Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi học tập môn toán ở Lớp 5 tạo hứng thú học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi học tập môn toán ở Lớp 5 tạo hứng thú học tập cho học sinh

I. Vị trí của môn Toán trong trường Tiểu học

Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho

việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán cũng như những

môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về

thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và

bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.

Môn Toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời

gian trong chương trình học của trẻ.

Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu

có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.

Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp

suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người

phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong

thời đại mới.

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 2980Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi học tập môn toán ở Lớp 5 tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o viên, học sinh được học tập 
thông qua các trò chơi. Với lứa tuổi học sinh tiểu học, trò chơi thu hút sự tập 
trung, chú ý, kích thích hứng thú học tập. Từ đó phát triển tính tích cực, độc lập, 
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, để các trò chơi học tập 
trong giờ học toán đạt hiệu quả cao giáo viên cần có sự chuẩn bị và thực hiện 
theo các bước như sau: 
1.1. Chuẩn bị 
 - Giáo viên cần chuẩn bị nội dung trò chơi sẽ tiến hành trong giờ học và các 
phần quà khen thưởng (tùy tình hình thực tế ở từng địa phương giáo viên chuẩn 
bị phần quà khen thưởng học sinh cho phù hợp). 
- Với những trường học có điều kiện sử dụng thiết bị dạy học bằng máy tính, 
máy chiếu Projector thì giáo viên thiết kế và sử dụng trò chơi trên bài giảng 
PowerPoint sẽ cuốn hút, hấp dẫn học sinh hơn với các hiệu ứng, âm thanh và 
hình ảnh chuyển động. Còn ngược lại, với những trường chưa có điều kiện sử 
dụng các thiết bị dạy học trên, giáo viên chuẩn bị trò chơi bằng các vật liệu bằng 
giấy, tre, nhựa, bảng học sinh, phấn, các tấm thẻ trong bộ đồ dùng học tập sẵn 
có của học sinh 
1.2. Các bước thực hiện 
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích, thời gian của trò chơi. 
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho người chơi hoặc đội chơi về 
luật chơi, cách chơi và thời gian chơi. 
- Bước 3: Thực hiện trò chơi. 
- Bước 4: Tổng kết trò chơi. Bước này gồm các nhiệm vụ sau: 
+ Giáo viên nhận xét kết quả tham gia trò chơi của từng đội (hoặc cá nhân học 
sinh), những việc làm tốt cần phát huy, những việc làm chưa tốt của từng đội 
(cá nhân) để rút kinh nghiệm. 
 9/17
+ Công bố kết quả chơi của từng đội (cá nhân) và trao phần thưởng cho đội (cá 
nhân) thắng cuộc. 
+ Học sinh nêu kiến thức, kĩ năng bài học thông qua trò chơi. 
2. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 5 
2.1. Trò chơi “Gieo xúc xắc” 
- Mục đích: Giúp học sinh củng cố cuối tiết học dạng bài về số thập phân và các 
phép tính với số thập phân. 
- Chuẩn bị: 
+ Giáo viên chuẩn bị 2 quân xúc xắc, mỗi mặt in một số tự nhiên từ 0 đến 9, các 
phần quà khen thưởng. 
+ Chọn đại diện mỗi tổ 2 học sinh, sau đó chia làm hai đội. Lớp trưởng là người 
gieo xúc xắc. Lớp phó học tập làm thư kí ghi các số lập được và ghi tổng các số 
đọc đúng của mỗi đội. 
+ Hai quả chuông. 
- Thời gian chơi: 3 - 5 phút. 
- Cách chơi: 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân” – SGK 
trang 37. 
- Gieo xúc xắc phần nguyên lần lượt có một, hai, ba hoặc bốn chữ số trước, sau 
đó gieo đến phần thập phân (lần lượt có một, hai, ba, bốn chữ số phần thập 
phân). Lớp phó học tập ghi nhanh số viết được sau khi gieo xúc xắc lên bảng. 
+ Ví dụ các số thập phân viết được sau khi gieo xúc xắc: 
2,92; 34,210; 506,837; 7349,0081 
- Gieo xúc xắc được số thập phân nào, học sinh hai đội lắc chuông, thi đọc 
nhanh số thập phân vừa lập được. Đội nào lắc chuông trước, đọc đúng và đọc 
được nhiều số thập phân nhất, đội đó sẽ thắng cuộc. 
Ví dụ 2: Khi dạy các bài “Các phép tính với số thập phân: Cộng hai số thập 
phân,Tổng nhiều số thập phân, Trừ hai số thập phân, Nhân một số thập phân 
với một số tự nhiên, nhân một số thập phân với một số thập phân, Chia một số 
thập phân cho một số thập phân” 
- Gieo xúc xắc lập thành các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân sau đó 
cho học sinh thực hiện củng cố cuối các tiết học. 
+ Ví dụ các phép tính với số thập phân lập được sau khi gieo xúc xắc: 
120,45 + 3,681 
876,92 – 32,45 
9,17 x 6 
36,8 : 4 
 10/17
- Lưu ý: Với mỗi bài học, giáo viên chủ động, linh hoạt hướng dẫn quản trò gieo 
xúc xắc tạo thành các số thập phân, sau đó yêu cầu học sinh thực hiện. 
2.2. Trò chơi “Khỉ Con qua sông” 
- Mục đích: Giúp học sinh củng cố cuối bài các tiết học toán. Với trò chơi này 
tiết học nào giáo viên cũng có thể sử dụng song giáo viên cần lưu ý chuẩn bị nội 
dung câu hỏi phù hợp với từng bài. 
- Chuẩn bị: 
+ Một con khỉ đồ chơi làm bằng nhựa, tờ giấy A2 vẽ dòng sông, các mẩu gỗ 
(hoặc nhựa) làm các tấm phao trên mặt sông. 
+ Với mỗi tiết học, giáo viên chuẩn bị 3 đến 6 câu hỏi. 
* Ghi chú: Trò chơi này giáo viên thiết kế trên máy tính, có lồng ghép hình ảnh 
bầy cá sấu há miệng chờ dưới sông, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, nhạc và lời 
nhân vật giáo viên ghi âm lồng sẵn sẽ hấp dẫn học sinh tham gia trò chơi hơn. 
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 
- Cách chơi: 
+ Giáo viên dẫn truyện hướng dẫn học sinh cách chơi: Ở phía bờ sông bên này 
nơi gia đình nhà Khỉ Con sinh sống, thức ăn ngày càng cạn kiệt. Khỉ Con muốn 
sang bờ sông bên kia để tìm thức ăn mang về cho gia đình. Nhưng để sang được 
bờ bên kia Khỉ Con chỉ có một cách duy nhất là nhảy qua các tấm phao của lão 
cá sấu thả trên mặt sông, nhưng lão cá sấu yêu cầu Khỉ Con phải trả lời được các 
câu hỏi lão dấu trong mỗi tấm phao, nếu Khỉ Con trả lời đúng thì sẽ được nhảy 
qua tấm phao đó. Chúng ta cùng giúp Khỉ Con nhé! 
+ Với mỗi câu trả lời đúng, Khỉ Con sẽ nhảy qua được một tấm phao kê trên mặt 
sông. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân” – 
SGK trang 46. Với cách chơi như trên, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi 
củng cố kiến thức cho học sinh như sau: 
- Câu hỏi 1: 24 m2 = m2 
- Câu hỏi 2: 6cm2 19mm2 =  mm2 
- Câu hỏi 3: 2434m2 =  ha 
- Câu hỏi 4: 47 ha =  m2 
- Câu hỏi 5: 68,2 m2 =  m2dm2 
- Câu hỏi 6: 8,1 km2 =  ha 
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Tỉ số phần trăm (tiếp theo)” – SGK trang 78 cuối tiết 
học, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi này với các câu hỏi củng cố kiến thức 
như sau: 
- Câu hỏi 1: Nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số. 
 11/17
- Câu hỏi 2: Hãy cho ta biết tỉ số phần trăm của hai số 15 : 25 
- Câu hỏi 3: Nêu cách tính một số phần trăm của một số. 
- Câu hỏi 4: Hãy cho ta biết 125% của 360 bằng bao nhiêu? 
- Câu hỏi 5: Nêu cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó. 
- Câu hỏi 6: 84,6% của  là 1269kg. 
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Quãng đường” – SGK trang 140. Giáo viên xây dựng hệ 
thống câu hỏi củng cố kiến thức cho học sinh như sau: 
- Câu hỏi 1: Muốn tính quãng đường ta thực hiện như thế nào? 
- Câu hỏi 2: Nêu công thức tính quãng đường. 
- Câu hỏi 3: Một người đi xe đạp trong 24 phút với vận tốc 18km/giờ. Tính 
quãng đường người đó đi được. 
2. 3. Trò chơi “Bingo” 
- Mục đích: Giúp học sinh củng cố bài Phân số - Hỗn số. 
- Chuẩn bị: 
+ Giáo viên chuẩn bị 3 tấm thẻ ghi sẵn các phân số hoặc hỗn số (hoặc tạo slide 
ghi các phân số đó trên máy tính). 
+ Các tấm thẻ ghi các phân số cho học sinh tham gia chơi. (Các tấm thẻ làm 
bằng giấy hoặc bảng con của học sinh). 
+ Giáo viên chuẩn bị quà khen thưởng học sinh. 
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 
- Cách chơi: 
+ Học sinh cả lớp tham gia trò chơi. 
+ Mỗi học sinh khi tham gia chơi nhận 1 tấm thẻ (bảng con), trên tấm thẻ (bảng 
con) có ghi các phân số (hỗn số). Khi quản trò đọc yêu cầu tìm các phân số (hỗn 
số) bằng  (quản trò gắn phân số đó lên bảng hoặc chiếu máy) thì người chơi 
phải giơ cao tấm thẻ (bảng con) của mình có kết quả bằng phân số (hỗn số quản 
trò gắn trên bảng (chiếu máy) và chạy nhanh về nhóm có cùng đáp án. 
+ 5 người cùng tìm ra được đáp án đúng xếp thành một hàng dọc/ ngang/ chéo/ 
thẳng cùng kêu lên “Bingo”. 
+ Nếu cả 3 đội cùng tìm được kết quả đúng thì đội nào tìm được kết quả nhanh 
hơn thì đội đó giành chiến thắng, nhận quà khen thưởng từ giáo viên. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập - Tính chất cơ bản của phân số” – SGK trang 5. 
- Giáo viên chuẩn bị: 
+ 3 tấm thẻ có ghi các phân số 
10
5
; 
3
2
; 
70
49
 để quản trò sử dụng gắn lên bảng 
(hoặc chiếu máy). 
 + 45 tấm thẻ có ghi các phân số phát cho học sinh trong lớp tham gia trò 
chơi. 
 12/17
2
1
24
8
205
100
10
7
202
87
29
24
60
19
150
75
33
22
29
12
61
44
40
28
90
31
27
18
37
29
87
53
234
106
269
72
83
41
2525
25
1000
85
7
5
18
15
4
2
80
56
30
12
29
12
64
36
32
16
2000
69
5
31
30
20
100
87
100
29
25
6
8
4
110
77
13
17
5
14
20
14
54
6
16
14
240
10
36
24
68
17
- Cách chơi: 
+ Khi quản trò nêu yêu cầu tìm các phân số bằng 
10
5
; 
3
2
; 
70
49
thì người chơi phải 
giơ cao tấm thẻ của mình có kết quả bằng phân số 
10
5
; 
3
2
; 
70
49
 và chạy nhanh về 
nhóm có cùng đáp án. 5 người cùng tìm ra được đáp án đúng xếp thành một 
hàng dọc/ngang/chéo/thẳng cùng kêu lên “Bingo”. Đội nào tìm được kết quả 
nhanh và chính xác thì đội đó giành chiến thắng, nhận quà khen thưởng từ giáo 
viên. 
+ Đáp án đúng: 
10
5
 = 
2
1
 = 
4
2
 = 
8
4
 = 
32
16
 = 
150
75
3
2
 = 
24
8
 = 
27
18
 = 
33
22
 = 
30
20
 = 
36
24
70
49
 = 
10
7
 = 
20
14
 = 
40
28
 = 
110
77
 = 
80
56
2.4. Trò chơi “Đố vui” 
- Mục đích: Đây là trò chơi giáo viên đưa ra các câu đố sáng tạo, có vần luyến 
láy mang tính chất dí dỏm, vui tươi, ngộ nghĩnh, dễ gây sự chú ý và tò mò của 
học sinh, giúp các em ghi nhớ cách tính diện tích một hình trong chương trình 
học. Trò chơi này dùng khởi động tiết học hoặc củng cố nội dung bài học. 
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị các câu đố và các phần quà nhỏ. 
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 
- Cách chơi: 
+ Giáo viên dùng câu đố khởi động tiết học trước khi vào bài mới hoặc dùng 
củng cố kiến thức cuối bài học cho học sinh. 
+ Học sinh lắng nghe, dơ tay xin trả lời câu đố. Học sinh nào trả lời đúng và 
nhanh thì nhận được phần thưởng. 
 13/17
Ví dụ: 
1. Sử dụng trong bài “Diện tích hình tam giác”: 
Muốn tính diện tích một hình 
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần 
Đố bạn đó là cách tính diện tích hình gì? 
2. Sử dụng trong bài “Diện tích hình thang”: 
Muốn tính diện tích một hình 
Giá trị hai đáy ta mang cộng vào 
Tổng này nhân với chiều cao 
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra 
Đố bạn đó là cách tính diện tích hình nào? 
3. Sử dụng trong bài “Diện tích hình tròn”: 
Muốn tính diện tích một hình 
Bán kính, bán kính nhân vào với nhau 
Ba phẩy mười bốn nhân sau. 
Chính là diện tích ở đâu cũng làm 
Đố bạn đó là cách tính diện tích hình nào? 
4. Sử dụng trong bài “ Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật”: 
 Để tính diện tích một hình 
Chu vi mặt đáy đã xong 
Đem nhân chiều cao tức thì ra ngay 
Đố bạn đó là cách tính diện tích hình nào? 
5. Sử dụng trong bài “ Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập 
phương”: 
 a) Để tính diện tích một hình 
Diện tích một mặt nhân sáu chẳng sai bao giờ 
Đố bạn đó là cách tính diện tích hình nào? 
 b) Để tính diện tích một hình 
Diện tích một mặt nhân bốn chẳng sai bao giờ 
Đố bạn đó là cách tính diện tích hình nào? 
2.5. Trò chơi “Ném vòng” 
- Mục đích: Trò chơi này dùng khởi động tiết học hoặc củng cố kiến thức sau 
bài học. 
- Chuẩn bị: 
+ Giáo viên chuẩn bị 2 - 3 vỏ chai nước Lavi loại 500ml. Bên trong chai, phía 
dưới đựng các viên sỏi nhỏ và phía trên gần miệng chai có các câu hỏi toán học. 
+ 9 chiếc vòng nhựa đường kính 5 - 6 cm. 
 14/17
+ Vẽ vạch cho học sinh đứng ném vòng cách chai 100cm. 
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 
- Cách chơi: 
+ Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng, các chai cách nhau 20 đến 30 cm. Người 
chơi đứng xếp hàng ngang. Mỗi học sinh khi chơi được nhận 3 chiếc vòng nhựa. 
+ Lần lượt từng học sinh tham gia chơi. 
+ Với mỗi một vòng ném được lọt vào cổ chai thì học sinh sẽ bốc thăm và trả lời 
1 câu hỏi có sẵn trong chai. Học sinh nào ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai 
và trả lời được nhiều câu hỏi hơn thì học sinh đó thắng cuộc và nhận được phần 
thưởng do giáo viên chuẩn bị. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Bảng đơn vị đo diện tích” – SGK trang 27, giáo viên sử 
dụng trò chơi “Ném vòng” vào củng cố cuối bài học cho học sinh. 
- Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi để lần lượt vào trong 3 chai như sau: 
1. Con hãy đọc bảng đơn vị đo diện tích. 
2. - Mỗi đơn vị đo diện tích gấp  tiếp liền. 
 - Mỗi đơn vị đo diện tích bằng  tiếp liền. 
3. 9hm 2 =  m2 
4. 2dam2 40dm2 = . dm2 
5. 76km2 8hm2 = . hm2 
6. 24m29dm2 = . dm2 
7. 80 000m2 = . hm2 
8. 16 dam2 = . hm2 
9. 8dam2 = km2 
2.6. Trò chơi “Ô cửa bí mật” 
- Mục đích: Trò chơi dùng củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học “Diện 
tích hình tròn” hoặc các bài học khác do giáo viên linh động lựa chọn nội dung 
bài cho học sinh chơi. 
- Chuẩn bị: 
+ Giáo viên chuẩn bị ảnh nhà toán học bất kì. Nếu chọn được ảnh nhà toán học 
liên quan đến nội dung bài học càng tốt. 
+ Dùng giấy màu (các màu sắc khác nhau) viết các câu hỏi củng cố, cắt tạo 
thành hình các miếng ghép ô cửa che lấp hình ảnh nhà toán học. 
+ Với những trường có điều kiện sử dụng thiết bị dạy học bằng máy tính, máy 
chiếu Projector thì giáo viên thiết kế và sử dụng trên bài giảng PowerPoint sẽ 
cuốn hút và hấp dẫn học sinh hơn với các hiệu ứng và hình ảnh chuyển động. 
+ Số lượng câu hỏi giáo viên chuẩn bị 4 câu. 
 15/17
- Lưu ý: khi thiết kế, giáo viên khéo léo dùng ít nhất 2 đến 3 miếng ghép che 
khuôn mặt nhà bác học. 
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 
- Cách chơi: 
+ Học sinh lần lượt lựa chọn miếng ghép của mình và trả lời câu hỏi. Với mỗi 
miếng ghép có câu trả lời đúng thì vị trí bức ảnh chỗ miếng ghép đó sẽ được mở 
ra. 
+ Học sinh trả lời câu hỏi sai, giáo viên sẽ chuyển câu trả lời cho học sinh dưới 
lớp tham gia. 
+ Trường hợp học sinh đoán được nội dung bức ảnh khi các miếng ghép chưa 
được mở hết, giáo viên hỏi miệng nhanh các câu hỏi trong các miếng ghép còn 
lại, nếu học sinh trả lời đúng thì giáo viên mở miếng ghép. Ngược lại nếu học 
sinh đó không trả lời được câu hỏi, giáo viên dành quyền trả lời cho học sinh cả 
lớp. 
+ Khi bức ảnh được mở ra, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết 
của mình về nhà toán học. Học sinh không trình bày được, giáo viên sẽ giới 
thiệu tóm tắt về nhà toán học đó giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết của mình. 
+ Học sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi trong miếng ghép sẽ nhận được phần quà do 
giáo viên chuẩn bị. 
- Lưu ý: 
+ Với tiết học giáo viên chuẩn bị trò chơi bằng giấy, giáo viên cho học sinh lên 
bảng tự mở các miếng ghép ô cửa. 
+ Với tiết học giáo viên sử dụng máy chiếu Projector, máy tính thiết kế trò chơi 
trên trên bài giảng PowerPoint, giáo viên cho quản trò lên điều khiển trò chơi 
mở miếng ghép. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Diện tích hình tròn” – SGK trang 99, giáo viên chuẩn bị 
ảnh nhà toán học Archimedes và câu hỏi sau: 
- Câu hỏi 1: Nêu quy tắc tính diện tích hình tròn. 
- Câu hỏi 2: Bạn Hùng ghi công thức tính diện tích hình tròn vào sổ tay toán học 
của bạn như sau: 
S = d x 3,14 
Bạn ghi như vậy đúng hay sai? Vì sao? 
- Câu hỏi 3: Tính diện tích hình tròn có bán kính 3dm. 
- Câu hỏi 4: Tính diện tích hình tròn có đường kính 4m. 
Lưu ý: Câu hỏi 2, 3, 4, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích câu trả lời của 
mình để cả lớp hiểu kĩ thêm bài học. 
 16/17
Các miếng ghép được sắp xếp như sau: 
Sau khi miếng ghép được mở ra, giáo viên giới thiệu tóm tắt về nhà toán 
học Archimedes (hoặc bổ sung nếu trường hợp học sinh đã kể được những hiểu 
biết của mình về nhà toán học). 
Archimedes (sinh khoảng năm 287 và mất khoảng năm 212 trước Công 
Nguyên). Ông là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà 
thiên văn học người Hy Lạp. Ông được coi là một trong những nhà khoa học, 
toán học hàng đầu của thời kỳ cổ đại. Ông đã báo trước phép vi tích phân và giải 
tích hiện đại bằng việc áp dụng các khái niệm về vô cùng bé và phương pháp vét 
cạn để suy ra và chứng minh chặt chẽ một loạt các định lý hình học, bao gồm 
 17/17
các định lý về diện tích hình tròn, diện tích bề mặt và thể tích của hình cầu, cũng 
như diện tích dưới một đường parabol. 
Các thành tựu toán học khác bao gồm việc suy ra một phép xấp xỉ tương 
đối chính xác số pi, định nghĩa một dạng đường xoáy ốc mang tên ông (xoắn ốc 
Archimedes), và tạo ra một hệ sử dụng phép lũy thừa để biểu thị những số lớn. 
Ông cũng là một trong những người đầu tiên áp dụng toán học vào các bài toán 
vật lý, lập nên các ngành thủy tĩnh học và tĩnh học, bao gồm lời giải thích cho 
nguyên lý của đòn bẩy. Ông cũng được biết đến là người đã thiết kế ra nhiều 
loại máy móc, chẳng hạn máy bơm trục vít, ròng rọc phức hợp, và các công cụ 
chiến tranh để bảo vệ quê hương ông Syracusa. 
2.7.Trò chơi “ Xì điện” 
- Mục đích: Trò chơi áp dụng cho dạng bài nhân, chia số tự nhiên với số thập 
phân thành nhân chia hai số tự nhiên. 
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các phép tính. 
Ví dụ: 
15 x 0,25 = ? 168 : 0,1 = ? 934: 0,01 = ? 45 : 0,01 = ? 
- Thời gian chơi: 3 - 5 phút 
- Cách chơi: 
+ Lớp chia thành 2 đội. 
+ Giáo viên sẽ “châm ngòi”. Đầu tiên giáo viên đọc một phép tính chẳng hạn 
15 x 0,25 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải đọc ngay ra kết 
quả. Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “Xì điện”một bạn thuộc đối phương. 
Em sẽ đọc bất kỳ phép tính nào, ví dụ 45 : 0,01 và chỉ một bạn (ở bên kia) bạn 
đó phải có kết quả ngay là 4500, rồi lại “Xì điện” đặt câu hỏi tìm phép tính 
khác cho đội bạn. Giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian 
chơi đội nào có nhiều bạn trả lời kết quả đúng thì thắng. 
 Chú ý: Khi được quyền trả lời mà học sinh lúng túng không bật ngay ra được 
kết quả thì mất quyền trả lời và “Xì điện”, giáo viên sẽ chỉ định một bạn khác 
bắt đầu. 
 * Trò chơi này tôi thường áp dụng khi dạy các tiết luyện tập của mảng kiến 
thức nhân chia các số thập phân. Sau mỗi giờ học tôi nhận thấy các em nhớ rất 
nhanh về cách nhẩm khi thực hiện các phép tính nhân và chia các số thập phân. 
Một số em trước đây bố, mẹ thường hay than phiền với cô là cháu rất ngại về 
tính nhẩm thì nay lại là những học sinh tích cực tính nhẩm và làm tính rất nhanh. 
Tôi quan sát thấy ngay cả trong giờ ra chơi các em cũng chia nhóm đố nhau. 
3. Hiệu quả từ việc tổ chức các trò chơi Toán học 
 18/17
 Ngoài những trò chơi đã giới thiệu ở trên, tôi còn sử dụng công nghệ 
thông tin vào thiết kế một số trò chơi bằng những hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng 
sinh động và hấp dẫn như: Rung chuông vàng, Chiếc nón kỳ diệu, Giải cứu công 
chúa,... đã tạo cho học sinh sự hứng thú hơn rất nhiều trong các giờ học toán. 
 Tôi nhận thấy rằng khi đưa các trò chơi vào các tiết học toán không những 
giúp các em củng cố khắc sâu kiến thức mà còn giúp các em phát triển được 
nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, tính trung thực, tinh thần 
trách nhiệm. Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán mỗi 
khi đến lớp. Hiện chất lượng giờ học toán của lớp tôi như sau: 
Đánh giá Số lượng Tỉ lệ 
Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. 40 88,9% 
Học sinh biết vận dụng kiến thức vào 
thực hành. 
45 100% 
Học sinh bị động trong quá trình tiếp thu 
kiến thức. 
0 0% 
Học sinh yêu thích môn Toán 32 71,1% 
 Kết quả đạt được như trên cho thấy những cố gắng đổi mới trong phương 
pháp dạy học của tôi đã có hiệu quả. 
 19/17
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 Để nâng cao hiệu quả dạy học Toán, người giáo viên cần không ngừng 
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. 
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung từng bài dạy từ đó có phương pháp, hình 
thức tổ chức dạy học hợp lí. Trong mỗi tiết học, giáo viên nên áp dụng trò chơi 
phù hợp cho từng nội dung bài học. 
 Qua việc nghiên cứu và áp dụng trò chơi toán học có hiệu quả tại lớp mình, 
bản thân tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả những 
lớp 5 ở trong trường đồng thời hi vọng phạm vi áp dụng của sáng kiến sẽ được 
rộng rãi hơn. 
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Tôi rất mong 
nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các cấp trên để sáng 
kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn và từng bước áp dụng vào thực tế. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2020. 
XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh 
nghiệm của mình viết, không sao chép nội 
dung của người khác. 
Tác giả 
Vũ Lan Anh 
 20/17
TRƯỜNG TH THANH XUÂN BẮC 
LỚP: 5A2 
TIẾT: 25 TUẦN : 5 
Ngày dạy: 11 – 10 - 2019 
Giáo viên s

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_hoc_tap_mon_to.pdf