Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài

1. Cơ sở lý luận :

Chúng ta đang sống trong thời kỳ phát triển của một nền giáo dục

công nghệ hiện đại và hội nhập. Con người là yếu tố chính, quyết định sự

phồn vinh, thịnh vượng của xã hội. Sự phát triển đó đòi hỏi đất nước ta

phải có một sự đổi mới về một nền giáo dục tiên tiến.

Muốn xây dựng một xã hội như vậy, nền giáo dục nói chung và mỗi

chúng ta nói riêng phải có sự nhìn nhận về phương pháp dạy học tích cực

hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao hơn nữa phương pháp đổi

mới và chất lượng dạy học. Vì thế đòi hỏi nền giáo dục nước nhà đào tạo

những thế hệ con người cho xã hội có đủ năng lực, sáng tạo, có kiến thức

kỹ năng giải quyết mọi tình huống để làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại.

Đây cũng là một đòi hỏi có ý nghĩa chiến lược, giáo dục đặt lên hàng đầu

trong thời kì hội nhập với nền giáo dục thế giới.

Cùng hội nhập với nền giáo dục thế giới, nước ta đã phát động

phong trào đổi mới phương pháp dạy học từ bậc Đại học đến các trường

trung học cơ sở nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của nền giáo dục

nước nhà chỉ ra rõ: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo,

khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo

của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương

tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học,

tự nghiên cứu cho học sinh, coi trọng thực hành ngoại khóa, làm chủ kiến

thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay”. Mục tiêu giáo dục trong thời đại

mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng có

sẵn cho học sinh mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dưỡng cho HS

năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể sáng tạo ra

những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp

phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại.

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1528Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huận lợi: 
 - Năm học 2009-2010 trường tôi được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 
Phòng thực hành Lý- Công nghệ đạt chuẩn theo QĐ 37/BGD- ĐT. 
 - Trường có bề dày thành tích về hoạt động dạy và học, đạt chuẩn Quốc gia, 
liên tục nhiều năm liền là trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố. 
 - Trong mấy năm qua nhà trường được cấp trên đầu tư về cơ sở vật chất và 
các thiết bị dạy học hiện đại. 
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư và đề cao chuyên môn của 
giáo viên và chất lượng giảng dạy. 
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng không ngừng trau dồi 
thêm kiến thức, kỹ năng thực hành, làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho giáo án 
của mình thêm sinh động và đa dạng kiến thức. 
b. Khó khăn: 
- Đa số các thiết bị trong phòng thực hành Lý-Công nghệ đã hết khấu hao, 
các bộ thí nghiệm không còn nguyên vẹn, các dụng cụ thí nghiệm đã cũ, các chỉ 
số đo thiếu chính xác, vì là những thiết bị đặc thù nên tìm mua cũng rất khó. 
- Có nhiều thiết bị còn mới nhưng không phù hợp vì qua quá trình thay 
sách giáo khoa đã bị lỗi thời. 
 Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả 
5/18 
- Bản thân tôi vốn không được đào tạo chính quy nên rất khó khăn trong 
công tác thiết bị, hơn nữa lại không phải là giáo viên các môn Lý – Công nghệ 
nên có ít kinh nghiệm trong công tác quản lý và phục vụ thiết bị. 
II. Mục đích nghiên cứu: 
Tìm ra được các giải pháp, cách làm tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả 
quản lý và sử dụng phòng thực hành Lý – Công nghệ theo hướng thuận lợi nhất 
cho giáo viên, học sinh cũng như người quản lý phòng học bộ môn. 
III. Đối tượng nghiên cứu: 
 Theo dõi nghiên cứu các hoạt động dạy và hoạt động học của giáo viên và 
học sinh trường THCS. 
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham 
khảo, các tài liệu liên quan đến vấn đề. 
 - Phương pháp tổng hợp số liệu: tổng hợp các số liệu trên danh sách đăng kí sử 
dụng Phòng thực hành Lý – Công nghệ của giáo viên. 
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 
 Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 3 năm 2016 
 Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả 
6/18 
PHẦN THỨ HAI: 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề 
Có thể nói cho đến nay, hầu như các nước có nền giáo dục tiên tiến trên 
thế giới đều tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn (PHBM), vì dạy học theo 
PHBM đem lại hiệu quả cao về nhiều mặt: tổ chức dạy học, nhận thức, rèn luyện 
kĩ năng, kinh tế...PHBM tạo ra không gian linh hoạt cho các hình thức dạy học 
khác nhau. Nhiều hình thức học tập được tổ chức sẽ tránh được sự nhàm chán, tẻ 
nhạt, tạo được niềm vui, hứng thú của HS với nội dung bài học.Qua đó giúp cho 
GV dễ dàng triển khai cho HS học tập theo nhóm dưới sự giám sát của GV, HS 
vừa có thể học lý thuyết lại có thể học thực hành thông qua việc sử dụng thiết bị 
dạy học (TBDH). 
Phòng thực hành Lý – Công nghệ được trang bị hệ thống thiết bị dạy học 
theo đặc thù của bộ môn và hệ thống các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp 
và khoa học để giáo viên, học sinh sử dụng thuận lợi, đảm bảo chất lượng giáo 
dục. Phòng thực hành Lý – Công được xây dựng phù hợp theo tiêu chuẩn trong 
Quyết định 37 của BGD & ĐT. Xây dựng và từng bước nâng cấp các tiêu chuẩn 
phù hợp với cơ sở hạ tầng của nhà trường và nhận thức của học sinh. Phòng thực 
hành Lý – Công đã có đủ diện tích, bàn ghế, trang thiết bị hiện đại, khang trang 
theo quy định, trong phòng trang trí thêm tranh ảnh các nhà khoa học của từng 
bộ môn như Isaac Newton, Albert Einstein, . Các phòng học bộ môn được 
quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả trong mỗi tiết học tạo cho các em lĩnh hội 
đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành. 
 Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả 
7/18 
Phòng thực hành Lý – Công nghệ là phòng học được thiết kế nhằm tạo 
điều kiện tối ưu để HS được làm việc, tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt 
động học tập khác. HS có thể tiếp nhận kiến thức qua việc đọc tài liệu, quan sát 
thí nghiệm, thực hành trên TBDH, tiếp nhận kiến thức bằng việc trao đổi, tranh 
luận qua việc học tập hợp tác theo nhóm nhỏ tạo hứng thú học tập cho HS, biến 
HS từ thế bị động sang thế chủ động trong nhận thức. Được học tập tại phòng 
học bộ môn nói chung và Phòng thực hành Lý – Công nghệ nói riêng là bước 
vào một quá trình đi tìm kiếm kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc 
không chỉ bằng lý thuyết mà cả bằng thực nghiệm. Tâm thế của người học thay 
đổi, học tập không còn là công việc “khổ sai” mà là niềm vui với người học. 
II.Thực trạng vấn đề 
 Do nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các môn học và 
đặc biệt là các môn học đặc thù cần sử dụng thường xuyên các TBDH như môn 
Hóa học, Vật Lý, Sinh học,nên giáo viên trong trường cũng không ngừng tìm 
hiểu, trao đổi với đồng nghiệp để sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả nhất nhằm 
nâng cao chất lượng tiết dạy, bài dạy và thu hút sự tập trung chú ý và thúc đẩy 
ham muốn tìm tòi, khám phá khoa học của học sinh, đặc biệt là trong các tiết 
dạy thực hành trong các phòng bộ môn. Tuy nhiên, do số học sinh đông, lớp học 
nhiều mà trường chỉ có 01 phòng thực hành Lý – Công nghệ nên các tiết thực 
hành ở các lớp bị trùng nhau rất nhiều, nhiều lúc các em hào hứng xuống làm 
thực hành nhưng lại phải buồn bã lên lớp do đã có lớp khác vào thực hành trước. 
 Bên cạnh đó, do sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học trong các 
tiết dạy thực hành nên các thiết bị cũng bị hỏng hóc và sai số nhiều như Ampe 
kế, Vôn kế, Cân đồng hồ. Các thiết bị này do là các thiết bị đặc thù nên sửa chữa 
hoặc tìm mua cũng rất khó. 
III. Các biện pháp đã tiến hành 
1. Các giải pháp đã thực hiện 
 - Để khai thác có hiệu quả Phòng thực hành Lý – Công nghệ, trước hết 
đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn bố trí sắp xếp thời khóa biểu một 
cách khoa học nhất để tạo điều kiện cho các GV bộ môn Vật lý, Công nghệ 
không trùng giờ nhau, các tiết học không trùng nhau, hạn chế đến mức thấp nhất 
việc HS phải di chuyển. 
- Lập Sổ đăng ký sử dụng phòng học bộ môn theo từng tuần (theo mẫu ở 
phần Phụ lục) nhằm mục đích: 
+ Cán bộ quản lý Phòng thực hành Lý – Công nghệ nắm bắt chính xác 
lịch sử dụng Phòng thực hành Lý – Công nghệ của từng giáo viên, của từng lớp 
để quản lý cũng như chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học cho các tiết học được 
 Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả 
8/18 
chủ động và chính xác giúp khai thác Phòng thực hành Lý – Công nghệ một 
cách hiệu quả nhất. 
+ Tạo thuận lợi cho BGH nhà trường theo dõi được thực tế việc sử dụng 
Phòng thực hành Lý – Công nghệ cũng như thiết bị, đồ dùng dạy học trong các 
phòng thực hành để có kế hoạch khen ngợi, động viên, đôn đốc hay nhắc nhở 
giáo viên sử dụng hiệu quả Phòng thực hành Lý – Công nghệ nhằm phát huy 
hiệu quả tối ưu của phòng này. 
+ Giúp cho giáo viên bộ môn biết được lịch sử dụng Phòng thực hành Lý 
– Công nghệ của các đồng nghiệp của mình để tránh tình trạng lịch thực hành 
chồng chéo giữa các lớp. 
- Ở mỗi phòng bộ môn đều có bảng nội quy, quy định và yêu cầu GV & 
HS hiện tốt quy định phòng học bộ môn, có khiển trách, phê bình hoặc cảnh cáo 
GV & HS thực hiện không tốt trong quá trình dạy học ở phòng học bộ môn. 
(Nội quy phòng học bộ môn xem ở phần Phụ lục) 
 - Mỗi phòng đều có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quyết định 37/QĐ-
BGD của Bộ GD & ĐT ( Do nhân viên phụ trách Thiết bị lưu giữ) 
- Hàng năm nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản hai lần vào đầu năm học 
và cuối năm học, có biên bản lưu giữ. 
- Có mua sắm bổ sung các thiết bị theo yêu cầu của giáo viên vào đầu 
năm học có biên bản lưu giữ. 
- Có biên bản rà soát thiết bị 
- Lên kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị vào đầu năm học, có biên 
bản lưu giữ. 
 Công tác bảo dưỡng, sửa chữa cần thực hiện tốt theo kế hoạch định kỳ 
hàng năm. Thực hiện tốt công việc này sẽ khắc phục được những hư hỏng, 
những sai sót của các thiết bị thí nghiệm trong quá trình làm thực hành thí 
nghiệm. Ngoài ra qua bảo dưỡng và sửa chữa sẽ hỗ trợ cho công tác bảo quản, 
kiểm kê thiết bị hàng năm hay tận dụng các vật liệu để thúc đẩy phong trào thiết 
bị thí nghiệm tự làm của giáo viên và học sinh. 
- Hàng năm có phát động phong trào mỗi giáo viên tự làm một đồ dùng 
dạy học. 
Việc giáo viên, học sinh thực hiện phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ 
dùng thí nghiệm để phục vụ trong công tác dạy học là quan trọng. Trong thực tế 
có nhiều bài học cần có những thiết bị dạy học; tuy các thiết bị đó chưa có ở 
phòng thí nghiệm hay có nhưng cần cải tiến phù hợp, bằng những vật liệu đơn 
giản trong đời sống hàng ngày, các vật liệu lấy từ các thí nghiệm hư hỏng không 
khắc phục được để làm ra thí nghiệm mới, thí nghiệm cải tiến. Qua việc tự làm 
 Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả 
9/18 
thiết bị thí nghiệm không những tạo ra thí nghiệm mới phục vụ cho dạy học mà 
còn góp phần nâng cao kiến thức, tính sáng tạo, kích thích hứng thú, hăng say 
làm việc, gần gũi của giáo viên và học sinh. Từ đó, các thiết bị thí nghiệm trở 
nên phong phú, hiệu quả, phục vụ tốt trong hoạt động giáo dục của nhà trường. 
- Việc tổ chức sắp xếp bàn ghế, lắp đặt trang thiết bị nghe nhìn hợp lí, kho 
lưu giữ đồ dùng dạy học gọn gàng, đảm bảo tính khoa học, tiện cho việc sử 
dụng. 
- Nhân viên phụ trách công tác thiết bị chịu trách nhiệm trước nhà trường 
về quản lý tài sản, tham mưu mua sắm, sửa chữa các thiết bị dạy học nhỏ. 
2. Cấu trúc Phòng thực hành Lý – Công nghệ: 
Hiệu quả sử dụng và khai thác thiết bị giáo dục nói chung, Phòng thực 
hành Lý – Công nghệ nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự quan tâm của 
lãnh đạo nhà trường đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học, đối với công 
tác tổ chức quản lý nghiệp vụ thiết bị dạy học( TBDH), khả năng và trình độ 
chuyên môn quản lý nghiệp vụ của cán bộ phụ trách thiết bị, sự nhiệt tình và 
trách nhiệm của các giáo viên bộ môn, cách bố trí sắp xếp các thiết bị giáo dục 
của nhà trường, tổ chức sử dụng và khai thác hợp lý các thiết bị dạy học  Để 
việc sử dụng các thiết bị dạy học, Phòng thực hành Lý – Công nghệ có hiệu quả, 
nhà trường đã xây dựng một số quy định và giao trách nhiệm cho các thành viên 
như sau: 
 Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các TBDH được 
trang bị, BGH nhà trường chỉ đạo tất cả CBGV trong Tổ Tự nhiên 1 và nhân 
viên phụ trách Thiết bị bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học Phòng thực hành Lý – 
Công nghệ và phòng thiết bị phục vụ cho Phòng thực hành Lý – Công nghệ. Một 
số yếu tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của 
phòng Thiết bị, phòng học bộ môn nói chung và Phòng thực hành Lý – Công 
nghệ nói riêng ở trường THCS là: Phòng thiết bị dạy học phải tuân theo một số 
nguyên tắc sau: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. 
Sắp xếp đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc này, trước hết người giáo viên 
bộ môn và nhân viên quản lý phòng học bộ môn cần hướng dẫn sắp xếp gọn 
gàng, ngăn nắp, khoa học, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi 
cần sử dụng. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp: thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở 
ngoài, to ở trong. 
Những đồ vụn vặt có thể để trong khay như các dây dẫn, biến trở, kim 
nam châm, ốc vít Nhà trường trang bị cho phòng TBDH tủ kính khung nhôm 
được chia ra nhiều ngăn, nhiều tầng để sắp xếp sẽ dễ dàng và thuận lợi. Ngoài 
 Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả 
10/18 
những đồ dùng dạy học sử dụng thường xuyên, còn chuẩn bị sẵn những dụng cụ 
mẫu để trưng bày hay khi cần gấp thì có sẵn (khay dự trữ). 
Các thiết bị là tranh ảnh, biểu bảng, bảng phụ  cần được treo vào các 
giá tự thiết kế gắn trên tường hoặc giá có chân treo theo từng môn cụ thể và 
được phân theo từng khối, theo học kỳ, theo từng tuần để giáo viên dễ tìm, dễ 
lấy, tránh sự quá tải cho các loại giá treo. Theo dõi phân phối chương trình của 
từng môn, hết tuần này thì xếp tranh ảnh lại rồi đưa tiếp tuần kế tiếp ra để thuận 
tiện cho việc dạy học. 
* Thiết bị dạy học sắp xếp theo từng khối lớp. 
 Tức là phân theo khu vực ví dụ : Lý 6, Lý 7, Lý 8, Lý 9. Môn Công nghệ 
6, 7, 8, 9vừa để trưng bày cho phòng học bộ môn vừa tạo điều kiện dễ tìm, dễ 
thấy, dễ lấy và mang tính khoa học của việc sắp xếp. 
* Phòng thực hành Lý – Công nghệ phải đảm bảo an toàn 
 Phòng chuẩn bị đồ dùng được trang bị bình chữa cháy và luôn ngăn ngừa 
hoả hoạn bằng cách loại trừ nguy cơ chập điện và cháy nổ. 
 An toàn còn phải xét ở việc chống mối mọt, ẩm mốc cho vỏ gỗ đựng thiết 
bị như các hòm đựng đồ dùng, hòm đựng các dụng cụ thí nghiệm 
 An toàn còn đảm bảo yếu tố an ninh, khi ra khỏi phòng cần kiểm tra, tắt 
điện, dập cầu dao và khóa cửa cận thận. 
* Phòng thực hành Lý – Công nghệ đảm bảo tính thẩm mỹ. 
 Phòng thí nghiệm là nơi học và thực hành của học sinh nên ngoài tiêu 
chuẩn về ánh sáng, thông gió thoáng mát, thì việc trưng bày đồ dùng dạy học 
hợp lí trên các giá, tủ đẹp cũng tạo nên tâm thế tốt cho việc học tập của học sinh, 
tạo cho các em cảm thấy sự sinh động, hứng thú trong mỗi tiết học. 
* Thiết bị dạy học được lập theo danh mục đồ dùng. 
 Thiết bị và dụng cụ đồ dùng dạy học nhất thiết phải ghi rõ tên và công 
dụng để giúp công tác bảo quản, không bị nhầm lẫn nhất là đối với các đồ dùng, 
thiết bị mới mua về. Đó cũng là tạo điều kiện dễ tìm, dễ lấy mỗi khi sử dụng. 
* Thiết bị dạy học được vào sổ và kí mượn trả. 
 Thiết bị và dụng cụ khi giáo viên sử dụng phải kí vào sổ theo dõi và khi 
trả phải kiểm tra lại đồ dùng xem có hư hỏng mất mát gì không. Nếu coi thường 
công việc này sẽ dẫn đến tài sản thiết bị sẽ bị thất thoát, xếp đặt lộn xộn hậu quả 
mất nhiều công tìm kiếm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo . 
3. Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh khi sử 
dụng Phòng thực hành Lý – Công nghệ 
 Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả 
11/18 
a. Trách nhiệm của phó hiệu trưởng chuyên môn: 
Để việc sử dụng các Phòng thực hành Lý – Công nghệ có hiệu quả, Hiệu 
trưởng nhà trường phân công Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất theo dõi 
và đôn đốc các công việc sau: 
 - Thường xuyên kiểm tra (có biên bản kèm theo) việc mượn đồ dùng dạy 
học và việc sử dụng Phòng thực hành Lý – Công nghệ để cuối học kì đánh giá ý 
thức và phân loại thi đua giáo viên. Bên cạnh đó, cùng với tổ trưởng chuyên 
môn thanh tra, dự giờ thường xuyên, đột xuất có đánh giá qua việc sử dụng 
Thiết bị dạy học và nhất là khẳ năng khai thác hiệu quả sử dụng Phòng thực 
hành Lý – Công nghệ của giáo viên thông qua việc kiểm tra, đánh giá khả năng 
tiếp thu kiến thức và kỹ năng thực hành của học sinh. 
 b. Đối với giáo viên phụ trách bộ môn: 
- Cuối tuần giáo viên bộ môn cùng nhân viên phụ trách Thiết bị chuẩn bị 
các TBDH kịp thời cho tuần tiếp theo dựa vào nội dung các tiết dạy. Để tránh 
việc tiến hành thí nghiệm không thành công thì giáo viên phải kiểm tra chất 
lượng của hoá chất, kiểm tra sự thiếu đủ của hoá chất và các dụng cụ thiết bị và 
nên bố trí thực hành trước khi tổ chức lớp học. 
Mỗi lớp học được chia thành 6 nhóm học tập hay thí nghiệm thực hành. 
Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng lên bàn chuẩn bị sẵn đồ dùng dạy học đem 
xuống cho từng nhóm thực hành. Mỗi nhóm có 6 đến 8 em chuẩn bị sách vở, 
dụng cụ học tập, ngồi đúng vị trí quy định để dễ quan sát và tiến hành thí 
nghiệm. 
Giáo viên bộ môn cùng giáo viên phụ trách hướng dẫn cho học sinh có ý 
thức giữ gìn tài sản của nhà trường, tác phong học tập nghiêm túc trong Phòng 
thực hành Lý – Công nghệ. 
 - Tổ chức các tiết dạy theo đúng đặc trưng bộ môn học, quản lý hướng 
dẫn học sinh sử dụng TBDH đảm bảo kết quả, phát huy tính tích cực, tự giác, 
tìm hiểu kiến thức bài học tinh thần hợp tác hỗ trợ nhóm học tập của học sinh. 
- Sau mỗi tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn đồ dùng dạy học, 
dụng cụ thí nghiệm và vệ sinh sạch sẽ khu vực thí nghiệm cũng như các dụng 
cụ thí nghiệm cần thiết rồi nhóm trưởng đem để lên phòng chuẩn bị như ban 
đầu để cho lớp sau lên học. Sau đó các em sắp xếp lại dụng cụ học tập, dọn vệ 
sinh xung quanh chỗ ngồi rồi về lớp. 
 - Dạy học ở Phòng thực hành Lý – Công nghệ giúp cho trình độ chuyên 
môn GV dạy môn Vật lý và Công nghệ được nâng cao, năng lực thực hành, 
năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo của HS không ngừng được phát triển. 
Khi tiếp xúc và sử dụng TBDH nhiều lần, chính bản thân GV sẽ gắn bó với bài 
 Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả 
12/18 
giảng, không ngại làm thí nghiệm, qua đó tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn . 
HS được làm nhiều thí nghiệm, tư duy logic có điểm tựa chắc chắn, kĩ năng 
thưc hành ngày một thành thục. Đó chính là nguồn nuôi dưỡng quý báu cho 
lòng say mê, trí sáng tạo khoa học không ngừng của người học. 
 c. Đối với cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm 
 Đây là yếu tố tiên quyết hàng đầu của mỗi nhà trường khi muốn nâng cao 
chất lượng sử dụng và khai thác TBDH. Để thuận lợi cho việc quản lý và sử 
dụng có hiệu quả TBDH, người cán bộ phụ trách TBDH phải có những yếu tố 
sau đây: 
 - Hiểu được kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý nghiệp vụ công 
tác thiết bị trường học. Người phụ trách TBDH cần phải hiểu tầm quan trọng 
của công việc chuẩn bị thiết bị phục vụ cho dạy của thầy và học của trò trong 
một tiết học thành công hay thất bại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang 
thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, người cán bộ TBDH phải 
nắm chắc kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học có sử dụng các thiết bị 
giáo dục. Chúng ta chưa bàn đến tâm lí của người làm công tác TBDH hoặc về 
vị trí của công việc này mà chỉ nói đến việc nếu quản lý TBDH tốt sẽ góp phần 
nâng cao chất lượng dạy và học. 
 - Đầu năm học, thông báo trước cờ cho học sinh về nội quy, quy định khi 
học tại Phòng học bộ môn nói chung và Phòng thực hành Lý – Công nghệ nói 
riêng để các em nắm rõ và thực hiện cho tốt . 
 - Hàng tháng tổng kết số lượt mượn ĐDDH và số tiết thực hành của giáo 
viên bộ môn. Kiểm tra và bảo dưỡng những thiết bị sử dụng, cập nhật những 
thiết bị hư hỏng vào sổ sách để cuối học kì đề nghị thanh lý, mua sắm và bổ 
sung kịp thời để phục vụ cho việc dạy và học. 
 - Người phụ trách phải có tinh thần, thái độ và trách nhiệm cao với công 
việc quản lý nghiệp vụ thiết bị giáo dục của trường học. Vì vậy, phẩm chất bền 
bỉ, tỉ mỉ, nhiệt tình và cần cù làm việc, xây dựng tác phong làm việc khoa học là 
yếu tố thành công của người phụ trách phòng TBDH. Có tinh thần đoàn kết 
thân ái giữ đúng nguyên tắc xuất nhập các thiết bị thí nghiệm với thái độ ôn hoà 
khi chuẩn bị thiết bị giáo dục, đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn 
thành chất lượng các bài lên lớp. 
d. Đối với học sinh: 
 - Nghiêm túc thực hiện nội quy Phòng thực hành Lý – Công nghệ, đảm 
bảo trật tự, không nô đùa nghịch làm hư hại tài sản, trang thiết bị của nhà 
trường. 
 Tổ chức quản lý, sắp xếp và khai thác Phòng thực hành Lý - Công nghệ đạt hiệu quả 
13/18 
 - Có ý thức tự giác học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập 
theo hướng dẫn của giáo viên, các nhóm trưởng phụ giúp giáo viên chuẩn bị đồ 
dùng và thu dọn sau mỗi tiết học; ghi chép đầy đủ nội dung tiến trình buổi học, 
mạnh dạn trao đổi thảo luận nhóm về những kiến 
 thức trong bài học. 
 - Tổ chức thí nghiệm thực hành an toàn theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
Khi có sự cố xảy ra phải bình tĩnh, trật tự để giáo viên xử lý. 
IV. Kết quả đạt được 
Qua quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đó, Phòng thực hành Lý – 
Công nghệ của nhà trường luôn được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Giáo 
viên có tinh thần trách nhiệm chuẩn bị giờ dạy, học sinh có ý thức giữ gìn vệ 
sinh, bảo quản đồ dùng, kỹ năng sử dụng các loại đồ dùng học tập đã được nâng 
lên. 
SỐ LẦN SỬ DỤNG PHÒNG THỰC HÀNH LÝ – CÔNG NGHỆ 
2

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_quan_ly_sap_xep_va_khai_thac_p.pdf