Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép chia theo sách giáo khoa Toán lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép chia theo sách giáo khoa Toán lớp 3

- Điều tôi làm trước tiên khi dạy học nhân chia trong bảng (và cả các tiết dạy học bài mới khác), tuyệt đối tôi không cho học sinh mở sách giáo khoa. Chỉ đến khi cần sử dụng tư liệu trong sách để củng cố, luyện tập tôi mới cho học sinh mở sách.

 - Bắt đầu dạy học bảng chia 6-bảng chia đầu tiên của lớp 3, tôi vẫn sử dụng kĩ thuật chung của nhân, chia trong bảng là cho học sinh thao tác trên các tấm bìa có các chấm tròn, nhưng tuỳ đối tượng mà tôi có những yêu cầu khác nhau: học sinh yếu, trung bình, tôi hướng dẫn các em sử dụng các tấm bìa để hình thành phép chia (như SGK); học sinh khá, giỏi tôi yêu cầu nêu: VD:

 5 x 6 = ? (30); 30 : 5 = ? (6); vậy 30 : 6 = ?; 6 x 5 = ?.

 Tương tự, em có thể lập bảng chia 6 như đã lập bảng chia 5 ở lớp 2 được không?

 Để thuận tiện cho việc học sinh tự hình thành các bảng chia tiếp theo, sau khi có bảng chia hoàn chỉnh, tôi cho học sinh đối chiếu bảng nhân với bảng chia tương ứng để khắc sâu quan hệ giữa nhân và chia, giữa bảng nhân và bảng chia.

 - Khi học tiếp các bảng nhân, bảng chia 7, 8, 9, lúc này các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập; đối với học sinh khá-giỏi, bằng một câu lệnh gọn và gợi ý nhỏ là học sinh có thể tự hình thành bảng chia thông qua bảng nhân tương ứng, làm vậy để tăng dần mức độ khái quát để kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy cho học sinh.

 Với học sinh nhận thức chậm hơn, thay vì các tấm bìa, tôi cho học sinh sử dụng que tính (14 que tính chia thành 7 phần bằng nhau, mỗi phần mấy que?), bài khác có thể cho chuẩn bị các nắp chai bia, các hòn sạn, các viên bi, chia kẹo, . để thực hành chia, hình thành bảng chia.

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1306Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép chia theo sách giáo khoa Toán lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N dạy phép chia trong Toán 3 như sau:
Nội dung
Chuẩn KT,KN
Bảng chia 6;7;8;9. Hoàn thiện các bảng chia 2;3;4 ...9.
Nêu đúng kết quả phép chia trong bảng đã học.
- Chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học.
Giới thiệu 
Nhận biết bằng hình ảnh trực quan, đọc viết.
- Biết tìm của một đại lượng
Phépchia số có đến 5 chữ số, chia hết và chia có dư.
Biết đặt tính và thực hiện phép chia
Tính nhẩm.
Tính nhẩm trong phạm vi bảng tính.
Chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho số có một chữ số.
Biểu thức và giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính (có dấu ngoặc hoặc không có dấu ngoặc).
- Làm quen biểu thức, giá trị biểu thức.
- Thuộc quy tắc và tính đúng giá trị biểu thức
Tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia.
Biết tìm và tìm đúng thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia.
Giải toán có lời văn (có sử dụng phép chia).
- Áp dụng trực tiếp phép chia vào để giải được bài toán có 1 đến 2 bước tính.
- Gấp một số lên nhiều lần; giảm một số đi một số lần.
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé; số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Mục tiêu môn toán tiểu học:
	...........
	+ Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng, chăm học và hứng thú học tập toán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
	Mục tiêu môn học quy định nội dung và phương pháp dạy học. Thực tế phương pháp dạy học đã đưa học sinh đạt được ngưỡng của mục tiêu hay chưa? Hướng giải quyết các tồn tại như thế nào?
	Là một giáo viên đang dạy lớp 3, trong phong trào ĐMPPDH của toàn ngành, tôi đã cố gắng đúc rút một số kinh nghiệm, không có ý phổ biến, chỉ mong muốn cùng trao đổi và chia sẻ cùng đồng nghiệp.
	CHƯƠNG II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
	I. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÉP CHIA.
 1. Về cấu trúc sách giáo khoa:
	- Việc hình thành phép chia, bảng chia trong sách giáo khoa không những từ phép chia-bảng chia 6 mà cả từ lớp 2 – phép chia-bảng chia 2 thường theo một mô hình chung: Từ một ví dụ về một mô hình chung: những tấm “bìa” giống nhau có in số chấm tròn bằng nhau để hình thành phép chia, từ đó dựa vào bảng nhân tương ứng mà hình thành bảng chia.
	SGK trình bày bản chất của phép tính, Nhưng nếu trên 1 lớp, 1 giáo viên, tiết học nào về phép chia GV cũng dạy theo mô hình giống nhau thì sẽ không tránh khỏi sự nhàm trong học sinh.
	- Sách giáo khoa luôn cho sẵn bảng chia trong tất cả các bài học về bảng chia. Nếu lớp có học sinh đông (trên 30 HS), giáo viên không kiểm soát hết, không tránh khỏi học sinh dựa vào SGK để trình bày kết quả mà không phải động não.
 2. Thực trạng dạy của giáo viên.
	- Thực tế đã có nhiều giáo viên nhiệt tình, với tinh thần đáp ứng yêu cầu KT,KN, hoàn thành mục tiêu dạy học, đã tìm tòi, đổi mới PPDH, đào tạo được một đội ngũ HSG tại các nhà trường.
	- Song, đa số giáo viên vẫn còn có nhiều hạn chế trong cung cấp phép chia, bảng chia, rèn luyện kỹ năng tính chia:
	 + Nặng lệ thuộc, tường thuật sách giáo khoa, trình bày bài dạy theo trình tự sách giáo viên, chưa mạnh dạn thoát li sách trong quá trình dạy học; vẫn nặng coi SGK là pháp lệnh, chưa thực hiện quyền lựa chọn nội dung, PP dạy học.
	 + Ít cho học sinh thực hành các hoạt động nhằm phát hiện vấn đề, tạo ra tình huống học tập để hình thành phép chia, tự hình thành bảng chia.
	 + Mức độ liên kết kiến thức đã học với kiến thức mới, liên kết các nội dung toán với nhau, sử dụng vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh để hình thành kiến thức mới đang còn hạn chế.
	 + Trong phong trào sử dụng CNTT vào dạy học, nhiều giáo viên đã sử dụng tốt lợi thế của phương tiện kỹ thuật hiện đại để dạy tốt phép chia. Nhưng vẫn còn một số đồng nghiệp coi lợi thế của CNTT như phương tiện thay thế thao tác viết bảng, trình chiếu tất cả những gì có trong SGK lên màn hình, học sinh được “xem” kiến thức như xem phim, phương pháp chung được sử dụng là giáo viên hướng dẫn và thực hiện trực tiếp trên ví dụ cụ thể, từ đó khái quát thành các bước thực hiện.
	2. Thực trạng học của học sinh.
	- Học bảng chia (cũng như bảng nhân), học sinh thường được giáo viên cho đọc đồng thanh nhiều lần bảng tính vừa được hình thành, nên học sinh thường ghi nhớ bảng tính một cách máy móc. Không ít học sinh khi thực hiện phép chia bị “vướng” thường đọc lại từ đầu bảng chi để nhớ ra phép tính hiện tại.
	- Dù đã được học phép chia, nhưng khi gặp thuật ngữ: giảm ... đi ... lần, HS cũng cần sự giải thích, giảng giải nhiều của giáo viên mới có thể giải quyết được tình huống.
	- Học sinh đã thực hành được chia số có 2;3 chữ số cho số có một chữ số, nhưng khi gặp chia số có 4;5 chữ số cho số có một chữ số vẫn rất lúng túng.
	Nhằm khắc phục các hạn chế trên với cả người dạy và người học, trong các năm học gần đây và năm học 2015-2016, với tinh thần chỉ đạo Dạy học theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, tôi mạnh dạn tìm tòi, đổi mới cách thức hình thành phép chia, bảng chia, các nội dung toán về phép chia.
II. THỰC NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP 
DẠY HỌC PHÉP CHIA TRONG TOÁN 3
	Qua việc tìm hiểu nội dung , phương pháp dạy học các nội dung về phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, tôi thấy: Để dạy tốt các nội dung này, giáo viên cần lưu ý những điều sau:
	1. Về việc dạy giai đoạn chuẩn bị:
	Trước khi học phép tính mới (phép nhân, phép chia) học sinh đều có giai đoạn chuẩn bị. Đây là cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới, cầu nối giữa kiến thức đã học và kiến thức sẽ học. Vì vậy, khi dạy học các bài học trong giai đoạn này, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh để làm cơ sở vững chắc cho các em học những kiến thức mới tiếp theo. Cụ thể là:
	- Học sinh được học bài “Phép nhân” và các bài về Bảng nhân trước khi học bài “Phép chia” và các bài về Bảng chia. Giáo viên lưu ý học sinh phải thuộc bảng nhân để làm cơ sở học các bảng chia, vì các bảng chia đều được xây dựng từ các bảng nhân tương ứng.
	- Trong phần Ôn tập các bảng nhân, bảng chia đầu năm, đồng thời với việc hệ thống, ôn tập, củng cố các bảng nhân, bảng chia đã học ở lớp 2, tôi tập trung phát hiện các học sinh còn hổng về kiến thức nhân-chia lớp 2 để bù kiến thức cho học sinh; làm cho học sinh nắm chắc quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
	- Về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong từng giai đoạn lập bảng nhân, bảng chia, tôi không dừng lại chỉ cho học sinh sử dụng các miếng bìa có sẵn trong bộ thực hành toán mà cho học sinh tự tìm các đồ dùng khác nhằm đưa học sinh gần với thực tế yêu cầu cuộc sống hơn.
	2. Dạy học nhân chia trong bảng.
	- Điều tôi làm trước tiên khi dạy học nhân chia trong bảng (và cả các tiết dạy học bài mới khác), tuyệt đối tôi không cho học sinh mở sách giáo khoa. Chỉ đến khi cần sử dụng tư liệu trong sách để củng cố, luyện tập tôi mới cho học sinh mở sách.
 	- Bắt đầu dạy học bảng chia 6-bảng chia đầu tiên của lớp 3, tôi vẫn sử dụng kĩ thuật chung của nhân, chia trong bảng là cho học sinh thao tác trên các tấm bìa có các chấm tròn, nhưng tuỳ đối tượng mà tôi có những yêu cầu khác nhau: học sinh yếu, trung bình, tôi hướng dẫn các em sử dụng các tấm bìa để hình thành phép chia (như SGK); học sinh khá, giỏi tôi yêu cầu nêu: VD: 
	5 x 6 = ? (30); 30 : 5 = ? (6); vậy 30 : 6 = ?; 6 x 5 = ?.
	Tương tự, em có thể lập bảng chia 6 như đã lập bảng chia 5 ở lớp 2 được không?
	Để thuận tiện cho việc học sinh tự hình thành các bảng chia tiếp theo, sau khi có bảng chia hoàn chỉnh, tôi cho học sinh đối chiếu bảng nhân với bảng chia tương ứng để khắc sâu quan hệ giữa nhân và chia, giữa bảng nhân và bảng chia.
	- Khi học tiếp các bảng nhân, bảng chia 7, 8, 9, lúc này các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập; đối với học sinh khá-giỏi, bằng một câu lệnh gọn và gợi ý nhỏ là học sinh có thể tự hình thành bảng chia thông qua bảng nhân tương ứng, làm vậy để tăng dần mức độ khái quát để kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy cho học sinh. 
	Với học sinh nhận thức chậm hơn, thay vì các tấm bìa, tôi cho học sinh sử dụng que tính (14 que tính chia thành 7 phần bằng nhau, mỗi phần mấy que?), bài khác có thể cho chuẩn bị các nắp chai bia, các hòn sạn, các viên bi, chia kẹo, ... để thực hành chia, hình thành bảng chia. 
	Các giáo viên cũng cần lưu ý rằng: việc sử dụng các tấm bìa có chấm tròn như SGK, khi chia là “chia theo nhóm”, nó khó giải thích vì với học sinh ít gặp chia theo nhóm trong thực tế sinh hoạt của các em. Việc HS tự tìm các vật dụng để thực hành “chia thành phần bằng nhau” nó “thuận” cho GV và HS hơn, đặc biệt với học yếu, trung bình.
	- Để đạt yêu cầu chia nhẩm trong bảng, không nên cho học sinh đọc đồng thanh vì đọc đồng thanh GV không thể kiểm soát được mức độ nắm KT của học sinh. Chỉ nên cho HSY đọc cá nhân, thay đổi thứ tự phép tính trong bảng, tăng cường thực hành chia trên bảng con, vở bài tập, GV tăng cường chấm và cho học sinh đánh giá kết quả của nhau.
	3. Giới thiệu 
	Khác với việc dạy ở lớp 2, lớp 3 cung cấp không được dạy thành một bài học mà dưới hình thức giới thiệu thông qua một số bài toán cụ thể (bằng hình ảnh) sau khi đã học các bảng chia.
	- Khi gặp các bài toán giới thiệu “một phần ...”, tôi sử dụng triệt để kiến thức về “một phần hai”, “một phần ba”, “một phần tư” học sinh đã được học ở lớp 2. Số học sinh nhớ và nắm kiến thức lớp 2 dễ dàng nhận biết , và từ đó học sinh hoàn toàn tính được của một số.
	- Với các học sinh chậm hiểu, tôi không ngần ngại “nhắc lại” “một phần ...” bằng cách hướng dẫn cắt các băng giấy thành các phần bằng nhau để giúp học sinh nhớ lại “một phần ...” là thế nào. VD: với bài tập 4b (trang 60 Toán 3), học sinh có thể biết chia 24 ô vuông của hình thành 8 phần bằng nhau và tính được một phần có 3 ô vuông, nhưng học sinh lại khó diến đạt số ô vuông của hình b là 3 ô vuông. Tôi sử dụng băng giấy có 24 ô vuông đơn giản hơn để học sinh dễ cắt chia và dễ nhớ lại khái niệm hơn:
	Với cách làm này, tôi đã giúp tất cả các đối tượng học đều đạt được yêu cầu cần đạt.
	- Học sinh nắm được “một phần mấy” và tính được “một phần mấy” của một số, tôi cho học sinh tìm ra quan hệ giữa “một phần mấy” và “ số lớn gấp mấy lần số bé”, VD: 3 ô vuông bằng của 24 ô vuông, vậy 24 ô vuông gấp mấy lần 3 ô vuông, và đã tạo thuận lợi hơn, học sinh hiểu sâu hơn khi dạy “giảm một số đi ... lần”.
	4. Dạy học phép chia hết và phép chia có dư.
	a. Phép chia hết.
	 Từ lớp 2 cho đến bài học này của toán 3, học sinh đã hoàn toàn làm quen với phép chia hết (khái niệm chưa được cung cấp). Tôi cung cấp khái niệm “phép chia hết” từ chữa bài tập tiết luyện tập liền trước, VD: 54 : 6 = 9; 9 x 6 = 54. Khi lấy “thương” x “số chia” = “số bị chia”, ta nói: Phép chia đó là phép chia hết.
	b. Phép chia có dư.
	Tôi cho 2 HS cùng bàn dùng 9 nắp chai bia để hoạt động học tập.
	- Đặt 9 nắp chai bia (hoặc vật dụng khác tuỳ học sinh sưu tầm được).
	Hai bạn cùng chia 9 nắp chai bia thành 2 phần, mỗi bạn một phần, sao cho số nắp chai bia của 2 bạn là bằng nhau. (HS thực hành chia).
	? Mỗi bạn được mấy nắp chai bia? (4).
	? Còn dư nắp chai bia nào không? (còn dư 1).
	? Nếu cô cho mỗi bàn 9 cái kẹo, chia đều cho 2 bạn, chưa có kẹo để chia, em làm thế nào để biết mình có được mấy cái kẹo? (9 : 2).
	? Các em lấy bảng con đặt tính và chia.
	? Mỗi em được mấy cái kẹo? (4). ? Số kẹo cô cho đã chia hết chưa? (dư 1).
	Ta nói: 9 : 2 = 4 (dư 1); và phép chia không chia hết được là phép chia có dư.
	- Cho học sinh chia tiếp: 14 : 3 =4 (dư 2).
	Các em so sánh số dư mỗi phép chia với số chia của phép chia đó.
	H: Số dư bé hơn số chia.
	5. Dạy chia ngoài bảng: chia số có 2;3;4;5 chữ số cho số có một chữ số.
	a. Chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số.
	Học sinh đã quen chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số nhưng đang hoàn toàn chia trong bảng. VD đầu tiên trong SGK là một phép chia có nhớ (73 : 2), rất khó để GV không phải làm thay học sinh.
	- Tôi thay cho học sinh làm một phép tính khác đơn giản hơn: 48 : 2.
	+ Hướng dẫn học sinh chia nhẩm:
? 48 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (4 chục và 8 đơn vị).
? 4 chục chia cho 2 được mấy?(2 chục), 8 đơn vị chia cho 2 được mấy?(2 đv)
? 4 chục, 8 đơn vị chia 2 được mấy? (2 chục, 4 đơn vị). ? 48 : 2 = ? (24).
+ Hướng dẫn đặt tính và tính:
? Các em đặt tính vào bảng con và chia. Trước hết lấy hàng cao nhất (hàng chục) chia cho số chia.
Các em kiểm tra hàng chục đã chia hết cho số chia chưa bằng cách lấy thương nhân số chia, lấy hàng chục trừ đi kết quả; hạ hàng đơn vị xuống, chia và kiểm tra lại như vậy.
? Đây là phép chia hết hay chia có dư? (chia hết).
- Bây giờ các em đặt tính và chia: 73 : 2.
Mấu chốt của phép chia này là cho học sinh nắm: Khi ghép số dư lần chia
trước với chữ số vừa hạ xuống tạo thành một số để chia tiếp cho số chia.
Nếu HS lúng túng, tôi hỏi: 7 chục chia 2 được 3 chục, dư 1 là “1 chục” hay “1 đơn vị”? (1 chục). ? 1 chục với 2 đơn vị là mấy? (12). 12 : 3 = ? (4).
? Phép chia hết không? (chia hết).
Đến phép chia có dư: 65 : 2 thì học sinh hoàn toàn có thể tự làm mà giáo viên không mất công nhiều.
b/ Chia số có 3;4;5 chữ số cho số có một chữ số.
- Khi đã dạy cẩn thận phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số, chia hết và chia có dư, việc dạy chia các số có nhiều chữ số cho số có một chữ số thuận lợi hơn rất nhiều.
- Những tình huống tôi quan tâm giúp học sinh giải quyết khi dạy học phép chia với số bị chia có nhiều chữ số:
	+ Học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có dư nên dẫn đến tìm được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiện chia số dư đó cho số chia. Cuối cùng, tìm được thương lớn hơn số chia.
VD: 289 2
 08 1431
 09
 6
 3
 2
 1
	Để khắc phục sai lầm này GV cho HS nhân thương với số chia để kiểm tra kết quả, phát hiện chỗ sai, nguyên nhân sai. Từ đó giúp HS hiểu được: “số dư bao giờ cũng bé hơn số chia” không chỉ là số dư cuối cùng, mà số dư ở bất kỳ lần chia nào cũng phải luôn bé hơn số chia.
	Trong quá trình thực hiện tính chia, nếu thấy một lần chia nào đó số dư còn lớn hơn số chia là em dã chọn thương sai, phải chọn lại.
	+ Một sai lầm nữa thường thấy ở học sinh khi học chia viết là: Các em thường quên chữ số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương. Do học sinh không nắm được quy tắc thực hiện chia viết “có bao nhiêu lần chia thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương”. Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh: Chỉ duy nhất trong lần chia đầu tiên là được lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia để chia, còn các lần chia tiếp theo lấy từng hàng để chia và khi lấy một hàng để chia thì phải viết được một chữ số ở thương.
	+ Bên cạnh đó, giáo viên cũng lưu ý học sinh nên viết đủ phép trừ ở các lượt chia như sau
	VD: 816 4
 01 204
 16
	 16
	 0
	Nhìn chung, khi học nội dung về phép chia các số 3;4;5 chữ số cho số có một chữ số ở lớp 3, hầu hết học sinh đều nắm được kiến thức có kỹ năng chia. Những sai lầm trên đây chỉ xảy ra với số ít học sinh ở giai đoạn đầu học về nội dung này. Giáo viên cần lưu ý để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời.
6. Tính giá trị biểu thức.
- Với biểu thức không có dấu ngoặc, thứ tự thực hiện từ trái qua phải (chỉ có nhân, chia hoặc chỉ có cộng, trừ), HS thực tế đã thực hiện từ lớp 1, GV dễ dàng hướng dẫn để HS rút ra được quy tắc về thứ tự thực hiện thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Với biểu thức có cả cộng-trừ, nhân-chia, thứ tự thực hiện không còn là trái sang phải nữa. SGK chỉ đưa thẳng quy tắc nên GV thường cung cấp luôn quy tắc, HS chỉ việc nhớ và vận dụng.
Để HS nhớ lâu, với tất cả các đối tượng HS, đồng thời giúp HS một năng lực giải toán, tôi đã cố gắng đưa các em vào những bài toán thực tế.
VD: Bài toán 1: Lớp 3A có 3 tổ, mỗi tổ có 9 học sinh. Hỏi lớp 3A có mấy học sinh? (HS dễ dàng tính được: 9 x 3 = 27 (học sinh).
 Bài toán 2: Lớp 3B có 4 tổ, mỗi tổ có 8 học sinh. Hỏi lớp 3B có mấy học sinh? (HS: 8 x 4 = 32 (học sinh).
Tình huống: Nếu ta gộp cả bài toán 1 và bài toán 2 thành một bài toán và hỏi: Cả 2 lớp có mấy học sinh? (HS sẽ nói: 27 + 32 = 59 (học sinh).
Tôi yêu cầu tiếp: Em hãy viết cách tính số HS cả 2 lớp thành một biểu thức. (HS thảo luận và viết: 9 x 3 + 8 x 4 ).
Các em hãy tính giá trị biểu thức tìm được? ( và sẽ có HS tính sai vì tính từ trái qua phải).
Từ kết quả đã tính được, HS dễ dàng nhận thấy kết quả sai là do trình tự tính sai, phải thực hiện 2 phép tính nhân trước.
Quy tắc được rút ra và được khắc sâu hơn.
- Với biểu thức có dấu ngoặc đơn, tình huống tôi đưa ra là:
* Mẹ mua cho em 5 cuốn vở, em được thưởng 4 cuốn vở. Hỏi em có tất cả mấy cuốn vở? ( 5 + 4 = 9 (cuốn vở).
* Số vở của em gồm 5 cuốn mẹ mua cho và 4 cuốn được thưởng. Anh có số vở nhiều gấp đôi số vở của em. Hỏi anh có mấy cuốn vở?
Hãy lập cách tính số vở của anh bằng một biểu thức? (HS: 5 + 4 x 2).
HS tính có thể sai do nhân trước theo quy tắc đã học, nếu cộng trước thì trái với quy tắc đã học. Và dấu ngoặc ra đời, thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.
Dạy như trên tôi thấy vừa khắc sâu quy tắc cho học sinh, vừa liên kết được nhiều kiến thức trong một bài học, vừa giúp học sinh nhớ lâu có bao nhiêu dạng biểu thức và cách tính giá trị mỗi dạng.
	7. Dạy giải toán có lời văn liên quan đến phép chia.
	Như đã tìm hiểu ở trên, nội dụng dạy giải toán có lời văn liên quan đến phép chia trong toán 3 gồm: Áp dụng trực tiếp phép chia vào để giải được bài toán có 1 đến 2 bước tính; Gấp một số lên nhiều lần; giảm một số đi một số lần; So sánh số lớn gấp mấy lần số bé; số bé bằng một phần mấy số lớn; Giải bái toán liên quan đến rút về đơn vị.
	a. Dạy giải bài toán có áp dụng 1 đến 2 bước tính.
	Các bài toán dạng này thường tường minh, đủ dữ kiện, học sinh đủ khả năng để hoàn thành mục tiêu giải toán. Với dạng toán này tôi cố gắng cho học sinh bước đầu biết về “phép chia thành phần bằng nhau” và “phép chia theo nhóm”.
	Với mỗi bài toán, tôi thường đặt ngược đề toán để cùng dữ kiện nhưng có bước tính khác nhau về 2 khái niệm khác nhau ở trên.
	VD: Bài toán: Một sợi dây đồng dài 48 cm được cắt thành 6 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài mấy xăng - ti - mét ?
 Bài giải:	Mỗi đoạn dài là:
	48 : 6 = 8 ( cm )
	Đáp số: 8 cm
 Tôi nêu tiếp bài toán: Một sợi dây đồng dài 48 cm được cắt thành các đoạn bằng nhau, mỗi đoạn dài 6 cm. Hỏi cắt được mấy đoạn dây ?
Học sinh đọc bài toán
Bài giải:	Số đoạn dây cắt được là:
	48 : 6 = 8 ( đoạn )
	Đáp số: 8 đoạn
? Hai bài giải này có gì giống nhau, có gì khác nhau ?
( Giống nhau phép tính, khác nhau lời giải và tên đơn vị)
Bài 1 có nội dung " chia thành phần bằng nhau ", bài 2 có nội dung " chia theo nhóm".
b. Dạy học gấp một số lên nhiều lần; giảm một số đi một số lần; So sánh số lớn gấp mấy lần số bé; số bé bằng một phần mấy số lớn.
Sách giáo khoa trình bày mỗi nội dung trên thành một bài học riêng. Từ những bài toán trong sách giáo khoa toán 3, cũng có thế thay thế bằng những ví dụ thực tế, giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh nắm và vận dụng, thực hành được các kiến thức về gấp một số lên nhiều lần; giảm một số đi một số lần; So sánh số lớn gấp mấy lần số bé; số bé bằng một phần mấy số lớn.
Vấn đề tôi quan tâm là làm sao cho các em nắm chắc sự quan hệ giữa các nội dung này với nhau để khi gặp một bài tập, một tình huống học tập cần vận dụng các kiến thức, các em vận dụng được linh hoạt và sáng tạo.
VD: Khi dạy bài: “Giảm một số đi một số lần”, sau khi giải bài toán để cung cấp “giảm đi một số lần”, tôi đặt một đề toán:
Sau khi bán đi một số bưởi, mẹ còn lại 10 quả bưởi. Biết số bưởi lúc đầu của mẹ gấp 4 lần số bưởi còn lại. Hỏi lúc đầu mẹ có mấy quả bưởi?
Từ những cách làm như vậy, cho HS hiểu được: “gấp” là nhân lên, “giảm” là chia đi. Phép tính “giảm đi một số lần” là phép tính ngược lại với “gấp lên một số lần”.
Bằng những bài toán cơ bản giống nhau về dữ kiện, cách giải khác nhau (hoặc giống nhau): 
VD: 1/Chị có 36 cái kẹo, chị cho em 	 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo?
 2/ Chị có 36 cái kẹo, sau khi cho đi thì số kẹo của chị giảm đi 6 lần. Hỏi chị còn lại mấy cái kẹo?
 3/ Em có 6 cái kẹo, số kẹo của chị gấp 6 lần số kẹo của em. Hỏi chị có mấy cái kẹo?
Tôi cho học sinh hiểu: 
+ Khi nói số lớn gấp “mấy” lần số bé, cũng c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_noi_dung_va_phuong_phap_day_h.doc