Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN

Theo logo học sinh tự thực hiện hoạt động, nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm mình mỗi bạn chọn một dòng để ghép và không được trùng nhau. Nhận xét bạn ghép như vậy đã hợp lí chưa. Trong khi học sinh làm việc, giáo viên theo dõi, lựa chọn vị trí hợp lí sao cho vừa kiểm tra, bao quát được cả lớp vừa có thể trợ giúp những nhóm gặp khó khăn. Đối với những nhóm yêu cầu được trợ giúp, giáo viên trợ giúp bằng các câu hỏi gợi ý đã được chuẩn bị trong Kế hoạch dạy học như: Cái chổi làm thì không thể chọn làm gì? Bạn hát hay nhất lớp ta thì phải là ai?.

Giáo viên lựa chọn thời điểm để nhận xét kết quả làm việc của nhóm.

Khi hết thời gian quy định các nhóm treo bảng lên và tự báo cáo kết quả của nhóm mình so sánh với nhóm bạn và các em tự đánh giá kết quả học tập của nhóm mình để tiết sau điều chỉnh tốt hơn.

Thông qua hoạt động này, tôi cũng giáo dục các em kĩ năng đối phó với các kiểu thời tiết khác nhau để bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng các câu trả lời đã được chuẩn bị trong Kế hoạch dạy học như: Khi gặp mưa to trên đường, bạn cần trú mưa để khỏi ướt, Khi gặp mưa to trên đường, bạn cần mặc áo mưa để khỏi ướt,

b.2. Giải pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh

b.2.1. Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.

Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động

 

doc 19 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2172Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kịp thời chấn chỉnh thái độ học tập không tốt của học sinh.
* Hạn chế 
- Giáo viên thường bị động về thời gian.
- Trong nhóm thường chỉ tập trung ở một số đối tượng tích cực, có năng lực nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Do sự hạn chế về thời gian, kinh nghiệm của bản thân, nên phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào giải quyết một số vấn đề về tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh khối lớp 2 theo mô hình VNEN
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh 
Sau thời gian thực hiện hình thức hợp tác nhóm trong giảng dạy, tôi đã thu nhận được những kết quả khả quan.
Về phía giáo viên:
- Hiệu quả tiết dạy được nâng cao.
- Tiết dạy sinh động, GV rèn được kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội cho học sinh.
- Được bồi dưỡng về phương pháp dạy học theo nhóm.
Về phía học sinh:
- Được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình. Phát huy cao vai trò của từng thành viên trong nhóm, đề cao năng lực cá nhân bởi vì các em đã được đảm trách nhiều vai trò khác nhau trong nhóm của mình.
- Tăng cường sự hợp tác. 
- Rèn được sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông, khả năng diễn đạt lưu loát hơn.
Sau khi áp dụng hình thức này trong công tác giảng dạy qua năm học 2014-2015, với tính hiệu quả của biện pháp nêu trên, cộng với sự quan tâm và nỗ lực của bản thân, sự tự giác hợp tác học tập của học sinh, các em đã có những tiến bộ rõ rệt. Động cơ học tập và chất lượng học tập của các em yếu cũng được nâng lên, các em đã tự tin, hòa đồng, bớt mặc cảm, tự ti trong học tập.
* Mặt yếu 
- Đòi hỏi GV phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động phù hợp với học sinh.
- Chưa mang lại hiệu quả rõ rệt đối với học sinh, nhất là đố tượng học sinh yếu.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 
Có được những thành công trên là nhờ học sinh tích cực học tập, chủ động giao tiếp, sẻ chia với bạn và chủ động tiếp cận các giải pháp theo hướng tự chủ của bản thân. Từ đó thực hiện theo các giải pháp nên mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó còn phải kể đến Hệ thống các tài liệu hướng dẫn mà dự án VNEN đã cung cấp để mỗi giáo viên chủ động nắm bắt nội dung và thực hiện. 
Được sự chỉ đạo rất kịp thời của các cấp lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana tổ chức tập huấn cho những giáo viên dạy mô hình VNEN, giáo viên được dự các chuyên đề tổ chức ở Phòng Giáo dục và Đào tạo, ở trường để mỗi giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm và nắm được tinh thần của Mô hình VNEN mà thực hiện theo. 
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại:
- Thời gian để thực hiện đồng loạt các giải pháp là không liền mạch, có sự gián đoạn về thời gian của tiết học và được tiếp tục vào các tiết ôn do đó các em nắm bắt giải pháp cũng chưa có tính hệ thống. 
- Học sinh lần đầu làm quen với hoạt động nhóm nên hiệu quả của hoạt động chưa cao.
- Trang thiết bị chưa đáp ứng hết yêu cầu của hoạt động.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp Hai rất hiếu động, sự tập trung cho học tập chú ý chưa cao. Tư duy của các em còn nặng về trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. 
Học theo mô hình trường học mới VNEN, học sinh được học tập tích cực, chủ động, hứng thú do có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm cá nhân, có cơ hội thực hành và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sông hằng ngày. Học sinh có nhiều cơ hội để độc lập suy nghĩ khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội để phát huy năng lực hợp tác khi học theo nhóm. Học sinh chủ yếu làm việc theo nhóm nhỏ và sau mỗi nội dung học tập, các em được tranh luận, được đánh giá lẫn nhau. Việc tự học của học sinh được thực hiện trong bối cảnh có hướng dẫn của giáo viên. Các em được giáo viên giao nhiệm vụ, được giáo viên trực tiếp hỗ trợ khi cần. Các em cũng được nghe ý kiến của giáo viên như là những quyết định của trọng tài trong các cuộc thảo luận, trao đổi ý kiến.
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên, học theo mô hình trường học mới VNEN, học sinh cần có nhiều thay đổi về cách học. Học sinh cần học một cách chủ động, tự đọc sách, tự thực hiện các hoạt động theo chỉ dẫn của sách. Khi có khó khăn, các em cần tự tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn trong cùng cặp, cùng nhóm, tìm kiếm sự hỗ trợ cuả giáo viên. Mô hình trường học mới VNEN chú trọng vào các hoạt động học tập tương tác. Học sinh được rèn kĩ năng hợp tác với bạn cùng cặp, nhóm, cùng lớp. Học sinh không chỉ học theo cách làm nêu trong sách mà còn được khuyến khích phát biểu các ý kiến cá nhân, đề xuất cách thực hiện nhiệm vụ học tập cùng bạn. Tuy nhiên, những thay đổi về cách học đối với học sinh lớp 2 không phải là thách thức lớn đối với học sinh vì đây là năm thứ hai học sinh học ở Tiểu học, việc học tập chưa tích cực không hoàn toàn là thói quen không tốt của các em. Nó không phải là rào cản lớn lắm trong thực hiện học tập tích cực của các em.
Vì thế, muốn hoạt động thảo luận nhóm thành công, giáo viên phải nắm vững phương pháp, biết cách tổ chức, biết kết hợp nhiều phương tiện, kỹ thuật hỗ trợ. Song yếu tố quyết định vẫn là ở học sinh. Vì thế, ngoài việc phải năng động, tích cực, các em cần được hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành thảo luận.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải pháp này hướng đến các mục tiêu:
- HS mạnh dạn trong giao tiếp, nói đúng nội dung cần trao đổi, biết lắng nghe và chia sẻ với bạn.
 - Nâng cao hiệu quả giờ học cho học sinh, nhất là trong các giờ có tổ chức hoạt động nhóm.
- Phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, đáp ứng mục tiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Mỗi giờ dạy đều đem lại cho HS những giây phút thật sự hứng khởi đúng nghĩa. 
- Rèn luyện cho các em kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm – một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại cho các em sau này.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Học theo mô hình trường học mới VNEN học sinh và GV có đặc điểm chủ yếu:
- Học sinh: Tự giác, tự quản; Tự học, tự đánh giá; Tự tin, tự trọng.
- Giáo viên: Tự chủ; Tự bồi dưỡng.
Với các đặc điểm đó, ta thấy lớp học theo mô hình VNEN đã có sự thay đổi căn bản về phương pháp và hình thức tổ chức lớp học so với kiểu truyền thống. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh tìm đến kiến thức bài học. Học sinh tự học, nghiên cứu tìm ra kiến thức bài học theo nhóm; nhóm luôn hỗ trợ lẫn nhau, với phương pháp chủ đạo là phương pháp dạy học hợp tác nhóm.
b.1. Khái quát chung về Dạy học theo nhóm
b.1.1. Khái niệm về Dạy học theo nhóm
 Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập, vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm.
Học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học: phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học.
Giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể; kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng.
b.1.2. Phương pháp làm việc theo nhóm có những ưu điểm:
Làm việc theo nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được GV dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân công công việc trong nhóm nhỏ. Phương pháp này thích hợp cho việc trao đổi trong nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề.
Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. 
GV đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. 
b.1.3. Những mục tiêu cần đạt trong làm việc theo nhóm:
Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự và kích thích sự suy nghĩ của họ.
Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó.
b.1.4. Có 2 dạng nhóm làm việc:
Nhóm đồng việc: Tất cả các nhóm đều cùng một chủ đề (chung một công việc) mà vấn đề hay nhiệm vụ đó có thể được giải quyết theo nhiều cách thức khác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề khác nhau.
Làm việc nhóm theo vị trí công việc: được áp dụng khi một nhiệm vụ chung cần thực hiện có thể phân ra thành nhiều nhiệm vụ nhỏ mà các giải pháp của chúng được tập hợp chung lại sau khi kết thúc làm việc theo nhóm. Hình thức này đòi hỏi GV phải chuẩn bị nhiều hơn để đáp ứng cho các nhóm có những phần việc riêng cụ thể khác nhau.
b.1.5. Các bước tiến hành phương pháp làm việc theo nhóm:
Bước 1: Lựa chọn đề tài, giao nhiệm vụ cho nhóm
- Việc lựa chọn đề tài rất quan trọng. Đề tài quá khó hoặc quá dễ đối với học sinh đều ảnh hưởng đến hoạt động thảo luận của học sinh. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải phù hợp, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của học sinh. Đề tài thảo luận phải là vấn đề chính của bài học, vấn đề có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau, nhiều cấp độ nhận thức khác nhau. Thường là loại cấp độ phát hiện và suy luận.
- Nêu và giải thích mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả thuyết phục. Những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung làm việc theo nhóm có thể được viết ra giấy và phát cho mỗi nhóm..
- Định thời gian làm việc của mỗi nhóm kể cả giờ giải lao
- Ấn định thời gian họp lại sau khi thảo luận (để báo cáo kết quả làm việc ở nhóm)
- Chuẩn bị địa điểm và những điều kiện tối thiểu cho nơi làm việc của mỗi nhóm.
- Nêu cách thức làm việc của nhóm
- Cung cấp các thông tin liên quan với chủ đề.
Trong đó đặc biệt chú ý:
1) Phải đặt ra nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm bằng một câu hỏi. Câu hỏi phải rõ ràng, không mập mờ, đánh đố và phải duy nhất một cách hiểu.
2) Phải có hướng dẫn cụ thể về yêu cầu và định hướng cách thức làm việc.
3) Thời gian thảo luận phải tương ứng với nội dung yêu cầu của vấn đề thảo luận
Bước 2: Chia nhóm 
- Xác định số lượng người của mỗi nhóm phù hợp với yêu cầu làm việc. Thực hiện việc chia nhóm theo những cách: ngẫu nhiên (phát bìa, thẻ, điểm số...), theo sự chỉ định của GV hoặc theo sở thích của người học.
- Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm.
Khi chia nhóm cần chú ý:
1) Cần phải chia đều về số lượng và năng lực làm việc giữa các nhóm với nhau. Không chia nhóm này quá nhiều, nhóm kia quá ít; nhóm này tập trung học sinh giỏi, nhóm kia phần đông là yếu kém, ý thức học tập chưa cao.
2) Không nên chia nhóm lẻ.
3) Nếu vấn đề đặt ra trong bài học không nhiều, giáo viên có thể cho hai nhóm cùng thảo luận một vấn đề. Nhưng sau đó giáo viên có thể linh hoạt cho nhóm này báo cáo, nhóm kia đặt ra câu hỏi phản biện.
Bước 3: Làm việc trong nhóm
Rất nhiều trường hợp tổ chức thảo luận nhóm không thành công, trong đó nguyên nhân chính thường do giao nhiệm vụ cho các thành viên không rõ ràng, phân công không hợp lí. Nhiệm vụ được giao thì quá nhiều trong khi thời gian để làm thì quá ít. Trong những lần như thế, thảo luận nhóm đa phần chỉ mang hình thức đối phó, không có giá trị thiết thực.
Vì thế, khi tổ chức chia nhóm, cần chú ý giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm phải có thư kí để tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm. HS được giao nhiệm vụ này phải là những HS khá – giỏi, tích cực, năng động, có khả năng tổng hợp và trình bày vấn đề trước tập thể. Đây là kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện thường xuyên. Kỹ năng này rất có ích cho các em sau này khi bước vào đời. Vì thế, GV cũng nên tạo cơ hội cho tất cả được thử sức, không nên quá tập trung vào một em duy nhất.
Bước 4: Giám sát hoạt động của từng nhóm
Do đa phần học sinh của chúng ta có ý thức học tập không cao, năng lực học tập không đều. Thường với một nhóm đông thành viên, rất dễ dẫn đến nhiều em không tập trung, làm việc riêng. Hoặc trong quá trình thảo luận, có khi do lúng túng không hiểu rõ yêu cầu của vấn đề cần thảo luận dẫn đến làm lệch hướng, không đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vì thế, giáo viên phải giám sát thường xuyên, kịp thời uốn nắn.
Bước 5: Trình bày kết quả thảo luận
Khi kết thúc quá trình thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Thường, công việc này do thư kí nhóm trình bày. Tùy vào điều kiện, giáo viên có thể cho các nhóm tham gia phản biện. Khi ấy, giáo viên chính là trọng tài có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng vào đề tài, tránh lệch hướng.
Điều cần chú ý, tất cả các nhóm phải được trình bày kết quả thảo luận của mình. Thực tế qua dự giờ một số đồng nghiệp, do không có thời gian, một số thầy cô chỉ chọn một hoặc hai nhóm trình bày. Nhóm còn lại, hoặc tiết sau trình bày hoặc tự rút kinh nghiệm từ các nhóm trước. Điều này là không công bằng. Có thể hình thành ở các em thái độ không cố gắng trong những lần sau. Cũng như giáo viên không nhận ra được những ưu và khuyết điểm của nhóm. Và như thế, giáo viên không đánh giá một cách toàn diện học sinh.
Bước 6: Tổng kết đánh giá
Tổng kết đánh giá là khâu cuối cùng của hoạt động thảo luận. Vấn đề cốt lõi của khâu này là phải tìm ra được vấn đề - có thể xem như chân lý mà mỗi nhóm đã đạt được hoặc chưa đạt được. Ngoài ra cũng cần đánh giá khả làm việc của nhóm: Các nhóm làm việc có khoa học hay không? Những ai tích cực, những ai lười biếng, hay làm chuyện riêng, cần rút kinh nghiệm gì? Giáo viên nên nhận xét cụ thể, khách quan và tốt nhất nên cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của các em.
Thực tế, cách làm hiệu quả nhất chính là giải quyết dứt điểm từng nhóm một, có nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm, sau đó đưa ra kết luận của giáo viên về vấn đề đặt ra của đề tài, cuối cùng so sánh giữa các nhóm để làm cơ sở đánh giá năng lực của từng nhóm cũng như rút kinh nghiệm cho lần sau. Đối với những hoạt động được tổ chức dưới dạng trò chơi thì giáo viên chỉ chốt đáp án khi tất cả các nhóm đã báo cáo kết quả.
Ví dụ: Bài 2A, Hoạt động thực hành 6: (Nhóm) Chọn một dòng ở ô bên phải ghép vào từng chỗ trống ở ô bên trái để tạo thành câu hỏi
bằng gì?
là ai?
làm gì?
ở đâu?
a) Bạn hát hay nhất lớp ta	
b) Cái chổi làm
c) Lúa trồng
d) Khi gặp mưa to trên đường, bạn cần
	Nhóm trưởng điều hành các bạn làm việc
Theo logo học sinh tự thực hiện hoạt động, nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm mình mỗi bạn chọn một dòng để ghép và không được trùng nhau. Nhận xét bạn ghép như vậy đã hợp lí chưa. Trong khi học sinh làm việc, giáo viên theo dõi, lựa chọn vị trí hợp lí sao cho vừa kiểm tra, bao quát được cả lớp vừa có thể trợ giúp những nhóm gặp khó khăn. Đối với những nhóm yêu cầu được trợ giúp, giáo viên trợ giúp bằng các câu hỏi gợi ý đã được chuẩn bị trong Kế hoạch dạy học như: Cái chổi làm thì không thể chọn làm gì? Bạn hát hay nhất lớp tathì phải là ai?...
Giáo viên lựa chọn thời điểm để nhận xét kết quả làm việc của nhóm.
Khi hết thời gian quy định các nhóm treo bảng lên và tự báo cáo kết quả của nhóm mình so sánh với nhóm bạn và các em tự đánh giá kết quả học tập của nhóm mình để tiết sau điều chỉnh tốt hơn. 
Thông qua hoạt động này, tôi cũng giáo dục các em kĩ năng đối phó với các kiểu thời tiết khác nhau để bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng các câu trả lời đã được chuẩn bị trong Kế hoạch dạy học như: Khi gặp mưa to trên đường, bạn cần trú mưa để khỏi ướt, Khi gặp mưa to trên đường, bạn cần mặc áo mưa để khỏi ướt,
b.2. Giải pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh
b.2.1. Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm:
 - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định. Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt.
- Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. 
Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. 
* Lưu ý nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi thường xuyên tạo nên sự tự tin trong khi làm việc nhóm.
Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm:
- Dự kiến trước các phương án dự phòng.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên cần phải đến hoặc đi xung quanh các nhóm để quan sát các hoạt động của nhóm, nếu có vấn đề gì thì kịp thời định hướng.
- Nên thực hành với một số nhóm học sinh cụ thể.
- Đặt câu hỏi gợi mở và trợ giúp cho nhóm.
- Khen ngợi và động viên HS nói về kết quả làm việc.
Ví dụ: Bài 8A, Hoạt động cơ bản 1: (Cặp đôi) Trả lời câu hỏi
Các cặp đôi tự làm việc, GV đi kiểm tra giúp đỡ những cặp có thẻ cứu trợ. Khi trả lời câu hỏi: Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy) ?
(Có thể là: Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô uốn nắn cho em viết chữ đẹp từng nét./ Ánh mắt cô ánh lên hiền từ, trìu mến./ Cô kể chuyện theo tranh rất hấp dẫn, bạn nào cũng thích nghe./) Đây cũng là những phương án tôi đã dự đoán trước trong Kế hoạch giảng dạy.
Học sinh hoạt động cặp đôi
Học sinh hỏi: Theo bạn thì câu nào diễn đạt hay? Vì sao?
Học sinh chọn câu mà các em cho là hay để trả lời. Học sinh tập phân tích với nhau có sự hỗ trợ của giáo viên: Trong ba câu trên, câu thứ nhất diễn đạt chưa trôi chảy vì sắp xếp từ chưa phù hợp, câu hơi dài. Có thể tách câu đó thành hai ý: “Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô. Bàn tay ấy uốn nắn cho em viết từng nét chữ.” Như vậy các em sẽ ý thức được cách viết câu văn hay, chọn từ phù hợp với hoàn cảnh.
b.2.2. Tổ chức sắp xếp bàn ghế 
Vấn đề sắp sếp lại chỗ ngồi để thuận tiện cho việc dạy học theo nhóm và tận dụng được không gian phòng học để tổ chức trò chơi trong tiết học, quả là một vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm và cũng là chủ đề gây nên nhiều tranh luận nhất trong nhiều trường học hiện nay.
Mô hình 1: Theo cách sắp xếp truyền thống.
Mô hình 2 : Sắp xếp theo quan điểm dạy học mới VNEN .
Mô hình 2 thuận tiện cho việc hoạt động nhóm cho học sinh và tận dụng được không gian phòng học để có chỗ tổ chức các trò chơi đồng thời làm cho lớp học thoáng hơn, thích hợp với lớp được trang bị bàn 2 chỗ.
Việc tổ chức hoạt động nhóm thường xuyên thay đổi vị trí ngồi học, lúc thì ngồi học chỗ này, tiết học sau lại ngồi chỗ khác. Hay nói cách khác áp dụng hình thức dạy học theo nhóm thì chỗ ngồi của học sinh là chỗ ngồi không ổn định. Bên cạnh đó GV còn có thể kiểm tra, hỗ trợ được HS dù HS đó ngồi ở vị trí nào.
Giáo viên kiểm tra học sinh làm việc
b.2.4. Một số chú ý khi tổ chức hoạt động nhóm 
b.2.4.1. Thành phần nhóm 
- Tùy thuộc vào mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập mà ta có nhiều cách chia nhóm. Khi thành lập nhóm cần lưu ý khả năng làm việc của các thành viên, trình độ học lực của các cá nhân trong nhóm và mối quan hệ giữa các thành viên.
- Tùy vào tình hình mà giáo viên có thể hoặc không cần chọn nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải là người có kết quả học tập tốt, có ý thức giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
- Cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác nhóm bao gồm : kỹ năng hiểu được n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn tham 2014 -2015.doc