Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 5 theo hình thức hoạt động nhóm

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 5 theo hình thức hoạt động nhóm

Việc dạy Tập đọc theo hình thức hoạt động nhóm không chỉ có nhiều ưu thế mà còn phù hợp với xu thế hiện đại. Qua tiếp thu tài liệu, tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học Tập đọc lớp 5 theo hình thức hoạt động nhóm được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

1. Khởi động

Khởi động là bước mang tính đặt nền tảng để tiếc học được tiến hành thuận lợi. Do đặc điểm tâm lý học sinh nhỏ tuổi rất thích chơi mà học theo cách thông thường là giáo viên nên khởi động bằng cách tổ chức trò chơi học tập để tạo hứng thú cho các em. Trò chơi cần phù hợp với lứa tuổi học sinh và phải đảm bảo tính giáo dục trong môi trường mô phạm. Giáo viên tổ chức trò chơi để thực hiện nhiệm vụ dạy học, cụ thể ở đây là kiểm tra bài cũ. Trò chơi trong bước khởi động do vậy cũng chỉ chiếm một khoảng thời gian ngắn gọn.

 

doc 13 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4919Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 5 theo hình thức hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiện quan trọng để học tốt các môn học khác, để chiếm lĩnh kho tàng tri thức văn hóa của nhân loại được tàng trữ trong sách vở.
Thế nào là đọc đúng, đọc hay?
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài học một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Với những học sinh ngườu dân tộc thì lưu ý không để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm tiếng Việt. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, thanh( đúng các vị âm), nghỉ ngắt hơi đúng chổ( đọc đúng ngữ điệu). Thực chất đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc hay.
Đọc hay là một yêu cầu thường đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc hay thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
Một điều rất quan trọng cần chú ý là đọc hay chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc hay yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù hợp từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc hay, phải làm chủ được chổ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ đọc( đọc nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc giãn nhịp đọc), làm chủ cường độ đọc( đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm chủ ngữ điệu( độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). Ở tiểu học, khi nói đến đọc hay, người ta thường nói về một số kỹ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu.
 2. Yêu cầu dạy đọc hiểu ở tiểu học
Thế nào là đọc hiểu?
Hiệu quả của việc đọc( nhất là hình thức đọc thầm) được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy đọc phải gắn với đọc có ý thức, đọc hiểu: hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Do vậy, giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương cũng như có vốn từ của tiếng mẹ đẻ vùng dân tộc mình dạy học để chọn từ giải thích cho thích hợp, đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu.
Như tâm lý – ngôn ngữ học đã chỉ ra, để hiểu và nhớ những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp ta hiểu nội dung của bài. Trong những bài văn chương, đó là những từ dùng “ đắt”, tạo nên giá trị nghệ thuật của bài. Tiếp đó cần hướng dẫn học sinh đến việc phát triển ra những câu quan trọng của bài, những câu nêu lên ý chung của bài. Với các bài khóa văn chương, học sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất.
Cũng cần phải nói thêm về việc “ hiểu” ( nhiều tác giả gọi là cảm thụ) tác phẩm văn chương. Đó là sự thông hiểu ở một tầng bậc khác, đó không chỉ là hiểu nghĩa của ngôn từ mà còn là những gì đằng sau nó, hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ở tiểu học cũng phải dạy nghĩa bóng của từ, sự chuyễn nghĩa trong văn chương, những cách nói bất thường dù ở mức độ thấp. Hiện nay giáo viên tiểu học đang tăng cường dạy đọc hiểu, điều đó không phải là tăng thời gian tìm hiểu bài trong giờ Tập đọc, giảm thời gian luyện đọc thành tiếng mà là tăng cường chất lượng đọc.
2.2. Các dạng bài đọc hiểu
Kĩ năng đọc và hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài tập. Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh.
Có nhiều cách phân loại hệ thống bài tập:
Phân loại các bước lên lớp, ta có bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập luyện tập, bài tập cũng cố, bài tập kiểm tra đánh giá.
Phân loại theo hình thức thực hiện: bài tập trả lời miệng, bài tập trả lời viết ( tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm khách quan.
Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh, tức là xét đặc điểm hoạt động của học sinh khi giải bài tập, nhất là xét tính độc lập làm việc, ta thấy có những bài tập chỉ yêu cầu học sinh tái hiện chi tiết, có bài tập yêu cầu học sinh giải thích, cắt nghĩa, có bài tập yêu cầu học sinh bàn luận, phát biểu ý kiến chủ quan, sự đánh giá của mình, đòi hỏi học sinh phải làm việc sáng tạo. Theo cách chia này có thể gọi tên các bài tập: bài tập tái hiện, bài tập cắt nghĩa, bài tập phản hồi ( sáng tạo).
Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập: có bài tập cho cả lớp làm chung, có bài tập cho nhóm học sinh, có bài tập dành cho cá nhân, có bài tập cho học sinh đại trà, có bài tập cho học sinh yếu, có bài tập cho học sinh khá, giỏi.
Các dạng bài tập dạy đọc hiểu xem xét từ góc độ nội dung:
Dựa vào mục đích, nội dung dạy học, các công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu và cách thức hoạt động của học sinh khi giải bài tập, ta có thể phân loại các bài tập (bao gồm cả các câu hỏi) thành các kiểu dạng. Có thể kể ra một số kiểu dạng bài tập đọc hiểu như sau:
Nhóm bài tập có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ văn bản
Nhóm bài tập này yêu cầu tính làm việc độc lập của học sinh chưa cao. Học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện các từ ngữ, câu, đoạn, hình ản, chi tiết của văn bản. Nhóm này có những kiểu bài tập sau:
+ Bài tập yêu cầu học sinh xác định đề tài của bài
Kiểu bài tập này thường có dạng hỏi trực tiếp “ Câu chuyện này nói về ai, về cái gì?”
+ Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài.
Lệnh của bài tập gạch dưới , ghi lại hoặc những câu hỏi Ai? Gì? Nào? Mà câu trả lời có sẵn, hiển hiện trên ngôn từ của văn bản. Bài tập cũng yêu cầu học sinh chỉ ra các từ mới hoặc các từ mà các em không hiểu nghĩa. Bài tập cũng có thể yêu cầu học sinh phát hiện ra những từ ngữ, chi tiết quan trọng, hình ảnh đẹp trong bài.
+ Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài
+ Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn: Thường có dạng như bài này gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu?
Nhóm bài tập làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản
Đây chính là nhóm bài tập yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ ngữ, câu, đoạn, bài, hình ảnh, chi tiết. Những bài tập này yêu cầu học sinh phải có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hóa và suy nghĩ để rút ra được các ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản (hoặc tác phẩm). Các kiểu bài tập cụ thể như:
+ Bài tập yêu cầu giải nghĩa từ ngữ
+ Bài tập yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa của các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh.
+ Bài tập tìm đại ý, nội dung chính của bài.
Nhóm bài tập hồi đáp
Đây là nhóm bài tập đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của học sinh cao nhất. Những bài tập này yêu cầu học sinh nêu nhận xét, đánh giá, bình giá của mình về nội dung, nghệ thuật của văn bản. Những bài tập hồi đáp bao gồm:
+ Nhóm bài tập bình giá về nội dung văn bản
Những bài tập này nhằm làm rõ đích của văn bản, hướng học sinh rút ra những bài học bổ ích sau khi đọc văn bản, biết liên hệ với bản thân mình để có thái độ, hành động, tình cảm đúng đắn. Bài tập có thể yêu cầu học sinh bình luận, đánh giâ, phát biểu ý kiến của mình.
+ Nhóm bài tập yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật văn bản
Đây là những bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra cái hay của việc dùng từ, giá trị từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh trong những bài thơ, bài văn miêu tả, những chi tiết, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện của văn bản truyện.
+ Nhóm bài tập tạo lập văn bản mới theo mẫu.
Những bài tập này yêu cầu học sinh dựa vào mẫu văn bản của bài Tập đọc để nói, viết một văn bản tương tự. Nhóm bài tập này sẽ được hoàn thiện ở bài tập làm văn.
2.3. Yêu cầu dạy đọc hiểu ở lớp 5
Đối với lớp 5, Tập đọc vẫn được xem là một phân môn độc lập, có vai trò quan trọng trong các phân môn Tiếng Việt.
Ở lớp 5, học sinh học hai tiết Tập đọc trong một tuần. Thông qua 62 bài Tập đọc thuộc các lĩnh vực văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi (4 bài là trích đoạn kịch), 18 bài thơ ( có 4 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn tập đọc lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm.
Nhiệm vụ chính của giáo viên là dạy học sinh luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu. Các văn bản đọc được tuyển chọn phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh; thú vị, hấp dẫn, bổ ích, gần gũi với các em, giúp các em có thêm hiểu biết, nâng cao hơn về tình cảm, mĩ cảm.
Về yêu cầu dạy đọc hiểu ở lớp 5, theo hướng dẫn của sách giáo viên được xác định như sau:
Học sinh biết tìm đại ý, tóm tắc bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài.
Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài.
Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.
Hiểu các kí hiệu các dạng viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu.
Cùng với các phân môn kể chuyện, Tập làm văn. Phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép thông tin cần thiết khi đọc.
3. Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt và dạy học Tập đọc
Phương pháp dạy học Tiếng Việt là cách làm việc của thầy giáo và học sinh nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt. Trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học, giáo viên thường sử dụng các phương pháp dạy học cơ bản như sau: Phương pháp phân tích ngôn ngữ, Phương pháp giao tiếp, Phương pháp luyện theo mẫu.
Một yêu cầu hết sức quan trọng đối với giáo viên là trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt và nhất là luôn đòi hỏi có sự đổi mới.
Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học nói chung cũng như phân môn Tập đọc nói riêng thực chất là tìm cách chuyển hóa những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật và khoa học giáo dục vào thực tiễn dạy học. Điều đó đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ từ nội dung, phương pháp dạy học đến phương tiện, hình thức tổ chức dạy học.
Tinh thần cơ bản của phương pháp dạy học mới là hướng tới xác lập một quy trình dạy học để tổ chức, điều khiển và kiểm soát nó. Về phương pháp, đó là tổ chức việc làm trong giờ học, chuyển cách dạy học thầy giảng, trò ghi nhớ thành thầy tổ chức việc làm, trò thực hiện. Giờ học lúc này sẽ được cấu thành từ một tổ hợp nhiệm vụ. Giáo viên phải nắm chắc mục đích của các nhiệm vụ, biết cách giải quyết chính xác, nắm được trật tự của các thao tác cần tiến hành để hướng dẫn học sinh. Công việc của thầy lúc này là ra nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Nhiệm vụ phải được giáo viên trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn, chính xác. Nhiệm vụ phải được xây dựng sao cho trật tự thực hiện trải dài theo trình tự thời gian, chia ra được từng thao tác. Khi hướng dẫn thực hiện, giáo viên phải nắm chắc trình tự này để kiểm soát được cả quá trình chứ không phải kết quả cuối cùng để biết học sinh gặp khó khăn hay sai sót từ khâu nào để sữa kịp thời. Khâu đánh giá rất quan trọng nó vừa có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh, vừa đưa ra một mẫu lời giải đúng. Giáo viên cần dành thời gian thích hợp cho khâu này. Quan trọng là phải có sản phẩm đúng. Để tổ chức hệ thống việc làm cần phải trải được quá trình học tập theo tuyến tính và biết chia cắt, nhóm gộp đúng lúc. Ba yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau, có trải ra theo tuyến tính mới chia cắt được và ngược lại.
Tóm lại, đổi mới phương pháp day học Tiếng Việt cũng như riêng phân môn Tập đọc là yêu cầu cần thiết. Kết quả của tinh thần đổi mới đó là giúp học sinh hiểu sâu bài học và vận dụng tốt trong giao tiếp. Do vậy, hiện nay nhiều giáo viên dạy Tập đọc theo hướng đọc hiểu với hình thức hoạt động nhóm là hoàn toàn phù hợp. Giờ học theo hướng đổi mới phương pháp là giờ học: Giáo viên nói ít, giáo viên tổ chức hướng dẫn để học sinh làm việc và làm việc nhiều. Giáo viên không làm hộ, làm thay học sinh. Để tổ chức giờ học tạo ra cảm giác nhẹ nhàng như vậy, giáo viên cần chuẩn bị bài công phu hơn so với việc chuẩn bị bài dạy theo phương pháp cũ.
Tổ chức dạy Tập đọc theo hình thức hoạt động nhóm
Việc dạy Tập đọc theo hình thức hoạt động nhóm không chỉ có nhiều ưu thế mà còn phù hợp với xu thế hiện đại. Qua tiếp thu tài liệu, tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học Tập đọc lớp 5 theo hình thức hoạt động nhóm được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Khởi động
Khởi động là bước mang tính đặt nền tảng để tiếc học được tiến hành thuận lợi. Do đặc điểm tâm lý học sinh nhỏ tuổi rất thích chơi mà học theo cách thông thường là giáo viên nên khởi động bằng cách tổ chức trò chơi học tập để tạo hứng thú cho các em. Trò chơi cần phù hợp với lứa tuổi học sinh và phải đảm bảo tính giáo dục trong môi trường mô phạm. Giáo viên tổ chức trò chơi để thực hiện nhiệm vụ dạy học, cụ thể ở đây là kiểm tra bài cũ. Trò chơi trong bước khởi động do vậy cũng chỉ chiếm một khoảng thời gian ngắn gọn.
Kết nối
Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi định hướng tạo tâm thế kích thích tò mò để các em học bài mới.
Giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh kết nối từ vốn sống thực tiễn, từ những hiểu biết đã có với bài sẽ học.
Khám phá: (Giúp học sinh biết cách đọc, hiểu sơ bộ các từ khó)
Giáo viên đọc mẫu: Giọng đọc cần to, diễn tả đúng nội dung văn bản đọc. Phần đọc mẫu này tùy theo tình huống cụ thể, giáo viên có thể cho học sinh khá đọc.
Học sinh đọc từ chú giải: Giáo viên có thể tiến hành bằng cách cho 2 em thay nhau đọc hoặc cho đọc theo nhóm 4: mỗi em đọc một dòng từ ngữ in đậm và lời chú giải.
Đọc nối tiếp câu
Ở lần đọc thứ nhất này, nếu lớp đọc yếu, giáo viên nên gọi học sinh khá giỏi đọc nối tiếp, các học sinh khác đọc thầm theo. Nếu lớp đọc tốt thì giáo viên cho học sinh đọc nhóm (giáo viên nhắc học sinh phát hiện những từ ngữ bạn đọc chưa đúng để luyện đọc).
Luyện đọc từ ngữ khó (theo nhóm)
Để thực hiện yêu cầu này, giáo viên có thể làm phiếu hoặc viết bảng nhanh, trình chiếu cho luyện theo nhóm – ( chú ý luyện các từ ngữ địa phương).
Luyện đọc câu khó ( theo nhóm)
Giáo viên cần làm phiếu hoặc viết bảng và có đánh dấu câu ngắt nghỉ.
Thực hành luyện đọc
Luyện đọc câu trong nhóm: Giáo viên cho mỗi học sinh đọc một câu, lần lượt cho đến hết bài. Các học sinh nhận xét và giúp nhau sữa lỗi phát âm. Đọc xong giơ thẻ tín hiệu báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên giám sát, sau đó học sinh chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Luyện đọc đoạn trong nhóm
Giáo viên chia đoạn.
Mỗi học sinh đọc một đoạn, lần lượt đọc cho đến hết bài. Các học sinh nhận xét và giúp nhau sữa lỗi phát âm. Đọc xong giơ thẻ tín hiệu báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên giám sát, sau đó học sinh chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Thực hành tìm hiểu bài
Thực hiện bước này, giáo viên lưu ý là ra các câu hỏi đọc hiểu cần được xem xét điều chỉnh sao cho phù hợp với học sinh. Sao các câu hỏi cần có câu hỏi khái quát nội dung – ý nghĩa bài Tập đọc.
Yêu cầu học sinh trong mỗi nhóm:
Đọc thầm đoạn tương ứng với mỗi câu hỏi
Suy nghĩ nêu ý kiến
Trao đổi thống nhất đáp án đúng
Trình bày kết quả thảo luận nhóm với giáo viên
Thực hành luyện đọc lại
Luyện đọc lại theo nhóm
Luyện đọc lại trước lớp
Thi đọc hay đọc diễn cảm (Giáo viên có thể tổ chức thành trò chơi vui học).
Củng cố, dặn dò
Những lưu ý khi tổ chức dạy Tập đọc theo hình thức hoạt động nhóm:
Cách chia nhóm:
+ Trong nhóm phải có các học sinh ở các trình độ khác nhau, em khá nhất sẽ làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải được giáo viên hướng dẫn để điều hành hoạt động trong nhóm. Sau một thời gian, giáo viên đổi học sinh khác làm nhóm trưởng để nhiều học sinh được luyện tập điều hành chung, có cơ hội để rèn luyện lãnh đạo, tổ chức.
+ Sau vài tháng giáo viên có thể điều chỉnh học sinh các nhóm nhưng không gây xáo trộn lớp.
Cách sắp xếp bàn ghế:
+ Bàn ghế phải được sắp xếp để học sinh ngồi theo nhóm, trong lớp cần có một khoảng trống để hoạt động chung, vị trí ngồi của các nhóm cũng phải được luân chuyển.
Hoạt động của giáo viên:
+ Giáo viên chỉ làm chung trước lớp những hoạt động không thể làm riêng từng nhóm. Chẳng hạn, giáo viên đọc mẫu hoặc giải thích những vướng mắc mà hầu hết các nhóm đều gặp.
+ Giáo viên theo dõi tiến độ hoạt động của các nhóm để can thiệp kịp thời. Ví dụ: Nếu học sinh nêu kí hiệu đã hoàn thành đọc từ ngữ khó, giáo viên đến và yêu cầu học sinh yếu trong nhóm đọc một vài từ. Nếu học sinh đã đọc đúng, giáo viên cho các em chuyển sang hoạt động tiếp theo.
+ Nếu học sinh nêu kí hiệu cần trợ giúp, giáo viên đến để cùng trao đổi giải thích giúp các em hoàn thành nhiệm vụ. Chẳng hạn học sinh không thống nhất được ý kiến trả lời câu hỏi tìm hiểu bài, giáo viên sẽ đến gợi ý giúp các em nhận ra câu trả lời nào là đúng.
Tiến độ hoạt động trong nhóm
+ Trong các nhóm tiến độ có thể không đồng đều, nhưng giáo viên không nên để chênh lệch quá xa mà nên giao nhiệm vụ nâng cao cho những 

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyen_Kim_Tien_SKKN.doc