Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức động cơ hiện đại vào Công nghệ Lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức động cơ hiện đại vào Công nghệ Lớp 11

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Kiến thức phần ba: Động cơ đốt trong là một trong những phần nội dung

chính của chương trình sách giáo khoa Công nghệ 11.

Về mặt lí luận: Động cơ đốt trong gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính. Nó là

nội dung kiến thức khoa học và chuyên ngành về máy móc rất phức tạp với

nhiều chi tiết máy đa dạng rất khó hình dung nếu chỉ đơn thuần nội dung và

hình ảnh của sách giáo khoa khá cũ so với hiện tại. Vì vậy quá trình giảng dạy

bộ môn này, với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc các hệ thống của

động cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy,

sự tiếp thu của học trò.

Về thực tiễn: Động cơ đốt trong là nguồn động lực được sử dụng phổ biến

trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông

vận tải, quân sự .rất gần gủi với đời sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng đang

có một thực tế các em học sinh luôn nhìn nhận đây là một môn học phụ nên các

em chỉ học một cách qua loa đại khái, chính vì vậy mà các giáo viên dạy bộ môn

này luôn gặp khó khăn và bế tắc trong việc truyền cảm hứng học tập cho các em.

Có tính cấp thiết như vậy, trên cơ sở chương trình sách giáo khoa và các

thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin hiện có tôi đã định hướng học sinh tìm tòi

kiến thức động cơ hiện đại phù hợp với từng bài học giúp học sinh hiểu và nắm

bài nhanh nhất, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Công nghệ ,

đồng thời giúp học sinh tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày

nay.

Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Tích hợp kiến thức Động cơ hiện

đại vào Công nghệ lớp 11” để làm nội dung sáng kiến kinh nghiệm của mình.

pdf 14 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 580Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức động cơ hiện đại vào Công nghệ Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ 
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 
SÁNG KIẾN 
TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỘNG CƠ HIỆN ĐẠI VÀO 
CÔNG NGHỆ LỚP 11 
Lĩnh vực: Công Nghệ Công Nghiệp 
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai Nhung 
Chức vụ: Giáo viên tổ Vật Lí - CNCN 
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi 
Năm học: 2020 - 2021 
 2
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
Kiến thức phần ba: Động cơ đốt trong là một trong những phần nội dung 
chính của chương trình sách giáo khoa Công nghệ 11. 
Về mặt lí luận: Động cơ đốt trong gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính. Nó là 
nội dung kiến thức khoa học và chuyên ngành về máy móc rất phức tạp với 
nhiều chi tiết máy đa dạngrất khó hình dung nếu chỉ đơn thuần nội dung và 
hình ảnh của sách giáo khoa khá cũ so với hiện tại. Vì vậy quá trình giảng dạy 
bộ môn này, với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc các hệ thống của 
động cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, 
sự tiếp thu của học trò. 
Về thực tiễn: Động cơ đốt trong là nguồn động lực được sử dụng phổ biến 
trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông 
vận tải, quân sự.rất gần gủi với đời sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng đang 
có một thực tế các em học sinh luôn nhìn nhận đây là một môn học phụ nên các 
em chỉ học một cách qua loa đại khái, chính vì vậy mà các giáo viên dạy bộ môn 
này luôn gặp khó khăn và bế tắc trong việc truyền cảm hứng học tập cho các em. 
Có tính cấp thiết như vậy, trên cơ sở chương trình sách giáo khoa và các 
thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin hiện có tôi đã định hướng học sinh tìm tòi 
kiến thức động cơ hiện đại phù hợp với từng bài học giúp học sinh hiểu và nắm 
bài nhanh nhất, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Công nghệ , 
đồng thời giúp học sinh tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày 
nay. 
Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Tích hợp kiến thức Động cơ hiện 
đại vào Công nghệ lớp 11” để làm nội dung sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
 3
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Thực trạng của vấn đề: 
 Việc đổi mới trong dạy học là một khâu rất quan trọng để phát triển tư duy 
sáng tạo của học sinh. Ngày nay chủ trương của bộ GD – ĐT là quá trình dạy 
học phải lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải là người chủ động tiếp thu 
kiến thức, giáo viên đóng vai trò định hướng dẫn dắt để các em chủ động tiếp 
thu kiến thức. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, một trong 
những nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô đó là phải cập nhật được những 
kiến thức mới phù hợp với nội dung bài học để truyền đạt đến học sinh, nếu giáo 
viên chỉ sử dụng kiến thức trong sách giáo khoa thì chưa đủ thuyết phục học 
sinh, bởi vì một số kiến thức trong sách giáo khoa đã lạc hậu so với sự phát triển 
hiện tại của khoa học công nghệ. Đặc biệt với phần động cơ trong công nghệ lớp 
11 có rất nhiều kiến thức gắn liền với thực tế rất hữu ích cho học sinh, bên cạnh 
đó môn công nghệ cũng góp phần định hướng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng 
thực hành và kĩ năng sống cho học sinh. Nguyên nhân của vấn đề không chỉ nằm 
ở ý thức học tập của các em với bộ môn này mà còn ở nơi giáo viên chưa tìm ra 
được giải pháp giảng dạy phù hợp để tạo ra sự sinh động trong các tiết dạy và 
cảm hứng học tập cho các em. 
 Vấn đề mà tôi nghiên cứu, đưa ra làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm là tích hợp 
kiến thức động cơ hiện đại vào dạy phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 
một số hệ thống của động cơ đốt trong phạm vi từ Bài 25 đến Bài 30 Môn 
Công nghệlớp 11. Các bài này thuộc Chương 6 “Cấu tạo động cơ đốt trong ”. 
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh rất khó hình dung về nguyên lý hoạt 
động của các hệ thống ở động cơ đốt trong vì nó rất trìu tượng và khó không 
nhìn thấy được. Trong phần này nếu chỉ dùng nội dung và hình vẽ SGK sẽ 
không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, không tạo ra sự hứng thú 
cho các em, dễ gây ra sự nhàm chán và các em tiếp thu kiến thức một cách thụ 
động làm cho tiết học công nghệ buồn tẻ không sinh động. Khi giảng dạy bài 
này giáo viên cần dạy theo phương pháp dạy học như thế nào để: 
 4
+ Học sinh nắm được cấu tạo chung của hệ thống, hiểu được các sơ đồ khối của 
các hệ thống, từ đó tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của các hệ thống. 
+ Học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức của để khảo sát thực tế. 
2. Thực tiễn dạy học: 
 Bài 29: Hệ thống đánh lửa 
Sách giáo khoa chỉ giới thiệu hệ thống đánh lửa không tiếp điểm: 
 Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm 
Giáo viên định hướng học sinh cập nhật những kiến thức hiện đại ngày nay: 
Gi¸o viªn dïng hiÖu øng ®Ó ®­a ra cÊu t¹o cña tõng 
chi tiÕt trong hÖ thèng vµ gi¶i thÝch râ côm b¸n dÉn CDI. 
Gi¸o viªn giíi thiÖu sù thay thÕ cña b¸nh ®µ tõ tÝnh cho 
Ma nhª t«. (Dïng liªn kÕt giíi thiÖu qua cÊu t¹o cña c¸c 
chi tiÕt cña hÖ thèng ®¸nh löa trªn xe m¸y. Chôp chi tiÕt 
thËt chiÕu trªn POWERPOINT) 
 5
H×nh 1. CÊu t¹o cña b¸nh ®µ tõ tÝnh trªn xe m¸y thay 
thÕ cho Ma nhª t« 
H×nh 2. BiÕn ¸p ®¸nh löa 
H×nh 3. CÊu t¹o cña CDI ( Côm b¸n dÉn ®¸nh löa) 
a/ H×nh d¸ng vá bªn 
ngoµi 
b/ CÊu t¹o bªn 
trong 
Cuộn dây nguồn 
Cuộn dây điện 
chiếu sáng 
Cuộn dây 
Điều khiển 
Nam ch©m 
vÜnh cöu 
 6
 7
Bài 29: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng 
Với bài này SGK chỉ giới thiệu sơ đồ khối về hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế 
hòa khí và hệ thống phun xăng 
Nhưng hiện nay hệ thống phun xăng được cải tiến nhiều và có rất nhiều loại: 
Bộ điều 
Khiển phun 
Đường ống 
hút 
Bầu lọc khí 
Xi lanh 
Động cơ 
Các cảm 
biến 
Thùng 
xăng 
Bầu 
lọc 
Bơm 
xăng 
Bộ điều 
chỉnh P 
Vòi 
phun 
Đường xăng chính 
Đường xăng hồi 
Đường điều khiển tín hiệu 
Đường không khí 
Đường hoà khí 
 8
 9
3. Quá trình thực hiện: 
 Năm học 2019 - 2020 bản thân tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy Công nghệ 5 
lớp 11: 11B1, 11B2, 11B4, 11B6, 11B7. Do tình hình dịch bệnh Covid 19 nên 
phân phối chương trình có thay đổi sau thời gian học online và học sinh đã tới 
trường trở lại vào đầu tháng 5 năm 2020. Để tránh sự thụ động và nhàm chán 
trong học tập sau một thời gian nghỉ học dài tôi đã định hướng học sinh tự tìm 
hiểu kiến thức hiện đại của động cơ trên cơ sở các tiết lí thuyết trên lớp. Giáo 
viên phân công hai em một nhóm tìm hiểu quan sát động cơ ôtô, xe máy hiện 
nay và tham khảo internet kết hợp nội dung kiến thức sách giáo khoa tạo ra các 
sản phẩm là hình ảnh, là đoạn phim trình chiếu cho các bạn xem tại lớp. Cụ thể 
như sau: 
Lớp 11B1. Bài hệ thống đánh lửa: nhóm thuyết trình (Trương Công Tuấn 
Kiệt – Nguyễn Thị Thúy Hà) ngày 20/5/2020. Các em dùng điện thoại thông 
minh cá nhân để truy cập thông tin và kết hợp với tivi tại lớp học để trình chiếu. 
 10
Tại lớp 11 B2. Bài: Ôn tập. Nhóm thuyết trình( Nguyễn Khánh Huyền- 
Phan Trịnh Diệm) vào ngày 27/5/2020 đã làm video về Động cơ đốt trong đăng 
lên youtube. Sau đó kết hợp với tivi tại phòng học trình chiếu và thuyết trình . 
 11
Hiện tại với năm học 2020-2021 tôi cũng đang hướng dẫn các em ở khối 
11sử dụng những thiết bị công nghệ hiện đại để truy cập những kiến thức mới 
nhất vào các tiết học ở các lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4, 11B1, 11B2: 
Tại lớp 11A1. Bài: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí. Nhóm thuyết trình 
(Lê Thị Thạnh - Nguyễn Thế Huy) vào ngày 26/02/2021. Các em giới thiệu dây 
chuyền sản xuất tự động và tích hợp bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí. 
Tại lớp 11B1. Chuyên đề : Tổng quan về động cơ đốt trong. Nhóm thuyết 
trình (Lê Đức Bảo – Dương Thị Bích Ngọc) vào ngày 25/02/2021. Các em giới 
thiệu về động cơ 4 kì và những ứng dụng của nó trong những phương tiện giao 
thông. 
 12
4. Kết quả thực hiện: 
Qua quá trình triển khai tích hợp kiến thức động cơ hiện đại vào bài học 
thông qua định hướng và giao nhiệm vụ về nhà của giáo viên ; học sinh các lớp 
yêu thích hơn với môn học. Các em có sự so sánh trong các bài thuyết trình của 
các nhóm, của bản thân để hoàn thiện mình cũng như muốn thể hiện mình trước 
tập thể nhằm tạo ra những tiết học sôi nổi và bổ ích. 
Qua trao đổi với giáo viên cùng khối 11 của các trường THPT trên địa bàn 
tỉnh Quảng Trị, tôi nhận thấy rằng phương pháp mới này có nhiều ứng dụng tích 
cực và đạt được hiệu quả cao. Cụ thể ở bảng đánh giá trước và sau tác động của 
phương pháp mới dưới đây. 
Năm học 2018 – 2019 Năm học 2019 – 2020 
 13
( sử dụng phương pháp thường) ( sử dụng phương pháp mới) 
 Khá Tốt Khá Tốt 
11B3 22/40 (55%) 18/40 (45%) 11A1 8/35 (23%) 27/35 (77%) 
11B4 20/39 (51%) 19/39 (49%) 11A3 11/38 (30%) 27/38 (70%) 
11B5 25/41 (61%) 16/41 (39%) 11B1 11/38 (28%) 27/38 (72%) 
11B6 18/40 (45%) 22/40 (55%) 11B2 15/41 (36% ) 26/41 (64%) 
III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 
Sau khi hình thành ý tưởng và bắt tay vào thực hiện đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm, bản thân tôi thấy giảng dạy là tập hợp nhiều phương pháp và nhiều 
cách thức đổi mới sáng tạo không ngừng của giáo viên. Với những thành công 
bước đầu như là học sinh được tiếp cận những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện 
đại ngày nay, rèn luyện cho các em được rất nhiều kĩ năng. Bên cạnh đó giáo 
viên và học sinh không chỉ soạn bài giảng trên máy tính hay copy bài trên USB 
mà nay các em đã có những sản phẩm trên chiếc điện thoại cầm tay, hay những 
bài tải lên trang youtube để đóng dấu sản phẩm mang tên mình. cùng với 
đó là những em hăng say hứng thú với bộ môn Công nghệ. Tôi hi vọng sáng 
kiến kinh nghiệm của mình góp phần nhỏ bé vào công việc giảng dạy. Tôi mong 
 14
được sự đóng góp ý kiến của anh chị em đồng nghiệp để đề tài này thêm phong 
phú và hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Quảng Trị, ngày 07 tháng 03 năm 2021 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác. 
Người viết 
Nguyễn Thi Mai Nhung 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_dong_co_hien_dai_va.pdf