GV dẫn dắt: 
Chân dung của Rô-bin-xơn được tự họa qua 
phần trang phục, trang bị và diện mạo. 
Tổ chức cho HS trao đổi với nhau theo tinh 
thần tự tìm tòi phát hiện điểm mới lạ trong 
bức chân dung của nhân vật: 
Theo em, điểm đặc biệt trong trang phục, 
trang bị hoặc diện mạo của Rô-bin-xơn có 
gì đặc biệt so với các nhân vật khác em đã 
từng học? 
➔ Trên cơ sở HS được tự do trao đổi 
với nhau, GV tổ chức cho HS tìm 
hiểu về nhân vật Rô-bin-xơn trên 3 
phương diện đã nêu. 
Làm việc 
theo sự 
hướng dẫn 
của GV 
Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả về trang phục 
của Rô-bin-xơn. 
Theo em, trang phục của Rô-bin-xơn có gì 
đặc biệt? 
 Chốt: 
- Trang phục Rô-bin-xơn lôi thôi, kì 
cục, đều được làm bằng da dê. 
- Điểm đặc biệt: lệch chuẩn, gây cười 
song phù hợp với cuộc sống và tồn 
tại trên hoang đảo. 
- Kể cho HS nghe về hành trình có 
những miếng da dê để may trang 
phục -> khẳng định: Trang phục 
không đơn giản chỉ là quần, áo, mũ, 
ủng... mà đó còn là minh chứng cho 
bản lĩnh kiên cường và tinh thần 
sáng tạo của Rô-bin-xơn. 
Suy nghĩ, trả 
lời 
Chia sẻ cá 
nhân. 
Nghe, góp ý 
 bổ sung. 
1. Trang phục 
- Lôi thôi, kì cục. 
- Phù hợp với điều kiện 
sống 
→ Bản lĩnh, sáng tạo. 
GV kể cho HS nghe về những trang bị mà 
Rô-bin-xơn mang theo bên mình. 
Tổ chức thảo luận nhóm: 
Những trang bị mà Rô-bin-xơn mang theo 
bên mình đã hé mở cho em biết điều gì về 
cuộc sống trên hoang đảo và con người 
anh ấy? 
 Chốt: 
- Trang bị của Rô-bin-xơn rất cồng 
kềnh và lỉnh kỉnh. 
- Những trang bị trên giúp Rô-bin-xơn 
bảo vệ mình khỏi thú dữ tấn công, 
thời tiết khắc nghiệt, thuận tiện cho 
việc sinh tồn trên đảo... 
- Ngay khi tàu bị đắm, và Rô-bin-xơn 
trôi dạt vào hoang đảo, chàng đã 
không nản lòng mà ngay lập tức cố 
gắng vớt vát được những thứ còn 
đang lập lờ mặt nước→ Rô-bin-xơn 
không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến 
việc phải sống, đó là ý chí, là cái 
tinh khôn tron

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_ban_do_tu_duy_vao_day_hoc_mon.pdf