Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp động não trong dạy học môn Địa lí lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp động não trong dạy học môn Địa lí lớp 10

Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề. Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.

Cách thực hiện:

• Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;

• Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó;

• Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ;

• Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm.

Ưu điểm:

• Ưu điểm của phương pháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS trong nhóm;

• Tạo sự yên tĩnh trong lớp học;

 

doc 14 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 932Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp động não trong dạy học môn Địa lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh.
	Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả phương pháp đào tạo giáo viên và việc dạy học trong các trường phổ thông.
	Thực hiện dạy và học tích cực sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. Nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là trở thành người thiết kế và thực hiện cho việc học tích cực của học sinh trong bối cảnh cụ thể (nhu cầu giáo dục, điều kiện là việc của giáo viên và học sinh). Nhiệm vụ truyền thống của người giáo viên trước đây là chuyển giao thông tin, nay được điều chỉnh và mở rộng thành một nhiệm vụ tạo ra các điều kiện học tập và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. Học sinh được thách thức tham gia một cách tích cực trong xây dựng sự hiểu biết và quan niệm của học (tự suy nghĩ và tìm hiểu bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, làm bài tập và ghi nhớ thông tin). 
Điều này có thể đạt được thông qua rất nhiều các phương pháp dạy học và các hoạt động học tập khác nhau, bao gồm các chiến lược và công cụ dạy học truyền thống cũng như các chiến lược và công cụ đổi mới. Có rất nhiều phương pháp dạy học, nhưng một trong những phương pháp mà tôi cảm thấy sử dụng có hiệu quả là phương pháp động não, đặc biệt việc áp dụng trong quá trình giảng dạy HS lớp 10, HS đầu cấp học THPT là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với giáo viên. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, qua quá trình giảng dạy và những trải nghiệm khi sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS, tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp động não trong dạy học môn Địa lí lớp 10”
2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức một giờ học.
- Giúp HS có thể phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của bài học.
- Giúp cho đồng nghiệp - giáo viên dạy môn địa lí cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm giúp cho HS yêu thích học tập môn địa lí, đồng thời HS nắm vững kiến thức và vận dụng kĩ năng.
3. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát, thực nghiệm
- Tìm hiểu về phương pháp động não, cách tiến hành, những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.
- Tác dụng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: HS các lớp giảng dạy khối 10 
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp liệt kê, thống kê
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
	- Nghiên cứu vấn đề sử dụng phương pháp động não trong dạy học môn Địa lí lớp 10 sao cho có hiệu quả tốt nhất.
	- Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2013 - 2014.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận, khoa học
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn Độ. 
Các quy tắc động não:
- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày; 
- Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
Các bước tiến hành như sau:
- Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
- Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
- Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
- Đánh giá;
- Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng: Có thể ứng dụng trực tiếp, có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm, không có khả năng ứng dụng, đánh giá những ý kiến đó lựa chọn, rút ra kết luận hành động.
Ứng dụng :
•    Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
•    Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
•    Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau. 
Có 2 hình thức động não chính:
- Động não gián tiếp bằng phiếu
 	+ Đề nghị trong khoảng thời gian 3 phút, mỗi người động não để liệt kê tối đa những dữ kiện mình tìm ra cho vấn đề đã nêu.
+ Hết thời gian, thư kí tổng hợp và hệ thống lại ghi trên giấy khổ lớn, treo lên bảng.
- Động não trực tiếp bằng lời nói:
+ Lần lượt từng người nêu một dữ kiện ngắn gọn liên quan đến vấn đề đưa ra, người sau không được nêu trùng lại dữ kiện của người đã nêu rồi.
+ Quá 3 giây chờ đợi, người tới phiên mà không nêu được dữ kiện thì phải nợ và mời người kế tiếp cho đến khi nêu được tối đa các dữ kiện. Ai đã nêu dữ kiện được ở 1 vòng có thể cho qua nếu không nêu được dữ kiện mới ở vòng sau
+ Thư kí nhanh tay ghi những dữ kiện mà không cần sắp xếp theo thứ tự vào giấy khổ lớn.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
+ Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
+ Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
+ Phân loại các ý kiến.
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng 
+ Tổng hợp ý kiến của học sinh, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không.
1.1. Ưu điểm, nhược điểm kỹ thuật dạy học động não
Ưu điểm:
Dễ thực hiện, không tốn kém, sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể, huy động được nhiều ý kiến, tạo cơ hội cho tất cả các thành viên tham gia...
Nhược điểm:
Có thể đi lạc đề tản mạn, có thể mất nhiều thời gian trong việc lựa chọn ý kiến thích hợp...
Có thể có một số HS ‘‘quá tích cực’’, số khác thụ động. Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.
* Động não viết: 
Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề. Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.
Cách thực hiện:
• Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;
• Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó;
• Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ;
• Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm.
Ưu điểm:
• Ưu điểm của phương pháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS trong nhóm;
• Tạo sự yên tĩnh trong lớp học; 
• Động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc nói chuyện bình thường bằng miệng;
• Các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách đó, thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt; 
• Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc biệt kỹ. 
Nhược điểm:
• Có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề;
• Do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số HS ít có sự độc lập.
* Động não không công khai:
• Động não không công khai cũng là một hình thức của động não viết. Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa công khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển.
• Ưu điểm: mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến khác. 
• Nhược điểm: không nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác trong việc viết ý kiến riêng.  
1.2. Những yêu cầu sư phạm của kỹ thuật động não
Kỹ thuật động não có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề nào, song đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế cuộc sống của học sinh.
Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một từ hay một câu thật ngắn.
Tất cả mọi ý kiến đều cần được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay
Cuối giờ thảo luận giáo viên nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả học sinh.
2. Thực trạng đối với việc sử dụng phương pháp động não trong dạy học môn Địa lí lớp 10
2.1. Thuận lợi
- GV xác định được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động của HS. GV đã được tìm hiểu, tập huấn về các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong đó có phương pháp động não.
- HS nhà trường được chia thành đối tượng lớp khá giỏi, lớp đại trà, trong mỗi một lớp lại có nhiều đối tượng khác nhau về học lực nên GV sẽ chủ động thiết kế nội dung bài dạy gắn với từng đối tượng học sinh. HS nhà trường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ về đồ dùng, thiết bị dạy học như: bản đồ, máy chiếu,...
 2.2. Khó khăn
Chương trình địa lí lớp 10 là chương trình địa lí đại cương khá trừu tượng nên việc dạy học như thế nào để học sinh hiểu bài và ghi nhớ lâu là vấn đề tương đối khó khăn. Trong khi đó, học sinh dân tộc thiểu số chiếm khoảng 70% nên nhiều em còn rụt rè, chưa tự tin khi trả lời câu hỏi hoặc trình bày một vấn đề trước nhóm, trước lớp. Trước yêu cầu của đổi mới, phương pháp dạy học có rất nhiều nhưng phương pháp hay kỹ thuật động não có hiệu quả nhất định, nhằm phát huy khả năng tư duy của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Qua đó rèn luyện cho các em một số kĩ năng sống cơ bản: kĩ năng hợp tác, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tư duy, kĩ năng thể hiện sự tự tin,...
3. Các biện pháp đã tiến hành đối với việc sử dụng phương pháp động não trong dạy học môn Địa lí lớp 10
Cụ thể: Áp dụng thiết kế nội dung một bài dạy gắn với việc sử dụng phương pháp động não
3.1. Ví dụ 1: Tiết 14 – Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Mục III: Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
Để giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ, GV yêu cầu từng HS hoàn thiện phiếu học tập, sau đó thảo luận thống nhất trong từng cặp (2HS/bàn), và cuối cùng thảo luận thống nhất trong 4HS/nhóm để đưa ra ý kiến chung:
Nội dung
Giải thích
Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo
Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến Bắc và Nam
Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới
Mưa càng ít khi càng về 2 cực Bắc và Nam
Cách thực hiện:
• GV phát cho mỗi HS 1 phiếu học tập để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;
• Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên phiếu học tập;
• 2HS/bàn thảo luận để thu thập các ý tưởng;
• Sau khi thu thập xong ý tưởng của từng cặp HS thì 4HS/nhóm sẽ thảo luận để thống nhất kết quả và đánh giá các ý tưởng trong nhóm.
Nội dung chuẩn kiến thức như sau:
Nội dung
Giải thích
Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo
Có nhiệt độ cao, có áp thấp thống trị, bề mặt chủ yếu là đại dương, rừng nên nước bốc hơi mạnh, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều.
Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến Bắc và Nam
Có áp cao thống trị, phần lớn bề mặt là lục địa, có gió Mậu dịch, độ ẩm không khí thấp
Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới
Có áp thấp thống trị, có gió Tây ôn đới.
Mưa càng ít khi càng về 2 cực Bắc và Nam
Có áp cao thống trị, nhiệt độ thấp, khả năng bốc hơi thấp.
3.2. Ví dụ 2: Tiết 32 – Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi
* Mục I.2: Đặc điểm của ngành chăn nuôi
Sau khi tìm hiểu 3 đặc điểm của ngành chăn uôi, GV đặt câu hỏi động não:
 ‘‘Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?”
Cách thực hiện:
• GV gọi từng HS trả lời, phát biểu ý kiến của từng cá nhân, GV ghi bảng tất cả các ý kiến, cả ý kiến đúng và chưa đúng.
• Sau khi tập hợp đầy đủ các ý kiến. GV sẽ phân tích để chỉ ra những ý kiến đúng, đồng thời bổ sung một số nội dung nếu HS trả lời thiếu.
Nội dung chuẩn kiến thức như sau: Nguyên nhân do:
- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa ổn định. Đa số các nước đang PT đông dân nên lương thực chủ yếu đảm bảo cho người dân, chưa dư thừa cho chăn nuôi;
- Các dịch vụ giống, thú y còn hạn chế;
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cho chăn nuôi còn lạc hậu, công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh,...
- Thị trường còn giới hạn, sản phẩm chưa đa dạng, khó xuất khẩu,...
* Phần chủng cố: Sau khi kết thúc bài học, để củng cố lại nội dung Địa lí nông nghiệp (Gồm ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi), GV hướng dẫn HS chơi giải ô chữ, gồm 8 ô hàng ngang. 
-
 -
1
2
3
4
5
6
7
8
Cách thực hiện: Cả lớp chia 3 tổ, tổ nào có câu trả lời nhanh sẽ được ghi điểm, mỗi ô hàng ngang được 10 điểm, trả lời đúng ô hàng dọc được 20 điểm (tổng 100 điểm). 
• GV gọi từng HS trả lời, phát biểu ý kiến của từng cá nhân, cho đến khi có câu trả lời đúng, nếu không ai trả lời đúng, GV sẽ đưa ra đáp án.
• Tất cả các thành viên của các tổ đều được trả lời các câu hỏi động não.
+ Câu hỏi của các ô hàng ngang lần lượt là:
Câu 1 (ô hàng ngang thứ nhất): Một biểu hiện của đất đai nếu chặt phá rừng đầu nguồn.
Câu 2 (ô hàng ngang thứ 2): Cây nông nghiệp chính của Việt Nam là cây gì?
Câu 3 (ô hàng ngang thứ 3): Nhất nước, nhì............, tam..........., tứ giống.
Câu 4 (ô hàng ngang thứ 4): Đây là một ngành rất quan trọng trong chăn nuôi, đặc biệt các tỉnh ven biển nước ta phát triển mạnh ngành này.
Câu 5 (ô hàng ngang thứ 5): Trồng........... đất lạ, gieo mạ đất quen
Câu 6 (ô hàng ngang thứ 6): Cây công nghiệp nào là cây quan trọng số 1 của Tây Nguyên?
Câu 7 (ô hàng ngang thứ 7): Ăn kĩ no lâu, cày.........., tốt............
Câu 8 (ô hàng ngang thứ 8): Cây công nghiệp nào chủ yếu để lấy nhựa?
+ Câu hỏi của ô hàng dọc: Một trong những vai trò của nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế đất nước, tăng thêm thu nhập ngoại tệ
 Câu trả lời ô hàng dọc: Xuất khẩu
Ó
I
M
X
N
Ò
A
N
Ư
Ú
C
Ớ
L
N
-
C
Â
N
Ầ
H
P
Y
S
Ả
Ủ
N
H
T
H
O
A
K
I
À
P
H
C
Ê
 -
L
Ú
U
A
Â
S
A
S
C
U
O
3.3. Ví dụ 3: Tiết 49 – Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Mục II: Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người.
Sau khi tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và phương thức đến sự phát triển xã hội loài người. GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
 ‘‘Tại sao phương thức sản xuất là nhân tố quyết định sự phát triển của XH loài người? (Chứng minh bằng các ví dụ cụ thể)”
Cách thực hiện:
• GV yêu cầu từng HS ghi ra giấy các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;
• Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó;
• Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ;
• Nhóm 4HS tập hợp để thu thập ý tưởng, đánh giá các ý tưởng chung trong nhóm.
Ví dụ chứng minh:
+ Bàn, ghế gỗ: Môi trường tự nhiên có vai trò cung cấp nguồn tài nguyên là gỗ, nhưng để tạo thành bàn ghế không phải tự nhiên mà có, mà là do bàn tay lao động của con người (tức phương thức SX)
+ Sự PT của loài người đã trải qua các cuộc cách mạng: Cuộc cách mạng công nghiệp cuối TK XVIII (chuyển từ nền SX thủ công sang SX cơ khí) à Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa sau TK XIX – đầu TK XX (chuyển từ nền SX cơ khí sang SX đại cơ khí...) à Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cuối TK XX - đầu TK XXI (xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao): Sự xuất hiện các cuộc cách mạng đó đã làm thay đổi cuộc sống con người, không phải tự nhiên mà có, mà phải do phương thức SX thay đổi (lao động con người được giải phóng, khoa học kĩ thuật phát triển,...)
+ Môi trường cung cấp cho con người nhiều tài nguyên: Nước, không khí (khí oxi,...), khoáng sản,... Các tài nguyên bị suy giảm hay môi trường bị ô nhiễm là do tác động của con người trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, chứ không phải do tự nhiên thay đổi.
4. Kết quả thực hiện
Qua khảo sát thực tế giảng dạy môn Địa lí có áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học, nhất là kĩ thuật động não, tôi nhận thấy HS có hứng thú học tập, chủ động khai thác kiến thức dựa vào sự hướng dẫn của GV, số HS e ngại hoặc hoặc chưa tích cực tìm hiểu, thảo luận đã giảm nhiều. HS được tìm hiểu kiến thức bài học sâu hơn và được rèn luyện kĩ năng địa lí tốt hơn. HS lớp 10 đã tự đảm nhận trách nhiệm làm việc trong nhóm, tự tin trình bày ý kiến trong nhóm và trước lớp giúp cho bài học trở nên nhẹ nhàng, dễ hiểu.
Qua khảo sát từ đầu năm học đến hết năm học 2013 – 2014, kết quả thu được tại 4 lớp 10 mà tôi giảng dạy như sau:
Lớp
Tỉ lệ điểm kiểm tra từ trung bình trở lên (%)
Đầu năm học
Cuối học kì I
Cuối năm
10A1
100
100
100
10A3
52,6
83,8
91,4
10A5
48,7
81,6
86,8
10A6
60,0
92,3
92,1
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có thể nói, cách dạy của thầy ảnh hưởng trực tiếp đến cách học của trò. Một khi GV quan tâm đến việc hình thành kĩ năng cho HS trong học tập môn Địa lí, thì việc HS tiếp thu kiến thức, kĩ năng trở nên thuận lợi và có kết quả hơn. HS nắm được cách thức học tập, tự mình giải quyết các nhiệm vụ học tập trên cơ sở sử dụng SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân để rút ra những kiến thức cần thiết. Đó là cách dạy và học tốt nhất, phù hợp với phương pháp dạy học đổi mới hiện nay.
Từ khi thực hiện chương trình đổi mới trong giáo dục, dạy học lấy HS làm trung tâm và bắt đầu thực hiện các phương pháp và kĩ thuật dạy học, GV đã sử dụng tương đối triệt để các kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với nội dung từng bài, từng đối tượng học sinh. Nhờ đó HS đã có được kĩ năng cơ bản và nhiều HS có thể phát huy được khả năng nhận thức của mình. Qua đó HS hiểu bài, nắm được kiến thức sâu hơn và có kĩ năng hành dụng.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thực hiện những biện pháp trên nhằm từng bước tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ để tìm ra ý tưởng của cá nhân, sau đó là sự tự tin khi trao đổi trong nhóm, tự tin khi trình bày trước lớp các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là phương pháp của cá nhân, phương pháp này vẫn còn có nhiều khiếm khuyết, tôi mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với đồng nghiệp. Tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi và đóng góp để những cách làm này hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học gắn với việc rèn luyện kĩ năng cho HS đạt được hiệu quả cao hơn trong học tập bộ môn. 
2. Đề xuất và kiến nghị
2.1. Đề xuất
Để rèn luyện phương pháp tự học và kĩ năng vận dụng cho HS trong học tập môn Địa lí, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số nội dung sau:
* Đối với giáo viên:
- Soạn giáo án có chất lượng, trong giáo án có thể hiện cụ thể việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Chuẩn bị và lựa chọn nội dung bài học phù hợp, các bước yêu cầu HS thực hiện sao cho có hiệu quả.
- Hướng dẫn HS hình thành kĩ năng tư duy, tự tìm hiểu và thảo luận, trình bày sao cho thuần thục để có thể dễ dàng thực hiện trong mọi tiết học.
* Đối với học sinh:
- Đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, có đồ dùng học tập đầy đủ;
- Làm bài tập ở nhà đầy đủ, chú ý các bài tập, các câu hỏi mang tính tư duy, vận dụng hoặc liên hệ.
- Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, tự giác, chủ động dưới sự hướng dẫn của GV.
2.2. Kiến nghị
Được trang bị thêm một số bản đồ, tranh ảnh trong chương trình Địa lí lớp 10, 11, 12 để GV nâng cao hiệu quả dạy học.
 Bắc Hà, ngày 19 tháng 5 năm 2014
 NGƯỜI VIẾT
 Vàng Thị Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Đức, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học, Viện nghiên cứu sư phạm, Hà Nội, 2005. 
2. Đặng Văn Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_dong_nao_trong_day.doc
  • docBao cao TT hieu qua SKKN mon Dia - Vang Hanh.doc