PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc.”. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) được triển khai theo hướng
phát triển năng lực (NL), đổi mới từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL. Trong đó
NL tự học là một trong những NL quan trọng và cốt lõi cần phải có ở mỗi cá nhân.
Lớp 10 là giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến trưởng thành. Các em đã
phát triển khá hoàn thiện về sinh lý và có những suy nghĩ tư duy thể hiện “cái tôi”
của mình. Trí nhớ của học sinh (HS) lứa tuổi này cũng tăng cường tính chất chủ
định, có tổ chức; vì vậy, đây là lứa tuổi thích hợp cho việc rèn luyện và phát triển
kỹ năng tự học (KNTH). Xây dựng được kiến thức, KNTH và thái độ là nền tảng
cấu thành NL tự học để có thể tự nghiên cứu trong một xã hội học tập suốt đời.
Nội dung phần Sinh học Tế bào (SHTB), Sinh học 10 nghiên cứu đơn vị tổ
chức cơ bản của sự sống. Thành phần kiến thức chủ yếu là các kiến thức đại cương
về cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc của tế bào, về các quá trình
sống cơ bản ở cấp độ Hệ tế bào như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh
trưởng, sinh sản. Nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học tập nên sách giáo
khoa (SGK) đã biên soạn theo cách tiếp cận mới, đó là có nhiều câu lệnh để HS
hoạt động. Tuy nhiên, các hoạt động học tập (HĐHT) trong SGK còn đơn giản,
chưa rèn luyện được KNTH. Do đó, việc nghiên cứu thiết kế và tổ chức các HĐHT
để rèn luyện cho HS KN học tập, đặc biệt là KNTH là vấn đề thiết thực, đáp ứng
được chủ trương đổi mới dạy học theo định hướng phát triển NL của HS của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT).
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài : "Tổ chức các hoạt
động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh
học Tế bào, Sinh học 10 ".
ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng. Theo Nguyễn Ngọc Quang tình huống dạy học là đơn vị của bài lên lớp chứa đựng mối liên hệ giữa mục đích – nội dung và phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm với nội dung là một đơn vị kiến thức. Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà HS đó trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong một trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. - Bài tập tình huống là những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học, hoặc xảy ra trong thực tiễn đời sống được cấu trúc dưới dạng BT. Trong dạy học các môn học, những tình huống được đưa ra là tình huống giả định hay tình huống thực đã xảy ra trong thực tiễn dạy học môn học ở phổ thông. HS giải quyết được những tình huống trên, một mặt vừa giúp HS hình thành kiến thức mới, vừa củng cố và khắc sâu kiến thức. Trong rèn luyện KNTH, BT tình huống vừa là phương tiện, vừa là công cụ, đồng thời cũng là cầu nối giữa GV và HS [3, 4]. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trang 8 1. Thực trạng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học Sinh học của giáo viên ở một số trƣờng THPT Để thực hiện được nội dung này, tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến về thực trạng rèn luyện KNTH cho HS trong dạy học Sinh học của 14 GV dạy môn Sinh học thuộc các trường THPT Nguyễn Khuyến, trường THPT Vĩnh Trạch và trường THPT Long Xuyên trên địa bàn huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, kết quả thu được như sau: * Nhận thức của GV về rèn luyện KNTH của HS trong dạy học Sinh học ở THPT. Bảng 1. Kết quả điều tra nhận thức của GV về rèn KNTH của HS. Qua kết quả điều tra ở bảng 1 tôi nhận thấy rằng, đa số GV đều nhận thức được trong việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển NL, đặc biệt là NL tự học của Bộ GD & ĐT đề ra, thì việc rèn luyện KNTH cho HS là cần thiết (rất cần thiết 85.72%, cần thiết là 14.28%). Phần lớn GV đều khẳng định được khả năng tự học của HS là HS tích cực, chủ động, độc lập nhận thức dưới sự hướng dẫn của GV (71.43%). Bên cạnh đó, đa phần GV đều xác định được cấu trúc KNTH của HS, điều đó chứng tỏ GV nắm khá vững về KNTH. Nội dung câu hỏi Kết quả điều tra Nội dung trả lời SL % Câu 1. Với xu hướng đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướngphát triển NL của HS, đặc biệt là KNTH, theo Thầy (Cô) việc rèn luyện KNTH cho HS trong quá trình dạy học là Rất cần thiết 12 85.72 Cần thiết 2 14.28 Không cần thiết Câu 2. Theo Thầy (Cô), tự học của học sinh là HS tự học tập ở nhà để bổ sung kiến thức trên lớp 2 14.28 HS tự lực tìm ra kiến thức mà không cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của GV 2 14.28 HS tích cực, chủ động, độc lập nhận thức dưới sự hướng dẫn của GV 10 71.42 Ý kiến khác Câu 3. Theo Thầy (Cô), cấu trúc KNTH của học sinh bao gồm các KN KN xác định mục tiêu học tập 14 100 KN lập kế hoạch 14 100 KN thực hiện kế hoạch 13 92.86 KN tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc học 14 100 Trang 9 Đây là 1 điểm khởi đầu khả quan cho việc nghiên cứu việc thiết kế và tổ chức các HĐHT nhằm rèn luyện KNTH cho HS ở SHTB. * Thuận lợi và khó khăn khi thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH trong dạy học Sinh học ở trƣờng THPT Bảng 2. Kết quả điều tra về thuận lợi và khó khăn khi thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH cho HS trong dạy phần SHTB nói riêng và dạy Sinh học nói chung ở trường THPT Nội dung câu hỏi Kết quả điều tra Nội dung trả lời SL % Câu 1. Theo Thầy, Cô những thuận lợi khi thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH cho HS trong dạy học phần SHTB nói riêng và dạy học Sinh học nói chung ở THPT là Kiến thức gần gũi với thực tiễn cuộc sống, HS dễ liên hệ thực tiễn. 12 85.72 Tài liệu tham khảo phong phú. 12 85.72 HS năng động, ham học hỏi có thể thích nghi tốt với việc tự học. 3 21.43 Phương tiện dạy học đảm bảo cho việc dạy tự học 10 71.43 Ý kiến khác Câu 2. Những khó khăn mà Thầy, Cô gặp phải khi rèn luyện KNTH cho HS trong dạy học phần SHTB nói riêng và dạy học Sinh học nói chung ở THPT là: Thiếu tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học. 8 57.14 Chưa có KN, kinh nghiệm để thiết kế và sử dụng các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS. 9 64.29 Không có thời gian để thiết kế các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS. 12 85.71 HS khó tự mình giải quyết những HĐHT để rèn luyện KNTH. 14 100 Số lượng HS yêu thích môn Sinh học không nhiều. 14 100 Khó khăn trong khâu tổ chức hoạt động tự học. 11 78.57 Nội dung phần SHTB khó. 8 57.14 Ý kiến khác Kết quả điều tra về những khó khăn trong việc thiết kế và tổ chức các HĐHT rèn luyện KNTH trong dạy học cho thấy: Đa số GV cho rằng do HS khó tự mình giải quyết những HĐHT để rèn luyện KNTH, số lượng HS yêu thích môn Sinh học không nhiều, khó khăn trong khâu tổ chức hoạt động tự học, cũng như nội dung phần SHTB khó tiếp thu, kiến thức tư duy trừu tượng không thấy được ngoài thực tế. Hơn nữa đa số GV (64.29%) còn lúng túng, gặp khó khăn vì chưa có KN, kinh nghiệm để thiết kế và sử dụng các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS và cũng không có thời gian để thiết kế các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS (85.71%). Trang 10 Từ những kết quả điều tra, thăm dò ý kiến của GV dạy bộ môn Sinh học cấp THPT tôi nhận thấy rằng, đa số GV chưa có KN, kinh nghiệm để thiết kế và sử dụng các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS. Đồng thời GV cũng không có thời gian để thiết kế các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS. Vì vậy, việc thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH cho HS phần SHTB, Sinh học 10 là thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Thực trạng học Sinh học của HS ở một số trƣờng Trung học phổ thông Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra có hiệu quả thiết thực đồng thời thu được kết quả khách quan trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra về thái độ và động cơ học tập về việc tự học của 321 HS tại 2 trường THPT Nguyễn Khuyến và THPT Vĩnh Trạch trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 3 như sau: Bảng 3. Kết quả điều tra về việc tự học trong học tập môn Sinh học của HS ở trƣờng THPT hiện nay. Nội dung câu hỏi Kết quả điều tra Nội dung trả lời SL % Câu 1. Theo em, tự học là gì? Là tự nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo và tự bản thân học tập mà không cần phải nhắc nhở. 205 63.86 Là tự học lại bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 116 36.14 Câu 2. Tự học có vai trò gì đối với bản thân? Giúp bản thân tự giải quyết các vấn đề để nâng cao kiến thức. 227 70.72 Rèn luyện cho bản thân tính tự giác. 48 14.95 Tìm hiểu được các vấn đề chưa biết, khắc sâu kiến thức mới và cũ. 34 10.59 Có điểm cao trong các kỳ kiểm tra và thi cử. 12 3.74 Câu 3. Để rèn luyện KNTH cho bản thân các em đã sử dụng phương pháp nào Rèn luyện KNTH thông qua cách thức tổ chức dạy học của GV 25 7.79 Tự nghiên cứu SGK sau đó trả lời câu hỏi và làm BT. 105 32.71 Tìm kiếm tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học. 94 29.28 Thảo luận và trao đổi ý kiến với bạn bè. 97 30.22 Phương pháp khác 0 0.00 Câu 4. Những điều khó khăn khi tự học là Không có thời gian học tập 45 14.02 Không tìm được phương pháp tự học phù hợp 127 39.56 Kiến thức cơ bản thiếu hụt 71 22.13 Không hứng thú với môn học 60 18.69 Không có KN tự học 250 77.88 Không có các hoạt động hướng dẫn tự học của thầy cô 200 62.31 Ý kiến khác 0 0.00 Trang 11 Qua bảng thống kê kết quả điều tra HS, tôi nhận thấy rằng các em đều chủ động tích cực trong quá trình học tập để rèn luyện cho bản thân KNTH như: Tự nghiên cứu SGK sau đó trả lời câu hỏi và làm BT (32,71%) hoặc tìm kiếm tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học (29.28%) hay các em có thể thảo luận trao đổi ý kiến với bạn bè (30.22%), rất ít HS tự học thông qua cách thức tổ chức của GV (7.79%). Trong giờ học Sinh học phần lớn HĐHT của các em là tìm hiểu tranh ảnh, biểu đồ, bảng biểu, văn bản – điền từ, thảo luận nhóm để trao đổi thông tin với nhau rồi trình bày theo cách suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, các em gặp rất nhiều khó khăn khi tự học vì không tìm được phương pháp tự học phù hợp (39.56%) hay kiến thức cơ bản bị thiếu hụt (22.13%) nên không thể nói hết sự hiểu biết của mình cho người khác hiểu. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều HS không có thời gian học tập (14.02%) và cũng không hứng thú với môn học do kiến thức khô khan, dễ gây nhàm chán (18.69%). Mặt khác, đa số HS tuy rằng rất ham tự học nhưng không có KN (77.88%) hoặc không biết phải học như thế nào để có hiệu quả cao vì không có các hoạt động hướng dẫn tự học của thầy cô (62.31%). Với câu hỏi “Tự học là gì? ” có 63.86% HS đều cho rằng:“Tự học là tự nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo và tự bản thân học tập mà không cần phải nhắc nhở" và 26.14% còn lại thì cho rằng “Tự học là tự học lại bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp”. Với câu hỏi “Lý do vì sao phải tự học" hay “Tự học có vai trò gì đối với bản thân”, phần lớn các em cho rằng tự học giúp bản thân các em giải quyết các vấn đề nâng cao kiến thức (70.72%) chỉ vì nội dung đang học thường đề cập trong các kì thi, phần còn lại thì khẳng định tự học rèn luyện cho bản thân tính tự giác (14.95%), tìm hiểu vấn đề chưa biết, khắc sâu kiến thức cũ và mới (10.59%) hoặc đạt điểm cao trong các kỳ kiểm tra (3.72%). Hầu như các em chưa nhận thức được tự học giúp rèn luyện KNTH cho bản thân. Qua kết quả điều tra trên cho thấy đa số HS chưa nhận thức đúng về tự học, sự cần thiết phải rèn luyện KNTH trong học tập. Nên vấn đề rèn KNTH cho các em hiện nay là thật sự cần thiết. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 1. Cấu trúc nội dung phần Sinh học Tế bào Nội dung phần SHTB, Sinh học 10 nghiên cứu đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Các nội dung này được thể hiện trong 4 chương, như sau: Chương I. Thành phần hóa học của tế bào. Chương này chủ yếu đề cập đến cấu trúc và chức năng của các hợp chất vô cơ, hữu cơ và các liên kết hóa học trong tế bào. Nội dung của chương cho thấy các đặc điểm của sự sống cấp độ tế bào là do các đặc điểm của các đại phân tử tạo nên tế bào quy định. Sự tương tác của các đại phân tử bên trong tế bào tạo nên sự sống. Trang 12 Chương II. Cấu trúc của tế bào. Nội dung của chương này đề cập đến cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu trúc nên tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. HS thấy được tại sao tế bào thường có kích thước rất nhỏ? Tại sao tế bào lại có hình dạng khác nhau? Các bài học đi vào giới thiệu cấu trúc hai loại tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực với mối liên hệ cấu trúc phù hợp với chức năng. Chương II dừng lại ở bài cấu trúc về màng tế bào và quá trình vận chuyển các chất như một bài chuyển tiếp sang chương III và cuối cùng là bài thực hành. Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Nội dung chủ yếu đề cập đến cơ chế chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào thông qua các quá trình tổng hợp và phân giải các hợp chất hữu cơ đó là quá trình quang hợp và hô hấp. Cơ chế hoạt động của enzim, vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất. Chương IV. Phân bào. Như một tất yếu sau quá trình chuyển hóa vật chất, sinh vật sinh trưởng đến một lúc nào đó, tế bào cần thực hiện chức năng sinh sản để duy trì sự tiếp diễn không ngừng của sự sống. Chương này giới thiệu một cách khái quát về chu kì tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân ở sinh vật nhân thực. SGK có đưa thêm khái niệm về chu kì tế bào cũng như giới thiệu về nguyên lí điều hòa chu kì tế bào. Như vậy, dựa vào cấu trúc và nội dung phần Sinh học tế bào, tôi xác định các HĐHT rèn luyện KNTH có thể thiết kế trong phần SHTB với nhiều dạng khác nhau (tùy GV) nhưng ở đây tôi tập trung chủ yếu vào dạng hoạt động giải BT, BT tình huống. 2. Thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 2.1. Nguyên tắc thiết kế và tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 Việc thiết kế và tổ chức HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - HĐHT rèn luyện KNTH phải được thiết kế phù hợp với tiến trình nhận thức chung. - HĐHT rèn luyện KNTH phải mang tính vừa sức, phù hợp với trình độ chung của lớp. - HĐHT rèn luyện KNTH được tổ chức trong không khí thuận lợi cho lớp học, có sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò và trò bằng cách kết hợp các HĐHT trong lớp học theo cá nhân và hợp tác. 2.2. Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong khâu nghiên cứu tài liệu mới trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 Ví dụ: Sử dụng HĐHT trong khâu nghiên cứu tài liệu mới bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, mục: Vận chuyển thụ động. Trang 13 Bƣớc 1. Xác định mục tiêu học tập, đặc biệt chú ý mục tiêu rèn luyện KNTH của bài học Về kiến thức: Phân tích được đặc điểm cơ bản của vận chuyển thụ động (khái niệm, nguyên lý, các cách vận chuyển, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán). Vận dụng được kiến thức để giải thích các vấn đề thực tiễn. Về KN: Rèn luyện KNTH như: tìm kiếm và xử lí thông tin, KN diễn đạt trình bày thông tin, KN vận dụng kiến thức vào thực tế, KN hoạt động nhóm. NL tự học hướng tới: thực hiện KHHT (tìm hiểu kiến thức mới theo hướng nghiên cứu bài học). HS xác định được mục tiêu về KNTH. Bƣớc 2.Giới thiệu HĐHT rèn luyện KNTH, nêu yêu cầu của HĐHT GV giới thiệu và nêu yêu cầu của HĐHT (giao nhiệm vụ học tập cho HS) Cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 sau PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tìm hiểu sự vận chuyển thụ động qua màng sinh chất 1. Quan sát và dự đoán kết quả GV sử dụng 1 cốc nước trắng và 1 ống nhỏ giọt có chứa mực. Sau đó GV tiến hành nhỏ vào cốc 1 giọt mực và yêu cầu HS dự đoán kết quả xảy ra. Tại sao lại có kết quả như thế? Hình 3. a. Cốc nước mới nhỏ vào giọt mực. Hình 3.b.Cốc nước sau khi nhỏ giọt mực vài phút. 2. Khám phá kiến thức Câu 1: Từ hiện tượng quan sát được kết hợp SGK, trả lời các câu hỏi sau - Vận chuyển thụ động là gì? Nguyên lý của sự vận chuyển này? - Các chất tan có thể khuếch tán qua màng sinh chất bằng các cách nào? - Các chất nào có thể đi qua màng tế bào trực tiếp, các chất nào đi qua màng tế bào nhờ kênh? Tốc độ khuếch tán qua màng phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 2: Một bạn tiến hành ngâm tế bào hồng cầu trong 3 loại môi trường khác nhau. Nhưng bạn lại quên đánh dấu 3 loại môi trường đó. Sau thời gian 30 phút quan sát dưới kính hiển vi thì thấy hiện tượng xảy ra như hình 2.14. Trang 14 Hình 4. Ngâm tế bào hồng cầu trong 3 loại môi trường khác nhau Nghiên cứu đoạn thông tin trên và hình 4 để trả lời các câu hỏi sau: a) Em hãy giúp bạn chú thích các loại môi trường tương ứng với hình A, B, C. b) Giải thích tại sao hình dạng tế bào hồng cầu khác nhau ở các môi trường trên. c) Giả sử thay tế bào hồng cầu bằng tế bào thực vật thì kết quả thu được sẽ như thế nào? Giải thích? Câu 3: Khi tiến hành học nấu ăn với mẹ, bạn Lan đã gặp rất nhiều khó khăn từ khâu sơ chế đến khâu chế biến, cụ thể như: Khi tiến hành xào rau thì rau thường quắt lại, mất vị xanh và độ giòn tự nhiên. Và sự việc cứ lặp lại nhiều lần nên bạn Lan rất buồn vì thường xuyên bị mẹ nhắc nhở. Với những kiến thức đã có, em hãy giúp bạn giải thích rõ nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trên nhé. Bƣớc 3. HS tự lực HĐHT, rèn luyện KNTH Sau khi đọc hiểu nội dung và yêu cầu của hoạt động giải BTTH, HS thực hiện nhiệm vụ học tập trong phiếu HĐHT (tiến hành thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề). Bƣớc 4. Tổ chức thảo luận Từ những thông tin thu thập và phân tích được, kết hợp với việc nhóm thảo luận thì đại diện các nhóm sẽ trình bày ý kiến của nhóm mình (sự khác biệt giữa các tế bào hồng cầu là do sự chênh lệch hàm lượng nước bên trong và bên ngoài tế bào, tế bào thực vật không bị vỡ do có thành cellulozo bao bọc, rau không xanh và bị quắt là do mất nước), và đưa ra kết luận. Sau đó, GV hình thành cho HS kiến thức mới từ nội dung kiến thức trả lời các câu hỏi trong bước 2: Tất cả đều dựa trên sự vận chuyển thụ động, dựa trên nguyên lý khuếch tán. Từ đó, hình thành cho HS KN sống, ứng dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn. Ví dụ như việc tháo chua rửa mặn (đặc biệt ở các tỉnh Đông Nam Bộ hiện nay, nước biển đã xâm lấn rất nhiều) phải gồm kênh thoát nước mặn nhằm rửa mặn ra khỏi ruộng và kênh tưới nước ngọt để thay thế nước mặn làm ngọt hóa đất. Để rửa mặn đào mương rút nước ngầm chứa muối xuống sâu và tiêu nước ngầm chứa muối đi xa. Bƣớc 5. Kết luận vấn đề, đánh giá hoạt động rèn luyện KNTH của HS Trang 15 Từ kết quả thảo luận, GV định hướng cho HS sau khi đã trả lời các câu hỏi (thiết kế ở bước 2) thì kết luận vấn đề như sau: vận chuyển thụ động là quá trình vận chuyển các chất qua màng theo nguyên lý khuếch tán (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) và không tiêu tốn năng lượng, giúp tế bào thực hiện chức năng sống tốt nhất, sau đó chính xác hóa kiến thức đồng thời đánh giá hoạt động rèn luyện KNTH của HS theo các tiêu chí, phân tích điểm đạt và chưa đạt trong qúa trình thực hiện hoạt động của HS. HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, điều chỉnh những sai sót của bản thân. Rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các hoạt động rèn luyện các KNTH tiếp theo. Từ đó, có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT tình huống mới hơn: Giải thích tại sao vào buổi trưa nắng, chúng ta không nên tưới nước cho cây? 3. Tiêu chí đánh giá kỹ năng tự học thông qua thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập 3.1. Khái niệm và xây dựng tiêu chí Tiêu chí đánh giá là những tính chất, dấu hiệu được dùng làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, hiện tượng hay khái niệm. Căn cứ vào tiêu chí, người ta có thể tiến hành đo đạc, đánh giá mức độ phát triển KN. Căn cứ vào cấu trúc của nhóm KN thực hiện kế hoạch (Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, tôi xác định 3 tiêu chí để đánh giá KN tự học thông qua các HĐHT của HS (bảng 4) như sau: Bảng 4. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KNTH (Nhóm KN thực hiện KHHT) của HS trong dạy học phần SHTB (Sinh học 10) Tên tiêu chí Mức độ 1. HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và xác định được vấn đề cần giải quyết Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 2. HS lựa chọn và xử lý thông tin (trả lời câu hỏi, điền bảng, điền sơ đồ, điền chú thích tranh câm; lập bảng biểu, lập sơ đồ, lập bản đồ tư duy; giải BT thí nghiệm; ) để giải quyết được vấn đề đặt ra trong các HĐHT một cách hợp lý 3. HS vận dụng các kiến thức, KN đã học để giải quyết vấn đề trong các tình huống mới một cách hợp lý Bảng 5. Đánh giá việc rèn luyện KNTH (Nhóm KN thực hiện KHHT) cho HS trong dạy học phần SHTB (Sinh học 10) (Trong đó Mức A > Mức B > Mức C) Tên tiêu chí Chỉ số chất lƣợng Mức A Mức B Mức C 1. HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và xác định được vấn đề cần giải quyết Xác định được, đúng vấn đề cần giải quyết Xác định được vấn đề nhưng chưa đầy đủ Không xác định được nội dung Trang 16 2. HS lựa chọn và xử lý thông tin để giải quyết được vấn đề đặt ra trong các HĐHT một cách hợp lý HS lựa chọn và xử lý thông tin để giải quyết được vấn đề một cách hợp lý. HS lựa chọn và xử lý thông tin để giải quyết được vấn đề nhưng chưa thấu đáo HS không lựa chọn và xử lý thông tin để giải quyết được vấn đề. 3. HS vận d
Tài liệu đính kèm: