Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên trong trường THPT chuyên Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên trong trường THPT chuyên Lào Cai

 - Ngay từ khi mới thành lập năm 2003, nhà trường đã chú trọng đầu tư, trang bị các thiết bị phục vụ cho việc học tập, giảng dạy như : mua sắm máy tính, máy chiếu, kết nối mạng Internet, mua sách và tư liệu tham khảo đồng thời đưa ra các quy định về soạn bài trên máy tính, sử dụng phần mềm Power Point, học khai thác mạng Internet để tham khảo tài liệu

 - Từ năm 2003 đến năm 2008, việc bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên tiếng Anh chủ yếu là tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng hè tập trung, tác dụng đối với việc nâng cao khả năng giao tiếp không cao

 - Từ tháng 4-2009, trường tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia lớp học tiếng Anh buổi tối do các giáo viên nước ngoài đến từ Oxtralia, Mỹ giảng dạy.Nội dung học chủ yếu là các kỹ năng nghe, nói nên đã giúp cho các thầy, cô và học sinh tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh.

 - Tháng 7-2009, Hiệu trưởng trường chuyên Lào Cai sang thăm và làm việc với trường Hoa Văn, Côn Minh, Trung Quốc để tìm hiểu về cơ hội và điều kiện học tập của du học sinh Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc. Sau chuyến đi, nhà trường đã tham mưu cho Sở Giáo dục về việc mở lớp học tiếng Trung trong trường THPT chuyên.Trường đã tuyển dụng 1 giáo viên dạy tiếng Trung và hợp đồng ngắn hạn với một giáo viên người Trung Quốc của Trung tâm Hán ngữ để giảng dạy cho 2 lớp tiếng Trung đầu tiên của trường.

- Tháng 8-2009, được sự ủng hộ của Sở Giáo dục đào tạo và được phép của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, nhà trường đã tổ chức Đoàn cán bộ, giáo viên sang tham quan, tìm hiểu cơ hội hợp tác, giao lưu tại một số trường học ở Singapore. Kết quả, nhà trường đã có thỏa thuận giao lưu, hợp tác với trường Jurong Junior College trong lĩnh vực trao đổi giáo viên và giúp giáo viên trường chuyên Lào Cai bồi dưỡng, thực hành tiếng Anh.

 

doc 21 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên trong trường THPT chuyên Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y. Trong kỳ khảo sát trình độ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn châu Âu do Sở Giáo dục-Đào tạo tổ chức năm 2012, hầu hết giáo viên tiếng Anh cua tỉnh không đạt chuẩn, nhất là về các kỹ năng giao tiếp như nghe, nói...    
 2.3 Nhiều người học ngoại ngữ có thái độ, tinh thần học tập đúng mực, nhưng lại thiếu phương pháp khi học môn học này. Gần 60% số người được hỏi cho biết, họ chỉ học và làm bài trước khi lên lớp hoặc trước khi thi mà không học hàng ngày, đặc biệt là ít bố trí thời gian luyện nghe và ngại nói.. 
 Qua đó ta thấy đa số người học nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, nhưng vẫn còn một tỷ lệ khác xa giữa nhận thức và thực tế. Họ cũng thấy được tầm quan trọng của môn học này, nhưng cũng chỉ có khoảng 30% là học tập nghiêm túc, có quyết tâm .
 Ví dụ: Tại hội nghị triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường đại học ngày 23-12-2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo có rất nhiều thông tin về sự bất cập nêu trên.
 + Với câu hỏi: “Có bao nhiêu phần trăm HS yếu kém kỹ năng nghe nói?”, “đáp số” ở HS là 78%, ở giáo viên (GV) là 70%, ở cán bộ quản lý là 73% và ở phụ huynh HS là 75%. Vào cuối năm 2011, theo kết quả đánh giá của các tổ chức như Hội đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì HS Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng đọc và viết, nhưng lại xếp thứ 18/20 về khả năng nghe nói.
 + Nguyên nhân thì có thể kể đến các yếu tố như chương trình, điều kiện dạy và học, đội ngũ GV và phương pháp đánh giá
Dù đã được biên soạn theo hướng giao tiếp với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, nhưng chương trình môn tiếng Anh hiện vẫn chưa thực sự hiện đại, còn thiếu thời gian để chuyển tải, mức độ cập nhật không cao và vẫn rơi vào tình trạng người lớn buộc trẻ con học theo cách nghĩ của mình.
Theo các chuyên gia giáo dục, ngoại ngữ là môn dạy kỹ năng, nên đòi hỏi phải được rèn luyện nhiều, nghĩa là phải tổ chức nhiều hoạt động trong giờ học và quan trọng hơn cả là GV phải có kỹ năng nghe nói tốt. Thế nhưng nhiều giáo viên đều tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh, thậm chí tốt nghiệp khá giỏi,có khi đã từng dạy tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ, nhưng khi có khách nước ngoài lại không thể làm phiên dịch. 
Khảo sát năng lực của đội ngũ GV tiếng Anh theo chuẩn châu Âu mới đây của một số địa phương đã cho kết quả hết sức bi quan. Theo thống kê chung, số GV tiếng Anh của tỉnh Hải Dương đạt chuẩn là 14% ở THCS và 4% ở THPT. Tại TP.HCM, dù kết quả khảo sát không được công bố chính thức, nhưng theo nguồn tin chúng tôi nắm được, nếu đúng chuẩn: GV có trình độ B2 mới được dạy THCS và trình độ C1 mới được dạy THPT thì tỷ lệ đạt chỉ là 5%, còn nếu buộc phải hạ tiêu chuẩn để có người dạy: B2 có thể dạy THPT và B1 có thể dạy THCS thì tỷ lệ đạt là 15%. Với chất lượng đội ngũ như thế, sẽ rất gay go nếu chuyển hướng dạy tiếng Anh giao tiếp!
 “Nếu ở môn học khác, bên cạnh những mặt còn hạn chế thì vẫn có thành công, nhưng với môn ngoại ngữ dạy mãi mà học sinh, sinh viên vẫn không sử dụng được. Đó thật sự là một thất bại”- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nói như thế tại hội thảo triển khai đề án ngoại ngữ ở các trường đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 23-12.
TS Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực ban quản lý đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, nhận xét một trong những nguyên nhân khiến việc “dạy học ngoại ngữ mãi vẫn kém” trong các trường đại học là do quan điểm coi ngoại ngữ như một môn học kiến thức chứ không phải kỹ năng. 
Chính vì vậy nên từ chương trình đến cách dạy, cách học đã không chú trọng việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học. Việc dạy và học chủ yếu phục vụ thi, trong khi các kỳ thi cuối cấp, thi vào đại học vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp. Quan niệm này giống như một cản trở lớn trong việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên.
 Khi tổ chức học ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên, do ít áp lực thi cử nên nhà trường có điều kiện hơn khi xá định mục tiêu học là để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ giảng dạy.
	2.4 Khi mới bắt đầu triển khai học ngoại ngữ, hầu hết giáo viên tiếng Anh và giáo viên các môn khác đã học tiếng Anh ở bậc Đại học hay cao học đều phát âm không chuẩn, kỹ năng nghe nói rất hạn chế và việc phát âm sai rất khó sửa do đã hình thành quá lâu, thành thói quen.
	III. Tổ chức việc học ngoại ngữ
 1. Cải tiến việc dạy và học trong trường theo hướng chú trọng dạy giao tiếp trên cơ sở vẫn đảm bảo kiến thức về ngữ pháp, từ vựng để thi cử đạt kết quả.
 Sớm nhận thức được vấn đề ở cả hai mặt thuận lợi và khó khăn, chúng tôi đã kiên quyết thực hiện việc đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ ở trường THPT chuyên theo một lộ trình đảm bảo các yêu cầu sau : có kế hoạch, không nóng vội nhưng kiên trì và phù hợp với điều kiện thực tế. Cụ thể, nhà trường đã có những việc làm sau:
 1.1. Giai đoạn từ 2003-2008.
	Từ năm học 2004-2005, quy định các giáo viên ngoại ngữ không sử dụng tiếng Việt trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để khắc phục dần tâm lý ngại nói tiếng Anh và rèn luyện kỹ năng nghe cho giáo viên tiếng Anh của trường.
	Từ năm học 2005-2006, quy định giáo viên ngoại ngữ tăng thời lượng sử dụng tiếng Anh trong giảng bài, giảm dần việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh ở các lớp chuyên Anh để rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho học sinh các lớp chuyên Anh.
	Từ năm học 2006-2007, bắt đầu áp dụng quy định trên với các lớp không phải chuyên Anh, đồng thời yêu cầu giáo viên bố trí thời gian 5-7 phút mỗi tiết cho học sinh xem video tiếng Anh để làm quen với tiếng bản ngữ.
 Kết quả sau 5 năm thực hiện quy định trên :
 - Đội ngũ giáo viên và học sinh có nhiều tiến bộ về phát triển kỹ năng nghe, nói cùng với kiến thức về ngữ pháp, đọc, viết. Số học sinh thi đại học đạt điểm cao môn tiếng Anh và có giải tiếng Anh trong kỳ thi chọn HSG quốc gia tăng.
 - Đồng thời các giáo viên tiếng Anh cũng tự bộc lộ một số hạn chế : phát âm sai nhiều, nói không có ngữ điệu, khả năng nghe hạn chế dẫn đến năng lực giao tiếp với người nước ngoài kém. Những hạn chế này gây cho học sinh nhiều khó khăn khi học tiếng Anh ở bậc đại học hay khi muốn nhận học bổng du học, các em phải học thêm và mất rất nhiều thời gian, công sức để sửa lỗi do học các thầy cô ở Lào Cai.
	1.2. Giai đoạn từ 2009 đến nay
 - Đầu năm học 2009-2010 trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học, nhà trường đã tổ chức thảo luận và thống nhất đưa ra quy định: các cán bộ giáo viên từ 35 tuổi trở xuống ( sinh sau năm 1974) phải tham gia học ngoại ngữ ở tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Các cán bộ giáo viên trên 35 tuổi phải học ngoại ngữ để đọc, dịch tài liệu chuyên môn phục vụ giảng dạy.
 - Cũng từ thời điểm này, nhà trường tổ chức kiểm tra trình độ ngoại ngữ của cán bộ giáo viên, lấy kết quả kiểm tra làm một tiêu chí đánh giá phân xếp loại cuối năm.
- Năm học 2012-2013 đưa ra quy định bắt buộc giáo viên phải chú trọng sửa lỗi phát âm cho học sinh ( sau khi được giáo viên bản ngữ sửa lỗi cho giáo viên). 
Để các quy định trên được chấp nhận và khả thi, việc nhà trường phải tìm giải pháp để bồi dưỡng cho các giáo viên dạy ngoại ngữ và xây dựng môi trường học ngoại ngữ ngày một đa dạng, thuận tiện là điều cấp bách, buộc phải làm.
 2. Bồi dưỡng trình độ cho giáo viên dạy ngoại ngữ và giáo viên môn khác
 2.1 Các việc đã làm
 - Ngay từ khi mới thành lập năm 2003, nhà trường đã chú trọng đầu tư, trang bị các thiết bị phục vụ cho việc học tập, giảng dạy như : mua sắm máy tính, máy chiếu, kết nối mạng Internet, mua sách và tư liệu tham khảođồng thời đưa ra các quy định về soạn bài trên máy tính, sử dụng phần mềm Power Point, học khai thác mạng Internet để tham khảo tài liệu
 - Từ năm 2003 đến năm 2008, việc bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên tiếng Anh chủ yếu là tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng hè tập trung, tác dụng đối với việc nâng cao khả năng giao tiếp không cao
 - Từ tháng 4-2009, trường tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia lớp học tiếng Anh buổi tối do các giáo viên nước ngoài đến từ Oxtralia, Mỹ giảng dạy.Nội dung học chủ yếu là các kỹ năng nghe, nói nên đã giúp cho các thầy, cô và học sinh tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh.
 - Tháng 7-2009, Hiệu trưởng trường chuyên Lào Cai sang thăm và làm việc với trường Hoa Văn, Côn Minh, Trung Quốc để tìm hiểu về cơ hội và điều kiện học tập của du học sinh Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc. Sau chuyến đi, nhà trường đã tham mưu cho Sở Giáo dục về việc mở lớp học tiếng Trung trong trường THPT chuyên.Trường đã tuyển dụng 1 giáo viên dạy tiếng Trung và hợp đồng ngắn hạn với một giáo viên người Trung Quốc của Trung tâm Hán ngữ để giảng dạy cho 2 lớp tiếng Trung đầu tiên của trường.
- Tháng 8-2009, được sự ủng hộ của Sở Giáo dục đào tạo và được phép của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, nhà trường đã tổ chức Đoàn cán bộ, giáo viên sang tham quan, tìm hiểu cơ hội hợp tác, giao lưu tại một số trường học ở Singapore. Kết quả, nhà trường đã có thỏa thuận giao lưu, hợp tác với trường Jurong Junior College trong lĩnh vực trao đổi giáo viên và giúp giáo viên trường chuyên Lào Cai bồi dưỡng, thực hành tiếng Anh.
- Tháng 8-2010, nhà trường cử Đoàn cán bộ, giáo viên sang làm việc với trường Jurong và mở rộng thêm quan hệ hợp tác với trường River Valley High School. Trường River Valley High School đồng ý tiếp nhận hàng năm 6-8 giáo viên trường chuyên Lào Cai sang làm việc trong khoảng thời gian một tháng để học hỏi tiếng Anh, bồi dưỡng trao đổi về chuyên môn.
- Năm 2011,2012 trường đã cử cán bộ giáo viên sang học tập tại Singapore theo tinh thần các thoả thuận trên.
- Từ tháng 4-2012 trường hợp đồng với một giáo viên người Anh đến giảng dạy tại trường trong thời gian 3 năm ( Mr David Julian Grundy).
Một buổi học tiếng Anh với thầy David Grundy
 Từ tháng 12-2012 trường hợp đồng với một giáo viên người Trung Quốc đến giảng dạy trong thời gian 2 năm ( 陈娟- Trần Quyên )
Từ tháng 3-2013 trường có thêm một giáo viên người Pháp đến dạy tiếng Pháp cho một lớp hỗn hợp giáo viên - học sinh của trường trong hai năm (Lucie Claire Marie Debiene).
 	IV. Quá trình nghiên cứu, đúc kết các bài học kinh nghiệm và điều chỉnh việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ
 1. Quá trình nghiên cứu, phát hiện thiếu sót, nhược điểm để điều chỉnh
 1.1 Về tổ chức các lớp học ngoại ngữ: 
	Giai đoạn đầu việc duy trì sĩ số lớp học không thành công do tổ chức học vào buổi tối, học viên vướng bận công việc gia đình, điều kiện thời tiết không thuận lợi, đi lại đêm hômlà những nguyên nhân làm số người nghỉ học nhiều, dẫn đến bỏ lớp dù có giáo viên giỏi người nước ngoài giảng dạy.
	Giai đoạn sau, lớp học được tổ chức vào các buổi chiều tại trường, học viên ít mắc những nguyên nhân nêu trên nên số lượt nghỉ học giảm nhiều, kết hợp với việc đưa tiêu chí về ý thức học và kết quả học ngoại ngữ vào đánh giá, phân xếp loại nên mọi người nỗ lực học hơn.
 Các lớp học ngoại ngữ của giáo viên đều có hiệu trưởng tham gia học cùng nên quản lý chặt chẽ được người học, nắm bắt kịp thời các vấn đề của lớp học.
 1.2 Về xác định mục đích, động cơ học ngoại ngữ:
 - Giai đoạn đầu, giáo viên đăng ký học ngoại ngữ chủ yếu do sở thích cá nhân hoặc theo phong trào, chưa lường hết các khó khăn trong quá trình học nên sau một thời gian học mới thấy hết các khó khăn về năng lực, sự kiên trì và công việc. Chỉ những người thực sự có say mê và động cơ, mục đích học rõ ràng mới có thể theo đuổi việc học đến cùng.
	- Để khắc phục tình trạng trên, nhà trường đã có các biện pháp nhằm giúp cán bộ giáo viên xác định rõ mục đích, động cơ và phương pháp học ngoại ngữ như: yêu cầu giáo viên đọc, dịch tài liệu chuyên môn tiếng nước ngoài để viết chuyên đề, đưa yêu cầu kiểm tra kỹ năng nghe, nói vào nội dung đánh giá bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm học, điều chỉnh nội dung, tài liệu... 
Sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh của giáo viên, học sinh trường chuyênvới các giáo viên của Tổ chức giáo viên tình nguyện Oxford, Vương quốc Anh
1.3 Về việc tạo ra môi trường sử dụng ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên :
	- Mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu với các trường chuyên trong cả nước và với các trường ở nước ngoài, tìm cơ hội cho cán bộ giáo viên đã học tốt ngoại ngữ được đi dự các Hội thảo, Hội nghị quốc tế hay bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài... là việc làm rất thiết thực, hiệu quả trong việc động viên giáo viên học ngoại ngữ, giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp và trong việc học ngoại ngữ, đồng thời tạo cơ hội cho mọi người được ra nước ngoài học tập và làm việc.
	- Từng bước đưa ra các yêu cầu về sử dụng ngoại ngữ như là một công cụ giao tiếp, khuyến khích giáo viên và học sinh các lớp chuyên ngoại ngữ cũng như các lớp khác sử dụng ngoại ngữ đã được học để giao tiếp hàng ngày ngay trong nhà trường . Nếu biện pháp này được thực hiện tốt sẽ đem lại sự bền vững cho phong trào học và sử dụng ngoại ngữ của trường chuyên Lào Cai.
 2. Thực hiện các chế độ chính sách với người học ngoại ngữ:
 2.1 Tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Sở Giáo dục để cử một số giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có kết quả học ngoại ngữ tốt hàng năm đi giao lưu, học tập ở Trung Quốc( Trường Hoa Văn, Côn Minh) và Singapore ( Trường Jurong Junior College và trường River Valley High School)
 2.2 Liên hệ và đề xuất với Sở Giáo dục - Đào tạo cử 2 giáo viên đi dự Hội thảo quốc tế về giáo dục môi trường tại Bandung, Indonesia.
- Tìm hiểu và động viên được 2 giáo viên bồi dưỡng kiến thức qua khảo sát đủ điều kiện nhận học bổng đào tạo thạc sĩ tại Oxtralia, 02 giáo viên nhận học bổng học thạc sĩ tại Trung Quốc (đã nêu ở phần trên)
2.3 Các giáo viên có kết quả học ngoại ngữ tốt và tham gia bồi dưỡng HS năng khiếu có hiệu quả được ưu tiên cử tham gia các hoạt động hợp tác, giao lưu với các trường THPT chuyên trong khu vực và cả nước: Hội thi HSG khu vực Duyên Hải và Đồng bằng Bắc Bộ, Trại hè Hùng Vương của các trường THPT chuyên khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ, tham quan, học tập tại các trường THPT chuyên khác...
 3. Kết quả cụ thể :
3.1 Thành công :
- Hiện có 70/87 cán bộ giáo viên của trường đang theo học các lớp ngoại ngữ của trường, trong đó có một số học 2 ngoại ngữ, có cả các giáo viên ngoài độ tuổi quy định phải học của nhà trường.
- Tháng 3- 2010 một giáo viên tiếng Anh qua sát hạch đủ điều kiện nhận học bổng 150.000 dollars của chính phủ Oxtralia đi đào tạo thạc sĩ tại Oxtralia (cô Nguyễn Thị Vân Khánh, hiện đã trở về trường công tác).
- Tháng 4-2012, thêm một giáo viên tiếng Anh của trường đủ điều kiện nhận học bổng trên ( cô Nguyễn Thị Phượng, hiện đang học tại Adelader, Oxtralia)
- Tháng 10- 2012 có 2 giáo viên tham gia Hội thảo về giáo dục môi trường tại Bangdung- Indonesia trong thời gian 2 tuần (cô Trần Thị Loan- giáo viên Sinh học và cô Trịnh Thị Bạch Yến- giáo viên Địa lý).
- Tháng 4- 2013 có 2 giáo viên nhận học bổng đào tạo thạc sĩ tại Trung Quốc: cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh, giáo viên tiếng Trung và cô Bùi Thị Phương Thuý, giáo viên Ngữ văn.
- Trong tổng số 8 giáo viên tiếng Anh của trường có 1 giáo viên đạt C2, 5 giáo viên đạt C1, 2 có trình độ thạc sĩ, 1 đang học thạc sĩ tại Oxtralia. Đã có 5 giáo viên có chứng chỉ IELTS đủ để xét điều kiện du học, trong đó có 2 người đã đi du học.
3.2 Tồn tại :
- Nhiều giáo viên vẫn chưa có thói quen sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, ngại nói, khả năng nghe hạn chế. Việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp hàng ngày vẫn chưa phổ biến, chưa trở thành thói quen của giáo viên trong nhà trường.
- Một số giáo viên còn học đối phó, chưa có ý thức tìm đọc tài liệu phục vụ cho bồi dưỡng, mở mang kiến thức và giảng dạy.
- Do có rất nhiều hoạt động giáo dục trong trường nên việc bố trí giáo viên học tại trường khó khăn, nhiều khi bị ảnh hưởng như giáo viên không thể tham gia hay lớp phải nghỉ một số buổi dẫn đến việc học bị chệch choạc.
- Chế độ chính sách hỗ trợ các giáo viên tích cực học ngoại ngữ có hiệu quả chưa có nên chưa phân loại, động viên hoạt động này trong các nhà trường.
* Giải pháp khắc phục :
- Tiếp tục tuyên truyền, động viên mọi người kiên trì học và sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp và nghiên cứu, học tập; mở rộng dần môi trường ngoại ngữ ngay trong nhà trường
- Duy trì thường xuyên các yêu cầu về sử dụng ngoại ngữ như : Đọc, dịch tài liệu, kiểm tra kỹ năng nghe, nói và sử dụng kết quả vào đánh giá, phân xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
 4. Các bài học kinh nghiệm 
 2.1. Giám sát, theo dõi thường xuyên các lớp học ngoại ngữ để đánh giá, phát hiện tồn tại từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời
 2.2. Tạo động lực cho người học bằng cách gắn nhu cầu, sở thích học ngoại ngữ của cá nhân với việc giao nhiệm vụ dựa trên các quy định có tính pháp quy ( nhiệm vụ tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ; sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên ở các trường chuyên, yêu cầu dùng ngoại ngữ để giao tiếp hàng ngày trong trường với mức độ và thời lượng tăng dần...), đồng thời đem lại những lợi ích thiết thực do việc học ngoại ngữ đem lại như du học, công tác, tham quan học tập nước ngoài...
2.3. Hiệu trưởng và các lãnh đạo nhà trường phải gương mẫu đi đầu trong việc học ngoại ngữ mới có thể động viên, thuyết phục mọi người làm theo, đồng thời tạo hiệu quả tốt trong thực hiện hợp tác, giao lưu với các trường học ở trong nước và nước ngoài.
2.4. Để có thể duy trì thường xuyên và quản lý hiệu quả các lớp học ngoại ngữ, nhà trường đã cố gắng bố trí việc học ngoại ngữ vào ban ngày, tại trường để cán bộ giáo viên có thể tham gia đầy đủ.
2.5 Học ngoại ngữ như là một công cụ giao tiếp vẫn phải gắn liền với việc học ngoại ngữ như một công cụ để nghiên cứu, tư duy nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập vốn gắn liền với việc thi cử, đánh giá để có văn bằng, chứng chỉ liên quan tới các uy tín và các chế độ, chính sách.
 Hoạt động dạy ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên trường chuyên hiện vẫn đang được duy trì như một hoạt động chuyên môn bắt buộc tại nhà trường. Các khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong giai đoạn tới vẫn còn nhiều và cần tiếp tục được quan tâm theo dõi, điều chỉnh. Chúng tôi hy vọng các bài học đúc kết được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc nghiên cứu nâng cao hơn hiệu quả của hoạt động này.
Rất mong nhận được sự quan tâp nghiên cứu, giúp đỡ đóng góp ý kiến để hoạt động học ngoại ngữ của trường THPT chuyên ngày một đi vào thực chất và có tác dụng tốt hơn đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
	Người viết
	NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH LỚP HỌC NGOẠI NGỮ CỦA CBGV
Lớp tiếng Anh từ tháng 3-2009 đến tháng 4-2010
TT
Họ và tên
Chuyên môn
Năm sinh
Theo dõi học
1
Nguyễn Trường Giang
Vật Lý
1959
Học hết khoá
2
Nguyễn Minh Thuận
Vật Lý
1977
Học hết khoá
3
Đỗ Ngọc Hoa
Tiếng Anh
1984
Học hết khoá
4
Nguyễn Thị Vân Khánh
Tiếng Anh
1986
Học hết khoá
5
Nguyễn Thị Minh Thu
Tiếng Anh
1983
Nghỉ từ 7-2009
6
Nguyễn Thị Phượng
Tiếng Anh
1975
Học hết khoá
7
Mai Hồng Kiên
Tin học
1978
Học hết khoá
8
Nguyễn Ngọc Minh
Toán
1965
Nghỉ từ 4-2009
9
Trần Hoài Vũ
Toán
1984
Nghỉ từ 8-2009
10
Nguyễn Hải Tuyền
Toán
1982
Học hết khoá
11
Nguyễn Bá Hoàng
Toán
1981
Nghỉ từ 7-2009
12
Đào Xuân Tiềm
Toán
Nghỉ từ 9-2009
13
Bùi Thị Chung Hiếu
Vật lý
1982
Học hết khoá
14
Lại Thị Hương
Vật lý
1981
Nghỉ từ 7-2009
15
Nguyễn Thị Thanh Mai
Vật lý
1969
Nghỉ từ 4-2009
16
Phạm Nguyên Hoàng
Vật lý
1979
Nghỉ từ 6-2009
17
Nguyễn Việt Dũng
Vật lý
1985
Nghỉ từ 8-2009
18
Phạm Văn Điệp
Vật lý
1983
Nghỉ từ 7-2009
19
Nguyễn Trường Hưng
KTCN
1979
Nghỉ từ 6-2009
20
Lê Thị Thuý
Hoá học
1972
Nghỉ từ 4-2009
21
Nguyễn Tiến Thịnh
Hoá học
1986
Học hết khoá
22
Phạm Duy Đông
Hoá học
1983
Nghỉ từ 7-2009
23
Lưu Quốc Hương
Ngữ văn 
1977
Nghỉ từ 4-2009
24
Nguyễn Thị Hạnh
Ngữ văn
Nghỉ từ 5-2009
25
Bùi Thị Thanh Hoa
Ngữ văn
1983
Học hết khoá
26
Nguyễn Thanh Vân
Ngữ văn
1981
Nghỉ từ 6-2009
27
Chu Thanh Hà
GDTC
Học hết khoá
28
 Nguyễn Trọng Thuỷ
GDTC
Nghỉ từ 4-2009
29
Nguyễn Thị Tâm
Lịch sử
1984
Nghỉ từ 7-2009
30
Hà Trọng Thái
Lịch sử
1980
Nghỉ từ 6-2009
31
Đỗ Thị Vui
Địa lý
1980
Nghỉ từ 4-2009
32
Ng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoc_ngoai_ngu_cho_can_bo_giao.doc