Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh

Vượt qua những trở ngại đó, chúng tôi nghĩ rằng chính giáo viên phải chủ động kết bạn với học sinh trên mạng xã hội, đó là kênh thông tin quan trọng để giáo viên hiểu các em hơn. Mạng xã hội giúp thầy trò gần gũi, thân thiện với nhau hơn, qua đó hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn. Nhiều học sinh cho biết, các em thấy dễ dàng bộc bạch suy nghĩ của mình trên Facebook hơn so với ở ngoài.

Chúng tôi quan niệm: Giáo viên khi đưa thông tin hay trao đổi trên mạng xã hội cần phải mang màu sắc của giáo dục, nó hướng người đọc đến chân thiện mỹ, đến hành động và nhận thức tốt, không đăng tải, chia sẻ thông tin, hoặc bày tỏ tán đồng, phụ họa trên mạng xã hội về những thông tin thất thiệt, thông tin chưa được các cơ quan có thẩm quyền công bố; không sử dụng mạng xã hội để tham gia góp ý, bình luận, phát ngôn tùy tiện, tạo ra những bất ổn trong dư luận xã hội; quan điểm, ý kiến cá nhân luôn được tôn trọng nhưng phải đúng nơi, đúng lúc; không được lợi dụng danh nghĩa quyền dân chủ của công dân để thể hiện những quan điểm cá nhân đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và những chủ trương, quy định của địa phương. Vì ngoài cá nhân, còn có đồng nghiệp, phụ huynh, học trò của mình nữa, giáo viên phải hành xử cho đúng đắn, phải làm gương cho học sinh.

 

docx 46 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 527Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tốt. Nhờ mạng xã hội, chỉ hành động nhỏ thôi nhưng mang ý nghĩa lớn. Các em thấy mình được cô quan tâm rất vui và phấn chấn. 
Với mạng xã hội, giáo viên nhanh chóng, dễ dàng kết nối, nắm bắt được tình hình của lớp chủ nhiệm, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em để từ đó xây dựng kế hoạch, định hướng những việc cần làm trong công tác chủ nhiệm, có biện pháp uốn nắn và tác động phù hợp.
2. Giải pháp 2: Sử dụng mạng xã hội để quản lí lớp, triển khai các kế hoạch của nhà trường.
 	Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Nếu không sử dụng công nghệ khi làm việc, trong đó có mạng xã hội là một thiếu sót lớn. Mạng xã hội không chỉ giúp giáo viên chủ nhiệm kết nối, nắm bắt tâm lí học sinh mà còn là phương tiện để điều hành, chuyển tải các nội dung của lớp, trường một cách đầy đủ, nhanh chóng đến các em.
Thực tế, giáo viên chủ nhiệm chỉ gặp gỡ học sinh lớp mình qua 4 tiết học ngữ văn chính khóa, 10 phút đầu giờ mỗi buổi học, sinh hoạt cuối tuần và một số buổi ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp nên giáo viên rất cần mạng xã hội để điều khiểu từ xa, sâu sát tình hình học tập của các em hơn. 
GVCN nhắc học sinh khắc phục lỗi làm trực nhật chưa sạch
Chẳng hạn, đợt thi giữa kì vừa rồi, lớp bị ban vệ sinh của trường nhận xét không làm trực nhật. Cô chủ nhiệm bận coi thi, không thể lên lớp để nhắc nhở. Trưa về, cô chụp lại thông báo của trường làm minh chứng, phê bình lớp và dặn dò các em khắc phục trong ngày mai trong nhóm lớp. Với thao tác đơn giản, không tốn thời gian, giáo viên đã sớm điều chỉnh những hạn chế của lớp nhanh chóng nhất. 
Thời tiết miền Trung vào mùa mưa bão khắc nghiệt vô cùng, có những hôm mưa tầm tã suốt đêm, sáng mai nước ngập đường. Nhận tin khẩn từ nhà trường cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Giáo viên liền vào trang mạng giáo dục edu, nhóm lớp gửi tin nhắn đến tất cả các bậc phụ huynh và học sinh. Trong giây phút, thông tin quan trọng đã đến với các em kịp thời.
Trong hơn hai năm trở lại đây, dịch bệnh covid hoành hành, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, trong đó có ngành giáo dục. Hôm nay các em đi học bình thường, bỗng có bạn nhiễm bệnh, ngày mai lớp chuyển sang học trực tuyến. Chỉ có mạng xã hội học sinh mới có thể cập nhật kịp các tình huống như thế. 
Đặc biệt năm học 2021-2022, từ tháng 9 đến đến tháng 11, toàn trường học trực tuyến. Với phần mềm zoom đầy ưu việt, việc học của các em vẫn diễn ra hàng ngày. Để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, hơn lúc nào hết giáo viên chủ nhiệm lại cần phải sát sao. Ngoài những buổi sinh hoạt lớp vào thứ 7, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu phải có sự cập nhật hai chiều qua nhóm lớp. Cô triển khai những thay đổi bất thường về thời khóa biểu, lịch học, hay các chủ trương mới của trường như tổ chức đại hội chi đoàn, họp phụ huynh, tổ chức các cuộc thi: góc học tập online, văn nghệ online chào mừng ngày 20.11Còn lớp sẽ báo cáo thường xuyên về tình hình học tập, những khó khăn về phương tiện hay kết nối đường truyền internet để giáo viên chủ nhiệm có những điều chỉnh hợp lí.
GVCN chuyển thông báo khẩn của trường 
về việc học trực tuyến do dịch Covid
Mạng xã hội còn góp phần xây dựng lớp chủ nhiệm thành khối đoàn kết, vững mạnh. Người giáo viên chủ nhiệm cần phải khéo léo biến mạng xã hội là công cụ hỗ trợ công tác của của mình. Thỉnh thoảng giáo viên chọn những bức ảnh đẹp, video hay của lớp đăng lên trang cá nhân để học sinh thêm hãnh diện, tự hào và gắn bó với ngôi nhà thứ hai của mình hơn, từ đó có động lực để cố gắng, phấn đấu trong học tập và rèn luyện. 
Ngoài nhóm lớp, chúng tôi còn hướng dẫn học sinh lập các nhóm khác như nhóm cán bộ lớp gồm bí thư, lớp trưởng, lớp phó học tập và 4 tổ trưởng; nhóm tổ 1, 2, 3, 4. Giáo viên chủ nhiệm triển khai vấn đề chung, nội dung đó lại được cán sự lớp triển khai cụ thể cho từng nhóm nhỏ. Thông tin, nhiệm vụ đến với mỗi thành viên lớp sẽ rõ ràng và chi tiết hơn. Ví dụ: Để chuẩn bị cho buổi đại hội chi đoàn chu đáo, mọi học sinh trong lớp phải có sự hợp tác đồng bộ. Bạn này viết tham luận, bạn kia chuẩn bị hòm thư, phiếu bầu, bạn nọ phụ trách văn nghệBằng cách phân nhiệm vụ về cho các nhóm, thành viên trong nhóm tự nhắc nhở, đốc thúc lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc được giao.
Một lần, tôi nhận được thông báo muộn của nhà trường về việc tổ chức cho lớp làm vệ sinh vào ngay buổi chiều hôm đó. Giáo viên chủ nhiệm hết giờ, đã trở về nhà. Nếu quay trở lại lớp, giáo viên sẽ rất vất vả và mất thời gian. Thông qua mạng xã hội, giáo viên tiếp nhận thông tin từ trường và gửi ngay đến nhóm lớp, nhắc nhở các bạn tổ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên qua nhóm nhỏ, còn lớp trưởng, bí thư điều hành, quản lí chung. Kết quả của buổi lao động được trường khen ngợi. Mạng xã hội quả là lợi hại. Nhờ nó, công tác chủ nhiệm của chúng tôi trở nên trôi chảy hơn. 
	GVCN triển khai kế hoạch lao động của lớp qua hộp thư
Ở đợt học trực tuyến vừa qua, các nhóm nhỏ đã hoạt động rất tốt. Trước giờ học, tổ viên chụp vở bài tập; sau giờ học tổ viên chụp vở ghi cho tổ trưởng kiểm tra. Vì vậy dù học online, nhưng hầu hết các em tự giác, chất lượng học tập của lớp chúng tôi vẫn đảm bảo.
Tóm lại, mạng xã hội đã biến những điều không thể thành có thể, giúp giáo viên thuận lợi hơn trong công tác chủ nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà nhà trường đề ra.
3. Giải pháp 3: Sử dụng mạng xã hội để giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
 	Tôi nghĩ rằng, nhà trường ngoài việc hướng đến chất lượng dạy học thì việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh cũng không kém phần quan trọng. Đó là trách nhiệm của các thầy cô đứng lớp, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, giáo viên không nên bó hẹp trong sách vở, ở các giờ dạy mà cần đa dạng hóa hình thức để học sinh hứng thú.
Theo guồng quay của cuộc sống, các bậc phụ huynh thường rất bận rộn, ít thời gian quan tâm đến gia đình, nhiều em thiếu tình yêu thương và sự chia sẻ từ bố mẹ, trở nên thờ ờ, vô cảm với mọi người xung quanh. Giáo viên chủ nhiệm chúng tôi thường chọn lọc những video, bài viết thú vị trên mạng xã hội, gửi cho các em; khuyến khích các em like, share những hình ảnh hoặc câu chuyện giàu ý nghĩa; thực hiện cuộc vận động mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp để khơi dậy trong các em sự đồng cảm, yêu thương, nghị lực, niềm tin và ước mơ trong cuộc sống, từ đó tạo cho các em tâm thế chủ động trong chia sẻ thông tin tích cực và đấu tranh, phê phán các nguồn tin xấu, độc trên môi trường mạng xã hội, trong cả môi trường giáo dục của mình.
Những clip hấp dẫn, giàu giá trị nhân văn về tình thầy trò, tình mẫu tử; những bài viết vừa sắc sảo, vừa thẫm đẫm cảm xúc bàn về giá trị cuộc sống, niềm hạnh phúc giản dịtrên mạng xã hội chắc chắn sẽ dễ chạm vào trái tim các cô bé, cậu bé mới lớn hơn những bài thuyết giáo khô khan, dài dòng và nặng nề trên lớp. 
 GVCN gửi cho lớp video ý nghĩa về lòng biết ơn
Với những học sinh ngoan, làm điều tốt, đạt điểm cao trong các kì thi, có trách nhiệm với tập thể, nhặt được của rơi trả lại người đánh mấtGiáo viên chủ nhiệm có thể khen ngợi bằng nhiều hình thức, một hình thức tôi thấy hay, đó là biểu dương em trên mạng xã hội. Cách làm này khiến các em rất vui và hãnh diện, dễ dàng lan tỏa thái độ sống, học tập tích cực đến các em học sinh khác.
 Đối với một số em chưa ngoan, hay nói tục chửi bậy hoặc có em chỉ vì cảm xúc nông nổi nhất thời đã đăng những status, bình luận để lăng mạ, nói xấu, bôi nhọ danh dự của người khác, làm tổn thương họ hoặc đăng những bức ảnh nhạy cảm của mình lên mạng xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục. Giáo viên chủ nhiệm không né tránh hoặc vội vàng trách cứ mà vào hộp thư cá nhân để phân tích, khuyên răn, giúp em nhận ra lẽ phải. Được cô giáo khuyên bảo, học sinh nhận ra lỗi lầm, cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói và hành vi.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua mạng xã hội cũng mang lại hiệu quả bất ngờ. Kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mọi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kĩ năng sống có nhiều biểu hiện phong phú. Trong thực tế ứng dụng, tôi thấy mạng xã hội đã giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục hiệu quả những kĩ năng sống sau cho học sinh:
Kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả: Như chúng ta đã biết bên cạnh lợi ích to lớn thì các trang mạng xã hội cũng có ảnh hưởng xấu đến các em học sinh. Ở lứa tuổi các em chưa có định hướng đúng đắn nên thường dễ sa vào nghiện facebook, dẫn đến “ăn, ngủ cùng facebook” mà quên đi nhiệm vụ học tập của mình. Việc cấm đoán các em không tham gia mạng xã hội trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay là không thể. Nếu giáo viên im lặng, để các em chìm đắm trong thế giới ảo lại càng sai. Thông qua việc giáo viên trực tiếp
 GVCN nhắc nhở học sinh dành thời gian lên mạng quá nhiều
tham gia mạng xã hội có thể biết được thời gian, giờ giấc online của các em, tôi thường đưa ra lời khuyên cho những em nghiện mạng xã hội bằng cách nhắc nhở các em không nên lên mạng quá nhiều, cần dành thời gian để học tập, rèn luyện thể chất và làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ nữa. Cách làm này vừa riêng tư, giữ được thể diện cho học sinh, vừa cho học sinh thấy được sự quan tâm đặc biệt của cô đối với mình. Từ đó các em điều tiết quỹ thời gian trong một ngày của bản thân hợp lí hơn. 
Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc: Đối với học sinh phổ thông, mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong đời sống của các em. Do chưa thực sự trưởng thành và chín chắn trong suy nghĩ và hành động, những lúc bất đồng quan điểm với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, học sinh lên mạng xã hội để giải tỏa bằng lời lẽ kém văn minh. Việc làm này để lại hậu quả nặng nề. Tất cả những hành động không suy nghĩ đều có thể làm người bị chỉ trích thấy buồn và mặc cảm. Nghiêm trọng hơn,

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mang_xa_hoi_trong_cong_tac_chu.docx