Tăng cường kiểm tra dự giờ để đánh giá kết quả, mức độ thực hiện các giải pháp đã triển khai, sự chuyển biến trong việc tuân thủ nguyên tắc trực quan trong giờ dạy tiếng việt. Tăng cường việc kiểm tra theo chuyên đề tiếng việt, lấy kết quả làm tiêu chí xếp loại thi đua hàng tháng, hàng kỳ để tạo động cơ khuyến khích giáo viên tiếp tục thực hiện triệt để và hiệu quả hơn việc tuân thủ trực quan dạy học tiếng việt.
B. Nội dung đề tài Tên đề tài: Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học tiếng việt - thực trạng và giải pháp ------------------------------------- I. lý do chọn đề tài: Việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cần phải giải quyết, nhất là trong giai đoạn đang tiến hành đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa hiện nay. Mặt khác môn tiếng việt là môn học cơ bản và chiếm nhiều thời lượng nhất ở bậc tiểu học. Do đó, nhiều cán bộ nghiên cứu, nhiều nhà giáo tâm huyết đã bỏ nhiều công sức, đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết kinh nghiệm, giới thiệu những thành tựu tiến nhất của khoa học giáo dục, khoa học kĩ thuật vào việc dạy học Tiếng Việt- Tiếng mẹ đẻ. Ngành giáo dục ở các địa phương, các nhà trường, các cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã có nhiều cố gắng trong quá trình tiếp thu, triển khai việc thực hiện việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở tiểu học và trong quá trình đó cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của họ bàn về việc dạy học môn tiếng việt. ở phạm vi địa phương và đặc biệt là ở đơn vị nhà trường chúng tôi, thực tiễn kinh nghiệm công tác đã cho thấy: Việc “Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong việc dạy học Tiếng Việt thật sự là một việc làm cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ môn học đặt ra”. 1) Cơ sở lý luận: Luận điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin cho rằng “Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là phương tiện đặc trưng cho loài người, không có ngôn ngữ, xã hội không thể tồn tại. Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thôn tin, tư tưởng tình cảm thì nhiệm vụ trong trọng nhất của nhà trường là phát triển ngôn ngữ cho học sinh Ta thấy tất cả các giờ dạy tiếng việt phải đi theo khuynh hướng phát triển các kỹ năng: Nghe, đọc, viết, nói, học sinh cần hiểu rõ người tra nói và viết không phải chỉ để cho mình mà cho người khác, nên ngôn ngữ cần phải chính xác, dễ hiểu. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin cho rằng “Con đường biện chứng của nhận thức chân lí đi qua hai giai đoạn, nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính tâm lí học đã chứng minh rằng: Đặc điểm nhận thức của HS tiểu học là chuyên từ không chủ định sang có chủ định, chuyển từ cảm tính sang lí tính và chuyển từ trực quan cụ thể sang trừu tượng khái quát. Đặc điểm nhân cách của HS tiểu học có một số nét nổi bật đó là tính cả tin và tính bắt trước (các em bắt trước hầu như tất cả, đặc biệt là học sinh đầu cấp. Lý luận về dạy học đã nêu rõ “Dạy học trực quan bao gồm. Đồ dùng trực quan và học và học sinh tiến hành quan sát chúng một cách khoa học dưới vai trò chủ đạo của giáo viên. Đồ dùng trực quan phải phản ánh nội dung, kiến thức bài học. Đồ dùng trực quan phải được sử dụng đúng thời điểm trong dạy học. Tất cả những nội dung nêu trên thuộc phạm vi nghiên cứu khoa học lý luận. Đó là cơ sở của nguyên tắc trực quan, trong dạy học tiếng và cũng là cơ sở để đề lên nguyên tắc. phải tính đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ của HS trong quá trình dạy học TV. Do đó dạy học TV cần dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của HS. 2) Cơ sở thực tiễn: Hiện nay, sách giáo khoa mới, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt là những phương tiện thuận lợi giúp cho giáo viên và học sinh đổi mới cách dạy và học môn Tiếng Việt theo hướng thực hành giao tiếp, chú trọng còn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Và thực tế trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học môn tiếng việt đã được nâng cao rõ rệt, kĩ năng thực hành tiếng việt của học sinh đã có nhiều tín bộ Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, thực trạng việc dạy học tiếng việt vẫn biểu hiện một số tồn tại cơ bản sau: Hầu như các giáo viên tiểu học đều nhận thức được vai trò quan trọng của trực quan trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, nhưng quan niệm như thế nào là đảm bảo nguyên tắc trực quan, như thế nào là một tài liệu trực quan có chất lượng và sử dụng ra sao trong giờ dạy. Tiếng Việt vẫn còn là vấn đề cần làm sáng tỏ hơn. Thông thường khi nói đến trực quan, giáo viên hay nghỉ đến các vật thật, vật thay thế như: Tranh ảnh, mô hình, các sơ đồ biểu bảng Trên thực tế (ở nhiều trường tiểu học) có cán bộ quản lý khi dự giờ của giáo viên, các giáo viên khi dự giờ đồng nghiệp thường phê là không có đồ dùng dạy học, không sử dụng trực quan khi không thấy có tranh ảnh hoặc các đồ dùng và xen đó là một điểm yếu đáng nói của giờ dạy. Từ lý do đó dẫn đến một ứng sử thông thường là: Hễ biết có người dự giờ thì việc đầu tiên người giáo viên dạy phải lo cho được các hình hoặc các bức vẽ phóng to, các bảng phụ, thu thập tranh ảnhMà việc làm đó, những đồ vật đó có khi không thật sự hoặc không cần thiết. Để minh hoạ cho một giờ tập đọc, có giáo viên phải bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để có được một bức tranh và sử dụng bức tranh đó như trong giờ Mĩ thuật: Giảng giải về hình ảnh, mầu sắc, vẻ đẹp của bức tranh. Khi dạy phần tìm hiểu bài của bài tập đọc, không ít giáo viên đã sử dụng một hệ thống các bảng phụ bằng giấy, cái to, cái nhỏ để ghi các ý chính và đại ý (nội dung) của bài rồi dán lên hầu như kín bảng để cho học sinh quan sát. Khi dạy những bài có nội dung ghi nhớ hay quy tắc như ở phân môn ngữ pháp (Lớp cải cách) phân môn tập làm văn hay các môn học khác, giáo viên cũng dùng bảng phụ tương tự như vậy Thực tế những việc nêu ra trên đây phản ánh một quan niệm không đầy đủ về trực quan và minh chứng cho việc sử dụng trực quan không đích cho việc dạy học Tiếng Việt. Một tồn tại khác nữa là có khá nhiều giáo viên có những hạn chế, những nhược điểm về tiếng nói, về chữ viết phương tiện trực quan cơ bản của giáo viên khi dạy tiếng việt, có giáo viên đã không tự hoàn thiện được kĩ năng đọc của mình Học sinh vẫn mắc nhiều lỗi phát âm, đọc ê- a, ngắc ngứ tiếng địa phương, chữ viết sấu và mắc lỗi chính tả Đó cũng chính là hậu quả của việc không tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học Tiếng Việt Dưới đây là bảng thống kê kết quả một số nội dung của nhà trường trong năm học 2004- 2005 phản ánh và liên quan đến thực trạng nêu trên: TT Nội dung Số lượng Kết quả xếp loại Giỏi- tốt Khá T, bình Yếu 1 Nhận thức của giáo viên về tính trực quan trong dạy học Tiếng Việt 16 GV 3 18,7% 5 31,2% 4 25% 4 25% 2 Kĩ năng nói- đọc đúng của giáo viên 16 GV 3 18,7% 4 25% 5 31,2% 4 25% 3 Kĩ năng viết chữ của giáo viên 16 GV 5 31,2% 4 25% 4 25% 3 18,7% 4 Giờ dạy tiếng việt được đánh giá xếp loại 36 giờ 6 16,7% 14 38,9% 10 27,7% 6 16,7% 5 Học lực môn tiếng việt cuối học kỳ I 460 HS 34 7,4% 188 40,9% 190 41,3% 48 10,4% 6 Học lực môn tiếng việt cuối năm 460 HS 40 12,4% 156 33,9% 193 43,0% 38 8,3% 7 Kết quả thi viết chữ đẹp của học sinh 460 HS 57 12,4% 156 33,9% 183 39,8% 64 13,9% Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu tìm tòi đưa ra một số giải pháp và áp dụng vào thực tiễn công tác chỉ đạo chuyên môn, nhằm khắc phục những tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt trong nhà trường. II. nội dung chính của đề tài: A. Các giải pháp thực hiện: 1. Giải pháp thứ nhất: Cũng cố và nâng cao nhận thức về tính trực quan và tài liệu trực quan trong việc dạy học Tiếng Việt. 2. Giải pháp thứ hai: Phải sác định đúng và chuẩn bị tốt những tài liệu trực quan cơ bản nhất, thiết thực nhất và sử dung đúng mức cho mỗi giờ dạy học tiếng việt. 3. Giải pháp thứ ba: Phải điều chỉnh và khắc phục triệt để những nhược điểm về tiếng nói và chữ viết ở giáo viên, thực hành nói và việt đúng tiếng Việt phổ thông. B. Các biện pháp tổ chức thực hiện: Ngay từ đầu năm học 2005- 2006 tôi đã báo cáo với hiệu trưởng nhà trường về thực trạng của vấn đề và các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện. Được sự nhất trí ủng hộ của lảnh đạo nhà trường cùng với tập thể sư phạm nhà trường, tôi cùng với tập thể sư phạm nhà trường đã tiến hành các biện pháp tổ chức thực hiện như sau: 1) Thông qua việc tổ chức một buổi họp chuyên môn cho toàn thể giáo viên nhà trường để nêu thực trang của vấn đề. Triển khai các giải pháp để giáo viên có định hướng thực hiện. 2) Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của các khối lớp: Yêu cầu giáo viên trao đổi, thảo luận, đánh giá thực trạng, tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề được đề cập nhằm “cũng cố và nâng cao nhận thức về tính trực quan và tài liệu trực quan trong dạy học Tiếng Việt”. Cụ thể giúp giáo viên nhận thức có một số vấn đề sau: Thế nào là sử dụng trực quan trong giờ dạy tiếng việt?. Thế nào là tài liệu cơ bản, có chất lượng trong giờ dạy tiếng việt? “Hiểu theo nghĩa đầy đủ, các yếu tố trực quan là các yếu tố có khả năng tác động lên giác quan” ( Có 5 giác quan). Khi lời nói , ngôn trở thành đối tượng xem xét thì thực hiện nguyên tắc trực quan trong giờ tiếng việt không chỉ là sử dụng các đồ dùng , các sơ đồ, biểu bảng mà còn quan trọng nhất là lời nói, ngôn ngữ của giáo viên. Tài liệu trực quan cơ bản trong giờ học tiếng việt phải tiếng việt trong những mẫu tốt nhất. Tức là những ngữ liệu tiêu biểu (văn học dân gian, tác phẩm văn học cổ điển việt nam, những bài, đoạn, câu văn hay thơ của các tác giả nổi tiếng) Yêu cầu đầu tiên, những ngữ liệu được sử dụng trong giờ học tiếng việt cần tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ngôn ngữ mà nó được đưa ra làm dẫn chứng. Không nên dẫn ra các trường hợp đặc biệt, các trường hợp có tính trung gian hoặc chưa thống nhất ý kiến của các nhà việt ngữ. Yêu cầu thứ hai là những ngữ liệu này phải mang tính trực quan , nghĩa là làm sao cho đối tượng nghiên cứu dể dàng tác động vào giác quan của trẻ em. Chúng ta cần thấy rằng: Trong tiết học vần, tài liệu trực quan cơ bản chính là mô hình vần, tiếng. Trong giờ tập viết, tài liệu trực quan là mẫu chữ viết (Được phóng to hoặc trong vở tập viết hoặc chữ viết của giáo viên). Trong giờ tập đọc, tài liệu trực quan cơ bản phải chính là bài văn, bài thơ, ngôn từ của nó. Vì chúng ta cần dạy bài văn, bài thơ để thấy vẽ đẹp của ngôn từ chứ không phải dạy bức tranh, tìm hiểu bức tranh. Khi dạy học dạy học sinh luyện đọc đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm trong giờ tập đọc thì tài liệu trực quan là cách đọc, giọng đọc của chính giáo viên. Khi dạy từ cho học sinh, giáo viên chỉ chú ý đến việc giải nghĩa từ bằng trực quan, điều đó là cần thiết, nhưng học sinh tiếp nhận từ không chỉ là nhìn thấy vật thật đại cho nghĩa của từ mà còn nghe thấy cách phát âm, nhìn thấy thứ tự ghi từ biết phát âm và ghi đúng từ. Do đó bắt buộc giáo viên phải phát âm và viết đúng từ 3) Với giải pháp thứ hai, giải pháp có tính quyết định, giáo viên phải chủ động tự giác nghiêm túc thực hiện tốt trong quá trình chuẩn bị bài và quá trình lên lớp, khi đã nhận thức đầy đủ về vấn đề. 4) Phát động thành phong trào giáo viên và học sinh thi đua thực hiện giải pháp thứ ba một cách thường xuyên (điều chỉnh, khắc phục triệt để những nhược điểm về tiếng nói và chữ viết, thực hành nói đúng đúng tiếng việt phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi) Đây à biện pháp để hình thành kỹ năng và cao hơn là thói quen nói chuẩn xác tiếng việt phổ thông. 5) Tăng cường kiểm tra dự giờ để đánh giá kết quả, mức độ thực hiện các giải pháp đã triển khai, sự chuyển biến trong việc tuân thủ nguyên tắc trực quan trong giờ dạy tiếng việt. Tăng cường việc kiểm tra theo chuyên đề tiếng việt, lấy kết quả làm tiêu chí xếp loại thi đua hàng tháng, hàng kỳ để tạo động cơ khuyến khích giáo viên tiếp tục thực hiện triệt để và hiệu quả hơn việc tuân thủ trực quan dạy học tiếng việt. III- tác dụng và hiệu quả của đề tài: 1) Hiệu quả: Từ thực trạng đã nêu, sau một thời gian triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp tôi đề xuất kết quả đã có sự chuyển biến rõ rệt. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả thực hiện của nhà trường tính đến giữa học kỳ II, năm học 2005 - 2006. TT Nội dung Tổng số Kết quả xếp loại Giỏi - Tốt Khá TB Yếu 1 Nhận thức của GV về trực quan trong dạy học Tiếng Việt. 14 Gv 10 = 71,4% 4= 28,6% 0 0 2 Kỹ năng nói, đọc đúng Tiếng Việt phổ thông của giáo viên. 14GV 10 =71,4% 4 = 28,6% 0 0 3 Kỹ năng viết chữ của giáo viên. 14GV 10 =71,4% 2 = 14,3% 2 = 14,3% 0 4 Giờ dạy Tiếng Việt được xếp loại 30 giờ 12 = 40% 16=53,3% 2 = 6,7% 0 5 Học lực môn Tiếng Việt giữa học kỳ II. 400HS 70=17,5% 159=39,8% 156=39% 15=3,7 6 Kế quả thi viết chữ đẹp của học sinh 400HS 92=23% 148=37% 136=34% 24=6% Kết quả trên là sự thành công đáng mừng sau quá trình thực hiện. Nó khẳng định tính hiệu quả và khả thi của vấn đề nghiên cứu khi áp dụng vào thực tiễn. 2) Tác dụng: Việc triển khai và áo dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn đã có những tác dụng rõ rệt. Công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. GV có ý thức thường xuyên học hỏi, củng cố nâng cao trình độ kiến thức và năng lực sư phạm, giúp đỡ GV có nhân thức đầy đủ hơn về lí luận dạy học, phương pháp, nguyên tắc dạy học nói chung và dạy học TV nói riêng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Góp phần quan trọng trong việc khắc phục những tồn tại trong quá trình dạy học và sử dụng trực quan trong dạy học tiếng Việt ở nhà trường. Chất lượng học TV của HS được nâng cao, kỹ năng vận dụng và thực hành Tiếng Việt của học sinh tốt hơn. IV. Kết luận: Để nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học, đòi hỏi trước hết ở người giáo viên và người quản lý cán bộ giáo viên, là người phải có trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn vững vàng, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ bên cạnh đó phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng học hỏi đổi mới, sáng tạo trong quá trình dạy học và chỉ đạo dạy học. Đó là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. C) ý kiến xác nhận của hội đồng khoa học nhà trường. đề tài “Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học Tiếng Việt- thực trạng và giải pháp” Có tính khả thi cao, phù hợp với thực tế đơn vị nhà trường, có tác dụng và hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở nhà trường. đề tài này có thể áp dụng được ở nhiều trường Tiểu học trên địa bàn huyện. Xếp loại: A Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thọ Sơn, Ngày 22 tháng 5 năm 2006 Người báo cáo Đỗ Văn Trường Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------***----------- báo cáo thành tích cá nhân Đề nghị công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2005 - 2006 ------------------------------------ I. Sơ yếu lý lịch: Họ và tên: Đỗ Văn Trường Ngày sinh: 24/04/1973 Quê quán: Thọ Sơn - Triệu Sơn - Thanh Hoá Chức vụ hiện nay: Phó hiệu trưởng Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm tiểu học Đơn vị công tác hiện nay: Trường tiểu học Thọ Sơn Năm vào ngành: 1994 II. Quá trình công tác: - Từ 9/1994 đến 8/1998: GV trường tiểu học Bình Sơn. - Từ 9/1998 đến 8/2003: GV trường tiểu học Thọ Sơn. - Từ 9/2003 đến nay: Phó hiệu trưởng trường tiểu học Thọ Sơn. III. Thành tích đã được khen thưởng: 1) Về chuyên môn: - Năm học 1997 - 1998 giấy khen “Giáo viên dạy giỏi cấp huyện” của trưởng phòng GD-ĐT Triệu Sơn ký ngày 20/8/1998. - Năm học 1998 - 1999 giấy khen “Giáo viên dạy giỏi cấp huyện” Quyết định số 467/QĐ-UBTS ngày 20/8/1999 của UBND huyện Triệu Sơn. - Năm học 2000 - 2001 giấy khen “Giáo viên dạy giỏi cấp huyện”. Số khen thưởng số 441/TĐKT ngày 21/8/2001 của UBND huyện Triệu Sơn. 2) Về đoàn thể khen: - Năm học 2000 - 2001: Giấy khen “Đạt nhiều thành tíchc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên trường học” số 01/QN/KT của BCH huyện đoàn Triệu Sơn. IV. Những thành tích nổi bật trong năm học 2005 - 2006: 1) Những nhiệm vụ được giao: - Cùng phụ trách, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. - Phụ trách cơ sở vật chất nhà trường. 2) Những thành tích đạt được trong năm học: 1- Về chỉ đạo hoạt động chuyên môn: Bản thân đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học của nhà trường. Xây dựng kế hoạch học tập chương trình BDTX cho GV và kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi lớp 4, 5. Tích cực tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động chuyên môn trong nhà trường, đó là tham mưu xây dựng kế hoạch năm học, tham mưu đổi mới công tác kiểm tra, xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên, tổ chức các phong trào tho đua tồng nhà trường (thi dạy giỏi, thi viết chữ đẹp trong GV và HS, thi HS giỏi các khối lớp), tham mưu đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường đa dạng hoá hình thức khen thưởng, nâng cao mức thưởng cho GV và HS có thành tích. Nhằm khuyến khích phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Chủ động và tăng cường tổ chức thao giảng dự giờ, sinh hoạt chuyên môn nhầm nâng cao tay nghề của giáo viên. Chỉ đạo sâu sát giáo viên thực hiện các yêu cầu về đổi mới với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. Kết quả đạt được cuối năm học: - Có 5 GV đạt giải (giờ dạy giỏi và viết chữ đẹp) cấp huyện (tăng 4 GV so với năm học trước 2004 - 2005). - Có 10 GV đạt LĐ giỏi cấp trường (tăng 3 GV so với năm học trước). - Có 1 HS đạt HS giỏi cấp tính (tăng 1 em) - Có 7 HS đạt giải cấp huyện (tăng 2 em) - Tỉ lệ HS khá giỏi đạt: 71,3% (tăng 4,2%). 2- Về nghiên cứu khoa học, SKKN: Bản thân gương mẫu, tự giác trong việc nghiên cứu, đúc rút SKKN, đồng thời tích cực chỉ đạo phát động G tham gia nghiên cứu kết quả cuối năm học: - Bản thân có 1 SKKN xếp loại A cấp trường. - Tập thể: có 9 SKKN đều xếp loại A cấp trường (tăng 4 so với năm học trước). 3- Về xây dựng cơ sở vật chất nhà trường: Được hiệu trưởng phân công phụ trách cơ sở vật chất nhà trường, bản thân đã phát huy vài trò, trách nhiệm của mình trong việc tham mưu đề nghị với lãnh đạo địa phương cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất, thiết yếu cho nhà trường (Về đối tượng, về số lượng, quy cách, kích thước) Kết quả, ngay từ đầu năm học, UBND xã đã đồng ý và giao cho nhà trường hợp đồng, thê thợ cải tạo bổ sung được một số cơ sở vật chất, cụ thể như sau: - Cải tạo nhà văn phòng và 7 phòng học (quét vôi ve, chấm ngói). - Cải tạo cổng trường, đổ bê tông nền với diện tích 90m2 và làm biển trường. - Đóng mới 36 bộ bàn ghế học sinh lớp 1 và 5 bảng lớp. - Xây 1 nhà vệ sinh. - Làm 1 nhà để xe cho CBGV. - Mắc điện thắp sáng và phục vụ dạy học lên 12 phòng học. Tổng kinh phí cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường trong năm học 2005 - 2006 là 20.000.000đ (Lấy từ nguồn kinh phí xây dựng trường do phụ phụ huynh HS đóng góp). 4- Về công tác khác trong nhà trường: - Phát huy vài trò của chi uỷ viên phụ trách các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, bản thân đã chủ động và thường xuyên giám sát, chỉ đạo các tổ chức công đoàn, chi đoàn thanh niên nhà trường hoạt động có nề nếp, có chất lựng. - Tích cực phối hợp với BCH CĐm BCH chi đoàn, tổng phụ trách đội trong việc tham gia và chỉ đạo tham gia các hoạt động đoàn thể. - Bản thân luôn gương mẫu thực hiện nhiệt tình vận động CBGV trong nhà trường thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, lói sống, chấp hành tốt đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt các cuộc vận động do chính quyền, MTTQ, ngành, công đoàn ngành phát động. Kết quả: 100% CBGV trong nhà trường thực hiện tốt các nội dung trên. V. Kết luận và đề nghị: Năm học 2005 - 2006 với vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của bản thân trong việc tham mưu và tham gia quản lý, lãnh đạo cùng với chi bộ BGH nhà trường, đồng thời với sự nỗ lực cố gắng của cả tập thể CBGV và HS trường TH Thọ Sơn đã đạt được những thành tích đáng mừng, cao hơn những năm trước đó là: Chất lượng giáo dục học sinh tăng, chất lượng đội ngũ được nâng cao số lượng HS và GV đạt giải huyện, tỉnh nhiều hơn năm trước. Những thành tích đó đã khích lệ tinh thần thi đua trong tập thể cán bộ GV học học sinh nhà trường và là động lực thúc đẩy để nhà trường phấn đấu trong những năm học tiếp theo. Với những thành tích đã đạt được nêu trên, tôi đề nghị HĐTĐKT nhà trường và HĐTĐKT huyện xét công nhận danh hiệu “chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” năm học 2005 - 2006 cho cá nhân tôi. Xin chân trọng cảm ơn ! Thọ Sơn, ngày 22 tháng 5 năm 2006 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người làm báo cáo Đỗ Văn TRường Xác nhận phòng giáo dục huyện
Tài liệu đính kèm: