Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội ở Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội ở Lớp 1

1. Phương pháp thảo luận nhóm.

- Đây cũng là phương pháp quan trọng tạo hứng thú học tập của các em. Bởi vì: hoạt động nhóm giúp cho HS tự tin, có nhiều cơ hội khám phá, diễn đạt ý tưởng của mình cho các bạn trong nhóm. Từ hoạt động nhóm HS có thể hỏi lẫn nhau điều đó giúp cho các em phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên khi chia nhóm tôi cũng rất chú trọng đến cách chia nhóm. Tôi thường xuyên thay đổi cách chia nhóm. Trong quá trình hoạt động nhóm tôi thường xuyên theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.

Việc vận dụng các phương pháp này vào trong tiết dạy HS của tôi có hứng thú hơn trong quá trình học môn này. Qua theo dõi hàng tháng tôi thấy trẻ chuyển biến rõ rệt.

IV. Kết quả:

- Với những phương pháp nêu ở trên tôi đã thực hiện thường xuyên tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt sau một thời gian dài thực hiện. Hiện tại ở lớp tôi đang giảng dạy đến tiết Tự nhiên và xã hội các em học tập hào hứng hẳn lên.

 

doc 22 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 2233Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lý do chọn đề tài:
Trong công cuộc xây dựng đất nước, để đưa đất nước sánh ngang tầm với các nước tiên tiến ở khu vực cũng như trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. 
Vì vậy, mà học sinh được giáo dục toàn diện được các cấp, các ngành, các tổ chức rất quan tâm. 
Môn Tự nhiên và xã hội là một trong những môn học góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện, có thể nói môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1 là nền móng để các em học tốt ở các môn cò liên quan đến tự nhiên và xã hội ở các lớp cao hơn. Tuy nhiên ở môn học này lại không được sự quan tâm đúng mức của mọi người, nhất là các bậc phụ huynh luôn có suy nghĩ rằng môn Tự nhiên và xã hội là “môn phụ” nên bị xem nhẹ. 
Do vậy, học sinh thường không có hứng thú trong quá trình học môn này. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để tạo hứng thú cho các em khi học môn này? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và đã lựa chọn cho mình đề tài: “Tạo hứng thú giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1”. Sau đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi, rất mong được cấp trên và đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến. 
II. Thực trạng:
Trong năm học này tôi được phân công giảng dạy lớp 14 , tổng số có 32 em học sinh trong đó có 11 em là nữ. Qua quá trình giảng dạy, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi: 
Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của BGH nhà trường.
Được sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh, của các ban ngành địa phương.
Khó khăn: 
Là một xã vùng sâu, vùng xa của Tỉnh nên cuộc sống của một số người dân còn nghèo. Cha mẹ các em lo làm lụng vất vả nên không có thời gian chăm lo, kèm cặp cho các em mà giao phó cho nhà trường với tư tưởng “Học được thì tốt mà không học được thì thôi”.
Bên cạnh đó đa phần các em chưa biết chữ do vậy việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội cũng gặp khó khăn nhất định. 
Phụ huynh học sinh có quan niệm rằng chỉ cần học môn Toán và Tiếng việt còn các môn phụ như môn Tự nhiên và xã hội thì không hề quan tâm đến. 
Đặc biệt ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh lý các em chưa ổn định, các em thích chơi hơn học, mau quên chóng chán. Do vậy để tạo hứng thú học tập cho các em tôi đã suy nghĩ và mạo muội đưa ra một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho các em khi học môn học này.
III. Các biện pháp thực hiện: 
Như chúng ta đã biết không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Thành công trong giờ dạy gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Để cho tiết học bớt căng thẳng đồng thời tạo sự thu hút đối với học sinh, giúp các em tự giác, hứng thú với các hoạt động ta nên áp dụng trò chơi học tập vào các tiết học. Thực tiễn cho thấy trò chơi học tập là một phương pháp dạy học tích cực. Vấn đề đặt ra là nên tổ chức chơi như thế nào? Tiến hành áp dụng trò chơi ra sao để mang lại hiệu quả thiết thực. Đó là vấn đề cần quan tâm. 
Phương pháp trò chơi học tập: 
Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học được sử dụng trong môn Tự nhiên và xã hội ở bậc Tiểu học. Đối với học sinh lớp một với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em thì trò chơi học tập là một trong những phương pháp rất quan trọng giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức mới. 
Vì vậy, có thể nói rằng trò chơi học tập có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trong các tiết học môn Tự nhiên và xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất kỳ phần nào của bài học đều rất quan trọng. vì chơi trò chơi làm thay đổi hình thức học tập, làm cho lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Lúc đó quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn làm cho học sinh thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. Từ đó học sinh tiếp thu tự giác, tích cực hơn và được củng cố hệ thống hóa kiến thức
Sau đây tôi xin đưa ra một vài ví dụ mà tôi đã từng tổ chức trò chơi cho các em học sinh ở lớp mình: 
+ Ví dụ 1: Đối với chủ đề : “Con người và sức khỏe”. 
Bài 1: Cơ thể chúng ta:
Chuẩn bị: Trước hết tôi suy nghĩ và đưa trò chơi vào hoạt động 1 của bài. Tôi đã chuẩn bị trước tranh vẽ 2 học sinh ở trang 4 SGK Tự nhiên và xã hội.
Cách tiến hành: 
Trước hết tôi treo tranh và nêu tên trò chơi: Ai nhanh hơn. Tiếp đến tôi phổ biến cách chơi cho học sinh: tôi chia lớp làm 3 nhóm mỗi nhóm thảo luận và suy nghĩ cử ra một bạn đại diện nhóm lên chơi:Sau đó tôi phổ biến luật chơi: Nếu em nào trong 1 phút kể ra được đúng và nhiều tên của các bộ phận trên cơ thể là người thắng cuộc.
Từng học sinh được cử lần lượt lên bảng vừa chỉ vào hình và nói 
tên các bộ phận của cơ thể. Kết thúc trò chơi GV tuyên dương nhóm có bạn thắng cuộc. Nếu học sinh chưa nêu hết các bộ phận trên cơ thể GV bổ sung thêm.
+ Ví dụ 2: Đối với chủ đề “Xã Hội” Bài 12: Nhà ở.
Chuẩn bị: Tôi đưa trò chơi vào HĐ2 của bài. Vẽ trước tranh về các đồ dùng trong gia đình: Bàn, ghế, giường, tủ
Cách tiến hành :
Tôi treo tranh và nêu tên trò chơi: Dùng làm gì.
Tôi chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội chọn ra 5 người chơi và xắp xếp theo hàng dọc quay lên bảng, các em còn lại là cổ động viên cho đội mình.
Tôi yêu cầu 2 đội cùng nhìn vào 1 bức tranh treo trên bảng, lần lượt từng HS của mỗi đội phải chỉ vào hình, nêu tên gọi và chức năng của 1 đồ dùng có trong tranh.
Lưu ý: các em nói sau không được nói lại đồ dùng mà các bạn đã nói. Khi HS nói đúng tên và công dụng của 1 hình thì được 1 điểm.
HS bắt đầu chơi tôi cho HS “oẳn tù tì” để chọn đội đi trước.
Kết thúc trò chơi tôi tuyên dương đội nào ghi được điểm nhiều hơn là đội thắng cuộc.
+ Ví dụ 3: Đối với chủ đề “tự nhiên”, Bài 23: Cây rau.
Chuẩn bị: Tôi đưa trò chơi vào HĐ3 của bài, chuẩn bị 6 chiếc khăn sạch, một số cây rau: rau cải, rau ngót, rau muống, rau mồng tơi
Cách tiến hành: 
Nêu tên trò chơi: Đố bạn rau gì? Tôi chia lớp làm 6 nhóm.Yêu cầu mỗi nhóm cử ra một bạn lên chơi đoán xem đó là cây rau gì.
Tôi cho các em tham gia chơi xếp thành hàng ngang trước lớp. 
Sau đó tôi đưa cho mỗi em 1 chiếc khăn để bịt mắt và đưa cho mỗi bạn một loại cây rau, yêu cầu các em dùng tay sờ và có thể ngắt lá để ngửi, đoán xem đó là rau gì. Ai đoán nhanh và đúng là người thắng cuộc.
Sau khi kết thúc trò chơi, tôi dặn HS về nhà nên ăn rau thường xuyên vì rau có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên rau được trồng ở ngoài vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều đất bụi và còn được bón phân, thuốc trừ sâu Vì vậy cần phải rửa sạch rau trước khi làm thức ăn.
Bên cạnh phương pháp trò chơi trên chúng ta cũng còn một vài phương pháp khi dạy môn TN và XH nhằm tạo hứng thú học tập cho HS lớp1.
Phương pháp quan sát:
Có thể nói phương pháp quan sát là 1 phương pháp đặc trưng khi dạy học môn TN và XH. Bằng trực quan HS nhận biết được hình dạng, đặc điểm bên ngoài của một số vấn đề, sự vật, sự việc đang diễn ra quanh mình.Tuy nhiên hướng dẫn HS quan sát một điều quan trọng ở người giáo viên cần chú ý đó chính là cần phải hướng dẫn các em bắt đầu từ sự quan sát tổng thể rồi mới đi vào quan sát bộ phận chi tiết bên trong, quan sát từ ngoài vào trong
Đối với môn TN và XH ở lớp1 thì HS quan sát chủ yếu để nhận biết hình dạng,đặc điểm của cơ thể người, các vật xung quanh, một số cây cối và con vật, hoặc để tự nhận biết được các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên.
Tuỳ vào tiết học cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức các hình thức dạy học khác nhau.
VD: Đối với chủ đề: “Con người và sức khoẻ” Bài 3: Nhận biết các vật xung quanh.
Tôi cho HS quan sát các vật thật có trong lớp, yêu cầu các em quan sát và nói màu sắc của các vật. Tôi cho các em hoạt động nhóm đôi nói cho nhau nghe những vật xung quanh mà các em thấy. 
Ví như: Cái bảng màu đen, bông hoa màu đỏ, cái bàn màu vàng Sau đó tôi sẽ hướng dẫn để các em biết rằng nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà ta nhận biết được các vật xung quanh, nếu một trong các bộ phận đó bị hỏng thì ta không nhận biết đầy đủ về thế giới xung quanh. Từ đó giúp cho học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể.
VD: Đối với chủ đề “XÃ HỘI”, Bài: Nhà ở
Cho học sinh quan sát 4 bức tranh, trang 26.
Qua quan sát với sự hướng dẫn của tôi các em đã phân biệt được đâu là nhà ở thành phố, đâu là nhà ở nông thôn và các em còn biết được nhà minh đang sống giống hay không giống nhà trong bức tranh.
VD: Đối với chủ đề: “Tự Nhiên”, Bài 23: Cây hoa.
Tôi cho HS quan sát chậu hoa hồng, cành hoa huệ  Yêu cầu HS nói lại những gì mình đã quan sát được. Đưa ra gợi ý: cây hoa được trồng ở đâu? 
Hãy chỉ bộ phận của cây hoa? Hãy kể tên các loại hoa mà em biết? Hoa được dùng để làm gì?
Phương pháp hỏi đáp:
Là phương pháp trong đó việc đối thoại giữa giáo viên và học sinh được tiến hành trên cơ sở hệ thống câu hỏi nhằm tìm ra những kiến thức cần 
nắm. Nó có tác dụng tốt đối với việc huy động vốn tri thứcvà kinh ngiệm đã có ở HS vào việc tìm tòi kiến thức mới, đồng thời khơi dậy ở học sinh tính tích cực suy nghĩ.
Đối với môn tự nhiên và xã hội lớp1 phương pháp hỏi đáp cũng là phương pháp giúp cho học sinh có hứng thú trong việc học tập. Thông qua câu hỏi của giáo viên, học sinh suy nghĩ tìm tòi và trả lời cũng đã giúp cho các em bước đầu hình thành tư duy trừu tượng.
VD: Khi dạy bài “Con cá”. Tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho các em trình bày:
 Cá sống ở đâu?
Hãy nói tên các bộ phận của cá?
Hãy kể tên các loại cá mà em biết?
Bạn thích ăn loại cá nào?
Phương pháp thảo luận nhóm.
Đây cũng là phương pháp quan trọng tạo hứng thú học tập của các em. Bởi vì: hoạt động nhóm giúp cho HS tự tin, có nhiều cơ hội khám phá, diễn đạt ý tưởng của mình cho các bạn trong nhóm. Từ hoạt động nhóm HS có thể hỏi lẫn nhau điều đó giúp cho các em phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên khi chia nhóm tôi cũng rất chú trọng đến cách chia nhóm. Tôi thường xuyên thay đổi cách chia nhóm. Trong quá trình hoạt động nhóm tôi thường xuyên theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
Việc vận dụng các phương pháp này vào trong tiết dạy HS của tôi có hứng thú hơn trong quá trình học môn này. Qua theo dõi hàng tháng tôi thấy trẻ chuyển biến rõ rệt.
IV. Kết quả: 
Với những phương pháp nêu ở trên tôi đã thực hiện thường xuyên tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt sau một thời gian dài thực hiện. Hiện tại ở lớp tôi đang giảng dạy đến tiết Tự nhiên và xã hội các em học tập hào hứng hẳn lên.
Sau khi thực hiện các phương pháp trên đến học kỳ II thì học sinh tôi đã đạt được một số kết quả sau:
Tháng
Hứng thú(%)
thờ ơ (%)
Ghi chú
9
50%
50%
Lớp 1 buổi
10
60%
40%
11
72%
28%
12
80%
20%
01
85%
15%
Bảng đánh giá học lực:
Xếp loại học lực
HK1
HK II (cả năm)
Hoàn thành tốt (A+)
33% (10em)
Hoàn thành (A)
67% (23 em)
Chưa hoàn thành (B)
0%
Qua bảng thống kê cho thấy thực tế biện pháp mà tôi thực hiện đã đạt kết quả đáng kể, trên lớp các em tiến bộ rõ rệt.
Học sinh không còn thờ ơ với môn học này nữa.
Học sinh có ý thức học tập tốt hơn, say mê hơn, giờ học luôn trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên các em tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới. Đây là một trong những thành công của tôi trong quá trình giảng dạy môn học này. 
Dưới đây là minh họa một Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên – xã hội.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: NHÀ Ở
 Mục tiêu: 
Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình.
Giáo dục môi trường: Học sinh biết được sự cần thiết phải giữ môi trường nhà ở và có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. 
Chuẩn bị: 
Gv: Tranh, SGK. 
Hs: SGK, giấy vẽ, màu. 
Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định: Hát 
KTBC: 
 Em hiểu gia đình là gì? 
 Gia đình em gồm những ai?
Gv nhận xét.
Bài mới: Bài học trước các em đã được học về gia đình rồi, ở đó có những người thân yêu nhất của chúng ta. Mọi người cùng sống và làm việc trong một ngôi nhà, đó là nhà ở, để biết thêm về nhà ở có đặc điểm gì? Các vật dụng trong nhà đó như thế nào? Và các ngôi nhà có giống nhau hay không thì hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua bài “Nhà ở”.
Gv ghi tựa bài.
Giới thiệu tranh hỏi: Tranh vẽ gì? 
Cô giới thiệu với các em đây là nhà của bạn Nam. 
Hoạt động 1: Quan sát tranh. 
Mục tiêu: Học sinh nhận ra các loại nhà khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Biết được nhà của mình thuộc loại nhà ở vùng nào? 
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
Nhà Nam thuộc loại nhà tầng, nhà lá, hay nhà ngói? Nhà Nam có những gì ở xung quanh?
Gọi vài cặp học sinh lên trình bày trước lớp. 
 + Cả lớp quan sát tranh
Nhà có sân rộng, có đất rộng trồng nhiều cây cối thì có em nào biết nhà Nam ở Thành phố, nông thôn hay miền núi không? 
Giới thiệu tranh các loại nhà lên bảng hỏi: 
Tranh vẽ gì? 
Ngôi nhà này thuộc loại nhà tầng, nhà ngói, hay nhà lá?
Ngôi nhà này ở thành phố, nông thôn hay miền núi? 
Giới thiệu thêm một bức tranh vẽ nhà nữa hỏi tương tự như trên. 
Trên đây cô vừa giới thiệu với các em các ngôi nhà khác nhau như: nhà ở nông thôn, nhà tập thể ở thành phố, các dãy phố, nhà sàn ở miền núi vậy ở trong lớp mình nhà các em gần giống nhà nào trong các hình trên? 
à Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình nên các em phải biết yêu quí ngôi nhà của mình. 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
Mục tiêu: học sinh kể được tên các đồ dùng trong nhà. 
Để biết thêm khi chúng ta sống và làm việc trong ngôi nhà thì chúng ta cần có những đồ dùng gì thì chúng ta cùng cô thảo luận nhóm. Cô chia lớp ra thành 5 nhóm. 
Gv cho các nhóm lên trình bày ý kiến của mình.
Tranh vẽ gì? Những đồ dùng này em thấy nhà em đặt ở đâu? 
Liên hệ với nhà học sinh có những đồ dùng gì có giống với những đồ dùng trong tranh không?
Gọi vài Hs kể tên 5 đồ dùng có trong nhà mà em thích.
So sánh các tranh vẽ giữa 2 phòng khách và 2 nhà bếp à đồ đạc trong gia đình là để phục vụ các sinh hoạt của mọi người và việc mua sắm những đồ đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng nhà. Chúng ta không nên đòi bố mẹ mua sắm những đồ dùng khi gia đình chưa có điều kiện. 
BVMT: Nhà ở là nơi sống của mỗi người vì vậy cần phải giữ nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp tạo nên sự thoải mái dễ chịu. 
Trò chơi: “Dùng làm gì?”
Cách tiến hành: GV treo tranh, nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 em, xếp theo hàng dọc, yêu cầu hai đội cùng nhìn vào bức tranh, lần lượt từng hs của mỗi đội phải chỉ vào hình, nêu tên gọi và chức năng của từng đồ dùng có trong tranh.
Lưu ý: các em hs nói sau không được nói lại các loại đồ dùng đã nói. Khi hs nói đúng tên và công dụng của một loại đồ dùng thì được 1 điểm.
Kết thúc trò chơi: gv tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động 3: Kể về ngôi nhà của em.
Mục tiêu: giới thiệu cho các em biết về ngôi nhà của mình, hs nói được địa chỉ nhà mình.
Các em lấy giấy ra vẽ ngôi nhà của mình và giới thiệu cho bạn ngồi bên cạnh xem. 
Gọi vài học sinh đem tranh lên giới thiệu trước lớp. 
Gọi vài học sinh kể tên 5 đồ dùng trong nhà mà em thích nhất
 + Nhà của em là nhà ở nông thôn hay ở thành phố? (nhà tập thể hay nhà riêng).
 + Nhà của em rộng hay chật? 
 + Nhà của gia đình em có sân, vườn không?
 + Địa chỉ nhà của em như thế nào?
Nhận xét – tuyên dương.
Gọi vài học sinh nêu địa chỉ nhà của mình.
Liên hệ giáo dục: Các em phải nhớ địa chỉ nhà của mình để khi chẳng may em bị lạc đường thì em nói địa chỉ nhà của mình và người lớn sẽ đưa em về nhà. 
Củng cố: 
Hôm nay chúng ta học bài gì? 
Qua bài học này lớp mình có em nào thuộc 1 bài hát hoặc một bài thơ nào nói về ngôi nhà không, hãy đọc cho cả lớp cùng nghe. àNhận xét – tuyên dương.
Liên hệ giáo dục: Phải biết yêu quí, gìn giữ ngôi nhà của mình vì đó là nơi em sống hàng ngày.
Dặn dò: Em nào vẽ ngôi nhà của mình chưa xong, về nhà các em vẽ tiếp cho xong. Xem trước bài 13 để tiết sau chúng ta học tốt hơn.
Mọi người đều sống chung trong một mái nhà. 
2 - 3 học sinh đứng lên kể
- Hs đọc
Vẽ nhà, cây, vẽ bạn
Học sinh quan sát tranh
Giới thiệu với bạn mình và hỏi bạn về nhà của Nam là nhà ngói, có sân rất rộng, xung quanh nhà Nam trồng rất nhiều cây cối)
- Hs lên bảng trình bày
ở Nông thôn 
Vẽ nhà 
Nhà tầng ở thành phố 
Nhà sàn ở miền núi 
Nhà xây san sát nhau là ở phố 
Hs trả lời
Vài học sinh nêu 
Quan sát tranh: Nêu nội dung tranh 
- Hs làm việc nhóm 5 để nêu được các đồ dùng trong nhà.
- các nhóm lên trình bày, nhóm khác lên nhận xét.
Học sinh trả lời.
- Hs trả lời.
- Hs oẳn tù tì, chọn đội chơi trước.
- Hs chơi.
Học sinh vẽ tranh.
- Hs giới thiệu tranh của mình cho cả lớp xem
- Hs trả lời.
- Hs nêu.
Nhà ở 
Hs hát hoặc đọc thơ “Ngôi nhà”
V. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế và giảng dạy tôi đã rút ra kinh nghiệm như sau :
Để một tiết dạy thành công GV cần đầu tư tốt từ khâu chuẩn bị cho đến việc tổ chức.
Luôn luôn thay đổi các hình thức và các phương pháp một cách hợp lý và hài hoà.
Đặc biệt cần phải lưu ý tới phương pháp trò chơi khi cho các em chơi vì nếu chúng ta tổ chức không thường xuyên và không tốt sẽ dẫn tới học sinh lúng túng khi chơi.
Cần phải nhắc nhở học sinh giữ trật tự khi chơi không làm ảnh hưởng tới lớp bên cạnh.
Trong quá trình hoạt động nhóm GV cần chú ý tới khâu tổ chức, cần biết cách chia nhóm, thường xuyên thay đổi một cách ngẫu nhiên hoặc chia nhóm theo sở thích, trình độ. Trong quá trình HS hoạt động nhóm GV luôn theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
Thường xuyên sử dụng hình thức và phương pháp để giúp cho các em học tốt hơn, giờ học rất sôi nổi, các em hứng thú và đạt hiệu quả rõ rệt. Mọi hoạt động trong giờ học đều do HS làm chủ, qua đó khích lệ các em học tập, phát triển năng khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ lại nhút nhát nơi học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy rất mong được đóng góp, xây dựng của anh chị em đồng nghiệp để tôi được học hỏi thêm. Đồng thời cũng mong được sự chia sẻ, đóng góp của quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Minh Hòa, ngày 02 tháng 02 năm 2010
 Người thực hiện
MỤC LỤC
Số TT
Nội dung
Trang
I
Lý do chọn đề tài
1 
II
Thực trạng
2 
III
Các biện pháp thực hiện
3 – 7 
IV
Kết quả 
8 – 9 
Kế hoạch bài dạy
10 – 16 
V
Bài học kinh nghiệm
17
Mục lục
18 
Phần đánh giá nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp.
19 – 21 
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon.doc