I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học được coi là bậc học nền tảng góp phần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ, năng động, sáng tạo để gánh vác sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của luật giáo dục: “Giáo dục Tiểu họcnhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Để thực hiệnmục tiêu đó, các nhà trường tiểu học phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS).
Trong nhà trường tiểu học, HS được học các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội, Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học.
Đối với học sinh tiểu học (HSTH), chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: thay đổi động hình, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ mình đang học. Sự “khô khan” của giờ học Toán do đó sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên, hấp dẫn hơn. “Học mà chơi, chơi mà học” là một hình thức học tập ngày càng được đông đảo các thầy cô giáo quan tâm. Việc tổ chức các tiết học sao cho nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn đảm bảo được chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Đặc biệt làđối với các em nhỏ trong giờ học Toán. Với các em học ra học, chơi ra chơi nhưng không có nghĩa là không thể chơi trong giờ học.
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1”.
đã có đồng thời huy động được khả năng của các em vào việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức, kéo theo sự phát triển trí tuệ. Trò chơi phù hợp với trình độ và năng lực của họcsinh Trò chơi có cách chơi dễ nhớ, hấp dẫn và phù hợp với trình độ của các em. Giáo viên dễ tổ chức hướng dẫn trò chơi và các em có thể tự chơi sau khi được hướng dẫn cách chơi. Nếu trò chơi quá dễ hay quá khó đều không đạt được hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, trong việc học môn toán lớp 1 thì trò chơi học tập cần phải kích thích sự phát triển tư duy toán học, hình thành động cơ thúc đẩy trẻ tích cực, tự lập trong quá trình tham gia trò chơi. Đồng thời, đảm bảo HS tự nguyện tham gia trò chơi với một tinh thần thoải mái và hứng thú. Trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở, vật chất hiện có của lớphọc Phương tiện, vật liệu để thực hiện trò chơi dễ kiếm dễ làm, tận dụng từ các nguồn có sẵn xung quanh. Tránh việc chuẩn bị đồ dùng cầu kỳ, chi phí quá lớn về mặt vật chất. Đặc biệt là khi tổ chức trò chơi giáo viên cần chú trọng về thời gian và không gian, tránh việc trò chơi mất quá nhiều thời gian, không gian không đảm bảo. Trò chơi đảm bảo tính hệ thống và tính pháttriển Trò chơi phải đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển đó là hệ thống trò chơi được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp đảm bảo thiết kế từng bước nâng cao khả năng học tập cho trẻ. Trò chơi đảm bảo tính đadạng Các trò chơi phải đa dạng, phong phú về thể loại cũng như nội dung nhằm cơ hội cho các em hình thành, vận dụng kiến thức và khả năng tư duy của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong mọi tình huống chơi. Trò chơi phải được chuẩn bịtốt Nghĩa là giáo viên phải nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của trò chơi để hướng mọi hoạt động vào mục đích yêu cầu ấy. Phải chuẩn bị tốt các phương tiện (dụng cụ, vật liêu, mẫu vật đồ chơi,...) phục vụ cho trò chơi; phải có kế hoạch được thể hiện ở bài soạn. Ngoài ra, trò chơi phải gây được hứng thú, thu hút được nhiều HS tham gia. Để mọi HS tham gia trò chơi học tập đều: + Nhiệt tình, tích cực, hào hứng,... + Nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi. + Cố gắng vươn lên để “thắng”. + Luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, thân ái dù “thắng” hay “thua”. Tóm lại: Trò chơi toán học là 1 hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú với HSTH, đặc biệt là với các em HS lớp 1. Trò chơi toán học giúp học sinh phát triển cả về trí tuệ lẫn nhân cách đồng thời các năng lực khác cũng được phát triển một cách tự nhiên. Trong lúc chơi trẻ trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau từ đó các em tiếp thu kiến thức toán học được dễ dàng hơn. Yêu cầu cơ bản khi tổ chức trò chơi học tập môntoán Mỗi trò chơi nói chung phải gắn với một bài học, một chương cụ thểhoặc có những tri thức tổng hợp như giải toán, phối hợp nhiều nội dung tri thức hình học, số, phép toán,... Dựa vào các hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt (thay số, thay hình, thay sự tương ứng,...) Các trò chơi thường được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút. Việc chuẩn bị cho các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ kiếm (que tính, bìa giấy, bông hoagiấy,...) Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, GV phải có nhận xét, khích lệ, không để thời gian chơi quá dài ảnh hưởng đến giờ học. Khi tổ chức trò chơi, GV phải lưu ý tránh cho HS những phản ứng không tích cực và kịp thời sửa chữa (nếu có); lưu ý tránh cho HS những phản ứng không tích cực và kịp thời sửa chữa (nếu có); lưu ý khuyến khích, động viên khen thưởng cho những HS có phản ứng tích cực. Thời gian tổ chức, thời điểm chơi GV phải có sự chuẩn bị kỹ càng và tạo được sự thu hút cuộc chơi, trong quá trình chơi luôn có không khí bìnhđẳng, tôn trọng lẫn nhau. Tóm lại: Căn cứ để thiết kế, tổ chức một trò chơi học tập môn toán chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành của một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của HS với những nội dung kiến thức HS sẽ và đã được học trong từng bài, từng chương của môn toán trong chương trình tiểu học. Quy trình tổ chức trò chơi toánhọc Để tổ chức trò chơi toán học có hiệu quả chủ thể cần phải nắm chắc quy trình tổ chức - là khâu rất quan trọng, nó giúp người giáo viên Tiểu học thiết kế quy trình tổ chức trò chơi toán học một cách bài bản, khoa học mà ở đó các hoạt động cụ thể được diễn ra theo một trật tự logic đảm bảo tính khoa học về mặt lí luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, để tổ chức một trò chơi toán học có hiệu quả cao, giáoviênTiểu học cần thực hiện theocác giai đoạn với những bước cụ thể sau: Giai đoạn 1: Lựa chọn tròchơi Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của hoạt động định tổ chức trò chơi (hình thành, phát triển tri thức, củng cố tri thức hay luyện tập kỹ năng, kỹ xảo,...). Bước 2: Lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu, mục tiêu cần đạt được, điều kiện thực tế,... Giai đoạn 2: Chuẩn bị tổ chức tròchơi - Bước 3: Thiết kế "giáo án". + Tên trò chơi. + Mục tiêu cần đạt của trò chơi. + Chuẩn bị các phương tiện vật chất để thực hiện trò chơi. + Cách tiến hành: Nội dung trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. Bước 4: Chuẩn bị thực hiện "giáoán". + Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện trò chơi. + Nắm chắc luật chơi và cách đánh giá để phổ biến cho học sinh. Giai đoạn 3: Tổ chức tròchơi Bước 5: Đặt vấnđề. + Giới thiệu tên trò chơi. + Nêu yêu cầu của trò chơi. Bước 6: Hướng dẫn tròchơi. + Giáo viên giới thiệu rõ ràng nội dung chơi và phổ biến luật chơi. Giáo viên có thể làm mẫu, hướng dẫn chơi thử nếu thấy cần thiết.. Bước 7: Thực hiện chơi. + Cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. Giáo viên theo dõi quá trình hành động, thực hiện luật chơi của học sinh. Theo dõi khả năng sang tạo của học sinh trong trò chơi, động viên khuyến khích hoặc uốn nắn kịp thời để trò chơi đạt hiệu quả. Theo dõi tiến độ chơi để có thể điều chỉnh nếu cần. Giai đoạn 4: Nhận xét đánh giá kết quả sau khichơi Bước 8: Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét: + Mức độ nắm vững luật chơi và việc thực hiện trò chơi. + Thành tích của học sinh trong trò chơi. + Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi. Bước 9: Giáo viên nhận xét tổng kết. + Khẳng định, bổ sung, điều chỉnh những nhận xét của học sinh, đánh giá chung về cuộc chơi. Phát phần thưởng (nếu có). Bước10:Rút ra bài học, nhấnmạnh các kiến thức cần đạt sau khi chơi. Như vậy quy trình tổ chức trò chơi toán học có 4 giai đoạn với 10 bước thực hiện cụ thể. Tuy nhiên sự vận dụng cần linh hoạt, các bước, các giai đoạn này có thể đan xen hòa nhập lẫn nhau. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CHO HSTH Khảo sát thực trạng tổ chức trò chơi toán học choHSTH Để thấy được thực trạng việc vận dụng tổ chức trò chơi hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc tổ chức trò chơi môn Toán lớp 1 của Trường Tiểu học Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội Mục đích khảosát Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu việc tổ chức trò chơi môn Toán 1 ở trường Tiểu học có được tổ chức thường xuyên hay không? Các kĩ năng lựa chọn các biện pháp tổ chức trò chơi có được thành thạo hay không? Mức độ hứng thú của các em khi tham gia trò chơi. Dựa trên kết quả khảo sát chúng tôi tiến hành đề xuất một số trò chơi môn Toán theo 4 mạch nội dung kiến thức nhằm đa dạng hóa các trò chơi và nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi toán học cho HS lớp1. Nội dung khảosát Để đạt được mục đích như trên, tôi tiến hành tập trung khảo sát những vấn đề sau: Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi trong dạy học toán1. Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học toán. Mức độ sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong dạy học toán lớp 1. Các nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn, sử dụng trong dạy học toán. Thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viên. Những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở lớp 1. Sự hứng thú của học sinh khi tham gia trò chơi. Phương pháp khảosát Để khảo sát những nội dung trên tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện. Phương pháp điều tra. Phương pháp thống kê toán học xử lí số liệu. Thời gian và địa bàn khảo sát Từ tháng 9/ 2018 đến tháng 4/ 2019 tại Trường Tiểu học Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội Kết quả khảo sát Đối với giáoviên Để tìm hiểu thực trạng về việc vận dụng và tổ chức trò chơi Toán học cho HS lớp 1, tôi tiến hành điều tra giáo viên khối 1 Trường Tiểu học Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi trong dạy học toán lớp 1 STT Vai trò, ý nghĩa của trò chơi trong dạy họctoán Số lượng ý kiến Tỷ lệ % 1 Thay đổi hình thức học tập, chống mệt mỏi. 6 100% 2 Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng nhanh kiến thức đã học. 6 100% 3 Tạo hứng thú học tập, học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, hiệu quả. 6 100% 4 Hình thành các năng lực trí tuệ và nhân cách học sinh. 6 100% 5 Phát huy tính tích cực chủ động tronghọc tập và khả năng hợp tác cao. 6 100% Bảng 1cho thấy các GV đã nhận thấy vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi trong dạy học toán. Trong đó, đa số các GV nhận thức được rằng trò chơi toán học có vai trò và ý nghĩa không nhỏ trong việc thay đổi hình thức học tập, chống mệt mỏi; đồng thời giúp tạohứng thú học tập, HS tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Bảng 2: Tìm hiểu về mức độ sử dụng trò chơi của giáo viên trong dạy học toán lớp 1 Mức độ sử dụng Số lượng ý kiến Tỉ lệ (%) Thường xuyên 4 66,7 % Thỉnh thoảng 2 33,3 % Không bao giờ 0 0 % Bảng 2 cho thấy có 66,9 % GV nhận thức được rằng:cần thường xuyên sử dụng trò chơi trong dạy học toán. Bên cạnh đó, có tới 33,3 % GV cho rằng chỉ nên thỉnh thoảng mới tổ chức cho HS chơi các trò chơi trong giờ học bởi vì theo họ việc tìm kiếm những trò chơi thích hợp không dễ; ngoài ra cũng không nên lạm dụng hình thức này mà chỉ nên tổ chức trò chơi cho HS ở một thời điểm nội dung học tập nhất định. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần có nguồn trò chơi phong phú và biết cách tổ chức trò chơi hợp lý. Bảng 3: Tìm hiểu về các nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn, sử dụng trong dạy học toán lớp 1 STT Nguồn trò chơi Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Sách giáo viên 5 83.3% 2 Sách trò chơi toán học 5 83.3% 3 Tự thiết kế 2 33,3% 4 Tham khảo đồng nghiệp 4 66,7% 5 Internet 5 83.3% Bảng 3 cho thấy, nguồn chính cung cấp trò chơi cho GV lựa chọn là sách giáo viên hoặc sách trò chơi toán học hay mạng internet (83.3 %). Việc tự thiết kế trò chơi của GV còn hạn chế chỉ chiếm 33,3 %, số GV tham khảo trò chơi từ các bạn đồng nghiệp cũng không cao. Trên thực tế, việc thiết kế trò chơi sử dụng trong dạy học không dễ. Việc sưu tầm từ các nguồn khác nhau để sử dụng cho những nội dung dạy học cụ thể cũng gặp nhiều khó khăn đối với các GV tiểu học. Điều đó cho thấy sự cần thiết của việc lựa chọn, thiết kế một hệ thống các trò chơi để có thể sử dụng linh hoạt cho phù hợp với những nội dung dạy học, điều kiện dạy học cụ thể. Đây là một việc làm thiết thực để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, nhất là đối với dạy học toán cho HS lớp 1. Bảng 4: Mức độ sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học toán lớp 1 của giáo viên STT Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1. Phương pháp trực quan 6/6 0 0 2. Phương pháp gợi mở-vấn đáp 5/6 1/6 0 3. Phương pháp thực hành- Luyện tập 3/6 3/6 0 4. Phương pháp giảng giải minh họa 4/6 2/6 0 5. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. 4/6 2/6 0 6. Hình thức học theo nhóm 3/6 3/6 0 7. Hình thức học cá nhân 6/6 0 0 8. Trò chơi học tập 3/6 3/6 0 Bảng 4 cho thấy, GV lớp 1 đã sử dụng rất phong phú các phương pháp và hình thức dạy học khác nhau trong dạy học môn toán. Các phương pháp dạy học như: trực quan, gợi mở vấn đáp được thường xuyên vận dụng. Còn phương pháp thực hành- Luyện tập, phát hiện giải quyết vấn đề, giảng giải minh họa GV ít sử dụng hơn. Hình thức tổ chức các trò chơi cũng đã được sử dụng nhưng chưa thường xuyên. Tuy nhiên, hình thức học theo nhóm được đa số GV áp dụng. Bảng 5: Thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viên STT Thời điểm Số lượng ý kiến Tỷ lệ % 1 Trong tiết dạy bài mới. 5 83,3% 2 Trong tiết luyện tập thực hành. 4 66,7% 3 Trong hoạt động ngoại khoá. 4 66,7% 4 Hướng dẫn các em về nhà tự chơi. 3 50,0% Bảng 5 cho ta thấy việc tổ chức trò chơi toán học trong các buổi hoạt động ngoại khóa là hết sức phù hợp với đặc điểm tâm lí và lứa tuổi HSTH. Đồng thời, việc tổ chức trò chơi cho HS ở những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc tổ chức trò chơi luyện tập thực hành là thuận lợi và cần thiết hơn cả, có tới 70% GV thường tổ chức trò chơi cho HS ở thời điểm này, vừa giúp củng cố kiến thức, hình thành kỹ năng mới, vừa giúp các em thư giãn, giảm bớt căng thẳng của tiết học. Bên cạnh đó, chỉ có 30% GV tổ chức trò chơi trong tiết dạy bài mới còn lại 70% không tổ chức trò chơi trong tiết dạy bài mới vì họ lo lắng việc tổ chức trò chơi sẽ chiếm mất nhiều thời gian của tiết học. Còn việc hướng dẫncác em về nhà tự chơi thì sẽ khó khăn vì không có giáo viên trực tiếp giám sát, tổ chức, ý kiến tổ chức trò chơi cho HS ở thời điểm này chỉ chiếm 10%. Bảng 6: Những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở lớp 1 STT Khó khăn Số lượng ý kiến Tỷ lệ % 1 Xây dựng, lựa chọn trò chơi 3 50% 2 Cơ sở vật chất để tổ chức trò chơi 5 83,3% 3 Hạn chế về kỹ năng tổ chức trò chơi 2 33,3% 4 Thiếu trò chơi, thiếu sách và tài liệu hướng dẫn cụ thể 4 66,7% 5 Học sinh không hứng thú 2 33,3% 6 Học sinh không có khả năng thực hiện trò chơi 1 16,6% 7 Thời gian tổ chức 3 50% Bảng 6 cho thấy GV nhiều khó khăn trong việc tổ chức trò chơi cho HS trong quá trình dạy học. Khó khăn lớn nhất đó là về việc xây dựng, lựa chọn trò chơi và hạn chế về cơ sở vật chất để tổ chức trò chơi . Những khó khăn khác cũng rất đáng kể. Như vậy, tăng cường việc tổ chức trò chơi cho HS để tận dụng được thế mạnh của hình thức dạy học này nếu tìm được cách khắc phục những khó khăn trên. Việc thiết kế các trò chơi toán học, đề xuất qui trình tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán là hướng tới khắc phục các khó khăn đã nêu, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Đối với học sinh Để tìm hiểu thực trạng mức độ hứng thú của HS, tôi tiến hành điều tra trên 390 HS lớp 1 Trường Tiểu học Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội Bảng 7: Tìm hiểu sự hứng thú của học sinh khi tham gia trò chơi môn Toán lớp 1 STT Mức độ hứng thú Sốlượng (họcsinh) Kết quả (%) 1 Rất hứng thú 330 84,6% 2 Hứng thú 50 12,9% 3 Không hứng thú 10 2,5% Kết quả thu được ở bảng 7 cho thấy: có đến 84,6% số HS rất hứng thú, chỉ có 12,9% số học sinh hứng thú và rất ít HS không hứng thú khi tham gia trò chơi toán học. Điều này cho thấy rằng đa số các em đều rất hứng thú khi tham gia trò chơi môn toán. Nếu được tổ chức thường xuyên và có biện pháp phù hợp thì các em sẽ tham gia nhiệt tình và có hiệu quả. Trên đây là toàn bộ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề sưu tầm và vận dụng trò chơi toán lớp 1 ở trường tiểu học. Đây là những chỗ dựa rất quan trọng để cho người viết tìm hiểu, tham khảo, đối với các tài liệu thuộc chuyên ngành giáo dục Tiểu học và thực tế ở ngoài trường Tiểuhọc. Qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của trò chơi môn toán 1 ở tiểu học, tôi nhận thấy cần phải lựa chọn trò chơi phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy học môn toán. Một giờ học toán GV phải lựa chọn trò chơi có nội dung kiến thức, vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức và có kĩ năng sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của HS. Đây là hoạt động mang tính tập thể chính, vì vậy GV nên lựa chọn các hình thức tổ chức phong phú và sáng tạo để tránh sự nhàm chán của học sinh, phát huy được tính tích cực, tự giác, đồng thời GV kịp thời phát hiện được chỗ mạnh, chỗ yếu của HS để điều chỉnh khích lệ. CHƯƠNG III: MỘT SỐ TRÒ CHƠI THEO 4 MẠCH KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 1 Trò chơi trong các tiết học về số Trò chơi trong các tiết học về số giúp HS củng cố kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về số đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100. Rèn luyện kĩ năng thực hành, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100. Dưới đây là một số ví dụ: Trò chơi 1: “Ai nhiều nhất”. Mục đích: Củng cố khái niệm số trong phạm vi 10. Phát triển kĩ năng nhận biết số (đọc số) tương ứng với số lượng đồ vật và ngược lại. Rèn luyện kĩ năng đếm trong phạm vi 10. Chuẩn bị: 50 que tính Con xúc xắc có 6 mặt trên đó ghi các số 0, 1, 2, 3, 4, 5. Cách chơi: Có thể tổ chức chơi cá nhân, thi đua giữa từng cặp hoặc chơi 4 người ngồi quây tròn. Đầu tiên, mỗi bạn gieo xúc xắc một lần. Khi nào xúc xắc có mặt 0 thì bạn đó mới bắt đầu chơi. Bạn chơi gieo xúc xắc một lần, đọc to số ở mặt trên cùng, rồi lấy đủ số que tính tương ứng. Sau mỗi vòng (từng bạn lần lượt gieo xúc xắc mỗi bạn một lần) các bạn đếm số que tính của mình. Ai được nhiều que tính nhất là người thắng cuộc. Trò chơi 2: "Chọn đúng đồ vật" Mụ cđích: Nhận biết các số 1; 2; 3; 4; 5 tương ứng với các nhóm đồ vật Chuẩn bị: Các thẻ có hình vẽ các nhóm đồ vật,con vật: nhóm cái bút chì, nhóm con mèo, nhóm các chiếc kéo,... (mỗi nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật,con vật). Hai miếng bìa lớn hình chữ nhật chia thành 5 ô có các số tương ứng từ 1 đến 5 không theo thứ tự và có que gài (hoặc nam châm). l l l l l 2 5 3 1 4 Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 bạn, mỗi đội nhận một chiếc hộp có chứa các thẻ đồ vật, con vật. Hai tấm bìa đã chuẩn bị được gắn lên bảng. Các đội sẽ lựa chọn các thẻ đồ vật, con vật có trong hộp để cài vào các ô có số tương ứng trên miếng bìa chữ nhật. Nhóm nào gài đúng và hoàn thành trước sẽ thắng cuộc. *Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức trong các bài dạy từ số 1 đến 10 và nâng dần mức độ ở các bài tiếp theo bằng cách thay đổi số, các thẻ đồ vật có thể nhiều hơn các số đã cho để HS phải lựa chọn khó hơn. Trò chơi 3: “Thi vượt dốc”. Mục đích: Củng cố về so sánh và sắp thứ tự các số trong phạm vi 10 Chuẩn bị: GV chuẩn bị sẵn hai hình vẽ như sau: 12 miếng bìa nhỏ, trong đó 5 miếng viết dấu lớn hơn (>), 3 miếng viết dấu bằng (=) và bốn miếng viết dấu nhỏ hơn (<) Cách chơi: Hai bạn đại diện cho 2 tổ cùng chơi. Các bạn còn lại cổ vũ và giám sát. Mỗi người chơi phải chọn những miếng bìa có dấu thích hợp gắn vào các ô trống trên mỗi bậc thang của hình vẽ để lên được đỉnh dốc. Bạn nào lên được đỉnh dốc trước thì người đó thắng cuộc. Trò chơi 4: “Xếp đúng thứ tự”. Mục đích:Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10. Chuẩn bị: 0 2 4 5 9 Mỗi học sinh chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó có ghi các số bất kỳ. Ví dụ: Cách chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi bạn để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh: “Hãy xếp các số đó từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Mỗi bạn xếp lại quân bài theo lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc. Trò chơi 5: “Tạo số”. Mục đích: Củng cố cấu tạo số có hai chữ số trong phạm vi 100, luyện tập, củng cố quan hệ thứ tự giữa các số trong phạm vi 100. Chuẩn bị: 5 3 4 9 6 7 GV chuẩn bị hai xúc xắc bằng gỗ hình lập phương, một dán giấy xanh, một dán giấy đỏ. Trên mỗi xúc sắc có ghi các chữ số đủ 6 mặt (như hình vẽ). Cách chơi: Chơi cả lớp, khi GV tung đồng thời 2 xúc xắc, HS phải quan sát và ghi nhanh hai chữ số trên mặt xúc xắc để viết thành các số có hai chữ số. Sau 3 hoặc 4 lần tung, các bạn sắp xếp các số đã viết theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại). Đội (cá nhân) nào xong sớm nhất thì thắng cuộc. Trò chơi trong các tiết học về phép tính Trò chơi 1: "Còn thiếu bao nhiêu nữa để được 10". Mục đích:Củng cố phép cộng trong phạm vi 10. Chuẩn bị: Chuẩn bị cho mỗi đội 1 chiếc bút dạ; 1 mảnh bìa cứng (20x10 cm2), được chia thành hai hàng với các ô nhỏ. Trong đó các ô của hàng trên miếng cứng được viết các số từ 1 đến 9 nhưng không theo thứ tự liên tiếp của dãy số. Các ô của hàng dưới là các ô trống như hình vẽ sau: 4 7 9 5 1 3 6 2 8 10 Cách chơi
Tài liệu đính kèm: