1.1. Lý do chọn đề tài:
Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: Dạy học theo hướng
tích hợp, trong đó Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên
tai là nội dung được áp dụng vào trong quá trình dạy và học. Môn Địa lí cấp
THCS (Trung học cơ sở) cũng đang chuyển mình bắt kịp với xu thế này. Vậy vì
sao lại phải tích hợp nội dung này vào quá trình giảng dạy các môn học nói
chung và môn Địa lý nói riêng?
Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên phải chịu tác động
của thiên tai, gây thiệt hại rất lớn đến người và của. Thế nhưng dường như
chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp thực sự hiệu quả để phòng chống và hạn chế
thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo chương trình hành động trong ngày thế giới
phòng chống thiên tai, thì nhiệm vụ giáo dục về thiên tai rất lớn, đó là “ bảo vệ
môi trường, phòng chống thiên tai từ trường học”. Cả thế giới quan tâm và tích
cực thực hiện chương trình này bằng rất nhiều biện pháp và đã đạt được nhiều
kết quả tích cực. Còn ở Việt Nam, vấn đề này đã thực hiện như thế nào và hiệu
quả đến đâu, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục? Với đề tài nhỏ này, hi vọng sẽ
góp phần nhắc nhở mọi người ý thức hơn nữa của việc giáo dục bảo vệ môi
trường phòng tránh thiên tai cho học sinh. Đặc biệt hơn là một giáo viên dạy Địa
lí, chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi khi đề cập tới đề tài này, góp phần quan trọng
trong việc giảm nhẹ các rủi ro do thiên tai gây ra.
Vì vậy trong chương trình Địa lí lớp 6 chúng ta sẽ tiến hành lồng ghép,
nhằm giáo dục học sinh nhận biết được nguyên nhân gây ra thiên tai và cách
phòng tránh, hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Bài viết này mong muốn đóng góp một phần nhỏ quan điểm của bản thân
trong việc giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường THCS và cung cấp những kiến thức
cơ bản về môi trường, thiên tai, với mục tiêu “bảo vệ môi trường giảm nhẹ thiên
tai từ trường học”. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trƣờng và phòng chống thiên tai trong dạy học Địa lí lớp 6”
ảm thiểu thiên tai và tác động của thiên tai đến đời sống, lao động và học tập. − Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm của thảm họa do thiên tai gây ra. * Định hướng hình thành năng lực - Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Học tập tại thực địa; Sử dụng bản đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip 2.3.2. Khả năng đƣa Giáo dục bảo vệ môi trƣờng phòng chống thiên tai vào dạy học môn Địa lí: Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí trong trường phổ thông có nhiều khả năng giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai. Vì môn Địa lí trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế − xã hội, mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự 10 nhiên hay kinh tế − xã hội đều liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến thiên tai. Tùy từng trường hợp cụ thể, các đối tượng địa lí tự nhiên hay kinh tế − xã hội có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tượng phải hứng chịu hậu quả của thiên tai. Qua việc rà soát chương trình và sách giáo khoa Địa lí từ lớp 6, nhiều bài có khả năng giáo dục bỏa vệ môi trường phòng chống, giảm nhẹ hậu quả của thiên tai. Tuy nhiên, việc giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai thông qua các bài này hầu hết được thể hiện ở mức độ liên hệ. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho giáo viên. Vì lúc này, giáo viên phải biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin về phòng chống thiên tai một cách hợp lí để làm sao khi lồng ghép không gây quá tải cho bài học, không biến bài học địa lí thành bài giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai. 2.3.3. Dạy học tích hợp trong môn địa lí a. Các phƣơng thức tích hợp - Nội dung giáo dục phổ thông đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở cấp học, nên việc tích hợp các nội dung giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, cũng như các nội dung giáo dục khác vào nội dung môn học trong trường phổ thông cần phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu riêng của các môn học. - Các nội dung giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thể được tích hợp vào môn học ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào cùng một bài học, trước hết ta cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này và nên lựa chọn các nội dung thể hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung bài học. Điều này 11 giúp ta tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào bài học làm quá tải quá trình học tập của học sinh. - Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: + Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của bài học, cũng chính là các kiến thức về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. + Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. + Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của bài học liên quan tới nội dung về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức bài học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đây là trường hợp phổ biến nhất. b. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp - Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này giáo viên thực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên. Các hoạt động của giáo viên có thể bao gồm: Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai cụ thể cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và nội dung giáo dục phòng chống thiên tai, giáo viên lựa chọn tư liệu và phương án tích hợp. Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: Tích hợp nội dung nào là hợp lí? Liên kết các kiến thức về giáo dục phòng chống thiên tai như thế nào? Thời lượng là bao nhiêu? Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, trước hết quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện 12 dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của học sinh (như sử dụng các thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, video clip,...). Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây giáo viên cần nêu cụ thể các hoạt động của học sinh, các hoạt động trợ giúp của giáo viên. - Hình thức thứ hai: Giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai cũng có thể được triển khai như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học. Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa chuyên đề, các bài học dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với học sinh). Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục phòng chống thiên tai sẽ đạt mức cao nhất. Trong các hoạt động này, học sinh học cách vận dụng kiến thức môn học, kiến thức liên môn trong các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn, góp phần giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống. Ở đây, tôi xin minh họa một số bài học cụ thể có thể tích hợp phòng chống thiên tai trong chương trình Địa lí lớp 6 như sau: Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất Ở phần 2. Núi lửa và động đất * Hoạt động của núi lửa góp phần làm cho bầu khí quyển nóng lên và môi trường thêm ô nhiễm. Tro bụi và dung nham của núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương Hoạt động của động đất làm phá hủy các công trình xây dựng, chết nhiều người Hoạt động của núi lửa và động đất dưới đáy đại dương có thể sinh ra sóng thần làm thiệt hại rất lớn về tính mạng và tài sản của con người sống ở ven biển * Cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng động đất và núi lửa, từ đó hình thành cho học sinh ý thức về bảo vệ môi trường. 13 Núi lửa phun trào ỏ Inđônesia năm 2018 Thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 14 * Một số giải pháp giúp học sinh phòng chống tác hại của núi lửa và động đất: Những căn nhà mái vòm bằng xốp để chịu được các chấn động lớn của động đất. - Lập các trạm dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm - Hướng dẫn cách ứng phó với động đất. + Chuẩn bị trước khi động đất xảy ra; Dự trử nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, bông băng, thuốc chữa bệnh. Không đặt các vật nặng lên giá đ cao Nên gắn chặt những vật dụng dễ ngã đổ vào tường. Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và đội cứu hộ, cứu nạn + Khi xảy ra động đất. Đang ở trong nhà thì chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh, khi di chuyển ra khỏi nhà thì cầm các vật che trên đầu như gối, cặp sách. Nếu đang ở ngoài đường thì lánh nạn ở những bãi đất trống Bài 15. Các mỏ khoáng sản 15 Giáo viên đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời như: ? Thời gian hình thành mỏ khoáng sản? ? Theo em khoáng sản có phải là vô tận không? ? Vậy khai thác và sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản? ? Hiện nay có thể sử dụng những nguồn năng lượng nào để góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường? Giáo viên định hướng cho học sinh trả lời, sau khi học sinh trả lời xong giáo viên khắc sâu kiến thức thức cho học sinh về việc bảo vệ môi trường, thay thế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng nguồn năng lượng sạch sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, góp phần giảm biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai. Hệ thống năng lượng mặt trời 16 Xây dựng các nhà máy thủy điện Bài 17 Lớp vỏ khí. Ở mục 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí. Giáo viên đưa ra một số nguyên nhân ô nhiễm không khí như: khí thải công nghiệp, cháy rừng... sẽ làm thủng tầng ôzôn. Giáo viên đặt câu hỏi ? Thủng tầng ôzôn sẽ gây tác hại gì đối với môi trường và con người? ? là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường các em cần làm gì để bảo vệ tầng ôzôn? + Sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển + Xử lý ô nhiễm trong các khu công nghiệp, giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi, giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp... - Qua đó giáo viên muốn giáo dục tư tưởng, ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh như sau: Hãy vận động gia đình, bè bạn cùng chung tay bảo vệ tầng ôzôn. Ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tầng ôzôn, làm cho họ hiểu bảo vệ môi trường – bảo vệ tầng ôzôn là bảo vệ cuộc sống của chính họ. 17 Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người. Việt Nam 24 năm bảo vệ tầng Ô Dôn Bài 18. Thời tiết và khí hậu và nhiệt độ không khí Ở mục 1. Thời tiết và khí hậu Và mục 3. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí − Khí hậu trên Trái Đất đang có sự biến đổi: Nhiệt độ, không khí của Trái Đất đang tăng lên làm cho Trái Đất nóng lên, tăng rủi ro thiên tai gây hạn hán cục bộ ở các tỉnh duyên hải miền Trung – Tây Nguyên; Bão, lũ gây ngập úng nhiều làng mạc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ; Mực nước biển dâng gây nhiễm mặn, triều cường thường xuyên ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh Nam Bộ; Lũ quét, lũ ống gây sạt lở đất ở miền núi. 18 Lũ lụt ở miền Trung Hạn hán ở miền Trung Nguyên nhân gây ra những hiện tượng trên là: Chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, canh tác không đúng cách, xả rác bừa bãi Một số giải pháp phòng chống lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất. 19 Làm nhà phao Trồng cây bảo vệ môi trường Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất Ở mục 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển 20 Gió là nguồn năng lượng vô tận, nguồn năng lượng sạch. Năng lượng gió sẽ ngày càng trở nên có ý nghĩa khi nguồn năng lượng hoá thạch dần cạn kiệt. Việc sử dụng nguồn năng lượng gió góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu làm giảm thiểu rủi ro thiên tai. Năng lượng gió Bài 20. Hơi nƣớc trong không khí. Mƣa 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất Lượng mưa phân bố không đều trong năm có thể gây bão, lũ lụt (nếu mưa nhiều) hoặc hạn hán (nếu mưa ít) hoặc có thể gây ra một số hiện tượng thời tiết cực đoan như giông, lốc, mưa đá, sét đánh Một số giải pháp giúp phòng chống lũ lụt 21 Che chắn nhà cữa khi bão đến Bài 24. Biển và đại dƣơng Ở mục 2. Sự vận động của nước biển và đại dương Thủy triều là nguồn năng lượng vô tận. Cần tạo ra điện từ nguồn năng lượng thủy triều thay thế cho nguồn nguyên liệu hoá thạch. Năng lượng thủy triều 22 Bài 27. Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất Ở mục 2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật Và mục 3. Ảnh hưởng của con người đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất − Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của thực, động vật. Nhiều loài sinh vật sẽ mất đi do không thích nghi được với những biến đổi mạnh mẽ của khí hậu. − Con người có ảnh hưởng đến phân bố thực, động vật. Nhưng con người cũng làm thu hẹp nơi sinh sống của thực, động vật. Việc chặt phá rừng không những thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật mà còn gây ảnh hưởng tới môi trường tác động tới biến đổi khí hậu... Chặt phá rừng 23 Giải pháp. Trồng cây gây rừng 2.4. Hiệu quả đạt đƣợc: Thành công của đề tài sẽ là điều kiện giúp tôi thực hiện tốt hơn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh hiểu đúng và đầy đủ về tác hại của ô nhiễm môi trường và cách phòng chống thiên tai. Tôi xin nêu ra một số hiệu quả cụ thể đạt được sau khi thực hiện đề tài như sau: - Học sinh biết được một số loại hình thiên tai phổ biến thường hay xảy ra ở địa phương hoặc các vùng địa lí của nước ta: lũ quét, ngập úng, hạn hán, nắng nóng kéo dài, cháy rừng, triều cường, cát bay, sạt lở bờ sông, giá rét, xâm nhập mặn, sạt lở đất, giông bão, sấm sét, nước biển dâng... - Liên hệ được với thực tế về những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của các thiên tai thường hay xảy ra ở địa phương và biết được các giải pháp phòng chống thiên tai, để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. - Hầu hết các em biết đồng cảm, chia sẻ với mọi người không may mắn khi bị những tai họa do thiên nhiên gây ra. Có được những hành động thiết thực ủng hộ, giúp đ người dân khi thiên tai xảy ra. 24 Hình ảnh quyên góp ủng hộ bão lụt miền trung - Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu thiên tai và tác động của thiên tai đến đời sống, lao động và học tập. - Học sinh thấy được sự nguy hiểm của các thảm họa thiên nhiên gây ra ở địa phương cũng như trên thế giới. - Học sinh có những chuyển biến rất tích cực từ những việc làm nhỏ nhất như: bỏ rác đúng nơi quy định, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng gắt, mặc đủ ấm khi trời trở lạnh; các kỹ năng xử lý tình huống khi gặp mưa bão, hoả hoạn, bảo vệ bản thân và giúp đ mọi người khi gặp sự cố.... Giáo dục học sinh: Có ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây ở vườn nhà, vườn trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, tham gia tích cực vào sản xuất nông nghiệp để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm trong nông nghiệp, góp phần làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí, giữ ổn định hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và phòng chống được thiên tai và đặc biệt làm giảm sự tan băng ở hai cực. 25 Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu những hoạt động của cộng đồng dân cư nơi đang sinh sống có ảnh hưởng tới môi trường như thế nào? Cuối cùng tìm ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Như vậy ta cứ tiến hành tích hợp ý thức bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai cho học sinh vào các bài học liên tục. Từ đó hình thành cho các em thói quen bảo vệ môi trường trước hết ở phương diện lý thuyết sau đó sẽ thành hành động cụ thể khi các em hiểu rõ vấn đề. Những hành động cụ thể về việc bảo vệ môi trường bảo vệ cơ sở vật chất ngay tại trường THCS Nguyễn Tất Thành mà các em đã làm được sau khi được học tập, tiếp thu về những kiến thức bảo vệ môi trường giúp đ mọi người khi gặp sự cố.... Hình ảnh lớp học ra về các em đã có thói quen tắt điện trước khi ra khỏi lớp 26 Hình ảnh các em bỏ rác đúng nơi quy định Hình ảnh các em học sinh nhặt rác chăm sóc cây xanh khuân viên nhà trường 27 Hình ảnh học sinh lao động chăm sóc cây xanh Hình ảnh học sinh tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe 28 Hình ảnh học sinh lao động phía sau khuôn viên nhà trường Từ những nhận thức và hành động tích cực của học sinh có được từ khi thực hiện đề tài, điều tôi tâm đắc nhất chính là những con số cụ thể do tôi khảo sát và thống kê được dưới đây sau khi tích hợp các nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai trong năm học 2019 – 2020. Cuối học kỳ I: Ý thức bảo vệ môi trƣờng phòng chống thiên tai của học sinh Khối Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 180 10 5.5% 40 22.2% 110 61.1% 20 11.2% Cuối học kỳ II: Ý thức bảo vệ môi trƣờng phòng chống thiên tai của học sinh 29 Khối Sĩ số Tốt Khá Trung bình Yếu Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 180 40 22.2% 60 33.3% 80 44.4% 0 % Chính vì vậy tôi quyết định nghiên cứu đề tài này để truyền tải đến các em về vấn đề bảo vệ môi trường ở ngay tại ngôi trường các em đang học để các em tuyên truyền sâu rộng đến gia đình, làng xóm nơi các em sinh sống góp phần làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu. 30 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận. Những diễn biến của thiên tai diễn ra trong những năm gần đây ngày càng nhiều và nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và của. Chúng ta đã làm gì mà khiến thiên nhiên phải nổi giận như thế? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh, hạn chế, khắc phục hậu quả của thiên tai? Và chúng ta đã giáo dục được gì cho nhân dân nói chung và các em học sinh nói riêng. Thật đau lòng đối với những trường hợp các em phải vĩnh viễn ra đi do không có những kỹ năng cơ bản nhất, liều lĩnh vượt qua dòng suối khi lũ đang về, liều mình lao xuống cứu bạn trong khi bản thân mình cũng không biết bơi Đó chính là những hồi chuông nhức nhối và đau lòng cảnh tỉnh chúng ta Hãy hành động ngay vì “Bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai bắt đầu từ trường học!” 3.2. Kiến nghị. Sáng kiến sẽ được áp dụng cho tất cả các khối học Trong quá trình làm đề tài do sự hạn chế của bản thân chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bạn bè đồng nghiệp để cho đề tài tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn . Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Ngƣời viết sáng kiến Nam Dong, ngày 2 tháng 3 năm 2021 Xác nhận của đơn vị (chữ ký, họ tên, đóng dấu) Cao Thị Nghĩa 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Điạ lí lớp 6. - Sách giáo viên Địa lí lớp 6. - Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí THCS. - Một số sách, báo, tạp chí liên quan đến đề tài. - Truy cập thông tin trên Internet 32 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Cư Jút Hội đồng sáng kiến tỉnh Đăk Nông 1. Tôi (chúng tôi) Là tác giả (các đồng tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến, gồm có: STT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thƣờng trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả (nếu có) Cao Thị Nghĩa 05/10/1978 Trường THCS Nguyễn Tất Thành Giáo viên Đại học 100% 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Cao Thị Nghĩa, giáo viên trƣờng THCS Nguyễn Tất Thành – Nam Dong – Cƣ Jut – Đăk Nông 3. Mô tả sáng kiến: 3.1. Tên sáng kiến: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG MÔN ĐỊA LÍ 6 3.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 3.3. Đánh giá hiện trạng các giải pháp trước khi áp dụng giải pháp mới. Ưu điểm: Phương pháp truyền thống có ưu điểm là có tính hệ thống, tính logic cao, giáo viên là chủ thể là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Nhược điểm: Học sinh tiếp thu bài thụ động, khả năng sáng tạo, tư duy thấp, chưa thấy được sự hứng thú, tính tích cực tìm tòi, khám phá trong mỗi học sinh, áp dụng kiến thức vào giải thích hiện tượng thực tế kém, chưa có ý thức sâu sắc về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. Phần lớn vẫn còn thờ ơ trước 33 những diễn biến phức tạp và những hậu quả vô cùng nghiêm trọng do thiên tai gây ra. 3.5. Nội dung cơ bản của giải pháp: - Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của bài học, cũng chính là các kiến thức về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. - Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. - Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của bài học liên quan tới nội dung về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, song không nêu rõ trong nội dung của bài học.
Tài liệu đính kèm: