Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi trong các môn học ở Lớp 4 giúp học sinh hứng thú học tập

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi trong các môn học ở Lớp 4 giúp học sinh hứng thú học tập

NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐẠT HIỆU QUẢ CAO:

1. Trò chơi phải có mục đích học tập:

 Trò chơi học tập phải nhằm đạt được mục đích học tập gì? Củng cố, bổ sung kiến thức gì? Rèn luyện những tố chất nào?

2. Trò chơi phải được chuẩn bị tốt:

 Chuẩn bị tốt có nghĩa là phải nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của trò chơi để hướng mọi hoạt động phục vụ cho mục đích yêu cầu ấy. Phải chuẩn bị tốt các phương tiện (Sân bãi, dụng cụ, vật liệu, mẫu đồ chơi, ) phục vụ cho trò chơi, phải có kế hoạch được thể hiện ở bài soạn.

3. Trò chơi phải thu hút được nhiều học sinh tham gia:

 Mọi học sinh tham gia trò chơi học tập cần:

 + Nhiệt tình, tích cực, hào hứng,

 + Nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi.

 + Cố gắng vươn lên để “thắng”

 + Luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, thân ái dù “thắng” hay “thua”.

4. Nếu thấy học sinh thờ ơ không tham gia chơi cần xem lại cách tổ

 chức hoặc trò chơi không hấp dẫn.

 

doc 24 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1951Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi trong các môn học ở Lớp 4 giúp học sinh hứng thú học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiết học (từ 5 - 7 phút) để củng cố nội dung bài học, hoặc tổ chức đầu giờ (từ 1 – 2 phút) để khởi động. Mặt khác các trò chơi học tập nêu trên chỉ chủ yếu được tổ chức ở lớp 1, 2, 3, vì lẽ ở lớp 1, 2, 3 học sinh còn nhỏ, kiến thức lại đơn giản hơn nên có thời gian để tổ chức trò chơi.
 Còn ở lớp 4, 5, lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ giờ để dạy nên các trò chơi bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề. Do đó, đôi khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa chú ý đến việc tổ chức như thế nào để phát huy tư duy học sinh, chưa tạo điều kiện để học sinh được trình bày những suy nghĩ “rất thông minh” của mình.
 Đây chính là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục đích, tác dụng, cách tổ chức các “Trò chơi học tập” trong giảng dạy, sao cho thực sự là một hình thức dạy học đạt hiệu quả, giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực mà vẫn đảm bảo “Học sinh là chủ thể của hoạt động học” . 
 III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi. Chơi giúp cho trẻ phát triển. Tổ chức trò chơi cần chú ý các đặc tính :
 VUI KHOẺ - AN TOÀN - BỔ ÍCH. Trong đó, vui bao gồm cả giải trí, thư giãn, được xem là mục tiêu cơ bản nhất của một trò chơi.
 Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh; và gắn với nội dung bài học; giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí 
tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.
 Nếu giáo viên biết tổ chức tốt, hợp lí “Các trò chơi học tập” thì đây sẽ là một hình thức học tập hết sức hứng thú đối với học sinh vì lẽ: Những hình thức này chỉ tiến hành vài phút nhưng hấp dẫn học sinh, học sinh học tập kiến thức mới và ôn tập củng cố kiến thức cũ trong một không khí thoải mái, không gò bó và giúp học sinh biết ứng dụng những trò chơi đã học vào hoạt động tự vui chơi hàng ngày.
 Xuất phát từ những suy nghĩ đó, cộng với quá trình trực tiếp đứng lớp. Bản thân tôi thường trao đổi với các đồng nghiệp nên mạnh dạn làm một số đồ dùng dạy học và tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia vào các trò chơi học tập. Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự đạt hiệu quả, lại dễ tổ chức thực hiện không chỉ ở khối lớp 4 mà còn có thể thực hiện ở tất các khối lớp khác.
 Sau đây là một số hình thức trò chơi mà bản thân tôi đã vận dụng trong thực tế giảng dạy ở trường:
 1. Một trò chơi học tập thường được tiến hành:
 - Giới thiệu trò chơi:
 + Nêu tên trò chơi.
 + Hướng dẫn cách chơi: vừa mô tả, vừa thực hành.
 + Phân chia nhóm chơi.
 - Chơi thử.
 - Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử.
 - Chơi thật. Có hình thức “phạt” vui nhẹ nhàng những HS phạm luật chơi.
 - Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự. 
 - Giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai
 lầm cần tránh.
2. Trò chơi khởi động đầu giờ học:
 - Áp dụng vào đầu tiết 2, 3, 4 của buổi học: để ôn bài cũ hoặc giới thiệu bài mới.
 - Thời gian chơi : khoảng 3 – 5 phút.
 a. Ví dụ 1 : (Trò chơi này dùng để giới thiệu bài mới )
Dạy bài : Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão (Khoa học 4)
 Tiến hành :
 *Lần 1: 
 - Giáo viên hô và làm động tác tay.
 - Học sinh “đáp từ” và thực hiện làm theo động tác tay.
- Giáo viên hô: Gió thổi ! Gió thổi !
+ Học sinh đáp: Ào ào ! Ào ào !
- Giáo viên : Mưa rơi ! Mưa rơi !
+ Học sinh : Rào rào ! Rào rào !
 - Giáo viên : Bão lớn ! Bão lớn !
+ Học sinh : Lũ lụt ! Lũ lụt ! 
 *Lần 2:
 - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo lời cô nói, không thực hiện theo động tác tay cô làm.
 - Cả lớp đứng tại chỗ và cùng tham gia trò chơi, theo dõi, đánh giá kết quả. Trong khi chơi những học sinh phạm luật giáo viên mời lên trước lớp phạt với hình thức vui như : “ Nhảy lò cò, bò nhúng dấm, bò lúc lắc, hoặc hát một bài hát trong chương trình đã học.”
 b. Ví dụ 2 : (Trò chơi này dùng để Ôn bài cũ) .
 Dạy bài : Vạch kẻ đường , cọc tiêu và rào chắn (An toàn giao thông 4, bài 2)
 Tiến hành: (Trò chơi : Hộp thư chạy )
 - Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi và điều khiển cuộc chơi. Cô có một tập phong bì có các thư có nội dung (tên các biển báo hiệu giao thông đường bộ mà các em đã học ở bài 1) là các lệnh truyền đi cho các trạm giao thông.
 - Lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát lần lượt các bài hát vui. Học sinh vừa hát vừa chuyền tay tập phong bì. Khi có lệnh “Dừng !”, tất cả phải dừng hát và dừng chuyền tay. Học sinh đang có tập phong bì trong tay, rút chọn 1 phong bì và đọc tên của biển báo, nói điều phải làm theo nội dung hiệu lệnh của biển báo đó. Cuộc chơi tiếp tục đến hết tập phong bì.
 - Cả lớp đứng tại chỗ và cùng tham gia trò chơi, theo dõi, đánh giá kết quả. Trong khi chơi những học sinh trả lời đúng cả lớp tuyên dương, giáo viên tặng hoa điểm 10 và phạt vui đối với những học sinh trả lời không đúng.
 c. Một số trò chơi khác được áp dụng đầu giờ học như các trò chơi:
 - Dài , ngắn , cao, thấp.
 - Thò , thụt
 - Cua kẹp.
 - Tặng hoa cho bạn
 3. Trò chơi giữa tiết học , cuối tiết học:
 - Những trò chơi này để tìm kiến thức mới hoặc để thực hành củng cố bài.
 - Thời gian chơi: khoảng 5 – 10 phút.
 a. Thi đọc nhanh, thuộc giỏi:
Chuẩn bị :
 - Giáo viên làm 3 bộ (hoặc nhiều hơn tuỳ theo số học sinh tham gia) băng giấy ghi từng câu thơ trong bài thuộc lòng, mỗi bộ gồm một số băng tuỳ theo nội dung bài đọc ở SGK.
 - Các băng giấy kích thước bằng nhau hay khác nhau tuỳ thuộc thể thơ của bài. Chữ viết trên băng giấy theo kiểu chữ in thường hoặc viết thường, trình bày rõ ràng, đẹp mắt.
Ví dụ : (mỗi bộ 4 băng)
Dạy bài : Ngắm trăng (Tập đọc 4 – HTL)
Trong tù không rượu cũng không hoa
 Băng 1: 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
 Băng 2: 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Băng 3 : 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
 Băng 4 : 
Tiến hành :
 - Giáo viên đặt 3 bộ băng giấy ở 3 vị trí trên mặt bàn.
 - Các băng giấy đặt không theo thứ tự và úp xuống bàn, vị trí các băng không quá gần nhau.
 - 3 học sinh tham gia trò chơi đứng ở 3 vị trí đặt băng giấy, nghe giáo viên nêu “luật chơi”.
 - Không lật băng trước khi có lệnh .
 - Không nhìn bài của bạn cùng chơi.
 - Nghe giáo viên hô lệnh “bắt đầu” tất cả cùng lật băng đọc và xếp lại đúng thứ tự các câu thơ trong bài , cần trình bày các băng ngay ngắn, đúng hình thức trình bày thể thơ như SGK lên bảng.
 - Giáo viên phát lệnh “bắt đầu”, cả lớp cùng theo dõi, đánh giá kết quả học sinh nào xếp nhanh nhất, đúng yêu cầu trò chơi là người giỏi nhất .
 - Cả lớp tuyên dương, giáo viên tặng hoa điểm 10.
Lưu ý : Trò chơi này để củng cố bài hoặc để thi đọc thuộc lòng bài thơ.
 b. Thi thả thơ: 
Chuẩn bị : Giáo viên viết vào các phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) của mỗi khổ thơ, hoặc 2 – 3 từ đầu của mỗi câu thơ trong bài HTL.
 Ví dụ 1 : 
Dạy bài : Đoàn thuyền đánh cá ( Tập đọc 4 – HTL)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Phiếu 1 : 
Hát rằng : cá bạc Biển Đông lặng,
 Phiếu 2 : 
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
 Phiếu 3 : 
 Ví dụ 2 : 
 Dạy bài : Chợ Tết ( Tập đọc 4 – HTL)
Dải mây trắng .
 Phiếu 1: 
Sương trắng 
 Phiếu 2: 
Tia nắng .
 Phiếu 3 : 
  ( cho đến hết bài thơ )
Tiến hành :
 - Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu.
 - Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm có số người bằng số phiếu. mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc “thả thơ” của nhóm mình. Hai nhóm “Oẳn tù tì” để giành quyền thả thơ trước.
 - Mỗi học sinh trong nhóm cầm một tờ phiếu (giữ kín), khi nghe giáo viên ra lệnh “bắt đầu”, nhóm thả thơ cử một người đưa ra một tờ phiếu cho một bạn ở nhóm kia. Bạn nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc cả câu thơ) có câu (từ) ghi trên phiếu; nếu đọc đúng sẽ được tính 10 điểm. Học sinh thả phiếu. Giáo viên tính tổng số điểm của nhóm thuộc thơ.
 - Đổi nhóm “thả thơ” chơi tương tự như trên, sau đó giáo viên tính tổng số điểm của nhóm thứ hai.
 - Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét, tuyên dương tặng hoa điểm 10 cho nhóm thắng cuộc.
Lưu ý: “luật chơi”
 + Chỉ được “thả” từng phiếu và “thả” cho mỗi bạn ở nhóm đối diện một lần.
 + Người nhận được phiếu phải tự nghĩ và đọc thuộc , các bạn khác trong nhóm không được nhắc bài bạn.
 + Sau khi nhận phiếu cả lớp cùng đếm 1 đến 5, nếu người nhận phiếu không đọc được sẽ không được tính điểm: nếu đọc sai hay ngắc ngứ bị trừ điểm. (Trò chơi này được tiến hành để củng cố bài hoặc để thi đọc thuộc lòng bài thơ).
 c. Thi xếp được nhiều hình vông:
Dạy bài : Thực hành vẽ hình vuông (Toán 4)
Chuẩn bị :
 Giáo viên phân công cho học sinh chuẩn bị ở nhà, mỗi học sinh 12 que với độ dài 3 cm , 4 cm , 5 cm , 14 cm.
Tiến hành:
Giáo viên nêu cách chơi:
 - Lấy một số que từ 12 que trên để xếp được thành hình vuông.
 Nhóm nào xếp được nhiều hình vuông hơn , trong khoảng thời gian quy định, là thắng.
 - Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 – 6 em. Mỗi nhóm cùng làm với nhau. Nhóm nào xếp được nhiều hình vuông khác nhau nhất sẽ được tuyên dương. (Chú ý : không được xếp hình vuông từ các que có độ dài giống nhau, nghĩa là không được lấy lẫn các que từ các “bộ 10 que” khác nhau). 
Lưu ý :
 + Chu vi hình vuông (bằng tổng độ dài của các que được xếp) là một số chia hết cho 4, nên muốn xếp nhanh phải chọn lấy số que có tổng độ dài là một số chia hết cho 4.
 Ví dụ : Nếu lấy cả 12 que có tổng độ dài (3 + 4 + 5 + 6 +  + 13 + 14 = 102) thì không thể xếp được thành hình vuông.
 + Trò chơi này được tến hành sau phần lí thuyết của bài.
Trò chơi: Truyền điện
GV nêu luật chơi:
Các em lần lượt hỏi và trả lời các câu hỏi trong bài tập.
Ở lượt chơi đầu tiên giáo viên chỉ định một em bất kì, em đó đứng lên hỏi và gọi một em khác trả lời. Nếu em đó trả lời đúng sẽ được cả lớp tuyên dương và được hỏi câu hỏi kế tiếp rồi gọi tên bạn khác trả lời.
Cứ như thế cho đến hết bài tập.
Ví dụ :
Dạy bài: Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm (bài tập 4, Luyện từ và câu 4)
Tiến hành:
Học sinh A (hỏi) : Sông gì đỏ nặng phù sa ? - Mời bạn B.
Học sinh B (trả lời) : Đó là sông Hồng.
Học sinh A: Bạn trả lời đúng - cảm ơn bạn.
Học sinh B (hỏicâu tiếp): Sông gì lại hoá được ra chín rồng ? - Mời
 bạn C.
Học sinh C (trả lời) :  cứ như thế cho đến hết bài tập.
Lưu ý:
Khi nghe bạn hỏi phải trả lời nhanh.
Nếu cả lớp đếm từ 1 đến 5 mà không trả lời được sẽ bị đứng tại
 chỗ, chờ xử phạt. Người hỏi sẽ gọi tiếp người khác trả lời.
Chỉ được hỏi những bạn chưa chơi.
Trò chơi : Ô chữ kì diệu:
 Dạy bài : Ôn tập : Con người và sức khoẻ (Khoa học 4)
Tiến hành :
 - Giáo viên phổ biến luật chơi:
 + Giáo viên đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý .
 + Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời .
 + Nhóm nào trả lời nhanh, đúng, ghi được 10 điểm.
 + Nhóm nào trả lời sai, nhường quyền trả lời cho nhóm khác.
 + Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất.
 + Tìm được từ hàng dọc ghi được 20 điểm.
 + Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi mẫu.
 - Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh chơi.
 - Giáo viên nhận xét phát phần thưởng.
*Nội dung ô chữ và những gợi ý cho từng ô:
 ( 1 ) Ở trường ngoài hoạt động học tập, các em còn có hoạt động này.
 ( 2 ) Nhóm thức ăn này rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min : A, D, E, K.
 ( 3 ) Con người và sinh vật đều cần hỗn hợp này để sống.
 ( 4 ) Một loại chất thải do thận lọc và thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện.
 ( 5 ) Loài gia cầm nuôi lấy thịt và trứng.
 ( 6 ) Là một chất lỏng con người rất cần trong quá trình sống có nhiều trong gạo, ngô, khoai,
 ( 7 ) Đây là một trong 4 nhóm thức ăn có nhiều trong gạo, ngô, khoai, 
 cung cấp năng lượng cho cơ thể.
 ( 8 ) Chất không tham gia trực tiếp vào việc cung cấp năng lượng nhưng thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh.
 ( 9 ) Tình trạng thức ăn không chứa chất bẩn hoặc yếu tố gây hại do được xử lí theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh.
 ( 10 ) Từ đồng nghĩa với từ “dùng”.
 ( 11 ) Là một căn bệnh do ăn thiếu i-ốt.
 ( 12 ) Tránh không ăn những thức ăn không phù hợp khi bị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 ( 13 ) Trạng thái cơ thể cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.
 ( 14 ) Bệnh nhân bị tiêu chảy cần uống thứ này để chống mất nước.
( 15 )
( 14 )
( 13 )
( 12 )
( 11 )
( 1 0)
( 9 )
( 8 )
( 7 )
( 6 )
( 5 )
( 4 )
( 3 )
( 2 )
U
Ê
I
T
( 1 )
M
E
E
R
T
I
Ô
U
M
O
A
H
C
E
O
H
K
G
N
Ê
I
K
N
Ă
Ô
C
U
Ơ
Ư
B
G
N
U
D
Ư
S
H
C
A
S
N
I
M
A
T
I
V
G
N
Ơ
Ư
Đ
T
Ô
B
A
G
C
Ơ
Ư
N
C
Ơ
Ư
NU
I
H
K
G
N
Ô
H
K
O
E
B
T
Â
H
C
I
Ơ
H
C
I
U	
V
 ( 15 ) Đối tượng dễ mắc tai nạn sông nước.
Một số trò chơi khác được áp dụng giữa tiết học, cuối tiết học như:
 - Luyện đọc: áp dụng các trò chơi:
+ Thi đọc tiếp sức.
+ Thi đọc thơ truyền điệu
 - Toán : áp dụng các trò chơi như :
+ Ai nhanh – ai đúng. (Dạy các bài : Phép cộng, Phép trừ, )
+ Thi xếp được nhiều hình chữ nhật. (Dạy bài : Thực hành vẽ hình chữ nhật.)
+ Điền số thích hợp. (Dạy các bài : ôn tập về 4 phép tính trên số tự nhiên.)
 - Khoa học: áp dụng các trò chơi:
+ Tôi là ai. (Dạy bài: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?) 
+ Em tập làm bác sĩ. (Dạy bài: Ăn uống khi bị bệnh)
+ Ghép chữ vào sơ đồ. (Dạy bài: Trao đổi chất ở người)
 - Đạo đức: áp dụng các trò chơi:
+ Phỏng vấn (Dạy bài: Biết bày tỏ ý kiến)
+ Hãy nghe và đoán.(Dạy bài: Yêu lao động)
+ Những dòng chữ kì diệu.(Dạy bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo)
 IV/ KẾT QUẢ: 
 Năm học 2010 – 2011, tôi giảng dạy lớp 4/1 (Sĩ số: 32/14), Trường TH Định Hiệp, nhờ áp dụng các trò chơi trên trong giảng dạy bản thân rút ra được những kết quả như sau:
Tình hình phát biểu xây dựng bài :
- Đầu năm: 30 %
 - Giữa HKII: 80 %
 2. Tình hình tham gia trò chơi học tập :
 - Đầu năm: 50 %
 - Giữa HKII: 100 %
V/ NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐẠT HIỆU QUẢ CAO:
Trò chơi phải có mục đích học tập:
 Trò chơi học tập phải nhằm đạt được mục đích học tập gì? Củng cố, bổ sung kiến thức gì? Rèn luyện những tố chất nào?
Trò chơi phải được chuẩn bị tốt: 
 Chuẩn bị tốt có nghĩa là phải nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của trò chơi để hướng mọi hoạt động phục vụ cho mục đích yêu cầu ấy. Phải chuẩn bị tốt các phương tiện (Sân bãi, dụng cụ, vật liệu, mẫu đồ chơi, ) phục vụ cho trò chơi, phải có kế hoạch được thể hiện ở bài soạn.
Trò chơi phải thu hút được nhiều học sinh tham gia:
 Mọi học sinh tham gia trò chơi học tập cần:
 + Nhiệt tình, tích cực, hào hứng,
 + Nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi.
 + Cố gắng vươn lên để “thắng”
 + Luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, thân ái dù “thắng” hay “thua”. 
Nếu thấy học sinh thờ ơ không tham gia chơi cần xem lại cách tổ
 chức hoặc trò chơi không hấp dẫn. 
 VI/ ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP :
 1. Về phía học sinh :
 - Tổ chức trò chơi như đã nêu trên khi dạy bài mới hay khi ôn tập là tạo điều kiện và là động cơ để học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo với nhận thức sâu sắc.
 - Qua trò chơi học sinh xây dựng được cho mình thói quen tìm hiểu kĩ càng, có mục đích, có khoa học các vấn đề xung quanh, chuẩn bị tốt bài học trước khi lên lớp để có lời trình bày hợp lí hấp dẫn người nghe.
 - Qua trò chơi giúp học sinh phát huy năng lực, năng khiếu mà các em chưa thể hiện được ở những môn học .
 Ví dụ: Năng lực về phân tích, quan sát, xử lí tình huống, 
 - Học sinh được trình bày những điều “tự mình khám phá” nên cảm thấy vinh dự trước các bạn, đó cũng là một động cơ để khuyến khích, khêu gợi các em ý thức học tập, làm việc tốt hơn.
 - Khi cùng nhau chơi, học sinh mạnh dạn hỏi bạn những vấn đề chưa rõ ràng (mà các em không giám hỏi giáo viên) do đó những nội dung học tập đưa ra được hiểu một cách đầy đủ, cặn kẽ, cụ thể hơn.
 - Khi học bằng cách “chơi các trò chơi”, học sinh rất chăm chú (vì thích chơi và
 hiếu kì) do đó những hình ảnh, những lời nói, những kiến thức được đề cập đến 
giúp các em khắc sâu hơn.
 - Đôi khi học sinh đưa ra những ý tưởng, những kinh nghiệm sát thực tế mà ở sách giáo khoa chưa đề cập đến và như vậy qua trò chơi, học sinh được trang bị thêm kiến thức cuộc sống.
 - Trò chơi còn khắc phục tính nhút nhát của học sinh, tập cho học sinh cách trình bày được một vấn đề trước tập thể đông người.
 2. Về phía giáo viên :
 - Giáo viên không phải truyền đạt tri thức nhiều mà chỉ cần hướng dẫn, tổ chức và là cố vấn cho học sinh trong trò chơi học tập.
 - Trong suốt thời gian học sinh chơi, giáo viên chỉ cần theo dõi, ghi nhận mặt tốt của học sinh, bổ sung ý còn thiếu cho các em.
 - Qua trò chơi, giáo viên có điều kiện kiểm tra, nắm được tình hình học tập của học sinh một cách nhanh, chính xác.
 - Giáo viên có thêm một hình thức giảng dạy mới ngoài các hình thức học nhóm, học cá nhân, học cả lớp như đã thực hiện.
 VII/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
 - Qua vận dụng thực tế, tôi thấy nếu giáo viên đầu tư tốt vào khâu chuẩn bị,
 hướng dẫn và tổ chức cho các em chơi các trò chơi trên một cách thường xuyên, các
 em sẽ thực hiện rất tốt, giờ dạy sôi nổi, hứng thú và đạt hiệu quả rõ rệt. Mọi hoạt
 động trong giờ học đều do học sinh làm chủ. Qua đó khích lệ các em phát triển năng
 khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ lại, nhút nhát nơi học sinh.
 - Các trò chơi này còn giúp các em sáng tạo hơn trong cuộc sống , vận dụng hiểu biết của mình vào giờ học một cách phù hợp. Tình cảm bạn bè cũng chuyển biến tốt qua trò chơi.
 - Việc ghi điểm tốt khi học sinh chơi cũng đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi giờ học
 giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá, cho điểm ít nhất 1/3 lớp.
 - Vai trò của giáo viên, học sinh thay đổi theo kiểu học tập chung vào học sinh, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy hiện nay.
 - Sau khi tổ chức chơi, giáo viên bảo quản tốt các dụng cụ , tranh ảnh đã chuẩn bị có thể dùng trong nhiều năm.
 - Để tổ chức tốt các trò chơi nói trên giáo viên cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp, tự đề ra các tình huống sư phạm để có thể ứng xử nhanh trong tiết dạy.
 - Giáo viên phải có kiến thức vững vàng, hiểu biết rộng có như vậy mới chủ động giải quyết những câu hỏi bất ngờ do học sinh đặt ra.
 - Tuy nhiên các trò chơi trên chỉ đạt hiệu quả khi : 
 + Giáo viên cho học sinh chơi thường xuyên để các em không lúng túng, mất thời gian của tiết học.
 + Giáo viên phải linh động, sáng tạo và ứng xử nhanh các tình huống xảy ra khi học sinh chơi.
 + Đôi khi quá thích thú, học sinh ồn, làm ảnh hưởng đến lớp bên cạnh, do đó giáo viên cần nhắc nhở học sinh ý thức giữ trật tự trong khi chơi.
 - Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học trở nên dễ chịu, thoải mái hơn. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái, dễ chịu và khoẻ mạnh hơn.
 - Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi.
 - Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn.
 - Đối với học sinh, không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động học tập tích cực. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. 
 Tóm lại: Trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho học sinh được phát triển các năng lực một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau từ đó các em tiếp thu kiến thức được dễ dàng, góp phần đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh ở bậc tiểu học.
 Như lời Bác Hồ căn dặn cán bộ phụ trách Đội thiếu niên tiền phong: “Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng học”.
 VIII/ KẾT LUẬN: 
 Qua quá trình thực hiện, đề tài đem lại hiệu quả khá cao. Tôi thấy đề tài này
 không chỉ áp dụng cho học sinh lớp tôi mà còn có thể áp dụng cho cả học sinh khối 
 4 và những khối lớp khác ở trường, khô

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_trong_cac_mon.doc