Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020

Câu 10: Trình bày hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa.

- Nền công nghiệp phát triển sớm nhất, cách đây khoảng 250 năm. Xây dựng được nền CN hiện đại, trang bị nhiều máy móc tiên tiến.

- Cơ cấu đa dạng: công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật với nhiều ngành từ truyền thống như luyện kim, hóa chất đến hiện đại như điện tử, hàng không vũ trụ

- Cung cấp 3/4 sản phẩm công nghiệp cho toàn thế giới.

- Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa.

- Cảnh quan công nghiệp phổ biến ở khắp mọi nơi.

Câu 11: Chứng minh đới ôn hòa có đô thị hóa ở mức độ cao

- Tỉ lệ đô thị cao (hơn 75%), là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới.

- Các đô thị phát triển theo quy hoạch.

- Nhiều đô thị mở rộng, kết nối nhau thành chuỗi đô thị, chùm đô thị.

- Bảo tồn được các kiến trúc cổ.

- Đô thị vươn cả theo chiều cao lẫn chiều sâu

- Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.

Câu 12: Tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hoà được thể hiện như thế nào?

 - Tính ôn hoà của khí hậu: Không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.

- Chịu tác động của các khối khí ở đới nóng cũng như khối khí ở đới lạnh.

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí gần biển hay xa biển, vào vị trí gần cực hay chí tuyến.

- Nguyên nhân: Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

 

docx 31 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 môi trường, phát triển kinh tế.
Câu 9: Cho biết nguyên nhân và hậu qủa của việc di dân ở các nước thuộc đới nóng.
a. Nguyên nhân:
- Tự nhiên: thiên tai, hạn hán 
- Xã hội: chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu viêc làm
- Chính sách: điều chỉnh lại sự phân bố dân cư, lao động, phân bố sản xuất cho phù hợp.
b. Hậu quả:
- Dân số đô thị tăng quá nhanh, đời sống sẽ gặp nhiều khó khăn (thiếu điện, nước, tiện nghi sinh hoạt, dễ bị dịch bệnh) môi trường bị ô nhiễm (rác thải, nguồn nước bị ô nhiễm ) thất nghiệp gia tăng, môi trường đô thị bị xuống cấp.
- Sự di dân tích cực: di cư theo dự án các chương trình di dân sẽ có tác động tích cựcđến phát triển kinh tế-xã hội giúp phát triển kinh tế vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giải quyết việc làm
MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
Câu 10: Trình bày hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa.
- Nền công nghiệp phát triển sớm nhất, cách đây khoảng 250 năm. Xây dựng được nền CN hiện đại, trang bị nhiều máy móc tiên tiến.
- Cơ cấu đa dạng: công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật với nhiều ngành từ truyền thống như luyện kim, hóa chất đến hiện đại như điện tử, hàng không vũ trụ
- Cung cấp 3/4 sản phẩm công nghiệp cho toàn thế giới.
- Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa.
- Cảnh quan công nghiệp phổ biến ở khắp mọi nơi.
Câu 11: Chứng minh đới ôn hòa có đô thị hóa ở mức độ cao
- Tỉ lệ đô thị cao (hơn 75%), là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới.
- Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
- Nhiều đô thị mở rộng, kết nối nhau thành chuỗi đô thị, chùm đô thị.
- Bảo tồn được các kiến trúc cổ.
- Đô thị vươn cả theo chiều cao lẫn chiều sâu
- Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.
Câu 12: Tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hoà được thể hiện như thế nào?
 - Tính ôn hoà của khí hậu: Không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.
- Chịu tác động của các khối khí ở đới nóng cũng như khối khí ở đới lạnh.
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí gần biển hay xa biển, vào vị trí gần cực hay chí tuyến.
- Nguyên nhân: Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
Câu 13: Hãy cho biết hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
- Hiên trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
- Nguyên nhân:
+ Khí thải do ống khói của các nhà máy công nghiệp.
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông.
+ Sự cố của các nhà máy hạt nhân, phương tiện hạt nhân, tro bụi của núi lửa..
- Hậu quả:
+ Mưa acid làm chết cây cối, ăn mòn các công trình, phương tiện, gây bệnh tật cho người.
+ Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng, băng tanm nước biển dâng cao nhấn chìm các vùng thấp vên biển, thiên tai, hoang mạc tăng.
+ Tầng ozone bị thủng, gây nguy hiểm cho con người: ung thư da, đục thuỷ tinh thể.
+ Không khí bị nhiễm xạ, huỷ diệt môi trường sống.
Câu 14: Hãy cho biết hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà.
- Hiên trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, hồ, nước ngầm
- Nguyên nhân
+ Chất thải của các nhà máy, xí nghiệp chưa qua xử lí; 
+ Chất hóa học từ các hoạt động nông nghiệp, tràn dầu
+ Chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, đô thị
+ Do thiên nhiên: 
- Hậu quả :
+ gây nên hiện tưởng thủy triều đen và thủy triều đỏ làm cho sinh vật bị chết
+ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
+ Thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt
MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Câu 15: Sự thích nghi của sinh vật với môi trường hoang mạc.
- Sinh vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt bằng 2 cách:
- Tự hạn chế sự thoát hơi nước: lá biến thành gai hay lá bọc sáp. Động vật ban ngày vùi mình trong cát hoặc hốc đá, kiếm ăn ban đêm 
- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng: xương rồng nến hay cây hình chai có thân phình to, phần lớn cây có thân lùn thấp nhưng rễ rất to và dài
Câu 16: Nêu những nguyên nhân của sự mở rộng của hoang mạc và nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình mở rộng hoang mạc trên thế giới.
Ranh giới của hoang mạc luôn thay đổi, diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng, mỗi năm 10 triệu hecta.Việc mở rộng hoang mạc có nhiều lý do:
- Cát lấn: các trận gió đưa cát lấn ra xung quanh.
- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu do trái đất nóng lên.
- Tác động của con người: đốn hạ cây xanh để xây dựng, làm củi đun, phá rừng, canh tác không hợp lý
- Việc hạn chế sự mở rộng của hoang mạc đang đượccác nước hết sức quan tâm: trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hoá.
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
Câu 17: Trình bày sự thích nghi của sinh vật với môi trường đới lạnh:
Thực vật: ở vùng đài nguyên, thực vật chỉ phát triển vào mùa hạ, cây còi cọc, thấp lùn xen lẫn rêu địa y
Động vật:
- Có lớp mỡ, lông dày, bộ lông không thấm nước
- Một số loài ngủ đông hoặc đi trú đông
- Sống thành bầy, đàn.
MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
Câu 18: Trình bày đặc điểm của môi trường vùng núi
Có hai đặc điểm :
a. Môi trường vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn núi:
- Theo độ cao:
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC) độ ẩm và khí áp giảm. Vì vậy khí hậu cũng thay đổi. Tuỳ theo vùng nhiệt hay ôn đới mà sự thay đổi theo độ cao cũng sẽ khác nhau. 
+ Sự thay đổi của khí hậu dẫn đến sự thay đổi về thực vật. Ở nhiệt đới, dưới 900m là rừng rậm, từ 900m đến 1600m là rừng cận nhiệt, từ 1600 đến 3000m là rừng hổn giao từ 5500m trở lên là băng tuyết vĩnh cữu. Ở ôn đới cũng tương tự nhưng độ cao thấp hơn.
+ Sự thay đổi khí hậu, thực vật theo độ cao của vùng núi cũng giống như sự thay đổi theo độ vỹ.
- Theo hướng sườn núi:
+ Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhiều \, cây cối tươi tốt hơn những sườn núi đón gió lạnh hoặc khuất gió.
+ Ở ôn đới những sườn núi đón ánh nắng có cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn sườn núi khuất
b. Môi trường vùng núi có độ dốc lớn nên có một số thiên tai, khó khăn cho đời sống con người.
Câu 19: Địa hình và khoáng sản của Châu Phi
a. Địa hình:
- Địa hình tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn. Có các sơn nguyên, cao nguyên xen kẽ bồn địa thấp.
- Độ cao trung bình 750m.
- Hướng nghiêng: Thấp dần từ Đông Nam – Tây Bắc.
- Phía Đông có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài
- Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp
b. Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có như: Dầu mỏ, khí đốt, Phốt phát, vàng, kim cương, sắt, đồng, chì, uranium...
Câu 20: Trình bày sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
Do lãnh thổ rộng lớn với nhiều kiểu khí hậu khác nhau nên châu Phi có nhiều kiểu môi trường tự nhiên.
- Vì đường xích đạo chia đôi châu Phi thành hai nửa bằng nhau nên các môi trường tự nhiên đối xứng nhau qua Xích đạo.
+ Môi trường Xích đạo ẩm với thảm thực vật xanh quanh năm, gồm vùng bồn địa Công –gô và miên duyên hải phía bắc thuộc vịnh Guinea .
+ Hai môi trường nhiệt đới, nằm từ ven Xích đạo đến vỹ tuyến 15oB và 20oN. Càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm. Thảm thực vật chính là rừng thưa và xa-van cây bụi, với giới động vật khá phong phú (hổ, báo, hươu, ) nhờ có nguồn thúc ăn phong phú.
+ Hai môi trường hoang mạc, nằm ven chí tuyến. Phía bắc có hoang mạc Sahara rộng lớn, phía nam có hoang mac Calahari và hoang mạc Na-mib. Đây là khu vực có khí hậu khắc nghiệt nên giới sinh vật rất nghèo nàn.
+ Hai môi trường địa trung hải năm ở vùng cực Bắc và cực Nam. Mùa đông mát mẻ có mưa, mùa hè nóng và khô.Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng. 
Câu 21: Tại sao Châu Phi có nhiều hoang mạc nhất thế giới
- Do phần lớn lãnh thổ nằm trong đới nóng, có 2 đường chí tuyến đi qua
- Đường bờ biển ít chia cắt, ít vịnh biển nên hơi ẩm ít tác động vào sâu trong đất liền
- Do châu phi có dạng hình khối
- Ven biển có các dòng biển lạnh, địa hình núi và cao nguyên nằm ven biển
Câu 22: Tại sao Châu Phi được xem là lục địa nóng nhất thế giới.
- Nguyên nhân:
- Do phần lớn lãnh thổ nằm trong đới nóng, có 2 đường chí tuyến đi qua
- Đường bờ biển ít chia cắt, ít vịnh biển nên hơi ẩm ít tác động vào sâu trong đất liền
- Do châu phi có dạng hình khối
- Ven biển có các dòng biển lạnh, địa hình núi và cao nguyên nằm ven biển
Biểu hiện: Là châu lục khô và nóng vào bậc nhất trên thế giới. Nhiệt độ trung bình > 200 C
Lượng mưa ở châu Phi phân bố rất không đều. Lượng mưa giảm dần về phía 2 đường chí tuyến hình thành lên những hoang mạc lớn.
Xa ha ra là hoang mạc lớn nhất trên thế giới.
Câu 23: Trình bày đặc điểm đô thị hóa của Châu Phi. Nguyên nhân và hậu quả
. Tỉ lệ dân thành thị tăng qua các năm
. Mức độ đô thị hóa có sự khác biệt giữa các nhóm nước
. Đô thị hóa phát triển nhanh trong khi kinh tế chưa phát triển
. Đô thị hóa mang tính tự phát
Nguyên nhân
. Do dân cư di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị
. Kinh tế chậm phát triển
. Do thiên tai, đói kém, đại dịch, xung đột tộc người
Hậu quả
. Xuất hiện các khu nhà ổ chuột, tệ nạn xã hội gia tăng
. Thiếu việc làm, đói nghèo
. Kinh tế chậm phát triển
Câu 24: Mật độ dân số là gì? Nêu cách tính
Mật độ dân số là số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ nhất định
Mật độ dân số = số dân: diện tích (đơn vị: người/km2)
Ví dụ: năm 2019 số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người, diện tích là 331212km2. Tính Mật độ dân số năm 2019
Mật độ dân số Việt Nam 2019= (96,2*100000):331212=290 nguoi/km2
Câu 25: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.
Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
- Ở giữa là miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
- Phía Đông là miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8 HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019-2020
CHÂU Á
I. Kích thước và vị trí địa lý
. Là một bộ phận của lục địa Á – Âu
. Diện tích lớn nhất thế giới 41,5 triệu km2,( 44,4 triệu km2 kể cả các đảo phụ thuộc)
. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. Từ khoảng 1o16’B đến 77o44’B
. Tiếp giáp với 2 châu lục (Châu Âu, Châu phi) và 3 đại dương (Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương), 
II. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
* Địa hình
. Có hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới (dẫn chứng tên các núi, đồng bằng, sơn nguyên).
. Núi và cao nguyên nằm ở trung tâm. Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính đông – tây, bắc – nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp
. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm
. Đồng bằng châu thổ rộng lớn nằm ở ven biển
* Khoáng sản
- Có nguồn khoáng sản phong phú và trữ lượng lớn: sắt, dầu mỏ, khí đốt, than
III. Khí hậu 
1. Khí hậu phân hóa rất đa dạng
- Do lãnh thổ kéo dài từ cực xuống xích đạo nên từ bắc xuống nam có nhiều đới khí hậu: Đới khí hậu cực và cận cực; Đới khí hậu ôn đới; Đới khí hậu cận nhiệt; Đới khí hậu nhiệt đới; Đới khí hậu xích đạo
- Ở mỗi đới khí hậu thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau
. Đới khí hậu ôn đới: ôn đới lục địa, ôn đới gió mùa, ôn đới hải dương
. Đới khí hậu cận nhiệt: Kiểu cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao
. Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa
2. Khí hậu Châu Á có 2 kiểu phổ biến
a. Các kiểu khí hậu gió mùa
b. Các kiểu khí hậu lục địa
Câu hỏi: Vì sao khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng?
. Do vị trí lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đồng đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam
. Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau
. Địa hình bị chia cắt phức tạp
. Do vị trí gần hay xa biển. Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng lục địa
- Ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng sườn núi
III. Đặc điểm sông ngòi
. Có nhiều hệ thống sông lớn và sông ngòi phát triển: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê kông
. Các sông phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp
- Bắc Á mạng lưới sông ngòi dày đặc, mùa đông bị đóng băng mùa xuân có lũ do băng tan
- Khu vực châu á gió mùa: có nhiều sông lớn, mạng lưới sông ngòi dày đặc. Lượng nước lớn vào mùa mưa, nước cạn vào cuối đông, đầu xuân
- Khu vực châu á lục địa: ít sông, nguồn nước cung cấp do băng tuyết tan
Hoàn lưu gió mùa ở Châu á
=> Các sông ở Bắc Á có giá trị về giao thông, thủy điện. Sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, du lịch, đánh bắt
Hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
Mùa
Khu vực
Hướng gió
Từ áp cao đến áp thấp
Mùa đông (tháng 1)
Đông Á
Tây bắc
Xi-bia đến Alê-út
Đông Nam Á
Đông bắc hoặc bắc
Xi-bia đến xích đạo
Nam Á
Đông bắc
Xi-bia đến xích đạo
Mùa hạ
(tháng 7)
Đông Á
Đông nam
Ha-oai đến Iran
Đông Nam Á
Tây nam hoặc nam
Ôxtrâylia, ấn độ dương đến Iran
Nam Á
Tây nam
Ấn độ dương đến Iran
IV. Đặc điểm dân cư, xã hội
. Một châu lục đông dân nhất thế giới (3766 triệu người, 2002 chưa tính số dân LBN). Chiếm gần 61% dân số thế giới. Hiện nay, dân số Châu Á đạt khoảng 4,5 tỉ người
. Mật độ dân số cao 84,8 người/km2 (2002). Hiện nay 147 người/km2
. Dân số tăng nhanh và liên tục qua các năm
. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,3% (2002) ngang với mức trung bình của TG. Nhưng đang có xu hướng giảm do nhiều nước thực hiện kế hoạch hóa gia đình
. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở đồng bằng và ven biển của khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. Thưa thớt ở các vùng nội địa Bắc Á, Tây Á, Trung Á.
. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-ít và số ít ô-xtra-lô-it. Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng sống chung hòa thuận, đoàn kết hợp tác phát triển kinh tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
. Nơi ra đời các tôn giáo lớn: Ấn độ giáo, phật giáo, Ki-tô-giáo và hồi giáo
Câu hỏi: Vì sao Châu Á có số dân đông nhất thế giới?
. Vị trí địa lí thuận lợi: Cầu nối giữa Châu Âu và Châu Phi
. Xung quanh giáp biển, có đầy đủ các loại hình giao thông tạo điều kiện cho các luồng di dân
. Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất đai rộng lớn, màu mỡ, có nhiều đồng bằng rộng lớn; khí hậu ôn hòa và đa dạng; giàu khoáng sản.
. Trồng lúa nước là nghề truyền thống của nhiều nước Châu Á. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động
. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao
. Các điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện
. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Đây là nơi dân cư tập trung đông và sớm
Câu hỏi: Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á?
* Thuận lợi
. Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú
- Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị lớn: than, khí đốt, dầu mỏ
- Tài nguyên đất phong phú, đa dạng, đất màu mỡ đặc biệt đất phù sa phát triển lúa nước ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á
- Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt, cung cấp nước tưới tiêu và phù sa cho các đồng bằng
- Các nguồn năng lượng gió, thủy điện, năng lượng mặt trời rất dồi dào
- Khí hậu với nguồn nhiệt ẩm dồi dào thuận lợi cho sản xuất, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
- Thực, động vật đa dạng phong phú, diện tích rừng lớn
=> Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm
* Khó khăn
. Nhiều thiên tai xuất hiện: lũ lụt, bão, động đất, núi lửa ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản
. Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu khắc nghiệt chiếm tỷ lệ lớn so với so với diện tích lãnh thổ gây trở ngại cho giao thông đi lại, giao lưu văn hóa giữa các vùng, việc mở rộng sản xuất và chăn nuôi
Câu hỏi: Đặc điểm dân số của Châu Á đã mang lại những thuận lợi và khó khăn nào?
Thuận lợi
. Bổ sung một nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế
. Thị trường tiêu thụ rộng lớn thúc đẩy các hoạt động sản xuất phát triển
. Tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài
. Bổ sung 1 nguồn lao động cho ngành an ninh quốc phòng
 * Dân số đông, trong khi nền kinh tế-xã hội chưa phát triển cao vì vậy gây nên nhiều khó khăn
+ Kinh tế
. Tốc độ phát triển kinh tế thấp, chậm phát triển
. Tiêu dùng và tích lũy thấp, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu
. Ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và thất nghiệp: tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao
. Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm
+ Xã hội
. Ảnh hưởng đến các vấn đề nhà ở, vệ sinh, an ninh lương thực thực phẩm bị giảm sút
. Gia tăng các tệ nạn xã hội
. Các phúc lợi xã hội bị ảnh hưởng : giáo dục, y tế, văn hóa, chăm sóc sức khỏe
. Thu nhập và chất lượng cuộc sống thấp
. Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân ngày càng gia tăng
+ Môi trường
. Ô nhiễm môi trường
. Cạn kiệt và suy giảm tài nguyên thiên nhiên
. Phát triển bền vững của môi trường bị giảm sút
. Không gian cư trú ngày càng chật hẹp
V. Đặc điểm kinh tế Châu Á
Câu hỏi: Vì sao nói sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế Châu Á vươn lên mạnh mẽ nhưng phát triển không đồng đều?
Bài làm
 Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Châu Á suy thoái, kiệt quệ do ảnh hưởng của chiến tranh. Đến nửa cuối thế kỷ XX hầu hết các nước giành được độc lập và bắt đầu xây dựng kinh tế. Nên lúc này kinh tế châu Á có sự chuyển biến, vươn lên phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều, có thể chia ra các nhóm nước như sau:
. Nước phát triển: Nhật Bản kinh tế, xã hội phát triển toàn diện trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới
. Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NICS) có nền kinh tế phát triển cao và nhanh như Singapo, Hồng Kông, Đài Loan
. Các nước công – nông nghiệp: Kinh tế có sự phát triển nhanh nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam
. Một số nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp: Lào, Mianma..
. Các nước giàu lên nhờ dầu mỏ nhưng kinh tế phát triển chưa cao như Brunây, Ảrâpxêut
. Một số quốc gia thuộc loại nước công-nông nghiệp nhưng lại có ngành CN rất hiện đại như ngành điện tử, nguyên tử hàng không như Trung Quốc, Ấn Độ
Hiện nay, ở Châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổcòn chiếm tỷ lệ cao.
Câu hỏi: Tình hình phát triển nông nghiệp của Châu Á?
. Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở Châu Á. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm nên được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. . . Có 2 khu vực có cây trồng, vật nuôi khác nhau: 
+ Khu vực gió mùa ẩm với các loại cây trồng chính là lúa gạo, ngô và chăn nuôi lợn, gia cầm
+ Khu vực khí hậu lục địa khô hạn với các cây trồng chính là lúa mì, chà là và chăn nuôi cừu, dê, bò
. Sản xuất lúa gạo của toàn châu lục rất cao, chiếm 93% lúa gạo toàn thế giới và khoảng 39% sản lượng lúa mì thế giới
. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới
. Các nước Thái Lan, Việt Nam đã trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất, thứ hai thế giới
B: KHU VỰC NAM Á
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á? Phân tích ảnh hưởng của dãy Himalaya đối với khí hậu của khu vực.
Đặc điểm địa hình khu vực Nam Á
- Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya hùng vĩ chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam dài 2600km
- Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía Tây và Đông có dãy Gát Tây và Gát Đông
- Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng từ bờ biển A-rap đến vịnh Bengan
Ảnh hưởng của dãy Himalaya đối với khí hậu khu vực Nam Á
Dãy Himalaya được xem như là ranh giới khí hậu quan trọng của Nam Á và Trung Á
- Mùa đông: chắn khối khí lạnh từ Trung Á xuống làm cho Nam Á ấm hơn
- Mùa hạ: chắn gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi đến gây mưa lớn cho các sườn núi phía Nam
C. KHU VỰC ĐÔNG Á
Câu hỏi: Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo khu vực Đông Á?
Trả lời
Bộ phận lãnh thổ
Đặc điểm địa hình
Đặc điểm khí hậu, cảnh quan
Đất liền
Phía đông
. Chiếm 83,7% diện tích
. Núi cao hiểm trở: Côn Luân, Thiên Sơn
. Cao nguyên đồ sộ: Tây Tạng, Hoàng Thổ
. Bồn địa cao, rộng: Tarim

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_6_nam_hoc_2019_2020.docx