Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 2

Thi đọc truyện theo vai:

Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu lời nhân vật trong các truyện kể cũng như luyện kĩ năng đọc thầm; tập trung chú ý theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật trong truyện.

Đầu tiên tôi nêu yêu cầu chơi:

Từng nhóm thi đọc sẽ lần lượt lên đứng trước các bạn, mỗi HS cầm một cuốn SGK để đọc đúng nội dung được phân công trong nhóm.

 Cử ban giám khảo. Khi nghe ban giám khảo hô “bắt đầu”, các nhóm mới tiến hành đọc theo vai.

VD: Ở bài tập đọc Chuyện bốn mùa. Tôi yêu cầu 3 dãy bàn cử 3 nhóm mỗi nhóm 6 em lên đọc truyện theo vai. Các nhóm tự phân vai:

HS1 đọc lời người dẫn chuyện, HS2 đọc lời nhân vật Đông, HS3 đọc lời nhân vật Xuân, HS4 đọc lời nhân vật Hạ, HS5 đọc lời nhân vật Thu, HS6 đọc lời nhân vật bà Đất.

Từng nhóm tham gia thi đọc truyện theo vai. giáo viên cùng BGK nhận xét, đánh giá chung và chọn nhóm đọc tốt để biểu dương.

 

doc 25 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 3082Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay nước ta đang đổi mới giáo dục để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Song song với việc đổi mới nội dung, mục tiêu chương trình thì phương pháp dạy học rất cần được đổi mới. Để có tiết dạy đạt hiệu quả giáo viên cần nắm chắc yêu cầu cơ bản và biết lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động trong một tiết học theo trình tự hợp lí nhằm giúp cho tiết học diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, tạo hứng thú khi tham gia các hoạt động. Học sinh tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức.
Cũng như những phân môn khác, phân môn tập đọc là một phân môn vô cùng quan trọng trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung cũng như ở lớp Hai nói riêng. Có lẽ tôi cũng không cần nói gì nhiều thêm về tầm quan trọng của phân môn này vì tôi biết cũng có rất nhiều bài viết, những sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp tôi đã đề cập tới. 
Phân môn tập đọc là phân môn dạy khô khan theo một trình tự nhất định vậy nên học sinh dễ nhàm chán. Nhằm giúp các em có hứng thú học phân môn tập đọc này nên tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “ TẠO HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2” 
II/ THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN:
Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công dạy lớp 2/3, tổng số 38 học sinh trong đó có 16 em nữ. Trong quá trình giảng dạy tôi gặp một số thuận lợi, khó khăn sau:
1/Thuận lợi: 
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, của quý ban ngành địa phương cũng như của các bậc phụ huynh.
Phòng học, bàn ghế được trang bị đầy đủ. Đồ dùng dạy và học, các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy tương đối đầy đủ.
Đa số các em đã biết đọc.
2/ Khó khăn:
Trường Tiểu học Minh Hòa là một trường thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Bình Dương cuộc sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Vẫn còn một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, vì vậy nên họ chưa kiểm tra nhắc nhở con em họ học tập.
Một số em đọc còn chậm .
Trình độ học sinh chưa đồng đều
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Trong quá trình dạy học sinh thông qua phân môn Tập đọc, tôi thường tổ chức một số trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kĩ năng đọc đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú. Thông qua trò chơi học tập, học sinh còn được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho công việc học Tiếng Việt thêm nhẹ nhàng và hiệu quả. Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2:
1/ Đọc văn tiếp sức:
Nhằm giúp học sinh:
 Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn trong sách giáo khoa.
Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp. Vậy nên tôi đã đưa ra trò chơi “ Đọc văn tiếp sức” trong phần thực hành của bài Tập đọc .
VD : Bài Có công mài sắt , có ngày nên kim.
Sau khi tôi phổ biến luật chơi, tìm ra tổ trọng tài. Từng nhóm lần lượt đọc tiếp sức như sau:
Khi nghe trọng tài hô “Bắt đầu”, người số 1( Đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh. Dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, người số 2 ( Cạnh vị trí số 1) mới được đọc tiếp câu số 2...
Cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm. Nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến người số 1 đọc, người số 2 đọc... cho đến hết bài thì dừng lại.
Trọng tài tính thời gian và ghi lại kết quả số phút toàn bài của từng nhóm; cùng các bạn theo dõi, nhận xét và tính điểm cho nhóm vừa đọc; công bố kết quả về thời gian đọc và số điểm đọc của từng nhóm.
 Nhóm được nhiều điểm nhất (Ít hoặc không mắc lỗi) và có thời gian đọc ít nhất là nhóm giành phần thắng trong cuộc thi đọc văn tiếp sức.
2/ Đọc thơ tiếp sức.
Cũng như trò chơi đọc văn tiếp sức nhằm giúp các em:
Rèn kỹ năng đọc đúng và nhanh các bài thơ.
Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng dòng thơ tiếp nối. Nhằm tạo hứng thú trong quá trình đọc bài thơ và cũng để các em làm việc nhịp nhàng trong nhóm . Tôi đã sử dụng trò chơi “Đọc thơ tiếp sức” trong phần thực hành của bài Tập đọc.
VD: Bài tập đọc Mẹ 
Sau khi tôi phổ biến luật chơi, tìm ra tổ trọng tài. Từng nhóm 4 người lần lượt đọc tiếp sức như sau:
HS1: Lặng rồi cả tiếng con ve
HS2: Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
HS3: Nhà em vẫn tiếng ạ ời
HS4: Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
HS1: Lời ru có gió mùa thu
HS2: Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
HS3: Những ngôi sao thức ngoài kia
HS4: Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
HS1: Đêm nay con ngủ giấc tròn
HS2: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Trọng tài tính thời gian và ghi lại số phút đọc xong toàn bài của từng nhóm, nhận xét, công bố kết quả, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3/ Đọc thơ truyền điện:
Rèn kỹ năng đọc thuộc, nhanh những câu thơ trong bài mà học sinh đã đọc thuộc lòng. Đồng thời luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời; góp 
phần cảm nhận về ý câu thơ trong bài. Tôi đưa ra trò chơi: “Đọc thơ truyền điện”.
VD: Bài “Cây dừa”
Giáo viên phổ biến luật chơi và công bố tên bài thơ (Bài học thuộc lòng) sẽ đọc truyền điện; nêu cách đọc.
Hai nhóm cử đại diện bốc thăm, hoặc oẳn tù tì để giành quyền đọc trước, sau đó tiến hành như sau:
- Đại diện nhóm đọc trước (A1) sẽ đứng lên đọc những dòng thơ thuộc cụm thứ nhất theo quy định của trọng tài rồi chỉ định thật nhanh “truyền điện” 1 bạn bất kỳ của nhóm đối diện (B1). Bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp những dòng thơ thuộc cụm thứ 2 của bài; nếu đọc đúng và trôi chảy thì sẽ được chỉ định ngay 1 bạn ở nhóm kia (A2) đọc tiếp những dòng thơ thuộc cụm thứ 3... cứ như vậy cho đến hết bài.
Trường hợp người bị chỉ định (bị truyền điện) B1 chưa đọc ngay (vì chưa thuộc), các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô “1,2,3” (hoặc đếm đến năm); hô (đếm) song mà bạn đó vẫn không đọc được thì phải đúng yên tại chỗ (bị điện giật); người đã đọc những dòng thơ trước (A1) sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác trong nhóm đối diện đúng lên đọc tiếp (B2).
Nhóm nào có nhiều người phải đứng không thuộc bài – bị điện giật là nhóm thua cuộc. Tuyên dương đội thắng cuộc.
4/ Ghép các dòng thơ thành bài:
Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc nhanh và thuộc các bài thơ đã học. Cũng như luyện tác phong nhanh nhẹn, khéo léo. Do vậy tôi đã dùng trò chơi “Ghép các dòng thơ thành bài” tức là ghép các băng giấy ghi các câu thơ sao cho đúng bài thơ đã học.
VD: Bài Gọi bạn
Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy. Mỗi bộ băng giấy gồm một băng đầu bài và 14 băng giấy ghi 14 dòng thơ dưới đây (bảo đảm mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh tham gia cuộc thi có một bộ băng giấy):
GỌI BẠN
Băng đầu bài:
Tự xa xưa thuở nào
Băng 1:
Trong rừng xanh sâu thẳm
Băng 2:
Đôi bạn sống bên nhau
Băng 3:
Bê Vàng và Dê Trắng.
Băng 4: 
Một năm, trời hạn hán
Băng 5:
Suối cạn, cỏ héo khô
Băng 6:
Lấy gì nuôi đôi bạn
Băng 7:
Chờ mưa đến bao giờ?
Băng 8:
Bê Vàng đi tìm cỏ
Băng 9:
Lang thang quên đường về
Băng 10:
Dê Trắng thương bạn quá
Băng 11:
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Băng 12:
Đến bây giờ Dê Trắng
Băng 13:
Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”
Băng 14:
Cách tiến hành:
Trọng tài đặt trước mỗi học sinh (hoặc nhóm) tham gia thi một bộ băng giấy đã chuẩn bị (chú ý xáo trộn thứ tự các băng giấy và úp mặt có chữ xuống bàn các vị trí đặt băng giấy nên cách xa nhau để mọi người không bị ảnh hưởng lẫn nhau). Phổ biến luật chơi:
+ Không lật băng giấy khi chưa có lệnh. 
+ Không nhìn bài của bạn cùng chơi .
Nghe lệnh “bắt đầu” tất cả cùng lật băng giấy, đọc và xếp đúng thứ tự các câu thơ trong bài; cần đặt các băng giấy ngay ngắn, đúng hình thức trình bày thể thơ như sách giáo khoa.
Học sinh (hoặc nhóm) xếp đúng, đủ đẹp và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
5/ Tìm nhanh, đọc đúng:
Nhằm rèn kĩ năng đọc thầm để tra tìm nhanh thông tin cần thiết trong văn bản đã được tập đọc trong SGK.
Luyện thói quen làm việc tập trung, phối hợp nhiều hoạt động để ứng xử kịp thời (tai nghe, mắt nhìn, miệng đọc)
 VD: Bài Tự thuật: 
 HS A nêu nội dung ghi ở cột bên trái (Họ và tên; Nam, nữ; Ngày sinh...), HS B đọc tự thuật ở cột bên phải (Bùi Thanh Hà; nữ; 23 - 4 – 1996...).
HS lần lượt tham gia chơi theo từng cặp. GV hướng dẫn HS trong lớp lắng nghe, kiểm tra đánh giá và ghi điểm cho từng người. Kết thúc cuộc chơi, giáo viên nhận xét chung và biểu dương những HS đọc tốt. 
6/ Biết một câu, đọc cả đoạn:
Rèn kĩ năng nghe hiểu, đọc thầm để tìm đoạn văn có câu đã nghe trong bài Tập đọc đã học.
Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung sự chú ý; tập đọc thành tiếng rõ ràng, rành mạch đoạn văn tìm được.
Cách tiến hành 
Đầu tiên tôi chia lớp làm 4 nhóm: 2 nhóm chơi , 2 nhóm làm trọng tài. Sau đó lại đổi lại.
VD: Trong bài tập đọc Ngôi trường mới.
 Cho nhóm A (đọc câu - lần 1) : Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá.
Nhóm B (đọc cả đoạn): Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Nhóm B (đọc câu lần 1): Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Nhóm A (đọc cả đoạn): Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Nhóm A (đọc câu – lần 2): Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân.
Nhóm B (đọc cả đoạn): Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Nhóm B (đọc câu lần 2): Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Nhóm A (đọc cả đoạn): Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Hai nhóm còn lại làm trọng tài, cổ vũ, xác nhận kết quả (hô đúng hoặc sai) và ghi điểm cho từng nhóm. Mỗi đoạn văn tìm đúng và đọc đồng thanh rõ ràng, chính xác được 10 điểm; tìm đúng đoạn văn nhưng đọc chưa đều, có tiếng phát âm sai hoặc đọc thừa, thiếu tiếng, bị trừ 5 điểm.
Hai nhóm tham gia chơi đều được tính điểm để so sánh. Nếu nhóm nào có số điểm cao hơn là nhóm chiến thắng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
7/Nghe đọc đoạn, đoán tên bài:
Trong những bài ô tập yêu cầu HS đọc ôn lại các bài tập đọc. Nhằm rèn cho các em kĩ năng đọc đúng và rõ ràng một đoạn văn trong các truyện kể (bài tập đọc 2 tiết) trong SGK Tiếng Việt 2. Đồng thời luyện kĩ năng nghe hiểu và nhớ tên truyện kể đã học.
Tương tự với trò chơi “Biết một câu, đọc cả đoạn”: Tôi cũng chia lớp làm 4 nhóm, 2 nhóm chơi, 2 nhóm làm trọng tài. Cũng có thể cả 4 nhóm cùng chơi. Sau đây tôi lấy VD minh họa cho 2 nhóm đọc đoạn văn (theo số thứ tự ghi trong truyện kể) và đoán tên bài (tuần ôn tập giữa học kì I):
(Đọc) đoạn văn
(Đoán) tên bài
Nhóm A
(1) Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
Nhóm B
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
Nhóm B
(3) Một lần khác, chúng con đang đi dọc bờ sông tìm nước uống thì thấy lão Hổ hung dữ đang rình sau bụi cây. Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy như bay.
- Bạn con thật thông minh và nhanh 
nhẹn. Nhưng cha vẫn còn lo.
Nhóm A
BẠN CỦA NAI NHỎ
Nhóm A
(4) Tan học Tuấn đến trước mặt Hà, gãi đầu ngượng nghịu:
- Tớ xin lỗi vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn. Thầy giáo đã phê bình tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt với các bạn gái.
Nhóm B
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
Nhóm B
(2) Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng cô chẳng nói gì. Mai buồn lắm. Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.
Nhóm A
CHIẾC BÚT MỰC
Nhóm A
(4) Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi đem vào bỏ sọt rác. Xong xuôi em mới nói :
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!
Nhóm B
MẨU GIẤY VỤN
Nhóm B
(3) Bỗng có tiếng cô giáo :
- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này
là học sinh lớp tôi .
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
Nhóm A
NGƯỜI MẸ HIỀN
8/ Thi đọc truyện theo vai:
Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu lời nhân vật trong các truyện kể cũng như luyện kĩ năng đọc thầm; tập trung chú ý theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật trong truyện. 
Đầu tiên tôi nêu yêu cầu chơi:
Từng nhóm thi đọc sẽ lần lượt lên đứng trước các bạn, mỗi HS cầm một cuốn SGK để đọc đúng nội dung được phân công trong nhóm.
 Cử ban giám khảo. Khi nghe ban giám khảo hô “bắt đầu”, các nhóm mới tiến hành đọc theo vai.
VD: Ở bài tập đọc Chuyện bốn mùa. Tôi yêu cầu 3 dãy bàn cử 3 nhóm mỗi nhóm 6 em lên đọc truyện theo vai. Các nhóm tự phân vai:
HS1 đọc lời người dẫn chuyện, HS2 đọc lời nhân vật Đông, HS3 đọc lời nhân vật Xuân, HS4 đọc lời nhân vật Hạ, HS5 đọc lời nhân vật Thu, HS6 đọc lời nhân vật bà Đất.
Từng nhóm tham gia thi đọc truyện theo vai. giáo viên cùng BGK nhận xét, đánh giá chung và chọn nhóm đọc tốt để biểu dương.
9/ Thi đọc đồng thanh: 
Trong các tiết ôn tập ở từng giai đoạn giữa HKI, cuối HKI, giữa HK2, cuối HK2. Mục đích của tôi là ngoài rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng các bài thơ đã học thuộc lòng còn tạo cho các em phối hợp nhịp nhàng với các thành viên nhóm. 
Đầu tiên tôi chia nhóm. Lập tổ trọng tài, mỗi trọng tài có một bộ thẻ (A,B,C) bằng bìa cứng, dùng để xếp loại nhóm đọc. Tiếp đến tôi nêu yêu cầu: 
- Tự chọn tên cho nhóm. 
- Mỗi nhóm đăng kí thi đọc 1-2 bài thơ ghi trên bảng.
Lần lượt từng nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ (hoặc khổ thơ). GV ghi bảng trọng tài đã cho lên bảng lớp.
Cuối cuộc thi giáo viên và trọng tài tổng hợp kết quả và xếp loại nhóm thắng cuộc để động viên khen ngợi.
IV : KẾT QUẢ 
Sau khi thực hiện những biện pháp nêu trên thì HS tôi đã có những phản ứng với phân môn Tập đọc như sau : 
Đầu HKI
Cuối HKI
Không thích
17
Thích
21
Không thích
3
Thích
35
Qua bảng thống kê trên cho thấy các biện pháp mà tôi đưa ra nhằm tạo hứng thú học phân môn tập đọc đã đạt kết quả đáng kể, từ đó các em học môn Tiếng Việt tốt hơn và không những thế nó còn bổ trợ giúp các em học tốt hơn ở những môn học khác .
+ Một số em đã có thể đọc không cần phải đánh vần để đọc.
+ Học sinh có ý thức học tốt hơn, say mê học tập hơn, giờ học luôn trôi qua một cách nhẹ nhàng. 
+ Dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên học sinh đã tự say mê tìm tòi và khám phá cũng như chiếm lĩnh tri thức mới. Đây là thành công lớn nhất của tôi trong quá trình tạo hứng thú cho các em học phân môn tập đọc Ở LỚP 2.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: Tạo hứng thú học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
* Giáo viên cần nắm vững nội dung, mục tiêu trương trình.
* Giáo viên phải thật sự tâm đắc với nghề, có tinh thần và trách nhiệm cao, phải chịu khó kiên nhẫn trong việc uốn nắn HS.
* Phải luôn tích cực tự bồi dưỡng, sưu tầm trau dồi ở đồng nghiệp và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt phải tích cực sáng tạo tìm tòi để thiết kế được một giờ học có nhiều hình thức, phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của HS.
* Luôn đào sâu suy nghĩ, tìm tòi cái mới để dạy. Phối hợp linh hoạt các phương pháp tổ chức học tập, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng thu hút học sinh. 
* Không nên bằng lòng với kết quả đạt được, nên tìm tòi khám phá, cập nhật thông tin để làm phong phú phương pháp và hình thức dạy học cho mỗi tiết học luôn là điều mới mẻ tạo cho học sinh hứng thú, say mê môn học.
VI/ KẾT LUẬN 
Tôi nhận thấy việc áp dụng các phương pháp này học sinh rất hứng thú và tự tin trong học tập.
Qua thực tế tới giờ học tập đọc học sinh không còn ngồi thụ động. Đặc biệt khi giáo viên đặt câu hỏi của bài tập đọc một số em từ chỗ thụ động mà nay đã giám giơ tay phát biểu ý kiến. Từ chỗ không đọc kịp các bạn trong mỗi lần đọc nối tiếp theo câu, theo bài mà giờ đã đọc kịp được bạn.
Với cách làm như vậy tôi thấy giờ học tập đọc trôi qua một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn. 
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi rút ra từ thực tế qua các tiết dạy. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các bạn đồng nghiệp đã có công xây dựng cũng như tham khảo đề tài này của tôi. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
 Minh Hòa, ngày 31 tháng 01 năm 2012
 Người viết 
 Nguyễn Thị Thanh
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
 I: Lý do chọn đề tài
1
2
 II: Thuận lợi – khó khăn
2
3
 III: Biện pháp thực hiện
3 - 12
4
IV: Kết quả 
13
5
 V: Bài học kinh nghiệm
14
6
 VI : Kết luận
15
7
Phần nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cấp Trường
16
8
Phần nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học Phòng GD & ĐT Huyện Dầu Tiếng.
17
9
Phần nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học Sở GD & ĐT Tỉnh Bình Dương.
18
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_phan_mon_tap_doc_cho.doc