So với đề bài của SGK, đề bài được thay có hai điểm khác:
- Đề của SGK là đơn vị km/giờ nhưng được thay bằng m/phút để phù hợp với thực tiễn (các em học sinh di chuyển bằng xe, chạy đến những điểm gần nhau rồi đi bộ)
- Đề của SGK có 4 cột nhưng cột 1 và cột 4 có dạng giống nhau “số tự nhiên chia số tự nhiên ra số thập phân” nên mạnh dạn bỏ bớt chỉ còn 3 cột, phù hợp với thực tiễn đã cho.
HS được xem clip, nghe giọng ghi âm của GV nên thấy hứng thú (gồm những hình ảnh mà các em đã trải qua trong thực tế)
Rèn năng lực giải quyết vấn đề.
THAY ĐỔI NGỮ LIỆU SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN BÀI: LUYỆN TẬP (SAU BÀI THỜI GIAN) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về thời gian. 2. Kỹ năng: - Biết tính thời gian của một chuyển động đều. Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. - Rèn kĩ năng hợp tác. - Rèn năng lực giải quyết vấn đề và năng lực trình bày. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác. - Rèn phẩm chất chăm học. II. Ngữ liệu SGK/ trang 143 III. Thay ngữ liệu SGK: Bài 1: So với đề bài của SGK, đề bài được thay có hai điểm khác: - Đề của SGK là đơn vị km/giờ nhưng được thay bằng m/phút để phù hợp với thực tiễn (các em học sinh di chuyển bằng xe, chạy đến những điểm gần nhau rồi đi bộ) - Đề của SGK có 4 cột nhưng cột 1 và cột 4 có dạng giống nhau “số tự nhiên chia số tự nhiên ra số thập phân” nên mạnh dạn bỏ bớt chỉ còn 3 cột, phù hợp với thực tiễn đã cho. à HS được xem clip, nghe giọng ghi âm của GV nên thấy hứng thú (gồm những hình ảnh mà các em đã trải qua trong thực tế) à Rèn năng lực giải quyết vấn đề. Bài 2: Thay vì tìm thời gian con ốc sên bò, sửa thành tìm thời gian chạy của vận động viên điền kinh bởi con ốc sên bò rất chậm, các em khó hình dung, nên đã thay bàng clip vận động viên điền kinh chạy, mang lại độ trực quan tốt hơn, đơn vị cm/phút cũng đổi thành m/phút cho đúng thực tế. à GV kết hợp cho xem clip chạy điền kinh để tạo hứng thú cho HS. à Thực hiện theo hình thức Khăn phủ bàn à rèn cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề và trình bày. à Sau bài toán, GV có thể nói thêm về sự cố gắng của vận động viên điền kinh (bởi quãng đường chạy thì xa nhưng thời gian chạy càng ngắn thì càng đạt kết quả cao) Bài 3: Thay vì tìm thời gian bay của chim đại bàng, sửa thành tìm thời gian đi từ nhà đến trường của một bạn học sinh trong lớp. à GV tạo sự tương tác với học sinh (bạn Khoa là học sinh của lớp, trước khi đưa đề bài, gv có hỏi hs nhà con gần trường đúng không, cô đã kiểm tra thưc tế đo được và có đề bài sau) Bài 4: GV không thay ngữ liệu à làm bài cá nhân (dạy cá thể) Tóm lại, tuy thay ngữ liệu nhưng vẫn giữ trọng tâm của bài, dạng phép tính, giúp mang lại hứng thú cho học sinh, ngữ liệu gần gũi với thực tế giúp học sinh dễ hình dung yêu cầu bài toán.
Tài liệu đính kèm: