Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp TNST để hướng dẫn học sinh vận dụng Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân - môn GDCD 9

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp TNST để hướng dẫn học sinh vận dụng Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân - môn GDCD 9

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Chúng ta đều biết môn học Giáo dục công dân (GDCD) trong chương trình

giáo dục phổ thông đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục học

sinh về ý thức và hành vi, góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, rèn

luyện ý thức sống của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các

em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân

chủ, công bằng, văn minh. Ngoài những tiết học chính khoá thì hoạt động khác

cũng giúp học sinh khác ghi kiến thức và kĩ năng được tốt hơn vận dụng vào

thực tiễn được thiết thực hơn.2

Nhờ vậy, bài giảng của giáo viên và bài học của học sinh sẽ đạt hiệu quả

hơn. Trước đây khi phương pháp dạy học này chưa được áp dụng phổ biến. Để

hệ thống, củng cố kiến thức đã học (kiểm tra bài cũ) hoặc vừa mới học (sau mỗi

tiết học) theo yêu cầu của giáo viên thì học sinh trả lời một cách máy móc theo

những gì mình đã thuộc, đã nắm như một con vẹt. Thậm chí các em học bài rất

thuộc, trả lời rất trôi chảy nhưng các em cũng rất nhanh quên. Bởi các em chưa

biết cách hệ thống kiến thức để nắm bài nhanh và nhớ lâu bằng vận dụng vào

thực tiễn Nhưng khi đưa hoạt động trải nghiệm sau quá trình học bài mới đã

phát huy được ở học sinh sự hứng thú, chủ động, rèn luyện tư duy lôgic. Giúp

các em sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian để học bài, ôn bài, tìm từ khóa và dễ

dàng nhận biết các từ khóa thiết yếu. Học sinh dễ dàng nắm được kiến thức

trọng tâm của bài. Các em còn nhớ nội dung bài học được lâu hơn và kích thích

khả năng sáng tạo đa sắc, đa chiều hơn. Kích thích khả năng khám phá tri thức

nhờ đó làm tăng thêm tinh thần hiếu học. Mặt khác nhờ liên tục vận dụng mọi kĩ

năng mà học sinh ngày càng linh hoạt tiếp nhận hiệu quả kiến thức và tự tin vào

khả năng sáng tạo của mình hơn. Bên cạnh đó phát huy khả năng sáng tạo của

học sinh. Do trong quá trình trải nghiệm phát huy tối đa khả năng sáng tạo của

mỗi học sinh đồng thời kết hợp sức mạnh của các cá nhân thành sức mạnh tập

thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả hoàn thiện hơn.

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1037Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp TNST để hướng dẫn học sinh vận dụng Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân - môn GDCD 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Trường TH-THCS Thanh Lương 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên Ngày 
tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác (hoặc nơi 
thường trú) 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra sáng 
kiến (ghi rõ 
đối với 
từng đồng 
tác giả, nếu 
có) 
1 NGUYỄN 
THỊ 
THƠM 
06/4/1981 Trường TH-
THCS 
Thanh 
Lương- thị 
xã Bình 
Long 
Giáo 
viên 
dạy 
môn 
GDCD 
CĐSP 100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: cấp trường năm học 
2020 - 2021 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: “Tích hợp TNST để hướng dẫn học sinh 
vận dụng bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân - môn 
GDCD9” 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Giáo dục công dân) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/1/2020 
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 5.1. Tính mới của sáng kiến: 
 Chúng ta đều biết môn học Giáo dục công dân (GDCD) trong chương trình 
giáo dục phổ thông đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục học 
sinh về ý thức và hành vi, góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, rèn 
luyện ý thức sống của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các 
em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân 
chủ, công bằng, văn minh. Ngoài những tiết học chính khoá thì hoạt động khác 
cũng giúp học sinh khác ghi kiến thức và kĩ năng được tốt hơn vận dụng vào 
thực tiễn được thiết thực hơn. 
 2 
 Nhờ vậy, bài giảng của giáo viên và bài học của học sinh sẽ đạt hiệu quả 
hơn. Trước đây khi phương pháp dạy học này chưa được áp dụng phổ biến. Để 
hệ thống, củng cố kiến thức đã học (kiểm tra bài cũ) hoặc vừa mới học (sau mỗi 
tiết học) theo yêu cầu của giáo viên thì học sinh trả lời một cách máy móc theo 
những gì mình đã thuộc, đã nắm như một con vẹt. Thậm chí các em học bài rất 
thuộc, trả lời rất trôi chảy nhưng các em cũng rất nhanh quên. Bởi các em chưa 
biết cách hệ thống kiến thức để nắm bài nhanh và nhớ lâu bằng vận dụng vào 
thực tiễn Nhưng khi đưa hoạt động trải nghiệm sau quá trình học bài mới đã 
phát huy được ở học sinh sự hứng thú, chủ động, rèn luyện tư duy lôgic. Giúp 
các em sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian để học bài, ôn bài, tìm từ khóa và dễ 
dàng nhận biết các từ khóa thiết yếu. Học sinh dễ dàng nắm được kiến thức 
trọng tâm của bài. Các em còn nhớ nội dung bài học được lâu hơn và kích thích 
khả năng sáng tạo đa sắc, đa chiều hơn. Kích thích khả năng khám phá tri thức 
nhờ đó làm tăng thêm tinh thần hiếu học. Mặt khác nhờ liên tục vận dụng mọi kĩ 
năng mà học sinh ngày càng linh hoạt tiếp nhận hiệu quả kiến thức và tự tin vào 
khả năng sáng tạo của mình hơn. Bên cạnh đó phát huy khả năng sáng tạo của 
học sinh. Do trong quá trình trải nghiệm phát huy tối đa khả năng sáng tạo của 
mỗi học sinh đồng thời kết hợp sức mạnh của các cá nhân thành sức mạnh tập 
thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả hoàn thiện hơn. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
 5.2.1. Thực trạng 
Tuy nhiên trong thực tế thực trạng giảng dạy bộ môn GDCD nói riêng và giáo 
dục đạo đức cho học sinh tại các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân 
cấp THCS cũng còn tồn tại những bất cập nhất định. 
+ Một số giáo viên dạy học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên còn 
phổ biến. Việc rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ và hành vi của học sinh 
trong dạy học môn Giáo dục công dân thực hiện đạt hiệu quả chưa cao. 
+ Nhiều phụ huynh và học sinh chưa thực sự quan tâm đến môn GDCD, vẫn còn 
coi đó là môn phụ, là môn học không có trong các kỳ thi quan trọng như thi tốt 
nghiệp hay thi đại học nên học sinh thường học chỉ để có đủ điểm, bỏ qua vấn 
đề suy ngẫm, tìm hiểu thêm kiến thức đằng sau mỗi bài học, thậm chí là học qua 
loa, học cho xong. 
 Ở trường THCS Th- THCS Thanh Lương cũng vậy, dù nhà trường nói chung- 
giáo viên GDCD nói riêng đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong đổi mới phương 
pháp giảng dạy nhưng đôi khi vẫn còn “bó khung” trong khuôn khổ của lớp học, 
giờ dạy nặng tính lý thuyết, khô khan, khó hiểu, khó thuộc, khó vận dụngmặc 
dù đã có những tư liệu, trích đoạn “người thật việc thật”, nhưng sức thuyết 
phục, độ cảm xúc của bài dạy chưa cao. Hơn nữa thời lượng dành cho môn 
 3 
GDCD chỉ có 1 tiết/ tuần mà lượng kiến thức thì khá nhiều, không chỉ riêng nội 
dung chính thức mà nhiều nội dung giáo dục khác nhau cũng được môn GDCD 
“tích hợp” nên việc dạy học mang nặng tính khái quát, giáo viên không có nhiều 
thời gian giảng dạy cặn kẽ cho học sinh những nội dung, vấn đề nào đó mà học 
sinh có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn..điều này tôi thường nhận thấy rõ hơn khi 
dạy các em học bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân – 
GDCD9. 
+ Với 2 tiết bài 15 – GDCD9 yêu cầu cần truyền đạt mục tiêu, kiến thức, kĩ 
năng đến học sinh yêu cầu tương đối dài, khô khan, trừu tượng: qua bài các em 
cần hiểu khái niệm vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí, phân loại được các 
loại vi phạm pháp luật gắn với trách nhiệm pháp lí, ngoài ra các em cũng cần 
phải tìm hiểu thêm rất là nhiều kiến thức pháp luật liên quan tới độ tuổi, hành vi, 
lĩnh vực. phạm tội khác nhau, trong những năm tôi được phân công dạy khối 
9 cứ tới bài này dù bản thân đã cố gắng chuẩn bị kĩ bài giảng nhưng cũng chỉ 
truyền đạt hết các kiến thức cơ bản của bài, việc rèn kĩ năng vận dụng những 
điều đã học vào thực tế ở học sinh còn thực hiện chưa được tốt, đặc biệt sau khi 
kết thúc tiết học tôi vẫn thấy học sinh có cảm giác tiết học nặng nề, khó hiểu, khi 
tôi hỏi lại kiến thức một vài em thì các em trả lời một cách mơ hồ không có tính 
xác thực. 
+ Hơn thế nữa trong cuốn SGK TNST lại không có tiết tổ chức TNST bài 
này cho học sinh nên các em lại càng dễ nhanh quên kiến thức dẫn đến dù đã 
được học nhưng khi vận dụng trong cuộc sống thì mang lại hiệu quả không cao. 
 + Những nội dung đã cải tiến sáng tạo để khắc phục những nhược điểm 
của giải pháp đã biết: 
 Từ những khó khăn, hạn chế trên nó đã phần nào ảnh hưởng tới tâm lí học 
sinh khi học môn GDCD, tới chất lượng bộ môn và công tác giảng dạy của mình 
nên tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp: “ Tích hợp TNST để hướng dẫn học sinh vận 
dụng bài 15: vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân - môn 
GDCD9 vào thực tế cuộc sống đạt hiệu quả cao” tiết TNST này sẽ được tôi xin 
phép nhà trường tổ chức cho các em học sinh khối 9 vào cuối tuần thứ 2 sau khi 
học xong bài 15 qua các bước sau. (Có hướng dẫn và phân công cụ thể cuối tiết 
học ở mỗi lớp.) 
Bước 1: Chuẩn bị. 
1. Thi tìm hiểu pháp luật 
Tôi phân học sinh khối 9 thành 4 nhóm yêu cầu các nhóm về nhà chuẩn bị kĩ 
kiến thức đã học ở bài 15, tìm hiểu kiến thức về luật ATGT, luật phòng chống 
bạo lực học đường, luật phòng chống ma túy.tiết TNST hôm sau mỗi em 
mang theo bảng, phấn để tham gia phần thi tìm hiểu pháp luật. 
2. Xây dựng tình huống 
 4 
Nhóm trưởng 4 nhóm chịu trách nhiệm phân công người viết kịch bản đưa 
giáo viên duyệt sau đó phân vai, tổ chức cho các bạn luyện tập có hiệu quả. 
Nhóm 1: Tình huống về vi phạm ATGT 
Nhóm 2: Tình huống về phá hủy môi trường 
Nhóm 3: Tình huống về bạo lực học đường 
Nhóm 4: Tình huống về buôn bán ma túy 
3. Tập xử lí tình huống. 
 Nhóm trưởng phân công ở nhóm mình 3 bạn sẽ tham gia “phiên tòa giả định” 
để xét xử những hành vi phạm tội ở tình huống của nhóm khác, giáo viên sẽ giao 
nhiệm vụ ngay khi các bạn diễn tình huống xong ở phần 2, mỗi phiên tòa khi 
biết mình tình huống mà nhóm mình xét xử có quyền hội ý, thảo luận trước 5 
phút trước. 
Bước 2: Các hoạt động TNST 
+ Hoạt động 1: Thi tìm hiểu pháp luật 
Tôi sẽ đọc 4 nhóm tất cả 10 câu hỏi có nội dung liên quan đến pháp luật mà 
tôi đã hướng dẫn các em ở buổi trước, các nhóm lắng nghe và trả lời từng câu, 
bạn nào trả lời đúng thì thi tiếp, trả lời sai thì đi ra ngoài cứ như vậy nhóm nào 
trả lời được tới câu cuối cùng sẽ chiến thắng ở phần thi này, sau đó giáo viên 
phát thưởng cho các em. 
Ví dụ1: Khi tham gia giao thông chưa đủ tuổi hoặc vượt đèn đỏ thì sẽ bị xử 
phạt như thế nào. 
2. Theo em độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự. 
3. A rất ghét B và có ý định đánh B một trận thật đau cho bõ ghét, theo em A 
có vi phạm pháp luật không? 
4. Em hiểu gì về người có năng lực hành vi dân sự và người mất năng lực 
hành vi dân sự. 
 5 
Học sinh tham gia thi tìm hiểu pháp luật. 
+ Hoạt động 2: Diễn phân vai theo tình huống đã xây dựng trước. 
Nhóm 1: Tình huống về vi phạm ATGT 
Nhóm 2: Tình huống về phá hủy môi trường 
Nhóm 3: Tình huống về bạo lực học đường 
Nhóm 4: Tình huống về buôn bán ma túy 
 6 
Một số hình ảnh học sinh diễn vân vai. 
+ Hoạt động 3: Đóng vai “Phiên tòa giả định” 
Ở hoạt động này các nhóm (gồm 3 người) lần lượt lên thực hiện nhiệm vụ của 
“phiên tòa giả định” lần lượt tiến hành xét xử hành vi phạm tội trong tình huống 
của nhóm mà mình được phân công theo quy định của đạo đức, pháp luật (sau 5 
phút hội ý), những bạn vi phạm ở nhóm khác có thể phản biện cho mình trong 
quá trình xét xử nhưng phải đúng với quy định của pháp luật 
Nhóm 1: Xét xử tình huống về buôn bán ma túy của nhóm 4 
 Nhóm 2: Xét xử tình huống về bạo lực học đường của nhóm 3 
 Nhóm 3: Xét xử tình huống về vi phạm ATGT của nhóm 1 
 7 
 Nhóm 4: Xét xử tình huống về phá hủy môi trường của nhóm 2 
 Phiên tòa giả định 
 Sau mỗi phiên tòa xét xử, tôi tổ chức học học sinh còn lại nhận xét, đánh 
giá và đưa ra cách xét xử khác (nếu có) khuyến khích tất cả học sinh có mặt đều 
tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau. Sau đó chốt lại chọn ra những “phiên 
tòa giả định” xử lí đúng quy định, hiệu quả, hợp tình hợp lí và tuyên dương các 
em trước tập thể. 
5.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp nêu trên đã được áp dụng tại 
Trường TH -THCS Thanh Lương với sự tham gia của hơn 185 lượt học sinh 
khối 9. 
 Kết quả cho thấy qua tiết TNST này tất cả học sinh rất hứng thú, tích cực và 
có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, đa số các em đã tham gia một cách hết 
mình, chuẩn bị bài rất tốt, khi lên thực hiện nhiệm vụ các em đều thể hiện sự tự 
tin trước đám đông và điều quan trọng là đã xây dựng những tình huống liên 
quan đến kiến thức pháp luật rất thực tế, biết đặt mình vào vị trí là người xét xử 
(tòa án) có kiến thức pháp luật rộng, công minh, chính trực, giúp mình và các 
 8 
bạn hiểu nhiều hơn về các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí cũng 
như các hành vi phạm tội và hình thứ xử lí theo 
quy định của pháp luật chứ không phải ngồi học vẹt nhưng khi cô hỏi thì lại trả 
lời mơ hồ vì không hiểu . 
Thông qua hoạt động này giúp học sinh có kiến thức pháp luật rộng, sâu 
hơn từ đó đã vận dụng được những kiến thức – kĩ năng của pháp luật áp dụng 
vào thực tế cuộc sống, giúp các em khắc sâu kiến thức bài học, rèn kĩ năng sống 
cho mình, hàng ngày tuân thủ theo pháp luật đồng thời sẽ tuyên truyền đến bạn 
bè người thân sống và làm việc theo pháp luật góp phần đảm bảo trật tự an ninh 
ở trường học và ở địa phương. 
Các em cũng ham tìm hiểu pháp luật hơn ở những bài sau, luôn biết nêu cao tinh 
thần sống và làm việc theo pháp luật ở trường, ở nhà như: thực hiện rất tốt luật 
bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, đi xe đạp đúng độ tuổi và đúng quy 
định, không chạy xe máy, không trộm cắp tài sản của người khácgiúp chất 
lượng bài học được nâng cao rõ rệt. 
- Sáng kiến này có khả năng áp dụng đại trà cho học sinh khối 9 các trường 
THCS khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 
6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không. 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
+ Học sinh phải có tình tự giác cao 
+ GVCN cùng đôn đốc và nhắc nhở học sinh theo kế hoạch giáo viên bộ 
môn đã triển khai. 
+ Chi phí: Không mất chi phí về kinh tế. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: 
* Với giải pháp đã áp dụng thu được kết quả rất tốt. Có thể nói rằng đây là 
một cách đổi mới phương pháp dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm có chiều 
sâu, toàn diện và mang tính thực tiễn. Từ cách học trên, tôi có thể giúp học sinh 
nhận thức rõ về pháp các hành vi vi phạm pháp luật cũng như tính nghiêm minh, 
bình đẳng, thượng tôn của pháp luật để từ đó điểu chỉnh được các hành vi của 
mình một cách chuẩn mực và không để bản thân phải vi phạm pháp luật. 
=> Đặc biệt giáo dục được học sinh tính tự giác tuân theo pháp luật, biết 
phê phán những trường hợp vi phạm, biết tuyên truyền người dân cùng thực 
thực...góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và giúp cho trường học ngày càng 
có trật tự kỉ cương, văn minh hơn. 
9.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử: 
 9 
+ Đánh giá của tổ Năng Khiếu trường TH- THCS Thanh Lương, thị xã Bình 
Long, tỉnh Bình Phước: 
. 
. 
. 
... 
... 
... 
... 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Lương, ngày 10 tháng1 năm 2020 
 Người nộp đơn 
Nguyễn Thị Thơm 
Điện thoại liên hệ:0975476197 
Email: ntthomthuy@gmail.com 
 10 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_tnst_de_huong_dan_hoc_sinh_va.pdf