Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh khi dạy chủ đề mạch điện xoay chiều ba pha - Công nghệ 12

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh khi dạy chủ đề mạch điện xoay chiều ba pha - Công nghệ 12

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa và sự bùng nổ thông tin ở thế kỉ XXI, giáo dục cần

giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Mâu thuẫn giữa việc lượng tri thức ngày

càng tăng với thời gian được đào tạo trên ghế nhà trường của mỗi người là có

hạn. Giáo dục cần đào tạo con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường

lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hòa nhập và cạnh

tranh quốc tế, đặc biệt là năng lực hành động, tính sáng tạo, năng động, tính tự

lực và trách nhiệm, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, khả năng học tập

suốt đời. Hiện nay, dạy học tích hợp (DHTH) là một trong những quan điểm

giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất

nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực cho học

sinh.

DHTH được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình

học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp

phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Vì vậy, việc tích hợp liên môn (THLM) trong dạy học nói chung là rất cần thiết.

Tuy nhiên quá trình vận dụng THLM vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng

nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ

môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác.

Trong chương trình Công Nghệ 12 có nhiều nội dung liên quan tới các bộ môn

khác nhau. Đặc biệt phần KĨ THUẬT ĐIỆN đại cương có nhiều kiến thức thực

tiễn và có liên quan tới kiến thức của các bộ môn học khác hơn cả như: toán học,

vật lí, kĩ thuật, mĩ thuật và kiến thức về môi trường cũng như định hướng nghề

nghiệp cho HS. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học cũng như để HS hiểu

sâu rộng kiến thức bài 23, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài :

"Tích hợp kiến thức liên môn theo hướng phát triển năng lực tự học cho

học sinh khi dạy chủ đề Mạch điện xoay chiều ba pha- Công nghệ 12.”

pdf 39 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 794Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh khi dạy chủ đề mạch điện xoay chiều ba pha - Công nghệ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Môn Công nghệ 11. 
- Giáo dục hướng nghiệp. 
2.2. Mạch kiến thức theo nội dung chủ đề: 
 Bài 23: Mạch điện xoay chiều 3 pha- Công nghệ 12 
 Khái niệm về mạch điện xoay chiều 3 pha 
 Cách nối nguồn điện và tải 3 pha 
 Cách nối nguồn 3 pha với tải 3 pha 
 Quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha 
2.3. Phân tích mục tiêu bài học 
2.3.1. Kiến thức 
* Kiến thức nội môn công nghệ: 
 - Học sinh phải hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng 
của mạch điện ba pha. 
 - Biết được cách nối nguồn điện và tải thành hình sao, hình tam giác và các 
quan hệ giữa đại lượng dây và pha. 
 - Hiểu được đặc điểm của mạng điện 3 pha có dây trung tính. 
 - Qui trình thiết kế và chế tạo sản phẩm mô hình minh họa về Máy phát điện 
xoay chiều 3 pha. 
* Kiến thức liên môn: 
 - Môn Vật lí: 
 + Nhận biết được khái niệm về dòng điện xoay chiều 1 pha và dòng điện 
xoay chiều 3 pha. 
 + Hiểu được nguyên lí của Hiện tượng cảm ứng điện từ. 
+ Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều 1 
pha, đồ thị trị số tức thời và đồ thị vecto suất điện động xoay chiều 1 pha. Từ 
đó xây dựng kiến thức liên quan sang máy phát điện xoay chiều 3 pha. 
+ Vận dụng được mối liên hệ giữa I, U, P để giải bài toán đơn giản qua công 
thức P= U.I 
- Môn Toán học: vận dụng trong bài tập tính toán các thông số đại lượng của 
mạch điện xoay chiều : hiệu điện thế, cường độ dòng điện, công suất... 
- Môn Hƣớng nghiệp: định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Kĩ thuật điện 
dân dụng, giáo dục ý thức sử dụng năng lượng điện an toàn và hiệu quả trong 
đời sống. 
2.3.2. Kĩ năng 
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin SGK, internet 
- Kĩ năng liên môn, kết nối kiến thức các môn học có liên quan để giải quyết vấn 
đề hình thành kiến thức mới. 
- Kĩ năng quan sát tranh, video, tự phân tích, tìm hiểu nội dung trên các kênh 
thông tin khác nhau và trình bày suy nghĩ, ý tưởng, nội dung trước nhóm, tổ, 
lớp. 
- Kĩ năng làm việc độc lập với SGK, so sánh, đối chiếu và tổng hợp từ nhiều 
kênh tài nguyên khác nhau: internet, sách chuyên môn, video ứng dụng, thí 
nghiệm minh họađể hình thành khả năng tự học. 
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, cách điều phối công việc giữa các thành viên trong 
hoạt động nhóm. 
- Kĩ năng thực hành nối được tải 3 pha hình sao và hình tam giác. 
2.3.3. Thái độ 
- Tạo hứng thú HS thấy yêu thích môn Công nghệ 12, thấy tính thực tiễn của 
môn học, định hướng nghề. 
- Rèn ý thức tự giác, tinh thần đoàn kết từ các hoạt động nhóm. 
- Hình thành ý thức sử dụng năng lượng điện an toàn và hiệu quả. 
- Thực hiện đúng qui trình làm việc và các qui định về an toàn lao động. 
2.3.4. Năng lực vận dụng của học sinh 
- HS biết vận dụng kiến thức Vật lí để mô tả được cấu tạo và giải thích được 
nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều 3 pha. 
- Vận dụng kiến thức Công nghệ 11- Bài 8 để phân tích qui trình tạo mô hình 
máy phát điện xoay chiều 3 pha trong hoạt động nhóm. 
 - Vận dụng tính thực tiễn ứng dụng của môn Công nghệ 12 trong định hướng 
nghề Điện cho HS. 
- Vận dụng kiến thức vào vấn đề sử dụng năng lượng điện an toàn và hiệu quả 
trong sinh hoạt và sản xuất. 
2.4. Chuẩn bị thiết bị dạy học và học liệu 
* Thiết bị dạy học: 
- Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm 
góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài 
giảng sinh động, hấp dẫn với người học. 
* Đồ dùng dạy học: SGK, sách giáo viên CN 12,mô hình lắp máy phát điện xoay 
chiều,mô hình lắp mạch điện 3 pha, bảng, phấn, phiếu học tập dành cho HS. 
* Học liệu dạy học: 
- Kiến thức Vật lí: video minh họa 
+ Hiện tượng cảm ứng điện từ. 
+ Máy phát điện xoay chiều 3pha- vật lí 12. 
+ Quan hệ giữa dòng điện, hiệu điện thế, công suất trong mạch điện xoay 
chiều 
- Kiến thức Toán học: linh hoạt trong biến đổi công thức để tính giá trị các thông 
số điện liên quan. 
 + Máy tính cầm tay. 
 + Dụng cụ vẽ sơ đồ mạch 
- Kiến thức hướng nghiệp: Video minh họa 
+ An toàn lao động khi sử dụng năng lượng điện 
+ Thị trường nghề và một số cơ sở đào tạo trong kĩnh vực Kĩ thuật điện. 
* Các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của chủ đề 
 Chủ đề ứng dụng phần mềm Powerpoint để soạn bài giảng. Nhờ có phần 
mềm này mà chúng tôi đã tạo ra được các slide và các hiệu ứng để tạo sự sinh 
động cho bài giảng. Đặc biệt là các hình ảnh, video có thể nêu bật được nội dung 
cần đạt của bài học. 
2.5. Các nội dung tích hợp cụ thể trong chủ đề 
Chủ đề Mạch điện xoay chiều ba pha được phân phối với thời lượng 3 tiết dạy 
độc lập trong 3 tuần với phân lượng kiến thức và thời gian như sau: 
- Tiết 1: + Tìm hiểu về khái niệm mạch điện xoay chiều 3 pha. 
 + Cách nối nguồn điện với tải 3 pha 
- Tiết 2: + Sơ đồ mạch điện 3 pha 
 + Quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha 
 + Ưu điểm của mạch điện 3 pha 4 dây 
 - Tiết 3: + Bài tập vận dụng 
 + Liên hệ hướng nghiệp. 
Tên 
chủ đề 
Địa chỉ tích 
hợp 
Nội dung tích hợp 
Mạch 
điện 
xoay 
chiều 
3 pha 
I.Khái niệm về 
mạch điện 
xoay chiều 3 
pha 
-Nguồn điện 3 
pha: 
+ Cấu tạo 
+ Nguyên lí 
+ Đồ thị trị số 
suất điện động 
3 pha 
- Tải 3 pha: 
- Kiến thức môn Vật lí: 
+ Hiện tượng cảm ứng điện từ. 
+ Cấu tạo và nguyên lí làm việc của Máy phát điện 
xoay chiều 1 pha- bài 17- Vật lí 12. 
- Kiến thức môn Toán học: 
+ Cách biểu diễn đồ thị hình sin của hàm số y= sin x 
 hàm số y= sin x + 2π/3 
hàm số y= sin x - 2π/3 
+ Cách biểu diễn vecto trong hình học 10 
- Hƣớng nghiệp: một số loại tải 3 pha trong sản phẩm 
của ngành Kĩ thuật điện 
II: Cách nối 
nguồn điện với 
tải 3 pha 
- Kiến thức môn Vật lí : 
+ Cách đọc sơ đồ nguyên lí 
+ Cách mắc mạch điện lắp đặt. 
+ Kiểm tra tính thông mạch 
- Hƣớng nghiệp : 
+ Thực hành lắp mối nối kĩ thuật 
+ Thực hành nối mạch điện nguồn và tải theo sơ đồ 
+Giáo dục an toàn lao động trong nghề điện dân dụng 
III. Sơ đồ 
mạch điện 3 
pha 
- Sơ đồ nối 
nguồn điện với 
tải. 
- Quan hệ giữa 
- Kiến thức môn Vật lí : 
+ Cách đọc sơ đồ nguyên lí 
+ Cách mắc mạch điện lắp đặt. 
+ Kiểm tra tính thông mạch 
+ Công thức vật lí P= U. I 
+ Khái niệm hiệu điện thế , cường độ dòng điện trong 
mạch điện xoay chiều 3 pha 
- Hƣớng nghiệp : 
+ Thực hành lắp mối nối kĩ thuật 
+ Thực hành nối mạch điện nguồn và tải theo sơ đồ 
 đại lƣợng dây 
và đại lƣợng 
pha. 
+Giáo dục an toàn lao động trong nghề điện dân dụng 
- Kiến thức môn Toán học: 
+ Vận dụng biến đổi linh hoạt các công thức vật lí để 
tính các giá trị của thông số điện liên quan giữa đại 
lượng pha và dây. 
 IV. Ƣu điểm 
của mạch 3 
pha 4 dây 
- Bài tập vận 
dụng 
- Kiến thức môn Vật lí : 
+ Cơ sở phân tích và vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện 
xoay chiều 3 pha trong thực tế 
- Kiến thức môn Toán học: 
+ Vận dụng biến đổi linh hoạt các công thức vật lí để 
tính các giá trị của thông số điện liên quan giữa đại 
lượng pha và dây. 
- Hƣớng nghiệp: 
+ Tính toán, kiểm tra các thông số điện trong bảo dưỡng 
và sửa chữa đồ dùng điện dân dụng. 
+ Giới thiệu hướng nghiệp ngành Điện. 
2.6. Một số phƣơng pháp dạy học tích hợp: 
 Để nâng cao hiệu quả của DHTH, tôi đã đưa ra một số phương pháp để dạy học 
tích hợp như sau: 
- Dạy học theo dự án, Phương pháp vấn đáp - thuyết trình, phương pháp thảo 
luận nhóm - phát hiện kiến thức, phương pháp điều tra lấy ý kiến, phương pháp 
trực quan phát hiện, phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. 
3. Xây dựng giáo án chủ đề 
 3.1 Giáo án theo phương pháp dạy đơn môn Công nghệ ( phụ lục 1) 
 3.2 Giáo án theo phương pháp tích hợp liên môn ( phụ lục 2) 
4. Phƣơng pháp đánh giá 
- Tiến hành khảo sát thông qua hình thức phiếu đánh giá kiến thức và thái độ của 
HS trước khi thực hiện dự án ( phụ lục) 
- Trong quá trình triển khai dự án, tôi đánh giá ý thức mỗi HS thông qua hoạt 
động và kết quả sản phẩm của mỗi nhóm. 
 - Sau khi thực hiện dự án xong, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của HS 
dưới hình thức: làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan ( phụ lục) 
 Hình thức kiểm tra đánh giá bằng bài trắc nghiệm. Đề kiểm tra gốc được 
trộn đảo thành 04 mã đề. Học sinh thực hiện làm 10 câu trắc nghiệm trong 
khoảng thời gian quy định là 15 phút. Sau đó tôi sẽ thu và chấm theo thang điểm 
để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh. 
 Như vậy, bằng việc đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá của nguời 
học thì tôi có thể đánh giá một cách khách quan hơn, đánh giá từ nhiều góc độ 
về dự án của mình. 
III. Kết quả nghiên cứu 
1. Kết quả chủ quan 
Theo quan sát trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy: 
- Học sinh hứng thú và thái độ tích cực trong hoạt động học hơn. 
- Giờ học sôi nổi, tất cả các thành viên đều làm việc, không có hiện tượng HS 
làm việc riêng trong giờ học. 
- Mục tiêu bài dạy hoàn thành với hiệu quả cao hơn. 
- Học sinh đã có lưu tâm đến vấn đề hướng nghiệp. 
- Có sự phân hóa HS rõ rệt. 
- Đề tài này nếu thực hiện đối với HS khá giỏi thì GV sẽ chỉ cần hướng dẫn HS 
tự học, nhưng triển khai đối với HS trung bình yếu thì cần điều chỉnh mục tiêu 
bài dạy cho phù hợp, GV phải. 
- Đề tài này tôi mới thực nghiệm lần đầu nên còn nhiều phát sinh, thiếu sót và 
lúng túng: 
+ Khi giao nhiệm vụ về nhà có nhóm chưa thực hiện nên đã ảnh hưởng đến dự 
kiến tổ chức của tôi 
+ Trong khâu tổ chức chuyển giao nhiệm vụ và cho HS thuyết trình sản phẩm bị 
kéo dài thời gian do năng lực của HS còn hạn chế, HS chưa thực sự tích cực 
+ Bản thân tôi chưa có kĩ năng thành thạo về công nghệ thông tin nên để làm 
xong đề tài này cần sự hỗ trợ của đồng nghiệp, phải đầu tư nhiều thời gianNếu 
muốn áp dụng phạm vi rộng đòi hỏi Gv phải không ngừng học hỏi cập nhật kiến 
thức và kĩ năng máy tính thường xuyên. 
2.Kết quả khách quan 
 Dựa vào kết quả phiếu khảo sát sau khi kết thúc chủ đề cho thấy 
 Sáng kiến này được áp dụng trong học kỳ II năm học 2020 – 2021 trên đối 
tượng HS các lớp 12A5, 12A6, 12A8, 12A9 là học sinh trung bình khá . Trong 
đó, lớp 12A6; 12A8 áp dụng thực nghiệm, còn lớp 12ª5; 12ª9 dạy theo phương 
 pháp truyền thống (đối chứng). Kết quả khảo sát khi cho HS thực hiện kiểm tra 
trắc nghiệm khách quan thì kết quả thể hiện ở phiếu khảo sát. 
 Lớp – sĩ số 
Xếp loại Giỏi Khá 
Trung 
bình 
 ếu Kém 
Thực 
nghiệm 
12A6(31hs) 
Số 
lượng 
18 9 4 0 0 
Phần 
trăm 
58% 29% 13% 0% 0% 
Đối 
chứng 
12ª5(31hs) 
Số 
lượng 
11 15 5 0 0 
Phần 
trăm 
35,5% 48,5% 16% 0% 0% 
Thực 
nghiệm 
12A8(24hs) 
Số 
lượng 
13 8 3 0 0 
Phần 
trăm 
54% 33% 13% 0% 0% 
Đối 
chứng 
12ª9(23hs) 
Số 
lượng 
9 10 4 0 0 
Phần 
trăm 
39% 43.5% 17.5% 0% 0% 
- Phiếu thăm dò ý kiến: 100% số học sinh được lấy phiếu thăm dò 
 Lớp – sĩ số Phiếu 
thăm dò 
Hữu 
ích 
Thú vị 
Bình 
thường 
Không 
thích 
Thực 
nghiệm 
12A6(31hs) 
Trước 29% 35.5% 26% 9.5% 
Sau 48,5% 35.5% 25% 0% 
Đối 
chứng 
12ª5(31hs) 
Trước 26% 29% 32% 13% 
Sau 29% 29% 25% 16% 
Thực 
nghiệm 
12A8(24hs) 
Trước 25% 21% 33% 21% 
Sau 37,5% 41.5% 16.5% 4,5% 
Đối 
chứng 
12ª9(23hs) 
Trước 26% 26% 30.5% 17.5% 
Sau 26% 35% 30.5% 8.5% 
So sánh kết quả trƣớc và sau khi áp dụng đề tài ta thấy: 
+) Đối với lớp 12ª6, 12ª8 được thực nghiệm làm quen với việc hoạt động theo 
dự án, nhóm đã tự trao đổi tìm tòi kiến thức để thực hiện nhiệm vụ GV giao 
trước ở nhà, kết hợp với sử dụng kiến thức Gv tổng hợp lại sau khi kết thúc chủ 
đề khiến cho học sinh hứng thú học tập với môn Công nghệ hơn. Có những học 
sinh chưa hứng thú học tập môn Công nghệ cũng đã thấy thú vị hơn khi học kiến 
 thức mới qua các video khai thác bài học qua kênh thông tin mạng . Các em 
cũng chủ động, tích cực hơn trong việc tìm hiểu sâu kiến thức Vật lí, Khoa học 
kĩ thuật và ứng dụng của Công nghệ trong thực tiễn để có thể vận dụng nó một 
cách linh hoạt khi áp dụng giải quyết bài toán thực tế. Vì vậy kiến thức cơ bản 
môn Công nghệ không bị sáo rỗng mơ hồ nữa. 
+) Lớp 12ª5, 12ª9 là lớp đối chứng, vẫn dạy theo cách cũ, kết quả về sự hứng thú 
học tập môn Công nghệ 12 của học sinh không có thay đổi mấy so với trước khi 
thực hiện đề tài. 
+) Kết quả bài kiểm tra của lớp 12ª6, 12ª8 có tỉ lệ cao hơn của lớp 12ª5, 12ª9 cụ 
thể: Số lượng học sinh đạt điểm Khá giỏi cao hơn và số học sinh đạt điểm yếu ít 
hơn. Điều này là do các em 12ª6 và 12ª8 thấy hứng thú hơn trong học tập nên 
phần tự học và ôn luyện cũng tốt hơn. 
 Kết quả thực nghiệm ở trên có thể chưa cao, song so với mặt bằng chung 
của trường học nơi tôi công tác – phần lớn là HS trung bình, yếu thì kết quả này 
đáng ghi nhận. Đặc biệt hơn, tôi nhận thấy khi dạy học theo hướng liên môn này 
ngoài việc giúp cho các em có thể hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn thì các em 
đã dần lấy lại hứng thú với môn học. Theo tôi, đó mới là kết quả lớn nhất của đề 
tài. 
3.Bài học kinh nghiệm rút ra 
Qua việc nghiên cứu và giảng dạy tôi rút ra bài học: 
- Trước tiên người GV cần hiểu rằng: Để trở thành một GVgiỏi, được HS yêu mến 
phải là người có kiến thức. Muốn có được kiến thức sâu, rộng thì người GV cần phải 
yêu nghề, kiên trì, phải đọc, sưu tầm nhiều tài liệu tham khảo ở đa dạng các lĩnh vực 
liên quan để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình. 
- Phải biết học hỏi, biết lắng nghe, tìm hiểu và trao đổi kiến thức với đồng 
nghiệp và trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
- Có kiến thức tốt chưa hẳn đã dạy hay. Mà dạy hay cần có phương pháp khoa 
học cả về cách truyền đạt và nội dung kiến thức. 
- Cần có kế hoạch cụ thể đối với bộ môn học, tiết học, các hoạt động thực tế để 
từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các em. 
 PHẦN BA : KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ 
1. Kết luận chung 
Vấn đề tích hợp liên môn hiện nay là một vấn đề bức thiết với trong nền giáo 
dục của Việt Nam và tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Bởi xã hội ngày càng 
phát triển đòi hỏi con người phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Một 
thời đại mới cần có những con người đổi mới, nhanh nhạy, tự tin, làm chủ bản 
thân, làm chủ xã hội. Để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, bắt 
kịp với xu thế mới của thời đại đòi hỏi con người phải có kiến thức ở nhiều lĩnh 
vực khác nhau. Vì vậy, giáo dục HS theo hướng tích hợp liên môn là rất quan 
trọng được triển khai rộng rãi trong tất cả các nhà trường trên phạm vi toàn quốc. 
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc tích hợp liên môn, tôi đã tìm tòi 
các tư liệu, các hướng khai thác về vấn đề này sao cho có hiệu quả nhất trong 
quá trình giảng dạy. Đặc biệt trong giảng dạy CN 12, với nhiều nội dung có liên 
quan tới nhiều lĩnh vực như vật lí.toán học và định hướng nghề nghiệp. Khi 
DHTH, tôi nhận thấy các em nắm được bản chất kiến thức, đồng thời các em 
hiểu sâu hơn về mặt lí thuyết và nắm được kiến thức tổng quan về các lĩnh vực 
rất tốt. Tuy nhiên, đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót mà có thể tôi chưa 
phát hiện ra được. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, đồng 
nghiệp và các bạn. 
2.Đề xuất, kiến nghị 
Môn CN 12 - môn học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức giúp 
cho HS định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy tôi xin đưa ra một vài 
đề nghị sau: 
- Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp 
+ Các đồng nghiệp cũng cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến về chuyên môn 
để cùng rút ra kinh nghiệm. 
+ Cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc áp dụng các kiến thức 
liên môn trở nên dễ dàng hơn. 
+ Nên thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề về vấn đề chuyên môn để giúp 
các đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng giúp nhau trưởng thành. 
- Với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường 
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GV như tài liệu, sách tham khảo. 
+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung đổi mới này trong môn CN12 
cũng như các môn học khác bằng nhiều hình thức như: kiểm tra định kỳ. 
+ Tổ chức một số buổi dạy mẫu ở một số bài khó, bài hay để GV các trường 
cùng học hỏi. 
 + Phổ biến các sáng kiến, đề tài khoa học hay để các giáo viên cùng trao đổi 
kinh nghiệm và học tập. 
 Trên đây, tôi đã trình bày sáng kiến "Tích hợp kiến thức liên môn theo 
hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh khi dạy chủ đề Mạch điện 
xoay chiều ba pha- Công nghệ 12.” 
 Rất mong đƣợc sự ủng hộ, đóng góp của các đồng nghiệp! 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
XÁC NHẬN CỦA 
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ 
Hà nội, ngày 2 tháng 4 năm 2021 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác. 
Tác giả 
Hà Thị Hải Yến 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. Hà Nội – 
NXB Đại Học Sư Phạm, tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn 
Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010) 
3. Nhiệm vụ, thách thức của giáo viên, học sinh Việt Nam trong dạy học theo dự 
án. Tạp chí khoa học trường ĐH Sư phạm TPHCM số (31) – Phan Đồng Châu 
Thủy (2011) 
4. Hoạt động học tập trong dạy học dự án và những kết quả thu được. Tạp chí 
khoa học trường ĐH Sư phạm Hà Nội số (6) – Đỗ Hương Trà, Phùng Việt Hải 
(2008) 
5. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Trần Bá 
Hoành (2007), Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 
6. Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại- Cơ sở đổi 
mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại Học Sư Phạm. 
7. [Côvaliov A. G. (1971), Tâm lí học cá nhân, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 
tr.84-127]. 
8. Rogiers X., Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng 
lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996. 
9. Hƣớng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Công nghệ, cấp 
THPT, Bộ Giáo dục và đào tạo,2011. 
10. Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ, cấp 
THPT, NXB Giáo dục Việt Nam,2010. 
11. Sách giáo khoa CN12, Sách giáo viên CN12, NXB Giáo dục Việt 
Nam,2011. 
12. Chuyên đề bồi dƣỡng giáo viên về thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ 
thông mới môn Công nghệ THPT, 2019. 
PHẦN PHỤ LỤC 
1.Phụ lục 1: Giáo án theo phương pháp dạy đơn môn Công nghệ 
Tiết 25+26+27 Bài 23. Mạch điện xoay chiều ba pha (3 tiết) 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : 
- Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba 
pha. 
- Biết được cách nối nguồn điện và tải hình sao , hình tam giác và các mối liên 
hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha. 
2. Kĩ năng : 
- Vẽ được sơ đồ và mắc thành thạo tải ba pha theo kiểu hình sao và tam giác. 
3. Thái độ : 
- Tích cực thảo luận, tìm hiểu kiến thức 
- Thực hiện an toàn lao động trong thực hành. 
II. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : 
- Tranh vẽ hình 23.1; đồ thị hình 23.2 ;23.5 ; 23.6 ; 23. 7 23.8 ; 23.9 và 23.10 
SGK 
- Video minh họa cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều. 
- Máy tính, máy chiếu  
- Thiết kế bài giảng điện tử trên cơ sở giáo án word. 
2. Học sinh : 
 - Tìm hiểu trước nội dung bài mới . 
3. Phân bố nội dung bài dạy: 
Tiết 25 
 I. Khái niệm về mạch điện xoay chiều 3 pha 
 II. Cách nối nguồn điện và tải 3 pha 
 Tiết 26 
 III. Cách nối nguồn 3 pha với tải 3 pha 
Tiết 27 
 IV. Quan hệ giữa đại lƣợng dây và đại lƣợng pha 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HS 
Tiết 25- HĐ 1: ổn định, kiểm tra, giới thiệu bài mới 
Kiểm tra bài cũ: 
- Lưới điện được phân 
-Ổn định: kiểm tra sĩ số 
lớp 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ 
số lớp. 
thành hai loại lưới điện nào, 
có cấp điện áp nào ? 
Bài 23 : MẠCH ĐIỆN 
XOAY CHIỀU BA PHA 
- Kiểm tra bài cũ: GV 
gọi HS và nêu câu hỏi 
-Giới thiệu bài mới: 
ngành công nghiệp sử 
dụng năng lượng gì ? 
đặc điểm nguồn điện ra 
sau ? để hiểu vấn đề 
này hôm nay chúng ta 
cùng nghiên cứu bài 23 
mạch điện xoay chiều 3 
pha 
- HS: được gọi trả lời 
=> HS khác nhận xét 
- HS: Lắng nghe 
HĐ 2 : Tìm hiểu khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha 
I. Khái niệm : 
1. Nguồn điện ba pha : 
a) Khái niệm : 
 Mạch điện xoay chiều ba 
pha gồm nguồn điện ba 
pha, đường dây ba pha và 
các tải ba pha. 
b) Cấu tạo : 
+ Gồm ba cuộn dây quấn 
AX, B ,CZ đặt lệch nhau 
120
0
 trên một giá tr

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_theo_huong.pdf