Sáng kiến kinh nghiệm Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Thứ nhất:

Mấy năm gần đây có một số kẻ xấu đã dùng mọi thủ đoạn, mọi hình thức đưa

lên mạng xã hội những hình ảnh, video phản cảm như: bạo lực học đường; con cái

bạo hành cha mẹ; học sinh phản ứng mạnh với giáo viên; các trò chơi bạo lực;

những lời bình luận đủ kiểu loạn ngôn; các típ đề giật gân để câu like kiếm tiền

Những hình ảnh đó đã kích thích trí tò mò của trẻ em và ảnh hưởng trực tiếp đến sự

phát triển tư duy của trẻ, nhất là học sinh lớp 6 đang ở độ tuổi từ nhi đồng lên thiếu

niên.

2. Thứ hai

Địa bàn nơi tôi sinh sống và dạy học có rất nhiều công ty liên doanh, công ty tư

nhân, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp nên rất đông người lao động,

sinh viên ở các nơi đến thuê nhà trọ để làm việc và học tập. Do tiếp xúc nhiều

thành phần, mọi lứa tuổi nên trẻ em ở đây cũng bị ảnh hưởng khá nhiều trong cách

suy nghĩ, cách nói năng, ứng xử hàng ngày.

3. Thứ ba

Việc chuyển cấp từ bậc tiểu học lên THCS cũng ảnh hưởng đến tâm lí của học

sinh do các em phải làm quen với môi trường mới khoảng 1 – 2 tháng đầu năm học.

Hơn nữa, học sinh lớp 6 rất thụ động mỗi khi học Ngữ văn. Các trò chưa biết soạn

bài, chưa mở rộng chiều sâu suy nghĩ, chưa biết liên hệ từ văn bản đến đời sống,

chưa có sự tự tin ở chỗ đông người; việc nhận thức đúng – sai, cách ứng xử trong

giao tiếp, kỹ năng sống còn yếu. Nguyên nhân chính là do các trò chủ yếu chép ở

các tài liệu có sẵn ở trên mạng, ở sách mẫu, sách học tốt

Vì các lý do trên nên tôi đã chọn đề tài:

“Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh”.

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1298Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các em. 
Thực hiện theo tôn chỉ: “Tiên học lễ, hậu học văn”; thực hiện theo chủ trương 
của bộ giáo dục: Đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, đổi mới kiểm 
tra đánh giá, phát huy tính tích cực của học sinh; lấy học sinh làm trung tâm tiếp 
nhận, chuyển hóa kiến thức từ văn bản để áp dụng trong đời sống; giúp học sinh từ 
chỗ sợ, chán, học chống đối đến thích thú, tự mình chiếm lĩnh tác phẩm văn học 
qua sự gợi ý , dẫn dắt của giáo viên... 
2. Thực trạng của vấn đề và số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: 
Chiếm 70% kiến thức Ngữ văn ở lớp 6 là kiến thức ở bậc tiểu học. Trong sách 
Tiếng Việt lớp 4, lớp 5, các em học sinh đã được đọc, học một số truyện dân gian, 
một số đoạn trích thơ trong bài “Lượm” của tác giả Tố Hữu, “Đêm nay Bác không 
ngủ” của nhà thơ Minh Huệ cho nên khi học đến những văn bản này, các em 
cũng đã ít nhiều hiểu được khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích, tác phẩm, 
song các em chưa rút ra được bài học, kỹ năng sống cho mình. 
3. Những biện pháp đã tiến hành (nội dung chủ yếu của đề tài) 
3.1. Từ tình hình thực tế nêu ở trên, sau khi BGH trường phân công chuyên môn tôi 
đã tiến hành một số việc như sau: 
a. Xây dựng kế hoạch dạy học: chú trọng tới các văn bản có cùng chủ đề, cùng 
thể loại. 
Đọc kỹ các tác phẩm văn xuôi, tìm hiểu kỹ các chi tiết, sự việc, lời nói, hành 
động, suy nghĩ của nhân vật, lời bình của tác giả, chủ đề tư tưởng của truyện, đoạn 
trích. 
Với các văn bản là thơ: lưu ý các hình ảnh, ngôn từ đặc sắc trong từng đoạn thơ, 
mạch cảm xúc của toàn bài thơ. 
b. Lựa chọn văn bản: tôi chọn một hoặc hai bài trong một thể loại (văn bản phải có 
mối liên hệ với đời thường) để ngoài việc giúp các em nắm chắc nội dung, nghệ 
thuật, chủ đề của văn bản, giáo viên sẽ rút ra cho trẻ một bài học, một kỹ năng nào 
đó có thể áp dụng vào cuộc sống. 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 4/17 Năm học 2017 - 2018 
 * Truyện dân gian: 
 - Truyền thuyết: 
+ Văn bản “Thánh Gióng” -> Học sinh chăm thể dục thể thao, rèn luyện sức 
khỏe, ăn, ngủ đúng giờ 
+ Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” -> Bảo vệ rừng, đê điều, phòng tránh lũ lụt. 
- Truyện cổ tích: Văn bản “Em bé thông minh” -> Lễ phép với người lớn. 
- Truyện ngụ ngôn: Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” -> An toàn giao thông. 
- Đọc thêm: Văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” -> ghen tị là một thói xấu; Sức 
mạnh của đoàn kết. 
* Truyện, kí hiện đại 
- Vản bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” – tác giả Tô 
Hoài -> biết hối hận khi nhận ra sai lầm, vệ sinh cá nhân sạch sẽ . 
- Truyện “Buổi học cuối cùng” – tác giả An-phông-xơ Đô-đê -> giữ gìn sự trong 
sáng của Tiếng Việt. 
- Văn bản nhật dụng “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” -> bảo vệ môi trường sống. 
-> Một văn bản có tới hai hoặc ba bài học, kĩ năng sống có thể ứng dụng cho tất cả 
các khối lớp. Riêng lớp 6, tùy từng văn bản, tôi chỉ đưa một hoặc hai ứng dụng phù 
hợp hoặc tôi gợi ý để các em tự mình rút ra được bài học thực tế cho mình hoặc tôi 
đưa tới các em bài học thật nhẹ nhàng nhưng có giá trị và phù hợp với khả năng 
tiếp nhận của học sinh đầu cấp. 
c. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học văn: Tuy chỉ là hỗ trợ nhưng đồ dùng 
trực quan cũng góp phần làm nên thành công của bài giảng. 
Đồ dùng trực quan có 2 dạng: 
+ Dạng tĩnh: đó là tranh, ảnh minh họa. 
+ Dạng động: đó là video, clip, những sự kiện gần nhất phát trên truyền hình có 
liên quan đến bài học.Tuy nhiên không nhất thiết bài nào cũng phải có phim, tranh, 
ảnh hoặc bài hát minh họa. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phụ thuộc nhiều yếu tố, 
trong đó quan trọng nhất là ý thức khai thác, sử dụng kênh hình, tranh, ảnh của 
thầy, cô giáo. 
d. Tạo nhóm học tập: giao bài trước một tuần cho từng nhóm học sinh chuẩn bị. 
e. Giao tiếp với học sinh: tạo mối quan hệ cởi mở, gần gũi, ấp áp với học trò qua 
cách xưng hô “cô – con” (ở Tiểu học các trò xưng hô “cô – con” đã quen nhưng 
lên cấp THCS thì dần chuyển sang xưng hô “cô – em ”). 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 5/17 Năm học 2017 - 2018 
3.2. Ứng dụng một số cách giới thiệu bài và liên hệ thực tế ở cuối văn bản để rút ra 
bài học, kinh nghiệm sống cho học trò. 
* Phần giới thiệu bài. 
Để khơi dậy sự thích thú, háo hức ngay từ phút đầu tiên ở trò, tôi thường xuyên 
vận dụng một trong các cách vào bài sau: 
- Từ thực tế giới thiệu vào bài mới: 
 Ví dụ: Xem các môn thi đấu cầu lông, bóng bàn, đua xe con có cảm nghĩ như 
thế nào? Tại sao các cuộc thi thể dục thể thao lấy tên là “Hội khỏe Phù Đổng” mà 
không lấy tên “Hội thi các môn thể thao” ? Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các 
con tìm hiểu văn bản “Thánh Gióng” để trả lời rõ hơn câu hỏi trên. 
- Chiếu cho học sinh nghe bài hát, bài thơ hoặc treo một vài bức tranh, ảnh để 
vào bài nhằm tạo tâm lý thoải mái cho học sinh dễ tiếp nhận bài học văn. 
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Sự tích Hồ Gươm” – Hướng dẫn đọc thêm. 
Hồ Gươm nhìn từ trên cao (Nguồn ảnh: Zing.vn) 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 6/17 Năm học 2017 - 2018 
Hồ Trúc Bạch (Nguồn ảnh: báo Dân trí) 
Hồ Tây (Nguồn ảnh: Google Việt Nam) 
Sau khi chiếu hoặc cho học sinh xem tranh về Hồ Gươm, hồ Trúc Bạch, 
hồ Tây 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 7/17 Năm học 2017 - 2018 
- GV: Các con vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của một số hồ nước ở 
trung tâm thành phố Hà Nội, trong đó có một hồ nước trước kia có tên gọi là 
hồ Tả Vọng, sau đổi thành hồ Gươm, hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ đó gợi 
cho các con nhớ đến truyền thuyết nào mà các con đã được học trong giờ đọc 
truyện ở lớp 5? 
- GV: (Sau khi học sinh trả lời đúng tên truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”). 
Con hãy kể tóm tắt để các bạn cùng nhớ lại truyện đọc đó? 
- GV: (Sau khi học sinh tóm tắt xong, gọi học sinh khác nhận xét, khen ngợi: 
Trí nhớ của con rất tuyệt vời, cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay). Qua phần 
tóm tắt của bạn, các con đã nhớ được nội dung chính của truyện. Giờ học hôm nay, 
cô sẽ củng cố cho các con cách đọc thêm truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” và qua 
bài học này, các con sẽ thấy được trách nhiệm là mình sẽ làm gì để góp phần làm 
cho hồ Gươm - dấu ấn lịch sử nước nhà - mãi mãi là chiếc gương trong sáng giữa 
lòng Thủ đô thân yêu. 
 * Phần kết thúc văn bản: ( Sau khi chốt nội dung, nghệ thuật ) 
Ví dụ: 
 a. Văn bản “Thánh Gióng” (truyền thuyết) 
- GV: Chú bé Gióng lên mấy tuổi đã đòi đi đánh giặc? 
+ Trò: Ba tuổi ạ. 
- GV: Con có suy nghĩ gì khi một chú bé mới ba tuổi đã biết đòi đi đánh giặc? 
+ Trò:Thưa cô, Gióng rất dũng cảm và yêu nước. 
- GV: Đúng dấy các con, đánh giặc cứu nước không kể tuổi tác. Các con sinh ra 
trong thời bình, không phải chống giặc ngoại xâm nữa nhưng vẫn phải học tập lòng 
yêu nước của Gióng; phải yêu quý mọi thứ (dù là nhỏ nhất) xung quanh mình, phải 
bảo vệ môi trường sống, tích cực tham gia việc chung, giúp đỡ các bạn có hoàn 
cảnh khó khăn Đó cũng là yêu nước vì yêu nước không nhất thiết phải cầm vũ 
khí đánh giặc mà thể hiện bằng các hoạt động khác nhau. 
- GV: Tại sao hội thi thể dục thể thao trong các nhà trường lại lấy tên là “Hội 
khỏe Phù Đổng”? 
+ Trò: Thưa cô, hội thi thể dục thể thao trong các nhà trường lại lấy tên là “Hội 
khỏe Phù Đổng”? là để ca ngợi, nhớ ơn vị anh hùng dân tộc, đồng thời đề cao tinh 
thần thượng võ cho thanh niên, học sinh. 
- GV: Rất tốt. Muốn có sức khỏe thì con phải làm như thế nào? 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 8/17 Năm học 2017 - 2018 
(Gọi học sinh gầy yếu nhất lớp trả lời, giáo viên nhận xét về vóc dáng của học 
trò đó đồng thời rút ra kết luận: 
Để có sức khỏe tốt, ngoài việc thể dục thể thao, các con phải đúng bữa, ngủ đúng 
giờ, có như vậy việc học tập mới đạt kết quả tốt. Nhiều phụ huynh phản ánh là ở 
nhà các con rất lười ăn, không ngủ trưa, hay mệt mỏi. Sau bài học này các con phải 
thay đổi lối sống của mình thì mới có sức khỏe như ông Gióng. Đồng ý không 
nào?) 
b. Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (truyền thuyết ) 
- GV: (Chiếu bão, lũ lụt ở miền Trung; sạt lở, nước lũ ở miền núi). Con có cảm 
nhận những gì về trận lũ lụt, về cảnh người dân vùng bị thiên tai? 
+ Trò: Thưa cô con thấy nhà cửa, ruộng đồng ngập hết. Người dân bị lũ cuốn trôi 
hết nhà ở nên sống rất khổ ạ. 
(Nguồn ảnh: Goole Việt Nam) 
- GV: (Lấy dẫn chứng nếu trời mưa to ngập lụt nơi học sinh ở hoặc chiếu cảnh 
ngập lụt một số đường phố ở Hà Nội). Ngay tại Hà Nội cũng bị ngập nhiều con 
đường mỗi khi trời mưa to. Theo các con, nguyên nhân nào gây ra cảnh ngập lụt 
như vậy? Nguyễn nhân nào là chính và chúng ta sẽ làm gì để không bị ngập lụt? 
+ Trò: Thưa cô đường phố bị ngập là do nhiều người vứt rác bừa bãi khiến cống 
rãnh bị tắc, nhà cửa thấp hơn mặt đường. Để không bị ngập trong mưa thì ta phải 
thu gom rác, vứt rác đúng chỗ, xây nhà cao hơn mặt đường, khơi thông cống rãnh, 
xử phạt những người có hành vi làm ô nhiễm môi trường, v.v. 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 9/17 Năm học 2017 - 2018 
Đường phố Hà Nội ngập lụt sau trận mưa (Nguồn ảnh: Google Việt Nam) 
- GV: Các con đã chỉ ra được nguyên nhân chính là do con người và nêu cách 
khắc phục. Theo cô nạn chặt phá rừng, khai thác đá bừa bãi cũng là một trong 
những nguyên nhân khiến người dân phải sống vô cùng khổ cực do bị lũ cuốn trôi 
nhà cửa, ngập ruộng đồng. Nơi các con sống cứ mưa to là ngập có nhiều nguyên 
nhân mà các con là một trong những nguyên nhân đó. Sau bài học ngày hôm nay, 
các con không được tiện tay vứt giấy, vỏ bánh, kẹo ra đường; các con tuyên truyền, 
nhắc nhở mọi người trong nhà và xung quanh phải đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy 
định, phải tạo thói quen tốt từ việc nhỏ nhất có như vậy mới giảm bớt nỗi lo ngập 
lụt trong mùa mưa bão. 
c. Văn bản “Em bé thông minh” (cổ tích) 
- GV: Con thích nhân vật nào trong truyện nhất? Vì sao? 
+ Trò 1: Con thích em bé nhất vì em bé rất thông minh đã giúp cha và dân làng 
giải câu đố của vua. 
+ Trò 2: Con thích em bé thông minh vì em đã giúp nước ta giải được câu đố 
của sứ thần bằng bài đồng dao khiến chúng bái phục. 
- GV: Cô cũng đồng ý với suy nghĩ của các con. Kinh nghiệm dân gian có rất 
nhiều và được chuyển hóa bằng những bài đồng dao, ca dao, tục ngữgiúp chúng 
ta giải quyết một số việc tưởng như rất khó. Song ở phần đầu truyện, cô thấy có gì 
đó không ổn trong lời đối thoại giữa em bé và viên quan của triều đình. Các con 
hãy chỉ ra điều đó và nêu ý kiến của mình. 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 10/17 Năm học 2017 - 2018 
+ Trò: Thưa cô, em bé nói trống không “Thế xin hỏi ông câu này đã”, em bé 
xưng “tôi” với viên quan, thế là hỗn phải không ạ? 
- GV: Rất tốt khi con đã chỉ ra điều không ổn đó. Trong câu chuyện cổ tích 
trên, em bé gọi viên quan là “ông” xưng “tôi” không phải là hỗn hào mà điều đó 
chứng tỏ em bé có tố chất hơn người và hơn nữa đây lại là truyện cổ tích xa xưa 
nên có thể chấp nhận được. Còn các con không được nói trống không, không được 
xưng hô “tôi - ông” với người lớn tuổi hơn mình, phải lễ phép nhất là với người lần 
đầu tiên tiếp xúc, nhớ kĩ điều đó các con nhé! 
d. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu ký” ) 
– tác giả Tô Hoài 
- GV: Trong hai chú Dế, con thích nhất chú Dế nào nhất ? Vì sao? 
+ Trò: Con thích Dế Mèn vì cậu ấy to khỏe, đẹp trai và biết nhận lỗi khi sai. 
- GV: Con trả lời rất đúng và dùng từ “đẹp trai” cũng rất ngộ, nếu nói theo văn 
chương thì là cường tráng, phong độ. Ở Dế Choắt có điểm gì khiến con không 
thích? 
+ Trò: Vì cậu ta ốm yếu, bẩn thỉu, luộm thuộm ạ. 
- GV: Các con thấy chưa, sống luộm thuộm, bẩn thỉu , tóc rồi bù đầu, cổ đầy 
ghét, quần áo xộc xệch khiến mọi người ghê sợ, coi thường, lảng tránh. Dế Choắt 
ốm yếu đến cái tổ cũng đào nông. Ta thương Dế Choắt nhưng cũng chê trách cậu 
ấy đã không chịu vận động, không chịu tập thể thao để tăng cường sức khỏe, đẩy 
lùi hoặc hạn chế bệnh tật tăng nặng. Cậu ta lấy cớ mình sức yếu nên sinh ra lười 
biếng, chỉ muốn nhờ vả người khác. Còn các con phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
Trang phục phải chỉnh tề khi ra đường, đến trường. Các con phải tự giác làm từ 
những việc nhỏ nhất để rèn luyện bản thân mình và chỉ khi nào thật cần thiết, lúc 
đó các con mới nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. 
- GV: Kết thúc truyện là cảnh Dế Mèn ôm Dế Choắt xin lỗi, khóc nức nở vì quá 
hối hận, rồi lời khuyên của Dế Choắt với Dế Mèn đã cho con bài học gì? 
+ Trò: Thưa cô, con sẽ không giống như Dế Mèn tự cho mình là giỏi nhất nên 
không coi ai ra gì, gây ra cái chết oan cho Dế Choắt. 
- GV: Các con có suy nghĩ giống bạn không? 
+ Trò: Có ạ. 
- GV: Cô rất vui khi tất cả các con đều có suy nghĩ tốt đẹp đó. Các con nên biết 
yêu thương, quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh mình, giúp đỡ các bạn trong 
lớpCác con cần có lòng vị tha như Dế Choắt tha thứ cho Dế Mèn. Các con nên 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 11/17 Năm học 2017 - 2018 
khiêm tốn trong nói năng, hành động phải đúng mực để tránh xảy ra hậu quả đáng 
tiếc, để rồi phải sống ân hận suốt đời. 
-> Trên đây chỉ là một vài bài học, kĩ năng sống cho học sinh rút ra từ nội dung ý 
nghĩa của văn bản. 
3.3 : Vận dụng cụ thể trong một giờ học văn:\ 
Tiết 39 
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG 
( Truyện ngụ ngôn ) 
Hoạt động của học sinh Nội dung bài học 
* Đọc – tìm hiểu chung: 10 phút 
Hướng dẫn HS đọc: chú ý đọc diễn cảm xen chút 
hài hước, kín đáo. 
- GV đọc, HS đọc lại → nhận xét cách đọc. 
- Giải thích nghĩa 1 số từ trong văn bản: 
GV giải thích từ “ngụ ngôn” (ngụ: ngụ ý, ý kín 
đáo; ngôn: lời nói → Ngụ ngôn: Bài thơ hoặc mẩu 
truyện ngắn mượn chuyện loài vật để nói việc đời 
nhằm dẫn đến những kết luận về đạo lí, về kinh 
nghiệm sống.) 
- HS đọc định nghĩa về truyện ngụ ngôn trong 
SGK 
- Truyện chia làm mấy phần? Nội dung từng 
phần? 
* Đọc – tìm hiểu chi tiết: 20 phút 
- Nhân vật chính trong truyện có gì đặc biệt? 
(Ếch được nhân hóa dựa trên những đặc tính rất 
phù hợp) 
- Hãy tìm các chi tiết mô tả cuộc sống của ếch? 
I. Đọc – tìm hiểu chung: 
1. Đọc. 
2. Chú thích: 
* Định nghĩa truyện ngụ ngôn: 
SGK/100 
- Truyện ngụ ngôn là truyện kể 
bằng văn xuôi hoặc văn vần. 
- Là truyện có ngụ ý. 
-Thể hiện điều muốn nói một 
cách bóng bảy, kín đáo nhằm 
khuyên nhủ, răn dạy người ta 
bài học nào đó trong cuộc 
sống. 
3. Bố cục: 2 phần. 
- Phần 1: Từ đầu → chúa tể: 
Ếch khi ở trong giếng. 
- Phần 2: Còn lại: Ếch khi ra 
khỏi giếng. 
II. Đọc – hiểu chi tiết: 
1. Ếch khi ở trong giếng: 
* Hoàn cảnh: 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 12/17 Năm học 2017 - 2018 
(hoàn cảnh, hành động, suy nghĩ) 
- Con có nhận xét gì về cách sống của ếch? 
- Môi trường sống đó đã tạo cho ếch tâm lí như 
thế nào? 
- Điều gì khiến cuộc sống của ếch thay đổi? 
- Ếch ta có nhận ra sự thay đổi đó không? Cử chỉ 
nào của ếch chứng tỏ điều đó? 
- Kết cục chuyện gì xảy ra? 
- Vì sao ếch bị giẫm bẹp? 
(Vì: + Môi trường sống thay đổi nhưng cách sống 
của ếch không thay đổi, không có sự hiểu biết về 
thế giới rộng lớn. 
 + Do sự kiêu ngạo, chủ quan của ếch ) 
- Con hiểu gì về nghệ thuật, nội dung đặc sắc của 
truyện? (GV: ẩn dụ: mượn truyện loài vật để nói 
điều khuyên răn bổ ích với con người.) 
HS đọc ghi nhớ SGK 
- Ếch sống lâu ngày trong 
giếng sâu. 
- Xung quanh nó: cua, ốc. 
* Hành động: kêu ồm ộp → 
cua, ốc hoảng sợ. 
- Suy nghĩ: tưởng bầu trời chỉ 
bé bằng cái vung, nó thì oai 
như một vị chúa tể. 
-> Môi trường sống chật chội, 
không thay đổi. 
+ Ít hiểu biết 
→ Ếch chủ quan, kiêu ngạo. 
2. Ếch khi ra khỏi giếng: 
- Trời mưa to → đưa ếch ra 
ngoài. 
- Nhâng nháo, chả thèm để ý 
gì. 
- Ếch bị trâu giẫm bẹp. 
→ Quen thói cũ, kiêu căng, 
không hiểu biết gì. 
III. Tổng kết: 
- Nghệ thuật: Nhân hóa, ẩn dụ 
kết cấu truyện ngắn gọn. 
- Nội dung: Chuyện kể về cách 
nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua 
miệng giếng nhỏ hẹp của chú 
ếch để nói điều khuyên răn 
con người. 
*Ghi nhớ: SGK/101. 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 13/17 Năm học 2017 - 2018 
* Bài học và ý nghĩa: 15 phút 
GV: hướng dẫn học sinh rút ra bài học 
- Con rút ra bài học gì từ cách sống và kết cục bi 
thảm của ếch? 
- Theo con, ếch ra khỏi giếng do chủ quan hay 
khách quan? Muốn có kiến thức xã hội thì phải 
làm gì? 
- Thái độ của ếch với cư dân trong giếng đã nhắc 
nhở con điều gì nữa? 
 - GV: Phần kết thúc truyện : Ếch ta nhâng nháo đi 
lại, cứ ngửa mặt lên trời, chả thèm để ý xung 
quanh đã giúp cho con bài học gì khi tham gia 
giao thông? (Gọi học sinh thường vi phạm luật 
giao thông trả lời) 
+ Trò: Thưa cô là phải đi đúng đường, tuân thủ 
luật giao thông, phải quan sát trước khi qua 
đường, đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy hoặc 
đi xe máy điện. 
 - GV: Bản thân con đã tuân thủ luật giao thông 
chưa? 
+ Trò: Dạ,con chưa vì có lúc con không đội mũ 
khi đi xe máy điện ạ. 
- GV: Có rất nhiều khẩu hiệu về an toàn giao 
thông, con có thể đọc cho cả lớp nghe một số khẩu 
hiệu tuyên truyền đó? 
+ Trò: “An toàn giao thông là trồng hạnh phúc”; 
“Đi đúng đường, nhường đúng lối, không cần vội, 
vui tới trường.”; “Bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn giao 
thông chính là bảo vệ tương lai của đất nước.” 
(chiếu hình ảnh một số trường hợp học sinh và 
người dân vi phạm luật giao thông) 
IV. Bài học và ý nghĩa: 
- Phê phán những người hiểu 
biết hạn hẹp nhưng lại tự coi 
mình là nhất và coi thường 
người khác. 
- Cần phải mở rộng sự hiểu 
biết của mình bằng nhiều hình 
thức khác nhau. 
- Không được chủ quan, 
kiêu ngạo, coi thường người 
xung quanh. 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 14/17 Năm học 2017 - 2018 
(Nguồn ảnh: Google Việt Nam) 
(Nguồn ảnh: báo Vietnamnet) 
- GV: Lần sau con nhớ phải đội mũ bảo hiểm vì 
đội mũ vừa bảo vệ tính mạng cho mình vừa tuân 
thủ luật an toàn giao thông. Tuy nhiên không chỉ 
có mình con đâu mà cô còn thấy rất nhiều bạn ở 
lớp mình, trường mình mà còn cả người lớn vi 
phạm luật giao thông như: không đội mũ bảo 
hiểm, đi hàng ba, hàng bốn trên đường, gây cản 
trở các xe khác và rất nguy hiểm khi có xe đi 
ngược chiều. 
 Các con phải nghiêm túc thực hiện luật an toàn 
giao thông, nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện 
để không giống như con ếch nọ. 
Tên đề tài: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản rút ra bài học, kỹ năng sống cho học sinh 
 SKKN môn Ngữ văn lớp 6 15/17 Năm học 2017 - 2018 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Tôi đã áp dụng sáng kiến trên trong năm học 2017-2018 ở hai lớp 6A1 và 6A2 
và đã đạt một số kết quả như sau: 
 - Sau một thời gian ngắn, học sinh thấy hứng thú hơn trong giờ học văn; đa số 
các em đã biết soạn bài, biết tìm được những chi tiết đặc sắc, biết tự mình rút ra bài 
học kinh nghiệm, kĩ năng sống ngay từ khâu chuẩn bị bài ở nhà. 
 - Học sinh đã có sự thay đổi rõ rệt trong ý thức như cách nói năng, xưng hô với 
nhau không còn tao - mày như trước, biết quan tâm tới bạn cùng học 
 - Hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, không đổ dồn vào một vài bạn trong nhóm 
làm việc còn lại ngồi chơi hoặc làm việc riêng như đầu năm học nữa. 
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện sáng kiến (đầu năm học) 
Lớp 
Sĩ số 
Soạn bài 
Hiểu khái quát 
nội dung 
văn bản 
Tự rút ra bài 
học bản thân 
Công dụng 
trong viết bài 
và giao tiếp 
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 
6A1 
(45 HS) 
15 33,3 15 33,3 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tu_noi_dung_y_nghia_van_ban_rut_ra_bai.pdf