Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong các hoạt động dạy học Địa lý tạo hứng thú học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong các hoạt động dạy học Địa lý tạo hứng thú học tập cho học sinh

3.3 Biện pháp thực hiện:

3.3.1 Cơ sở lí luận:

3.3.1.1 Khái quát chung về hoạt động tổ chức trò chơi

* Quan niệm về trò chơi:

Trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải trí nhằm thỏa mãn nhu cầu đa

dạng của con người, đôi khi cũng được sử dụng như một công cụ để giáo dục.

Trò chơi mang tính chất là vui, độc lập, đôi khi mang tính may rủi, và có luật

chơi cụ thể.

* Quan niệm về trò chơi trong hoạt động dạy học:

Giáo dục và dạy học thông qua trò chơi là một phương pháp tích cực, trò chơi là

phương tiện mang tính giáo dục và giải trí, giúp mỗi học sinh tiếp thu thêm nhiều kiến

thức, rèn luyện được nhiều kĩ năng, giúp bầu không khí tập thể lớp vui vẻ, thân ái.

Trò chơi trong dạy học mang tính vui, giáo dục và có luật chơi cụ thể.

* Quan niệm về trò chơi trong hoạt động dạy học Địa lý:

Trò chơi địa lý là trò chơi độc lập, có tác dụng mở rộng, củng cố hiểu biết kiến

thức học sinh, rèn kĩ năng địa lý và tạo hứng thú học tập, tình cảm, niềm vui của học

sinh, đặc biệt giúp cho môn địa lý sinh động, hấp dẫn, gần gũi với học sinh, giúp các

em yêu thích môn học.

Trò chơi địa lý mang tính vui, yêu thích, giáo dục, và có luật chơi cụ thể.

pdf 33 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 7536Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong các hoạt động dạy học Địa lý tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rút ra những vấn 
đề chính thông qua trò chơi như ý nghĩa, nội dung liên quan đến trò chơi, cách chơi 
như thế nào để có hiệu quả nhất. Thông qua kết quả học tập, giáo viên hướng đến cải 
tiến phương pháp dạy học, xác định nhu cầu học tập mới, cổ vũ động viên học sinh 
tích cực tham gia các hoạt động tiếp theo. 
Để thực hiện hiệu quả trò chơi rất cần sự nhiệt tình sáng tạo của giáo viên. Giáo 
viên lúc này là nhà sản xuất, nhà biên kịch, là người dẫn chương trình, người phán xử 
với rất nhiều “vai diễn” khác nhau. Chỉ có đam mê, tâm huyết với nghề, có trách 
nhiệm với học sinh thì mới đảm nhận hoàn hảo “vai diễn” của mình dù có khó khăn 
đến mấy để môn học địa lý không còn tẻ nhạt và nhàm chán. 
Đây là nhóm trò chơi tôi thường sử dụng trong quá trình giảng dạy của bản 
thân, vì nó trực quan, phù hợp với thực tế các lớp mà tôi được phân công giảng dạy. 
* Tiến trình tổ chức một trò chơi trong dạy học 
Tôi tiến hành tổ chức trò chơi theo các bước sau: 
Bước 1: Xác định mục đích (khởi động, hình thành kiến thức mới; củng cố 
luyện tập kiến thức; tạo hứng thú niềm vui trong học tập; rèn kĩ năng nhanh nhạy, sáng 
tạo, tư duy và hợp tác) 
Bước 2: Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và thời gian. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 8 
Bước 3: Tiến hành chơi trò chơi 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá quá trình, kết quả chơi và thái độ học sinh. 
3.3.1.3 Tiến trình xây dựng các hoạt động trò chơi trong dạy học địa lý 
Bước 1: Xây dựng kế hoạch từ đầu năm học, đối với chủ đề, nội dung hay đơn 
vị kiến thức địa lý nào có thể tổ chức trò chơi cho học sinh. 
Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt được, thời lượng tổ chức trò chơi, hình thức 
chơi. 
Bước 3: Xây dựng trò chơi cụ thể. 
Bước 4: Tiến hành tổ chức trò chơi trên lớp. 
Bước 5: Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức trò chơi, để các hoạt động sau đạt 
hiệu quả hơn. 
3.3.2 Giải pháp thực hiện 
Qua nhiều năm giảng dạy chương trình địa lý THPT các khối lớp, mặc dù có 
nhiều đổi mới nhưng nhận thấy vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình dạy học, học 
sinh chưa hứng thú, say mê trong học tập, kết quả lĩnh hội tri thức, khái quát, tổng hợp 
để giải quyết vấn đề của học sinh chưa phát huy mạnh mẽ, việc hợp tác giữa học sinh 
của thật hiệu quả, các tiết học chưa sinh động, hấp dẫn. 
Vì thế, bản thân đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm “điểm nút” trong quá trình dạy 
học bộ môn, cần phải có 1 hoặc vài hoạt động trong tiết học để làm thay đổi bầu không 
khí, giúp học sinh ham thích hoạt động hơn, giúp các em yêu mến bộ môn hơn. Tổ 
chức trò chơi trong dạy học địa lý chính là hoạt động phù hợp nhất. 
 Tôi xin trình bày những biện pháp tổ chức trò chơi cho học sinh trong dạy học 
địa lý mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả trong những năm qua ở các hoạt động dạy 
học. 
 3.3.2.1 Tổ chức trò chơi ở hoạt động khởi động 
 Khởi động là hoạt động rất quan trọng trong tiến trình dạy và học, một tiết học 
có hiệu quả hay không, học sinh có hứng thú học tập bộ môn và tiết học hay không, 
đều phụ thuộc rất lớn vào hoạt động này. 
 Đây là hoạt động mà giáo viên dẫn dắt, giới thiệu vào chủ đề hoặc nội dung 
mới. Mục đích của hoạt động này nhằm tạo một vấn đề đòi hỏi học sinh muốn được 
giải quyết, và giáo viên phải là người dẫn dắt học sinh tìm hiểu “vấn ðề chung” ðó, vì 
thế giáo viên cần thay đổi những lời dẫn đơn điệu, những câu hỏi mang tính giải đáp 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 9 
nặng nề, gây áp lực cho học sinh, và thay vào đó bằng cách vui tươi, không áp lực để 
giúp học sinh hứng thú bài học mới, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập. Với 
một tâm thế thoải mái thì học sinh sẽ tiếp thu và làm việc hiệu quả hơn nhiều. 
* Các bước tiến hành tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động 
 Bước 1: Giáo viên tạo tình huống học tập bằng trò chơi 
 - Giải ô chữ địa lý 
 - Mảnh ghép đồng đội 
 - Đuổi hình bắt chữ 
 - Hiểu ý đồng đội 
- Ô cửa địa lý 
 - Hỏi – đáp nhanh  
 Bước 2: Giáo viên đặt các vấn đề liên quan đến tình huống (các đáp án của trò 
chơi). 
 Bước 3: Học sinh vận dụng hiểu biết của bản thân hoặc đã tìm hiểu trước để 
giải quyết tình huống có vấn đề. 
 Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào chủ đề hoặc nội dung mới. 
Trong quá trình thực hiện, tôi linh hoạt các bước tiến hành sao cho phù hợp 
nhất với các trò chơi khác nhau. 
 * Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi ở hoạt động khởi động 
 - Trò chơi chỉ nên thể hiện nội dung khái quát nhất của bài học, có thể một cụm 
từ liên quan bài học hoặc tên nội dung cần tìm hiểu. 
 - Thời gian tiến hành khoảng từ 5-7 phút, vì đây là hoạt động khởi động không 
sử dụng quá nhiều thời gian tiết học. 
 - Cần bao quát lớp, quản lý lớp học tránh tình trạng “quá ồn” khi các em tham 
gia trò chơi. 
 - Không đòi hỏi học sinh phải trả lời được tất cả các câu hỏi hoặc giải quyết 
trọn vẹn các vấn đề, vì những kiến thức thường các em chưa được học. 
 Ví dụ 1: Khi dạy Chủ đề Khu vực Đông Nam Á (lớp 11), tôi tổ chức trò chơi 
cho học sinh ở phần khởi động để dẫn dắt vào chủ đề mới. 
 - Bước 1: Tôi cho học sinh chơi trò chơi “giải ô chữ” 
 + Giáo viên giới thiệu tên và luật chơi cho học sinh: hình thức cá nhân, giáo 
viên gọi học sinh chọn ô chữ, giáo viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời hoặc các học sinh 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 10 
khác trả lời (nếu học sinh thứ nhất không trả lời được) với thời gian 15 giây; trong quá 
trình giải các ô chữ học sinh trong lớp có thể trả lời từ khóa bất cứ lúc nào các em biết. 
Mỗi câu trả lời đúng, học sinh nhận một món quà nhỏ. 
  Từ khóa: Đại hội thể dục thể thao lớn của khu vực Đông Nam Á. 
  Ô chữ thứ 1: Quốc gia nào có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á? 
  Ô chữ thứ 2: Quốc gia nào được mệnh danh là đất nước triệu voi ở khu vực 
Đông Nam Á? 
  Ô chữ thứ 3: Con sông nào dài nhất khu vực Đông Nam Á? 
  Ô chữ thứ 4: Cơ cấu dân số đặc trưng của các nước Đông Nam Á là gì? 
 Ô chữ thứ 5: Đây là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở Đông Nam Á. 
 Ô chữ thứ 6: Đây là một đất nước quốc đảo, được mệnh danh là con rồng 
Châu Á. 
 + Học sinh tiến hành chơi trò chơi. 
- Bước 2: Giáo viên đặt vấn đề liên quan trò chơi “Các ô chữ và từ khóa như: 
các quốc gia (Inđonexia, Lào, Xingapo), đại hội thể thao lớn (Seagame), con sông lớn 
(Mêkông) và tổ chức liên kết kinh tế khu vực (Asean) đã thể hiện được một số đặc 
điểm chính của khu vực Đông Nam Á”. Giáo viên dẫn dắt vào chủ đề mới “Khu vực 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 11 
Đông Nam Á nằm phía đông nam Châu Á, gồm 11 quốc gia trong đó có Việt Nam, là 
khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, có cơ câú dân số trẻ, đa dạng bản sắc văn hóa và 
kinh tế phát triển khá năng động. Để hiểu rõ hơn về khu vực này, chúng ta sẽ cùng tìm 
hiểu qua chủ đề khu vực Đông Nam Á” 
 Ví dụ 2: Khi dạy Chủ đề Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (lớp 11), tôi tổ chức trò chơi 
cho học sinh ở phần khởi động để dẫn dắt vào chủ đề mới. 
- Bước 1: Tôi cho học sinh chơi trò chơi “Hỏi đáp nhanh” 
 + Giáo viên giới thiệu tên và luật chơi cho học sinh: hình thức cả lớp, giáo viên 
gợi ý từ khóa cho học sinh (ví dụ: ai, cái gì, vật gì, nước nào ), giáo viên chuẩn bị 4 
gợi ý và mở từng gợi ý từ khó đến dễ, học sinh nào biết trước thì được trả lời trước, 
nếu học sinh trả lời không được thì mở lần lượt đến gợi ý cuối cùng (gợi ý cuối cùng 
sẽ gần gũi với đáp án nhất) . Mỗi câu trả lời đúng, học sinh nhận một món quà nhỏ. 
  Câu 1: Cái gì? 
 + Gợi ý thứ nhất: Là một tác phẩm điêu khắc 
 + Gợi ý thứ hai: Đặt trên đảo Liberty 
 + Gợi ý thứ ba: Nhân dân Pháp tặng cho nước Mỹ 
 + Gợi ý thứ 4: Biểu tượng cho sự tự do 
 => Đáp án: Tượng Nữ thần Tự do 
 Câu 2: Cái gì? 
+ Gợi ý thứ nhất: Là một tác phẩm điêu khắc 
 + Gợi ý thứ hai: Thuộc tiểu bang South Dakota 
 + Gợi ý thứ ba: Thể hiện 4 gương mặt 
 + Gợi ý thứ 4: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, 
Abraham Lincoin. 
 => Đáp án: Núi Rushmore (Khu tưởng niệm quốc gia Hoa Kỳ) 
+ Học sinh tiến hành chơi trò chơi. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 12 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 13 
- Bước 2: Giáo viên đặt vấn đề liên quan trò chơi “Các hình ảnh trên giúp cho 
em nghĩ đến quốc gia nào?”. 
- Bước 3: Học sinh trả lời “Hoa Kỳ” 
- Bước 4: Giáo viên kết luận và dẫn dắt vào chủ đề mới “Các tác phẩm điêu 
khắc trên là các công trình tiêu biểu của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngoài 2 công trình 
nghệ thuật tiêu biểu trên Hoa Kỳ còn rất nhiều cảnh quan nổi bật cả về tự nhiên và 
nhân tạo. Ngoài ra Hoa Kỳ còn là quốc gia đa chủng tộc, có nền kinh tế phát triển 
nhất trên thế giới hơn 100 năm qua, để hiểu rõ hơn lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 
qua chủ đề Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. 
Ví dụ 3: Khi dạy Chủ đề Nhật Bản (lớp 11), tôi tổ chức trò chơi cho học sinh ở 
phần khởi động để dẫn dắt vào chủ đề mới. 
Học sinh lớp 
11C8 tham gia 
trò chơi vui 
tươi, sôi động. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 14 
- Bước 1: Tôi cho học sinh chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” 
 + Giáo viên giới thiệu tên và luật chơi cho học sinh: hình thức cả lớp, dưới 6 
miếng ghép câu hỏi là ảnh chính (cho biết hình ảnh đó là gì?), lần lượt giáo viên mở 
các câu hỏi, mỗi câu hỏi có các hình ảnh cho học sinh đoán chữ (từ khóa), học sinh 
nào biết đáp án thì giơ tay phát biểu, trong quá trình trả lời các câu hỏi thì miếng ghép 
sẽ mở ra, nếu học sinh đoán được ảnh chính có thể trả lời, nếu không trả lời được thì 
đợi đến miếng ghép cuối cùng mở ra rồi trả lời . Mỗi câu trả lời đúng, học sinh nhận 
một món quà nhỏ. 
  Ảnh chính: núi Phú Sĩ 
  Miếng ghép thứ nhất: Hoa Anh Đào 
  Miếng ghép thứ hai: Quần đảo 
  Miếng ghép thứ ba: Thiên tai 
  Miếng ghép thứ tư: Ô tô 
  Miếng ghép thứ năm: Yamaha 
  Miếng ghép thứ sáu: Su mô 
+ Học sinh tiến hành chơi trò chơi. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 15 
- Bước 2: Giáo viên đặt vấn đề liên quan trò chơi “Các hình ảnh trên giúp cho 
em nghĩ đến quốc gia nào?”. 
- Bước 3: Học sinh trả lời “Nhật Bản” 
- Bước 4: Giáo viên kết luận và dẫn dắt vào chủ đề mới “ Các từ khóa (quần 
đảo, hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ, võ Su mô) là những biểu tượng cho nước Nhật Bản, 
để hiểu rõ hơn về những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm nền 
kinh tế Nhật Bản, lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua chủ đề Nhật Bản?”. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 16 
Ví dụ 4: Chủ đề: Một số vấn đề chung của các nhóm nước (lớp 11) 
 Nội dung 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu 
Tôi tổ chức trò chơi cho học sinh ở phần khởi động để dẫn dắt vào nội 
dung mới. 
- Bước 1: Tôi cho học sinh chơi trò chơi “Mảnh ghép đồng đội” 
 + Giáo viên giới thiệu tên và luật chơi cho học sinh: hình thức nhóm, giáo viên 
phát cho mỗi học sinh 1 tấm ảnh nhỏ 1 cách ngẫu nhiên (1/4 phần của hình ảnh lớn), 
sau đó cho cả lớp 1 phút để mỗi học sinh tự tìm các bạn khác ghép lại 4 mảnh ghép 
trùng khớp với nhau thành 1 tấm ảnh có nghĩa trong thời gian 1 phút, nếu học sinh nào 
tìm không được nhóm của mình sẽ bị phạt bằng các trò chơi nhỏ (nếu có thời gian). 
Lưu ý: Nhiều học sinh có ảnh trùng nhau để học sinh dễ dàng tìm các bạn cùng 
nhóm mảnh ghép, tránh tình trạng học sinh di chuyển “quá ồn” trong tiết học. 
+ Học sinh tiến hành chơi. 
Bước 2: Sau khi ghép nhóm 4 học sinh chung mảnh ghép, giáo viên yêu cầu 
học sinh nêu ý nghĩa tấm ảnh của nhóm mình. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 17 
Bước 3: học sinh trình bày ý nghĩa của ảnh. 
 Ảnh 1: thể hiện vấn đề về dân số, đó là tình trạng dân số quá đông trên thế 
giới. 
 Ảnh 2: thể hiện vấn đề về môi trường, trái đất nóng lên, hoặc biến đổi khí 
hậu toàn cầu. 
 Ảnh 3: thể hiện nạn khủng bố trên thế giới. 
 Ảnh 4: thể hiện vấn đề về môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường biển. 
- Bước 4: Giáo viên kết luận và dẫn dắt vào nội dung mới “Một số vấn đề mang 
tính toàn cầu” như dân số, môi trường, khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm đã và 
đang được toàn cầu quan tâm, hôm nay cả lớp sẽ cùng nhau tìm hiểu nôị dung tiếp 
theo – nôị dung 3 của chủ đề 1 “Một số vấn đề chung của các nhóm nước”. 
Ví dụ 5: Chủ đề: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng 
sông Hồng (lớp 12) 
 Nội dung 1: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng 
sông Hồng 
- Bước 1: Tôi cho học sinh chơi trò chơi “Hiểu ý đồng đội” 
+ Giáo viên giới thiệu tên và luật chơi cho học sinh: hình thức cặp đôi, giáo 
viên chuẩn bị 3 gói câu hỏi, cho 3 cặp đôi chọn 3 gói câu hỏi. Mỗi cặp học sinh có thời 
gian 1 phút 30 giây để gợi ý và trả lời các từ khóa mà giáo viên cho. Cặp học sinh nào 
với thời gian ngắn nhất, trả lời đúng nhiều nhất các từ khóa sẽ nhận quà. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 18 
- Bước 2: Giáo viên dẫn dắt vào chủ đề mới “ Các từ khóa trong các gói câu 
hỏi chính là những đặc điểm chính (tự nhiên, kinh tế-xã hội) của vùng Đồng bằng sông 
Hồng, để hiểu rõ hơn về vùng này các em sẽ cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay “Vấn 
đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng””. 
3.3.2.2 Tổ chức trò chơi ở hoạt động hình thành kiến thức 
 Hoạt động hình thành kiến thức là hoạt động quan trọng nhất trong tiết học, 
hoạt động của giáo viên và học sinh có thành công hay không, học sinh có chiếm lĩnh 
tri thức, chuyển tri thức của thầy và trong sách giáo khoa thành tri thức của bản thân, 
học sinh rèn luyện được các kĩ năng mới hay không chính là trong hoạt động này . 
 Chính vì thế, người giáo viên cần phải tìm hiểu thật kĩ lưỡng các hoạt động cần 
tổ chức cho học sinh trong hoạt động hình thành kiến thức. 
 Đối với phương pháp tổ chức trò chơi trong hoạt động này, đòi hỏi bản thân tôi 
chọn lọc khá kĩ, những nội dung nào là phù hợp, thời gian ra sao, hình thức như thế 
nào và đặc biệt là phải đảm bảo được việc “vừa chơi, vừa học”- nghĩa là khi “chơi” 
học sinh cũng phải lĩnh hội được tri thức để tiết học không nhàm chán, tạo được hứng 
thú học tập cho học sinh. 
* Các bước tiến hành tổ chức trò chơi trong hoạt động hình thành kiến 
thức 
 Bước 1: Giáo viên tạo tình huống học tập bằng trò chơi 
 - Nhóm năng động 
 - Nhóm đoàn kết 
- Ai nhanh hơn  
 Bước 2: Học sinh thông qua trò chơi vận dụng hiểu biết của bản thân hoặc đã 
tìm hiểu trước để trình bày nội dung cần tìm hiểu. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 19 
 Bước 3: Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức mới thông qua trò chơi mà học 
sinh thực hiện. 
Trong quá trình thực hiện, tôi linh hoạt các bước tiến hành sao cho phù hợp 
nhất với các trò chơi khác nhau. 
 * Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi ở hoạt động hình thành kiến thức 
 - Trò chơi nên thể hiện nội dung cụ thể của bài học. Các nội dung mà giáo viên 
cho học sinh tiến hành trong trò chơi phải rõ ràng,cụ thể, không được “mơ hồ” phù 
hợp với kiến thức mới của bài. 
 - Thời gian tiến hành có thể dài hơn ở hoạt động khởi động khoảng từ 10-20 
phút, tùy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của nội dung bài. 
 - Cần bao quát lớp, quản lý lớp học tránh tình trạng “quá ồn” khi các em tham 
gia trò chơi. 
 - Không đòi hỏi học sinh phải trả lời được tất cả các câu hỏi, giải quyết trọn vẹn 
các vấn đề hoặc hoàn thành trò chơi xuất sắc, vì những kiến thức có liên quan trong trò 
chơi là những kiến thức các em chưa được học. Có thể tuyên dương khen thưởng học 
sinh thực hiện tốt, không phê bình khi chưa hoàn thiện các trò chơi. 
Ví dụ 1: Khi dạy Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi (lớp 12) - Nội dung 2: Đất 
nước nhiều đồi núi (bài 7 SGK) tôi tổ chức trò chơi cho các em học sinh, để tạo hứng 
thú học tập bộ môn, tránh sự nhàm chán và tâm lý áp lực cho học sinh trong quá trình 
tiếp thu quá nhiều kiến thức của năm học cuối cấp THPT. 
- Bước 1: Tôi cho học sinh chơi trò chơi “Nhóm đoàn kết” 
+ Giáo viên giới thiệu tên và luật chơi cho học sinh: hình thức nhóm nhỏ, giáo 
viên chuẩn bị 2 bộ trò chơi (giống nhau), chọn 2 nhóm và mỗi nhóm gồm 3 học sinh, 
cho các nhóm thời gian khoảng 7 phút để các em chọn những cụm từ hoặc câu có 
nghĩa ghép laị với nhau. 
 Cụ thể: Mục 3.a Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối 
với phát triển kinh tế - xã hội 
Tôi phát cho học sinh các phiếu chỉ đối tượng, hiện tượng (đất, sông ngòi, khí 
hậu, khoáng sản, thiên tai) và các phiếu chỉ tác động (thuận lợi hoặc khó khăn) của 
đối tượng lên sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng đồi núi ở nước ta. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 20 
 Tôi yêu cầu các nhóm ghép cặp phiếu với nhau để có nghĩa. 
 + 2 nhóm học sinh tiến hành chơi trò chơi thời gian 7 phút, nhóm nào nhanh 
hơn, đoàn kết hơn, biết phân chia công việc cụ thể (2 bạn lựa chọn cặp phiếu, 1 bạn 
dán bảng), nhóm đó thắng trò chơi. 
 Học sinh lớp 12C4 tham gia trò chơi Nhóm đoàn kết 
 Bước 2: Nhóm học sinh thắng phần chơi sẽ trình bày nội dung kiến thức mà 
các em vừa hoàn thành trước lớp, như vậy thông qua trò chơi học sinh đã biết vận 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 21 
dụng hiểu biết để trình bày nội dung cần tìm hiểu, lớp học vừa có bầu khí vui tươi, 
thoải mái mà vẫn nắm được kiến thức trọng tâm của bài. 
 Bước 3: Giáo viên nhận xét thái độ, kết quả tham gia trò chơi của 2 nhóm (chủ 
yếu là khuyến khích, động viên đối với nhóm thua cuộc và khen thưởng đối với nhóm 
thắng trò chơi), sau đó bổ sung thêm kiến thức học sinh còn thiếu hoặc chỉnh sửa nội 
dung sai của các nhóm. 
 Ví dụ 2: Khi dạy Chủ đề: Liên minh châu Âu - Nội dung 1: EU-Liên 
minh khu vực lớn trên thế giới (bài 7 SGK lớp 11) tôi tổ chức trò chơi cho các em học 
sinh. 
- Bước 1: Tôi cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” 
+ Giáo viên giới thiệu tên và luật chơi cho học sinh: hình thức cá nhân, giáo 
viên chuẩn bị bảng phụ gọi 3 học sinh lên bảng điền những nội dung thích hợp vào chỗ 
trống, học sinh nào thực hiện nhanh và đúng nhất thì thắng cuộc chơi, cả lớp cùng thực 
hiện tại chỗ, để nhận xét bài làm của bạn. 
 Cụ thể: Phần II Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới, tôi tiến hành thực 
hiện trò chơi này. 
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ yêu cầu các học sinh tham gia trò chơi: Dựa vào 
bảng phụ và bảng 7.1, hình 7.5 SGK Địa lý 11 hãy điền khuyết vào dấu  
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 22 
1. EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới: 
- EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới: 
+ EU đứng . thế giới về GDP : .. tỉ USD (2004), chiếm . % tổng GDP thế giới. 
(2004) 
+ Diện tích  % thế giới. Dân số chiếm  % thế giới nhưng chiếm  % trong tổng 
GDP của thế giới và tiêu thụ  % năng lượng thế giới (2004). 
+ Viện trợ phát triển thế giới . % (2004) 
+ Sản xuất ô tô . % TG (2004) 
+ Xuất khẩu . % TG (2004) 
-> EU là trung tâm KT hàng đầu TG 
giới, vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản) 
+ Học sinh tiến hành chơi trò chơi. 
Học sinh tiến hành tham gia trò chơi do giáo viên tổ chức. 
 Bước 2: 1 trong 3 học sinh trình bày lại kiến thức của bản thân đã thực hiện 
thông qua trò chơi. 
 Bước 3: Giáo viên nhận xét thái độ, kết quả tham gia trò chơi của học sinh, sau 
đó chuẩn xác kiến thức cho cả lớp. 
Sáng kiến 2018-2019 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Người thực hiện: Lương Thu Hà Trang 23 
 Ví dụ 3: Chủ đề: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (bài 6 SGK địa lý 11) 
 Nội dung 4: Thực hành tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa 
Kì. 
- Bước 1: Tôi cho học sinh chơi trò chơi “Nhóm năng động” 
+ Giáo viên giới thiệu tên và luật chơi cho học sinh: hình thức nhóm, giáo viên 
chuẩn bị 2 bảng phụ, 2 nhóm học sinh lên bảng điền những nội dung thích hợp vào chỗ 
trống, lần l

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_trong_cac_hoat_dong_d.pdf