A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
1. Thực trạng liên quan đến đề tài:
Những năm gần đây xã hội Việt Nam đã và đang có rất nhiều thay đổi lớn
về tất cả các mặt: kinh tế, giáo dục, khoa học, xã hội, Chính nền kinh tế nhiều
thành phần với sự đa dạng của nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn xã hội, đặc biệt
là các mặt giáo dục. Quan điểm của Đảng đã từng coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu nay lại càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi có giáo dục
tốt thì nền móng xã hội mới vững chắc, tạo đà phát triển nhiều ngành nghề,
nhiều lĩnh vực
Trẻ em là tương lai của dân tộc, của đất nước nên việc giáo dục và định
hướng cho trẻ phát triển lành mạnh là một yêu cầu bức xúc của toàn xã hội, là
điều mà mỗi ai tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đều phải trăn trở. Sinh thờiChủ
tịch Hồ Chí Minh- vị Cha già kính yêu, người Thầy vĩ đại của dân tộc đã phát
biểu:
Hiền dữ đâu phải tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Ở đây Bác kính yêu đã khẳng định tầm quan trọng của phương pháp giáo
dục tới nhân cách phẩm chất, đạo đức và tài năng của con người. Theo tôi, việc
giáo dục nhân cách cho học sinh đòi hỏi người giáo dục chủ nhiệm phải đạt
được những chuẩn mực về đạo đức xã hội. Còn việc giáo dục văn hóa cho các
em đòi hỏi người giáo viên bộ môn phải có những kiến thức sâu rộng, chuyên
môn nghiệp vụ vững vàng và đặc biệt phải thật sự tâm huyết với nghề.
ữ văn ở trường Trung học cơ sở Page 6 of 20 muôn vẻ của tác phẩm. Thậm chí thầy cô phải đi sâu để tìm hiểu từng ngõ ngách tâm hồn, đời sống nội tâm cùng vui buồn, sướngkhổ với các nhân vật trong tác phẩm. Từ đó truyền đến học sinh vẹn nguyên cảm xúc của mình. Cho nên lời bình của thầy cô trong một giờ dạy Văn rất quan trọng, là chất kết nốigiữa người học đến với các tác phẩm văn chương. 2. Khái niệm và tiêu chuẩn của lời bình trong cảm thụ thơ văn : 2. 1. Khái niệm : - Trong một giờ dạy và học Ngữ văn, việc khai thác tìm hiểu chi tiết nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trongtác phẩm là yêu cầu cơ bản của đặc trưng môn học.Thầy cô cần căn cứ vào thể loại của tác phẩm rồi vận dụng các kĩ năng, để từ đó "bật" ra nội dung chính mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc, giúp học sinh tiếp cận một cách nhanh nhấttác phẩm. Từ các chi tiết đã phân tích, thầy côcần biết lựa chọn đâu là "điểm sáng" là "chi tiết quan trọng", đâu là "nhãn tự" của một đoạn trích hoặc một tác phẩm kết hợp với ý kiến của cá nhân để truyền cho học sinh thấy được những cái hay cái đẹp của "điểm sáng" đó. Chính từ "điểm sáng", "nhãn tự" đó có sức tỏa sáng tới toàn bài, giúp học sinh lĩnh hội toàn bộ đoạn trích hay tác phẩm một cách nhanh nhất. - Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói :"Dạy văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói".... - Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: "Bình là một phương pháp có tính đặc thù của cảm thụ và truyền thụ văn thơ....Giảng văn cần vận dụng phương pháp bình." - Với nhà phê bình văn học Hoài Thanh thì bình thơ là :"Cảm nhận cái hay, cái đẹp của nó rồi truyền cho người đọc, người nghe...." - Còn giáo sư Lê Trí Viễn thì cho rằng:"Bình là dùng lời văn đẹp, các chất cảm xúc, có viện trợ đến những cái tương tự, có khi giả thiết một cách đối lập với cái phải bình.... nhưng cũng cốt để làm cho cái được bình thể hiện được tất cả cái hay, cái đẹp của nó." 2. 2. Tiêu chuẩn một lời bình hay: - Cái hay, cái đẹp của lời bình phải được biểu hiện ở các mặt: nội dung, hình thức và toát lên được những tư tưởng tình cảm cũng như dụng ý nghệ thuật mà tác giả đã, gửi gắm. Lời bình ấy có khi là một lời khen trực tiếp, có khi lại bộc lộ những tâm tư tình cảm, hay như lời tâm sự, cũng có thể so sánh liên Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Page 7 of 20 hệTất cả đều phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, súc tích, lắng đọng có chiều sâu, không quá cường điệu cũng không quá hời hợt, tẻ nhạt, nhàm chán. - Trong một giờ dạy Ngữ văn, việc bình cái hay cái đẹp là điều không thể thiếu nên cần kết hợp giữa bình và giảng. Bởi theo giáo sư Phan Trọng Luận thì: “ Giảng mà không bình thì ý gọn và khô, bình mà không giảng ý đồ miên man xa rời”. -Nhưng cũng cần chú ý phải tìm ra được một “điểm sáng”, “nhãn tự” của tác phẩm để hướng lời bình vào đó. Lời bình phải thật lắng đọng, nếu không thì: “ không gì vô vị, thậm chí khó chịu như một lời gọi là bình chẳng ăn nhập vào đâu, cũng chẳng đáng gọi là phi văn bản vì nó chỉ là lời không có căn cứ.” ( theo giáo sư Lê Chí Viễn). - Ví dụ: Theo thầy Chu Sơn ba câu thơ “đắt nhất” trong bài “ Nhớ rừng” của Thế Lữ là: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật!...” Đây là hình ảnh oai hùng, lẫm liệt tạo nên dáng điệu kiêu hùng, bạo lực của chúa sơn lâm. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ! Nó gợi ra cảnh chiến trường sau cuộc vật lộn tàn bạo. Ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, qua cảm nhận của con mãnh thú chính là sắc máu lênh láng đỏ. “Chiều lênh láng máu”, chữ “chiều” gợi được khoảng thời gian rất cụ thể còn “máu” giờ đã trở thành kỷ niệm. Đối với con thú này, màu máu lênh láng là màu của thời gian. Chữ “ sau rừng” gợi được cái không gian nhuộm đầy máu đỏ của mặt trời, vừa gợi được cái bí hiểm nơi diễn ra cuộc chiến, tranh chấp đẫm máu. Chữ “chết” đã biến mặt trời thành một sinh thể- không còn là khối cầu lửa vô tri vô giác, bất động giữa không trung, mà thành một con thú. Chữ “mảnh” là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của hổ. Ba chữ “mảnh mặt trời” đã hoàn toàn hạ gục đối thủ, làm cho mặt trời cũng trở nên thảm hại. Bằng một cuộc tranh chấp với mặt trời để chiếm lấy riêng phần bí mật, Thế Lữ đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ và kỳ vĩ nhất trong những cái kỳ vĩ của vũ trụ này. Sự phi thường, kì vĩ đã lên tới tột bậc, vô biên. Sự tuyệt vời trong ngôn từ đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc , đường hoàng như một khúc trường ca dữ dội! ( Trong “Tinh hoa Thơ mới- Thẩm bình và suy ngẫm”) Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Page 8 of 20 - Như vậy, người giáo viên dạy văn muốn có lời bình hay, hấp dẫn, cuốn hút học sinh thì phải có năng lực cảm thụ tác phẩm. Để khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người giáo viên cần phải nhập tâm vào tác phẩm, để có sự khám phá độc đáo, sáng tạo, mới mẻ. Thậm chí có những chỗ khó phân tích, những chỗ học sinh thấy khó hiểu, hay những chỗ làm cho bạn đọc phải giật mình trăn trở thì ta nên bình. - Thầy cô cũng cần lưu ý phải biết lựa chọn “điểm sáng”, “nhãn tự” của bài để hướng lời bình vào đó. Ít mà sâu, lắng đọng còn hơn là dàn trải, miên man. Cần lựa chọn từ ngữ sao cho lời bình phải mang đậm hơi thở của Văn chương nghệ thuật. Lời bình phải ngắn ngọn, hàm súc, phải mang tính tức thời, xuất thần, là sự lóe sáng tốt đẹp tác động tích cực đến nhận thức của học sinh. 2. 3. Những ảnh hưởng của lời bình: *Đối với một tiết dạy Ngữ văn : - Những lời bình hay, ấn tượng sẽ làm cho giờ giảng Văn trên lớp tiết kiệm được thời gian. Tiết học nhẹ nhàng, không căng thẳng, gò bó. - Giờ dạy sinh động, hấp dẫn, lắng đọng, lượng thông tin truyền tải tới học sinh được nâng cao lên, có hiệu quả rõ rệt. *Đối với học sinh : - Trong tác phẩm Văn chương thường có những "điểm sáng", "nhãn tự" chi tiết đặc sắc soi sáng chủ đề tác phẩm, thể hiện rõ tư tưởng tình cảm, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Những điều đó thường là khó với học sinh, thì những lời bình giảng giải của giáo viên sẽ định hướng, tiếp sức khêu gợi sự tìm tòi sáng tạo, sự liên tưởng tưởng tượng cho học sinh. - Lời bình hay của giáo viên không chỉ giúp học sinh hiểu sâu vấn đề, hiểu kĩ tác phẩm mà còn tác động đến đời sống tâm tư tình cảm, tâm hồn trong sáng của các em. Bồi dưỡng cho các em những cách nghĩ hay, những hành động đẹp, để các em trở thành những con ngoan trò giỏi - những chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, nhờ có lời bình hay người giáo viên đã ươm cho gia đình, xã hội, đất nước những mầm non, hạt giống có ích. Nói như Hoài Thanh :"Bình là từ chỗ mình cảm thấy hay, làm thế nào cho người khác cũng cảm thấy hay." 3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lời bình trong giờ học Ngữ văn: - Tôi nhận thấy môn Ngữ văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng, giống như chiếc chìa khóa để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực các môn khoa học Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Page 9 of 20 khác, vào các hoạt động xã hội đồng thời nó còn bồi dưỡng những tư tưởng tình cảm, hướng người đọc vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. - Thầy cô dạy Ngữ văn muốn học sinh yêu thích bộ môn, hồi hộp chờ đợi từng tiết Ngữ Văn trong tuần, háo hức chờ đón bước chân quen thuộc của thầy cô thì trách nhiệm "nặng nề" ấy trước hết đặt lên "đôi vai" của người giáo viên dạy Ngữ văn. - Để có được một tiết học thật sự sôi nổi, cuốn hút hấp dẫn học sinh thì thầy cô phải tạo được tâm thế thoải mái cho học sinh, khéo kết hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động trên lớp, tìm tòi sáng tạo những hình ảnh, âm thanh sống động. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận được vai trò của lời bình trong tác phẩm. Bởi một tiết học Ngữ văn mà thiếu lời bình, thiếu sự cảm thụ những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm thì chắc chắn tiết học sẽ khô khan, rời rạc không lắng đọng trong tâm hồn học sinh. Học xong tác phẩm, các em sẽ quên ngay.... - Vì vậy thầy cô cần phải nhập tâm tác phẩm để biết được đâu là "điểm sáng", là "nhãn tự" của tác phẩm hướng lời bình vào đó để nó có sức tỏa sáng toàn bài. Lời bình hay, phù hợp chính là những sáng tạo nghệ thuật "khổ công" mà có của thầy cô. Lời bình của thầy cô còn giúp cho học sinh hiểu sâu và biết nâng cao vấn đề, học sinh có thể hiểu và học được cách trình bày những rung cảm của mình đối với tác phẩm qua những lời bình giản dị, chân thành mà lắng đọng của thầy cô - đó cũng chính là mục tiêu đề ra của môn học. Ngoài việc nói- viết đúng, thầy cô còn phải hướng dẫn các em cách nói- hay, viết khéo.... Làm được như vậy, thầy cô đã thổi một bầu nhiệt huyết vào tâm hồn học sinh giúp các em mở rộng tâm hồn mình đón nhận những điều tốt đẹp ở bên ngoài thế giới xung quanh. Qua đó nhằm khơi dậy, khích lệ giúp các em phát triển từ năng khiếu cảm thụ văn chương đến năng khiếu sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, còn giúp các em có đời sống tinh thần phong phú hơn, sáng tạo hơn, có tầm nhìn rộng mở và tự tin hơn trong cuộc sống. Như vậy qua những lời bình giản dị và chân thành từ tác phẩm mà thầy cô đã truyền dạy cho học sinh biết bao điều hay, lẽ phải, đạo lí làm người. Thầy cô còn đưa em đến với những chân trời tri thức mới, đem đến cho em tình yêu gia đình, yêu làng xóm, yêu quê hương đất nước tha thiết nhất. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Page 10 of 20 II. CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 1. Bình bằng một lời khen trực tiếp : - Cách này được sử dụng thường xuyên vì nó ngắn gọn, dễ làm, dễ bộc lộ cảm xúc. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý tránh những lời khen sáo rỗng, hào nhoáng, không phù hợp, không đúng đối tượng. - Ví dụ : Bình truyện ngắn "Cô bé bán diêm" của tác giả An-đec-xen (Ngữ văn lớp 8). Cụ thể: "Cô bé bán diêm" là một trong những truyện cổ tích - truyện ngắn xuất sắc của An-đec-xen. Truyện chỉ có một nhân vật, diễn ra trong bối cảnh của một đêm giao thừa. Cốt truyện chẳng có gì ly kì, hấp dẫn, vậy mà càng đọc, càng thấy hay, càng nghĩ càng thấm thía. Bởi truyện đã đề cập đến khát vọng của con người là mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và ở những con người nghèo khổ, những đứa trẻ thì khao khát đó lại càng cháy rực, tỏa sáng hơn bao giờ. Trong truyện, đó là ước mơ tuổi thơ bay bổng diệu kì của một cô bé mồ côi mẹ, sống với người cha ghẻ lạnh. Tất cả đã được nhà văn kể lại qua ngòi bút trữ tình thắm thiết, giàu chất thơ đan xen giữa những mộng tưởng và hiện thực. Chính vì lẽ đó mà truyện cổ tích cho trẻ em của nhà văn Đan Mạch này đã hơn một thế kỉ nay đã đi vào lòngbạn đọc khắp năm châu và không phải chỉ riêng bạn đọc nhỏ tuổi mà đối với người bạn đọc lớn, hình như lại còn ham đọc An- đec-xen hơn những loại sách truyện khác! (Theo sách "Kiến thức cơ bản Văn - Tiếng Việt", tập 2, dành cho lớp 7, Nguyễn Xuân Lạc chủ biên - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) 2. Bình chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm bằng cách nêu, gợi mở vấn đề - Cách này chỉ áp dụng ở những đoạn trích, tác phẩm mà không thể có và không nên có sự lý giải tuyệt đối về nó. Vẻ đẹp, sự lôi cuốn nằm trong sự bí ẩn của câu trả lời. - Cách này mở ra cho học sinh rất nhiều trường liên tưởng. Người giáo viên cần gợi mở để phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. - Ví dụ: Bình về cái chết của cụ Bơ-men trong truyện ngắn "Chiếc là cuối cùng" của O Hen-ri (Ngữ văn lớp 8). Cụ thể: . Nhà văn đã kết truyện bằng cái chết của cụ Bơ-men khiến câu chuyện lắng đọng, có chiều sâu hơn, khiến cho lần đảo ngược tình huống thứ hai thêm bất ngờ, đột ngột, tạo nhiều dư âm vương vấn khiến người đọc phải trăn trở suy nghĩ....Cái chết ấy như một chìa khóa giải mã những băn khoăn thắc mắc nơi người đọc về hành động âm thầm, lặng lẽ, bí mật của cụ. Cái chết của cụ còn có ý nghĩa thức tỉnh tâm hồn người đọc, nhắc nhở mỗi con ngưòi cần sống đẹp, Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Page 11 of 20 sống có ích cho cuộc đời hơn.... Sự ra đi của cụ Bơ men nhẹ nhàng thanh thản nhưng sao mà đau đớn đến thế! Cái giá phải trả cho một "kiệt tác" thật đắt làm sao! 3. Bình bằng so sánh, đối chiếu Văn học: - Cách này vừa có tác dụng khắc sâu, vừa làm nổi bật được cái hay, cái đẹp của một đoạn trích hay tác phẩm vừa đồng thời mở ra nhiều hướng tiếp cận ở các đoạn trích hay tác phẩm khác, của các tác giả khác. - Tuy vậy người giáo viên cũng cần lưu ý khi vận dụng cách bình này: các hình ảnh chi tiết so sánh, đối chiếu phải tương xứng với nhau (cả về nội dung và nghệ thuật). - Ví dụ: Trong sách Ngữ văn 9, cùng miêu tả mùa xuân nhưng Thanh Hải và Nguyễn Du lại có những cách miêu tả giống và khác nhau. Khi viết về mùa xuân, cả hai nhà thơ đều miêu tả không gian cao rộng, sắc màu tươi mát, âm thanh rộn rã, xôn xao, cảm nhận mùa xuân của thiên nhiên đất trời bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Nhưng Thanh Hải lại tả thực, bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp : “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng..." ( Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9) Còn Nguyễn Du lại dùng bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh vậy một cách khách quan, mượn cảnh để ngụ tình, mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình : "Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" (Truyện Kiều - Ngữ văn 9) 4. Bình bằng cách đưa ra một giả thiết: - Cách bình này sẽ giúp học sinh nhận thấy sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ của tác giả trong việc lựa chọn những từ ngữ hình ảnh "đắt" nhất, sinh động nhất, phù hợp nhất. Từ đó rèn luyện cho học sinh cách dùng từ, đặt câu phù hợp với Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Page 12 of 20 ngữ cảnh cụ thể, bồi dưỡng cho các em năng lực viết văn hay, sáng tạo cho riêng mình. - Theo giáo sư Lê Trí Viễn thì "Gỉả thiết cũng là thủ thuật được dùng làm rõ cái hay, cái không thể khắc họa được của một hình tượng thơ, có thể giả thiết một cách nói tương tự có khi chỉ khai thác một từ hay vài từ đã thấy nội dung và hiệu quả nghệ thuật, hiệu quả thẩm mỹ....." - Ví dụ: Bình từ "hờn" trong câu thơ về Thúy Kiều "...Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh". (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Ngữ văn 9) Nguyễn Du đã khéo sử dụng bút pháp ước lệ tương trưng, một bút pháp quen thuộc của thơ ca cổ để miêu tả nhan sắc của Thúy Kiều. Nhà thơ đã lấy cái đẹp của thiên nhiên để làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người, từ đó tôn vinh cái đẹp của nhân vật, giúp người đọc hình dung nhan sắc tuyệt thế giai nhân của Thúy Kiều. Dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, sắc đẹp của nàng thật dữ dội vượt ra ngoài khuôn khổ khiến thiên nhiên phải ghen ghét, giận dỗi. Nếu dùng từ khác, chẳng hạn dùng từ "buồn" thì không diễn tả được sự uất ức, đố kỵ, tức giận như từ "hờn", do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận của Thúy Kiều sau này. Vậy chỉ một từ "hờn" như một "nhãn tự" của đoạn trích, nhà thơ như ngầm dự báo số phận sau này của Thúy Kiều: lành ít dữ nhiều 5. Bình bằng cách đưa ra những số liệu cụ thể: - Cách làm này là sử dụng những số liệu cụ thể, chính xác để làm dẫn chứng minh họa trong lời bình giúp các em hiểu rõ sâu hơn về vấn đề. - Ví dụ: Dạy bài "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê (Ngữ văn lớp 9) (Có thể đưa ra một vài con số thống kê để làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh đồng thời ca ngợi chiến công thầm lặng của những nhân vật trong truyện). .....Trong cuộc khánh chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, con đường Trường Sơn đã trở thành biểu tượng anh hùng của cuộc chiến đấu dành độc lập tự do. Trong 16 năm chiến tranh, Trường Sơn đã hứng một triệu tấn bom đạn và chất độc hóa học. Để cho cái mạch máu Trường Sơn ấy luôn được thông suốt đã có hành ngàn hàng vạn thanh niên xung phong bám đường, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm ( khiến cho 2 vạn người hy sinh, gần 3 vạn người bị thương, hàng vạn người nhiễm chất độc màu da cam...). Chiến công thầm lặng của Phương Định, của chị Thao, của Nho và hàng ngàn hàng vạn thanh niên xung phong thời chống Mỹ đã góp phần tạo nên sự bất tử cho Tổ quốc, hình ảnh của họ như những ngôi sao lung linh tỏa sáng tới tận hôm nay. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Page 13 of 20 6. Bình để giới thiệu bài mới (Vào bài): - Cách này để lôi cuốn hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh ngay từ đầu tiết hoc. - Ví dụ: Khi dạy bài "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương - Ngữ văn lớp 7, tập 1, có thểgiới thiệu bài như sau: Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: " Khi ta chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn." Vì thế mảnh đất quê hương đã trở thành máu thịt đối với mỗi người con khi xa quê. Với Hạ Tri Chương cũng vậy, quê hương đã trở thành niềm tâm sự khi ông lên kinh đô Trường An để làm quan. Đến lúc già, ông đã từ quan về quê và viết nên "Hồi hương ngẫu thư" làm xúc động lòng người. 7. Bình để khắc sâu kiến thức: - Chọn một chi tiết nghệ thuật thật đặc sắc, "nhãn tự" hay "thần cú" của đoạn trích hay tác phẩm hướng lời bình vào để khắc sâu kiến thức. 8. Bình để mở rộng kiến thức: - Từ một chi tiết tiêu biểu trong bài dạy, giáo viên có thể so sánh đối chiếu với tác giả khác, bài khác để mở rộng và khắc sâu kiến thức giúp học sinh cảm nhận sâu sắc được vấn đề. - Ví dụ: Bình chi tiết "cái bóng" trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ - Ngữ văn lớp 9, tập 1 9. Bình để gợi sự đồng cảm: - Đây cũng là một cách sử dụng lời bình quen thuộc, nhất là đối với nhân vật trong truyện, từ đó giúp các em hiểu kĩ hơn về nội tâm của nhân vật. - Ví dụ: Có một chi tiết trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng khiến người đọc và cả nhân vật ông Sáu bất ngờ, sửng sốt và thậm chí là xót xa. Đó là: Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu "giật mình tròn mắt. Nó ngơ ngác lạ lùng, mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : Má! Má!"Ngoài việc đưa câu hỏi để học sinh phát biểu, có thể bình ngắn gọn. Trong thời gian làm quản lý, tôi đã rất chú ý hướng dẫn các thầy cô trong tổ Ngữ văn dùng lời bình kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để tạo ra những giờ học bổ ích, lắng đọng, có chiều sâu tạo dấu ấn khó quên hấp dẫn, cuốn hút các em đến với bài giảng của mình. Sau đấy tôi xin minh họa bằng mộtsố tiết dạy cụ thể về việc đưa lời bình vào dạy hai bài Ngữ Văn lớp 8 đã được thực hiện tại trường. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Page 14 of 20 III. MINH HỌA MỘT SỐ TIẾT DẠY CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8: 1. TIẾT 58 - “ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN ” CỦA PHAN CHÂU TRINH ( Dạy học theo hướng tích hợp liên môn) * Khởi động vào bài: Khoảng đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ trong tù là một hiện tượng rất đặc biệt của văn học Việt Nam. Ở nơi ngục tù tăm tối ấy luôn vang lên những lời thơ bất khuất của một Đại Việt không chịu cúi đầu. Bài học ngày hôm nay sẽ giúpcả lớp hiểu rõ hơn điều đó qua hành động của một con người vĩ đại. * Nội dung chính: - Phần I: Đọc, tìm hiểu chung: + Để tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh khi tiếp nhận kiến thức mới, thầy cô có thể cho học sinh tham gia vào trò chơi Ô chữ. Mỗi ô chữ hàng ngang là một câu hỏi xoay quanh tác phẩm. Ô chữ hàng dọc là tên nhà tù Côn Đảo, nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng yêu nước: + Sau đó, thầy cô có thể tích hợp với bộ môn Địa lý và Lịch sử để giúp học sinh có cái nhìn trọn vẹn hơn về vị trí địa lý cũng như hệ thống chuồng cọp của nhà tù Côn Đảo. Qua đó giúp học sinh hiểu rõ khí phách
Tài liệu đính kèm: