Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết sinh hoạt lớp thú vị, hấp dẫn

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết sinh hoạt lớp thú vị, hấp dẫn

5. Mô tả bản chất của sáng kiến :

5.1 . Tính mới của sáng kiến :

Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự

quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập

thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em được bày tỏ, chia

sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Trong quá

trình chủ nhiệm tôi đã áp dụng sáng kiến “ Tổ chức tiết sinh hoạt lớp thú vị, hấp

dẫn”. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học

sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực

hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng

cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phải

trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học. Đây cũng là dịp để học sinh làm

quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng2

cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với

nhau. Quan trọng hơn các em có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người, kể

cả các em nhỏ tuổi hơn mình. Biết sống hòa nhã sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích

cực tham gia vào các công việc chung, ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện

trong lớp học, gia đình; có ý thức chấp hành tốt quy định pháp luật và các chuẩn

mực đạo đức khi vui chơi và học tập. Không trực tiếp nhưng tiết sinh hoạt lớp còn

góp phần củng cố kiến thức đã học, đồng thời mở rộng thêm tri thức bên ngoài xã

hội mà bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp

là giáo viên đã xây dựng đươc một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát

huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh góp phần vào việc đổi mới

phương pháp học, nâng cao chất lượng học tập.

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 4315Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết sinh hoạt lớp thú vị, hấp dẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường THCS An Lộc B 
Tôi ghi tên dưới đây : 
Số TT Họ và tên Ngày 
tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác ( hoặc 
nơi thường 
trú ) 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) đóng 
góp vào việc tạo ra 
sáng kiến ( ghi rõ 
đối với từng đồng 
tác giả, nếu có ) 
1 HÀ THU 
TRANG 
07/06/1991 Trường 
THCS An 
Lộc B 
Giáo 
viên 
ĐHSP 100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến năm học 2020 - 2021: “Tổ chức 
tiết sinh hoạt lớp thú vị, hấp dẫn” 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Không có 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục – Sinh hoạt chủ nhiệm 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 05 / 10 / 2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến : 
5.1 . Tính mới của sáng kiến : 
Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự 
quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập 
thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em được bày tỏ, chia 
sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Trong quá 
trình chủ nhiệm tôi đã áp dụng sáng kiến “ Tổ chức tiết sinh hoạt lớp thú vị, hấp 
dẫn”. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học 
sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực 
hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng 
cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phải 
trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học. Đây cũng là dịp để học sinh làm 
quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng 
2 
cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với 
nhau. Quan trọng hơn các em có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người, kể 
cả các em nhỏ tuổi hơn mình. Biết sống hòa nhã sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích 
cực tham gia vào các công việc chung, ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện 
trong lớp học, gia đình; có ý thức chấp hành tốt quy định pháp luật và các chuẩn 
mực đạo đức khi vui chơi và học tập. Không trực tiếp nhưng tiết sinh hoạt lớp còn 
góp phần củng cố kiến thức đã học, đồng thời mở rộng thêm tri thức bên ngoài xã 
hội mà bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp 
là giáo viên đã xây dựng đươc một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát 
huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh góp phần vào việc đổi mới 
phương pháp học, nâng cao chất lượng học tập. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
5.2.1. Thực trạng của vấn đề : 
Dẫu biết rằng giờ sinh hoạt lớp nó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân 
cách đạo đức, tạo hứng thú học tập cho học sinh, hình thành kỹ năng sống cho các 
em. Thế nhưng, ở một số lớp giờ sinh hoạt chưa được chú trọng cho lắm hoặc mỗi 
giờ sinh hoạt là nhắc đến những việc làm “kiểm điểm” của các thầy cô. Nào là vi 
phạm nội quy, không học bài. Mặc dù thầy cô có ý tốt muốn nhắc nhở học sinh của 
mình, đó cũng là một cách quan tâm nhưng thầy cô cứ lặp đi lặp lại điều này trong 
hầu hết các buổi sinh hoạt khiến cho học sinh cảm thấy khá căng thẳng thậm chí 
giống như là tra tấn cực hình. Vì thế giờ sinh hoạt lớp được tổ chức một cách rời 
rạc, đơn điệu, nhàm chán, thiếu thực tế, không sinh động, không hứng thú với học 
sinh. Giáo viên chủ nhiệm quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt 
mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em. Do đó tạo tâm lí chán nản cho đối 
tượng tham gia. 
 Trước đây đến tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm, giáo viên thường thực hiện theo các 
bước như sau : Tổ trưởng từng tổ báo cáo tình hình tổ mình tuần qua về các mặt 
chuyên cần, học tập, vệ sinh, phong tràonêu rõ tên các bạn thực hiện tốt, các bạn 
còn vi phạm. Sau đó lớp trưởng tổng kết rồi giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh 
3 
tốt, nhắc nhở học sinh còn vi phạm các mặt. Kế tiếp, giáo viên phổ biến các công 
việc trong tuần tới. Cuối cùng còn ít thời gian thì cho học sinh hát là xong, thậm 
chí có tiết sinh hoạt do học sinh vi phạm nhiều trong tuần nên giáo viên chủ nhiệm 
“xét xử” quá giờ vẫn chưa cho các em về, hoặc cho ở lại quét sân trường. Từ đó 
tiết sinh hoạt trở nên khô khan đối với học sinh và cả giáo viên, học sinh thường có 
cảm giác rất nặng nề và các em có thái độ quay lưng thờ ơ với tiết sinh hoạt lớp, 
các em chỉ ngồi đó đợi cho hết tiết về. 
5.2.2. Các giải pháp : 
1. Các bước tiến hành tiết sinh hoạt lớp : 
Bước 1: Tổng kết, đánh giá thi đua : 
- Đánh giá lại những hoạt động trong tuần: 
* Lớp trưởng điều khiển lớp: 
 + Các tổ trưởng: lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội 
quy trường lớp của các thành viên trong tổ. 
 + Lớp phó học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt 
động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 
 + Lớp phó lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp 
tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 
 + Sao đỏ: Thông báo các lỗi vi phạm của các bạn trong tuần. 
 + Lớp trưởng : Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong 
tuần vừa qua: nề nếp, học tập, đạo đức và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần. 
* Đây là hoạt động thể hiện tốt khả năng tự quản của học sinh. Nêu cao được tinh 
thần phê và tự phê trong tập thể, giúp các em có được sự đoàn kết, thấy rõ trách 
nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng tập thể đồng thời ngăn ngừa được mầm 
mống của những sai phạm về đạo đức học đường. Qua đó giáo viên chủ nhiệm vừa 
để nắm được một cách cụ thể, chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp, vừa 
tạo cơ hội để các em thể hiện tâm tư nguyện vọng. 
 Như vậy để hoạt động này được hiệu quả thì ngay từ đầu năm học giáo viên chủ 
nhiệm cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ lớp vững vàng có thể thu hút, thuyết phục 
4 
được tập thể. Đồng thời có sự tập dượt cho lực lượng cán bộ lớp phương pháp làm 
việc, phương pháp theo dõi đánh giá, phương pháp nhận xét trước tập thể như: 
tuyên dương thì cần làm nổi bật, phê bình thì nhẹ nhàng thuyết phục không nên 
dùng từ ngữ gay gắt gây tổn thương trực diện đến đối tượng bị phê bình. Bên cạnh 
đó giáo viên chủ nhiệm cũng phải giảng giải cho tập thể lớp hiểu đó là công việc 
phải làm với mục tiêu xây dựng tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ. Mọi người 
trong tập thể lớp bình đẳng, việc phê bình chỉ giúp hoàn thiện chứ không mang 
tính chất chỉ trích, trù dập hay cô lập một thành viên nào đó trong tập thể. 
Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, nhận xét : 
 + Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, 
uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. 
 + Cần phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các học sinh đã có sự cố 
gắng phấn đấu trong tuần. 
 + Cần phê bình nhẹ nhàng nhưng cương quyết những cá nhân sai phạm. Ví dụ : 
Còn lơ là trong học tập và thiếu tinh thần trách nhiệm với tập thể. 
 + Phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng học sinh cá biệt. 
 + Thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết phục, thu hút và ràng buộc 
học sinh. 
 + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời góp ý bổ sung 
kế hoạch hoạt động theo định hướng giáo dục đã có. 
- Sau khi giáo viên nhận xét hoạt động trong tuần sẽ đưa ra kế hoạch tuần sau : 
* Về học tập : 
 - Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học, học bài và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
 - Đôn đốc, nhắc nhở học sinh chuẩn bị nội dung tốt để kiểm tra. 
* Về rèn luyện : 
 - Thực hiện tốt nội quy của nhà trường và lớp đưa ra. 
 - Rèn luyện đạo đức, không vi phạm các nội quy. 
* Về phong trào : 
 - Tham gia các hoạt động, phong trào do nhà trường, Đội phát động. 
5 
 - Tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động. 
 - Sau khi tiến hành hai bước trên, giáo viên nêu yêu cầu, mục đích của tiết sinh 
hoạt lớp để tạo không khí lớp học và giúp các em hiểu đúng đắn về tiết sinh hoạt 
lớp. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động như sau. Lưu ý là các hình thức này 
được sử dụng luân phiên nhau để tạo sự thay đổi và trong 1 tiết chỉ áp dụng 1 đến 2 
biện pháp mà thôi. 
2. Các giải pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp thú vị, hấp dẫn: 
a. Sinh hoạt, thảo luận theo chuyên đề / chủ điểm : 
 - Sinh hoạt theo chủ đề nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm 
tháng, gắn với những ngày kỉ niệm lớn. Hình thức sinh hoạt cũng đa dạng: có thể 
là thi văn nghệ giữa các tổ, có thể chỉ là đố vui khoa học; có thể là sự giao lưu với 
người trong cuộc. 
 - Giáo viên giao lần lượt cho các tổ học sinh chủ trì, các tổ khác hỗ trợ, tham gia. 
Mỗi tổ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức sinh hoạt lớp một tuần. Kế hoạch sinh hoạt lớp 
sẽ được giáo viên chủ nhiệm thông qua và thực hiện. Khi các em tự tổ chức các em 
sẽ cảm thấy vai trò của mình quan trọng hơn. Các em có khả năng sáng tạo theo 
cách các em mong muốn. Chính các em đã biến giờ sinh hoạt lớp đơn thuần và 
nhạt nhẽo thành thú vị, sôi động. 
Ví dụ : Trong các tháng sẽ có các chủ điểm khác nhau : 
 + Tháng 9: Thi đua học tốt. 
 + Tháng 10 : Chào mừng ngày Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Giáo viên cho học 
sinh nêu những cảm nhận về người phụ nữ Việt Nam; người bà, người mẹ. 
 + Tháng 11 : Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Giáo viên cho học sinh tìm ca 
dao, thơ và bài hát về thầy cô. 
b. Tổ chức các trò chơi : 
 Một trong những trò chơi hay được sử dụng có hiệu quả trong giờ sinh hoạt lớp 
là trò“ Mong muốn, hi vọng, quan tâm ”. Với trò chơi này, giáo viên chuẩn bị 
một hộp không có nắp đậy ( bằng giấy hoặc bằng nhựa hoặc bằng sắt ), một tờ giấy 
6 
A0 và một cây bút dạ. Tất cả các học sinh trong lớp tham gia, mỗi em lấy ra một 
mảnh giấy trắng và cầm bút chuẩn bị. 
 Các em học sinh làm việc độc lập, không nhìn và chép đáp án của nhau. Trong 
vòng 3 phút, các em viết ra những mong muốn riêng của mình về một môn học 
hoặc một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hi vọng sẽ đạt được và cả 
những điều mà mình quan tâm đến. 
 Giáo viên yêu cầu lớp trưởng thu lại tất cả những mảnh giấy này để lẫn vào hộp, 
sau đó yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những 
mong muốn, hi vọng, quan tâm cho học sinh cả lớp cùng nghe. 
 Giáo viên chủ nhiệm chọn một học sinh lên dùng bút dạ viết ra những thông tin 
đó lên giấy A0 treo sẵn trên bảng và tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm 
tư và nguyện vọng của các học sinh. Từ đó giáo viên đưa ra lời nhận xét về những 
điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em 
học sinh. 
 Với trò chơi này, học sinh được mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, mong muốn 
của mình. Giáo viên cũng có cơ hội thấu hiểu học sinh, từ đó đề ra biện pháp dạy 
học và giáo dục phù hợp. 
* Trò chơi : “Rung chuông vàng”: Giữa các tổ với nhau. Giáo viên chủ nhiệm 
hướng dẫn cho các em tự ra câu hỏi: mỗi học sinh ra 2 câu : Nội dung câu hỏi do 
các em tự sưu tầm và có ý kiến tham khảo các thầy cô giáo bộ môn để cho câu hỏi 
sát với nội dung bài học mà chống nhàm chán. 
 Cách tổ chức như sau: Người quản trò thu toàn bộ câu hỏi của các em ( nộp vào 
sáng thứ 6) cho vào giỏ đựng : Các tổ cử lần lượt các thành viên lên bóc thăm đưa 
về cho tổ thảo luận trả lời, sau 5 phút nếu tổ trả lời được thì cộng 10 điểm nếu trả 
lời không được thì các tổ khác được quyền trả lời dưới hình thức phất cờ, nếu trả 
lời đúng được cộng 5 điểm. Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên chủ nhiệm tập hợp 
nếu tổ nào đạt điểm cao nhất sẽ không làm công tác vệ sinh cho tuần học tới. Khi 
các em tự tổ chức các em sẽ cảm thấy vai trò của mình quan trọng hơn. 
c. Xem đoạn video/ đoạn phim hoạt hình ngắn có ý nghĩa: 
7 
 Những phim ngắn “ Quà tặng cuộc sống ” có nhiều ý nghĩa giáo dục. Giáo viên 
có thể chọn chiếu một phim phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt. 
 Ví dụ : Khi chiếu phim “ Câu chuyện chiếc bình nứt ”, giáo viên có thể đặt câu 
hỏi: Sự khiếm khuyết có giá trị không ? Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng cho 
ai trong cuộc sống ? Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của bản thân 
hay của người khác, chúng ta thường làm gì ? Ai sẽ đóng vai trò “ người gánh 
nước ” trong cuộc sống của bạn ? Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề liên quan 
đến khiếm khuyết của bản thân ? 
 Các học sinh thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên. 
Giáo viên sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em hiểu rõ 
hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống. 
 Bài học rút ra từ đoạn video là: Mỗi người trong chúng ta đều có những khuyết 
điểm riêng biệt. Ai cũng đều là “Chiếc bình nứt” cả. Nhưng chính các vết nứt và 
khuyết điểm đó của từng người mới khiến cho đời sống chung của chúng ta trở nên 
thú vị và làm chúng ta thỏa mãn. Chúng ta phải chấp nhận cá tính của từng người 
trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt trong họ. 
 Mỗi giờ sinh hoạt, giáo viên chỉ cần chiếu một đến hai đoạn video, không nên 
chiếu quá nhiều mà không để thời gian cho học sinh suy nghĩ, thảo luận. 
d. Hoạt động ngoài giờ lên lớp : 
 Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt, ngoài thái độ nhẹ nhàng, 
giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn 
như: Hát, kể chuyện vui, tấu hài, những trò chơi nhỏ... 
 Cũng có thể tổ chức tặng quà sinh nhật cho học sinh có ngày sinh thuộc tháng 
hoặc tuần đang sinh hoạt, đan xen hợp lý, linh hoạt giữa các hoạt động. 
 * Khi sử dụng các phương pháp trên, chú ý đến nội dung hoạt động cụ thể của 
từng chủ điểm, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh. 
Đối với mỗi lớp có một cách thiết kế tiết sinh hoạt khác nhau. Ví dụ: Đọc sách báo, 
tạp chí, tác phẩm văn học, bình văn học ...; trao đổi phương pháp học tập, đố vui để 
8 
học, phương pháp giải các bài tập khó...; sinh hoạt tập thể, thi hùng biện về chủ đề 
của tháng...; sơ kết các hoạt động trong tháng, trò chơi... 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này áp dụng cho HS Trường 
THCS An Lộc B và các trường trong địa bàn Thị xã Bình Long. 
6. Những thông tin cần được bảo mật ( nếu có ) : Không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : 
a. Đối với giáo viên: 
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa PHHS với GVCN để việc quản lí học sinh cả 
thời gian ở trường và ở nhà. 
- Cần có sự quan tâm của BGH nhà trường, địa phương và các lực lượng chức 
năng trên địa bàn xã để công tác quản lý, giúp đỡ, động viên kịp thời các trường 
hợp đặc biệt. 
- Phải nỗ lực, vượt khó, nhiệt tình trong việc vận dụng các phương pháp dạy học 
tích cực cùng việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. 
- Luôn thường xuyên quan tâm, nhắc nhở và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp. 
b. Đối với học sinh : 
- Học sinh cần chủ động, sáng tạo, tự giác cao trong học tập cũng như nhiệt tình 
trong các hoạt động tập thể. 
- Nâng cao ý thức học tập của chính bản thân, rèn luyện đạo đức. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả : 
a. Kết quả đạt được của sáng kiến: 
- Khảo sát 1 : Khảo sát mức độ yêu thích tiết sinh hoạt lớp : 
Tổng số học 
sinh 
Rất thích Thích Bình thường Không thích 
40 Số lượng ( % ) Số lượng ( % ) Số lượng ( % ) Số lượng( % ) 
Trước khi áp 
dụng biện pháp 
6 ( 15% ) 8 ( 20% ) 10 (25%) 16 ( 40% ) 
Sau khi áp 
dụng biện pháp 
26 ( 65% ) 10 ( 25% ) 4 ( 10% ) 0 ( 0% ) 
9 
- Khảo sát 2: Thảo luận nhóm. Khảo sát qua quan sát HS thực hành, thảo luận 
nhóm trong tiết sinh hoạt lớp : 
TSHS 
Thực hành, thảo luận nhóm 
Biết cách lắng nghe, hợp tác 
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra 
khỏi nhóm 
Số lượng % Số lượng % 
40 38 95% 2 5% 
- Khảo sát 3: Khảo sát qua quan sát HS thể hiện quan điểm cá nhân : 
TSHS 
Thể hiện quan điểm cá nhân 
Mạnh dạn, sôi nổi Ngại ngùng, tự ti 
Số lượng % Số lượng % 
40 37 92,5% 3 7,5% 
- Về thi đua : Lớp đạt hạng xuất sắc trong suốt 9 tuần; có 2 tuần được hạng nhất. 
b. Bài học kinh nghiệm : 
- Để tiết sinh hoạt lớp thực sự có hiệu quả tốt, giáo viên cần thực hiện như sau : 
+ Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp. 
+ Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo 
viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. 
+ Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của 
lớp, phù hợp với nhu cầu, sở thích của học sinh. 
+ Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại. 
+ Xác định hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp. 
 Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch. 
 Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề. 
 Thảo luận chuyên đề / chủ điểm. 
 Giao lưu - đối thoại với người trong cuộc. 
 Tổ chức các hội thi ( văn nghệ, hiểu biết khoa học) 
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đi sâu đi sát đến từng học sinh của lớp mình, 
liên hệ thường xuyên với giáo viên bộ môn cũng như liên hệ với gia đình học sinh 
10 
để kịp thời có cách giáo dục học sinh cho phù hợp. Từ đó có hướng sinh hoạt lớp 
cho cụ thể. 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, 
kể cả áp dụng thử. 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................... 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn 
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Phú Thịnh, ngày 02 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Hà Thu Trang 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tiet_sinh_hoat_lop_thu_vi_hap.pdf