Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện sự tự tin và biết phản biện cho học sinh cấp THCS thông qua môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện sự tự tin và biết phản biện cho học sinh cấp THCS thông qua môn Ngữ văn

 Trên thế giới, trong khoa học, lý thuyết thường tiến rất xa so với thực nghiệm và ứng dụng, nhờ những "nghi ngờ" và "phản biện" . Giáo dục tại sao không ?

Người có tư duy phản biện có những khả năng sau đây:

– Khả năng quan sát

– Luôn luôn đặt câu hỏi và đi tìm kiếm câu trả lời

– Luôn nghi ngờ

– Có tư duy logic

– Khả năng tự loại “cái tôi” ra khỏi khung cảnh

– Kỹ năng ra quyết định

 Để rèn luyện cho học sinh biết phản biện, tôi tiến hành như sau:

 

doc 11 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3018Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện sự tự tin và biết phản biện cho học sinh cấp THCS thông qua môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
	SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN	
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ NĂM 2017
 Kính gởi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng PGD&ĐT Thanh Bình
 I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
 - Họ và tên: Hồ Toàn Thiện Năm sinh: 1981
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Ngữ văn
 - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Tấn- huyện Thanh Bình- tỉnh Đồng Tháp.
 II. NỘI DUNG 
1.Nêu thực trạng tình hình của tập thể, cá nhân trước khi lập thành tích, có sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu : 
 Năm học 2016 - 2017, Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp nêu cao khẩu hiệu hành động cho năm học mới và cả giai đoạn từ nay đến năm 2020 là "Học sinh đất sen hồng hướng tới tự tin, tự lực, biết phản biện, gắn kết thực tiễn, định hướng tương lai". Như vậy, việc hình thành sự tự tin, biết phản biện là một trong những yêu cầu mà ngành giáo dục tỉnh nhà đang hướng tới trong một tương lai gần để tạo nên thương hiệu cho giáo dục Đồng Tháp.
 Tuy nhiên trong thực tế hiện nay,nhiều học sinh còn thiếu tự tin và không biết phản biện, điều đó tạo nên sức ì rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chỉ đổi mới ở phía người thầy mà trò không đổi mới thì chỉ thành công một nửa.
Để khắc phục  những vấn đề trên không phải dễ dàng, mà phải là sự nỗ lực từ nhiều phía, nhiều yếu tố. Trong đó việc rèn luyện thế nào để học sinh tự tin, biết phản biện là một yêu cầu cấp thiết. 
2.Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:	
2.1. Tên sáng kiến:
 Có nhiều học sinh không đủ tự tin để trình bày về một vấn đề học tập hay về một lĩnh vực của đời sống, khi tiếp nhận thì chưa biết phản biện, chưa biết đặt ra câu hỏi tại sao phải như thế này mà không là như thế kia...Vì sao lại có thực trạng như vậy, phải làm thế nào để giải quyết thực trạng đó, để trả lời cho câu hỏi này, tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện sự tự tin và biết phản biện cho học sinh cấp THCS thông qua môn Ngữ văn”.
 2.2. Lĩnh vực áp dụng:
 Chất lượng dạy học môn Ngữ văn của huyện Thanh Bình nói chung của đơn vị trường THCS Bình Tấn nói riêng, thời gian gần đây có kết quả chưa thực sự vững chắc, điều đó được thể hiện qua kết quả của một số kì thi quan trọng như kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, thi tuyển sinh vào lớp 10,trong đó đó nguyên nhân thiếu tự tin và chưa biết phản biện .
 Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ giúp học sinh đủ tự tin và biết phản biện về những vấn đề học tập cũng như trong cuộc sống. Và có thể áp dụng rộng rãi cho việc giảng dạy môn Ngữ văn. 
 3.Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến
 Trước tiên cần minh định thế nào là tự tin, tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, hành động một cách chắc chắn, cương quyết, dám nghĩ, dám làm, không hoang mang dao động.
 Phản biện là một nỗ lực nhất quán nhằm xem xét bất cứ niềm tin nào hay bất cứ hình thức tri thức nào dưới ánh sáng của các minh chứng hỗ trợ cho nó và những kết luận xa hơn mà nó nhắm tới.
 Hiện nay phần lớn học sinh học tập còn thụ động, nhận thức xã hội của một bộ phận học sinh còn thấp, mới nhìn thấy những nhiệm vụ trước mắt mà chưa xác định được mục tiêu lâu dài, chưa có trách nhiệm với bản thân.
 Đây là lỗi hệ thống, ngay từ khi học tiểu học, học sinh luôn trông chờ vào sự dẫn dắt, làm thay của thầy cô, cha mẹ.
 Lên cấp THCS, đây là môi trường đòi hỏi tính tự lập và tự học cao hơn nhưng học sinh vẫn thụ động, cộng với cách giảng dạy của nhiều thầy cô cũng thụ động (kiểu thầy đọc, trò chép), nên kiến thức và cách sáng tạo của học sinh còn hạn chế nhiều.
 Thế thì để rèn luyện cho học sinh biết phản biện người thầy phải như thế nào ?
Khi nghe thầy giảng mà học sinh không hiểu, có thể hỏi lại, đó cũng là phản biện. Khi thầy đưa ra một luận điểm, nếu thấy luận điểm của thầy chưa chuẩn cũng có thể phản biện, tranh luận với thầy.
 Học sinh có thể lật lại vấn đề mà thầy đang nói, có thể xoay nó dưới nhiều chiều, có thể bổ sung thông tin... Thầy cô cũng nên chấp nhận thói quen tư duy phản biện của học sinh .
 Phản biện trên tinh thần của tôn sư trọng đạo; những lúc bật lại thầy, lớp học thêm sôi động và tăng tính động cho lớp học, thu hút sự tham gia hào hứng của học sinh . Nhưng muốn phản biện, phải tự tin, tự học, tự nghiên cứu mới có kiến thức để tranh luận.
 Để có được sự tự tin thì phải rèn luyện, để biết phản biện thì phải biết đặt vấn đề, để có được sự tự tin và biết phản biện không phải đó là ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài và cố công luyện tập . Để rèn luyện cho học sinh sự tự tin và biết phản biện, tôi chọn cách thực hiện như sau:
 Thứ nhất:  Quan sát để phát hiện những học sinh thiếu tự tin
Tôi tiến hành làm khảo sát :
Trong giờ học , tôi đặt câu hỏi với 18 học sinh, trong đó có 8 học sinh trả lời một tự tin, 10 học sinh trả lời chưa tự tin dù rằng tất cả các em đều hiểu yêu cầu của câu hỏi. 
Tôi tiếp tục cho học sinh kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm và tự luận, số lượng học sinh được khảo sát là 47, trong đó có 17 học sinh tự tin vào bản thân mình và kết quả của mình, còn lại 30 học sinh chưa tự tin vào bản thân và kết quả làm bài của mình .Qua tìm hiểu tôi phát hiện ra rằng:
1.Các em không tự tin khi trả lời vì không tự tin đứng trước đám đông.
2. Kiến thức chưa vững vàng dẫn đến diễn đạt lòng vòng, không đúng trọng tâm.
3.Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ hạn chế, vốn từ hạn chế nên không diễn đạt được (khi nói và viết).
4. Tâm lí bị ức chế dẫn đến việc quên tạm thời (khi nói và viết).
Để khắc phục những nhược điểm này ở học sinh, tôi tiến hành như sau:
Một là phân loại học sinh thiếu tự tin để rèn luyện có hiệu quả, chú ý cả nói và viết. Tôi tạm chia làm 2 loại, loại thứ nhất là do yếu tố tâm lí, loại thứ hai là do sự tích lũy của bản thân học sinh.
Đối với loại thứ nhất tôi đề ra kế hoạch rèn luyện như sau:
 Nói với học sinh là sự tự tin là yếu tố không nhỏ giúp em thành công và có những câu trả lời hay, ấn tượng. Em đừng bao giờ mặc cảm về ngoại hình, đừng sợ rằng mình nói không hay sẽ bị mọi người cười chê. Chỉ cần em tự tin, nói chậm một chút, dõng dạc, nói ngắn gọn tránh rườm rà mà vẫn bao quát được vấn đề thì mọi người chẳng những không cười mà còn rất khâm phục em đấy.
 Yêu cầu học sinh đứng trước gương và nói,khi đứng trước gương, em hãy tưởng tượng mình đang đứng trước thầy cô và các bạn trong lớp, cứ thoải mái mà nói và phát triển ý tưởng, sai thì sửa lại. Nhiều lần như thế em sẽ thuộc và có cách diễn đạt hay hơn .
 Tập hít thở sâu và mỉm cười trước khi nói , tự nói với bản thân mình là mình đã học thuộc rồi thì chẳng có lý do nào để ngăn cản cơ hội lấy điểm và thể hiện bản thân trước thầy cô và bạn bè cả. Hít thở thật sâu, mỉm cười để chinh phục những tri thức . 
Đối với loại thứ hai tôi đề ra kế hoạch rèn luyện như sau:
 Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài, học bài kỹ trước khi đến lớp,kỹ ở đây là, ngoài việc làm bài tập để có thể hiểu được kiến thức thì em cũng phải đọc lại sách, tham khảo tài liệu, liên hệ với thực tế để mình hiểu rõ được bản chất của vấn đề và sẽ nhớ sâu hơn.
 Yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời ở nhà trước, sử dụng phương pháp này mang lại hiệu quả không ngờ. Dựa vào bài học, em có thể tự đặt ra những câu hỏi xoay quanh nó. Vì thầy cô cũng chẳng hỏi gì xa xôi cả, chỉ liên hệ bài học và thực tế một chút thôi. Cẩn thận hơn, em có thể tự đặt câu hỏi, sau đó gạch đầu dòng những ý chính rồi bám theo sườn đó để phát triển.
Hai là từng bước rèn luyện sự tự tin với phương châm mưa dầm thấm sâu.
Để rèn luyện sự tự tin ở học sinh đó là cả một quá trình luyện tập lâu dài,cả thầy và trò cùng nhau cộng lực, không thể nóng vội, phải lập kế hoạch ngắn hạn (một ngày, một tuần, một tháng) và kế hoạch dài hạn (một học kỳ, một năm và lâu hơn).
Ví dụ: Tuần thứ nhất, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh nói, viết một đoạn ngắn mà học sinh tâm đắc về một tác giả, một tác phẩm hay bất cứ vấn đề nào mà học sinh quan tâm, tuần thứ hai nói, viết hai đoạn rồi thứ thế tăng dần về độ dài.
Ba là động viên khuyến khích những học sinh thiếu tự tin, ghi nhận những nỗ lực dù là nhỏ nhất của các em. Tâm lí chung ở học sinh là thích được thầy cô khen ngợi, đối với học sinh thiếu tự tin điều đó càng đúng hơn, vì thế khi các em có tiến bộ, có cố gắng dù là nhỏ nhất tôi cũng không tiếc lời khen ngợi, động viên, khích lệ học sinh trước lớp để các em thấy mình được quan tâm và tự tin hơn.
Ví dụ: Khi giao yêu cầu cho học sinh nói, viết giáo viên cần hết sức nhẹ nhàng, cùng trao đổi với học sinh về chủ đề, bối cảnh và cho học sinh tự do chọn phương thức biểu đạt, khuyến khích học sinh nói, viết những điều mà học sinh có sở trường trước rồi mới đến nói, viết những vấn đề thuộc nội dung bài học, khen ngợi học sinh trước tập thể lớp để các em tự tin vào chính mình, không ngắt lời, không tỏ thái độ thờ ơ khi các em nói, viết. 
Thứ hai: Giáo viên khơi gợi sự tự tin ở học sinh
Trước tiên giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức được rằng các em hoàn toàn thực hiện được, bằng hệ thống câu hỏi vừa sức và tăng dần độ khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh ?
Để trả lời được câu hỏi này không khó, chỉ cần đọc thông tin phần chú thích * sách giáo khoa Ngữ văn 9, các em sẽ trả lời được ngay, tuy nhiên đối với những học sinh thiếu tự tin thì việc trả lời được một cách rõ ràng, mạch lạc về câu hỏi này giúp các em tự tin vào bản thân để phát biểu những câu khác khó hơn.
 Thứ ba:  Tạo cơ hội cho học sinh tương tác với nhau nhiều hơn
Cha ông ta từ xưa đã có câu “ Học thầy không tày học bạn”, câu này cũng đúng với mục tiêu rèn luyện sự tự tin cho học sinh, giáo viên chỉ cần nêu những vấn đề, chủ đề học tập để học sinh cùng nhau thảo luận tìm ra cách giải quyết tốt nhất, vì đó là sản phẩm là kết quả của mình nên các em sẽ mạnh dạn và tự tin để trình bày.
Ví dụ: Hãy nêu thực trạng môi trường ở địa phương em.
Học sinh tự do chọn kiểu bài và hình thức trình bày miễn sao làm bật được vấn đề, dần dần các em sẽ tự tin để trình bày vì đó là kiến thức, sự hiểu biết, tìm tòi, khám phá của chính các em.
Thứ tư: Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh  
Đó là nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp cũng như trong dạy học hiện nay, khi giáo viên lắng nghe học sinh trả lời thì điều đó cũng trực tiếp rèn luyện sự tự tin ở học sinh, khi trình bày mà được người khác mà nhất là thầy cô chăm chú lắng nghe , xét về góc độ tâm lí các em sẽ tự tin vào bản thân mình, sẽ chủ động và tự tin phát biểu nhiều hơn.
  Ngoài ra còn phải dạy cho học sinh biết phản biện: 
 Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.
 Biết phản biện là tự mình phản biện những ý nghĩ, hành động của chính bản thân mình và của người khác. Con người ta có xu thế phê phán người khác chứ ít khi tự phê phán chính mình. Khi trong đầu ta phát sinh một ý kiến ta có xu thế bảo vệ ý kiến đó thay vì tự mình đào đi đào lại ý kiến đó để nó ngày càng tốt hơn.
 Tóm lại biết phản biện  là việc tiếp nhận những thông tin từ người một cách nhiều chiều, có chọn lọc và biết lật lại vấn đề .
   Nếu Galileo không biết "nghi ngờ" và "phản biện" Kinh Thánh và Thuyết Địa tâm : "Chúa lập Địa cầu trên nền vững, không chuyển lay muôn thuở muôn đời !", "Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trời vội vã ngã xuống nơi nó đã mọc lên" ... vv ..., thì không có Thuyết Nhật tâm ra đời ...
    Nếu Newton không biết "nghi ngờ" Thuyết Nhật Tâm, không biết "phản biện" khi bị trái táo rơi trúng đầu ..., thì không có Định luật Vạn vật hấp dẫn ra đời ...
    Einstein vì "nghi ngờ" Thuyết Cơ học cổ điển Newton nên đã "phản biện" để phát minh ra Thuyết tương đối, đơn thuần là Vật lý Lý thuyết vì khoa học thực nghiệm thời đó chưa có đủ các trang thiết bị cần thiết để chứng minh ...
    Khi nhìn thấy nước mưa trôi trên lá môn, người Việt chỉ "phán" một cách "mặc nhiên" : "Trời sinh ra thế !", hay chỉ đúc kết được : "Nước đổ lá môn", là hết. Nhưng người Nhật thì biết "nghi ngờ", và đặt dấu hỏi "tại sao ?", rồi đi vào nghiên cứu ... Kết quả nghiên cứu đó sẽ được ứng dụng để sản xuất ra một loại vải không thấm nước, không bám bụi, có thể đi mưa, dễ dàng giặt giũ ...
    Trên thế giới, trong khoa học, lý thuyết thường tiến rất xa so với thực nghiệm và ứng dụng, nhờ những "nghi ngờ" và "phản biện" . Giáo dục tại sao không ?
Người có tư duy phản biện có những khả năng sau đây:
– Khả năng quan sát	
– Luôn luôn đặt câu hỏi và đi tìm kiếm câu trả lời
– Luôn nghi ngờ
– Có tư duy logic
– Khả năng tự loại “cái tôi” ra khỏi khung cảnh
– Kỹ năng ra quyết định
 Để rèn luyện cho học sinh biết phản biện, tôi tiến hành như sau:
Thứ nhất: Rèn luyện để học sinh có khả năng quan sát
Quan sát ở đây không phải chỉ là nhìn mà phải là hiểu. Mỗi người có một trình độ khác nhau trong việc “nhìn hiểu” cũng tương tự như “Nghe” và “Nghe hiểu”, “Đọc” và “Đọc hiểu”. Kết quả của quan sát là ta hiểu được bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
Tư duy phản biện bắt nguồn tự việc mỗi sự vật hiện tượng đều có tính hai mặt. Tư duy phản biện giúp nhìn mặt mà ít người thường nhìn.
Thứ hai:Rèn luyện để học sinh luôn luôn biết đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời
Sau khi hiểu được bản chất ta bắt đầu nhìn nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Lúc này các câu hỏi sẽ rất có ích đặc biệt là câu hỏi Tại sao? Làm thế nào? Quan trọng là bạn phải hướng ngược lại so với xu thế chung. Nếu chỉ đặt câu hỏi mà không chủ động đi tìm câu trả lời thì bạn sẽ được xếp vào loại đa nghi, phá đám, bàn ngược.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Khi giáo viên nói hồn thơ của Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng từ quê mẹ của ông, học sinh sẽ đặt câu hỏi, quê mẹ của ông như thế nào mà lại ảnh hưởng, muốn đặt câu hỏi học sinh phải tự tìm hiểu, quá trình dạy học sẽ là đa chiều chứ không còn một chiều.
Thứ ba:Rèn luyện để học sinh luôn biết nghi ngờ 
Đặc biệt là sự vật hiện tượng đó bạn mới gặp lần đầu. Một phát ngôn từ người mà bạn thiếu tin tưởng đương nhiên sẽ phải được soi xét kỹ hơn so với một người mà bạn đã hoàn toàn tin tưởng.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, giáo viên trình bày quan điểm sau ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng đậm chất Nam Bộ, học sinh sẽ tự đặt câu hỏi là ngôn ngữ Nam Bộ khác như thế nào so với ngôn ngữ các vùng miền khác và nó tạo nên cái riêng nào để phân biệt ngôn phong của ông với các tác giả miền Nam khác, để làm sang tỏ những hoài nghi đó hoặc là học sinh sẽ tự đi tìm lời giải đáp qua các nguồn tài liệu hoặc là sẽ trực tiếp đặt vấn đề với giáo viên, để giải tỏa những nghi ngờ của mình, đó cũng là con đường đến với chân lý.
Thứ tư: Rèn luyện để học sinh có tư duy logic
Tư duy logic là khả năng kết nối các mắt xích tưởng như chẳng có liên kết gì với nhau. Tư duy logic và tư duy phản biện không phải là một mà là bổ trợ cho nhau. Không có tư duy logic thì cùng lắm chỉ đặt ra được câu hỏi chứ khó tự tìm ra câu trả lời. Ngược lại việc sở hữu tư duy phản biện khó hơn nhiều so với tư duy logic.
Thứ năm: Rèn luyện cho học sinh khả năng tự loại cái tôi ra khỏi khung cảnh
 Khi đánh giá một vấn đề nào đó phải coi bản thân như một anh A nào đó không phải là chính mình. Nếu không chúng ta sẽ dễ bị cảm xúc chi phối. Đây chính là rào cản lớn để có tư duy phản biện và biến nó thành có ích cho chính bản thân.
Thứ sáu: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng ra quyết định
  Kỹ năng ra quyết định: ra quyết định là một quy trình bao gồm: 
1.Gọi tên vấn đề 
2. Tìm kiếm các đối tương liên quan tới vấn đề
 3. Tìm nguyên nhân
 4. Tìm giải pháp
 5. Tổ chức thực hiện.
 Khi bạn phát ngôn ra là “chúng ta nên làm thế này” thì trong đầu bạn phải hình thành đầy đủ các thông tin trong tiến trình ra quyết định rồi. Nó sẽ giúp cho ý kiến của bạn chặt chẽ và có thể tiếp tục tương tác với người khác.
4.Khả năng và phạm vi áp dụng của sáng kiến
 Đề tài này được nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2015- 2016 và 2016-2017 trên đối tượng là học sinh trường THCS Bình Tấn, mục đích nhằm rèn luyện sự tư tin và biết phản biện các vấn đề học tập cũng như trong cuộc sống cho các em.
 Sáng kiến có khả năng và phạm vi áp dụng rộng rãi trong giáo viên.	
 5.Nêu những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến
 Trong năm học 2015- 2016,2016-2017 tôi đã áp dụng các giải pháp trên khối 9, thu được kết quả như sau:
 Bảng số liệu:
Năm học 2015-2016
Kết quả
Trước khi tiến hành
Sau khi tiến hành
Số lượng
%
Số lượng
%
Thiếu tự tin trong giao tiếp (Nói và viết)
Thụ động, chưa biết phản biện
38/58
40/58
64%
70%
17/58
12/58
29%
19%
Kết quả học tập cả năm
Trước khi tiến hành
Sau khi tiến hành
Số lượng
%
Số lượng
%
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
10
15
30
3
17%
26,3%
50%
5,2%
14
24
20
0
24,6%
40%
36%
0%
TSHS
58
100%
58
100%
Kết quả TS vào lớp 10
(Năm 2016)
<5
5- 10
Ghi chú
Số lượng
 3
20
Tỉ lệ %
 13%
87%
Năm học 2016-2017
Kết quả học kỳ I
Trước khi tiến hành
Sau khi tiến hành
Số lượng
%
Số lượng
%
Thiếu tự tin trong giao tiếp (Nói và viết)
Thụ động, chưa biết phản biện
27/47
30/47
57%
63,8%
17/47
14/47
36%
29%
Kết quả học tập học kỳ I
Trước khi tiến hành
Sau khi tiến hành
Số lượng
%
Số lượng
%
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
6
15
22
4
12,7%
31,9%
44,6%
8,5%
6
24
17
0
12,7%
51%
36%
0%
TSHS
47
100%
47
100%
 Qua bảng số liệu trên, cho thấy sau tiến hành số học sinh tự tin, biết phản biện tăng lên, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Cụ thể số học sinh khá giỏi tăng, học sinh trung bình giảm đáng kể. Điều đó cho thấy đề tài thực sự có hiệu quả và có thể nhân rộng. 
*Một số đề xuất, kiến nghị và hướng áp dụng
 - Cần sớm thay đổi chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn, hướng đến phát triển năng lực người học trong đó có việc hình thành sự tự tin và biết phản biện các vấn đề học tập cũng như trong cuộc sống .
 - Cần thay đổi cách kiểm tra, đánh giá hiện nay bằng cách kiểm tra nhẹ nhàng hơn và nên ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực người học.
 - Giáo viên cần khuyến khích, đồng hành để học sinh tự tin hơn, biết phản biện các vấn đề học tập và trong cuộc sống. Để cách làm này được thành công, giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn cần có một lộ trình cụ thể và kiên trì thực hiện. Có làm được như thế thì học sinh mới có đủ tự tin và mạnh dạn phản biện để bộ môn Ngữ văn ngày càng thu hút hơn, thực sự là phương tiện ngôn ngữ để học sinh tự tin và biết phản biện cho tất cả các môn học khác.
 - Nhà trường cần quan tâm hơn đến công tác này.
 - BGH có hình thức khen thưởng cho những học sinh có cố gắng, tiến bộ trong rèn luyện và học tập, nhất là những học sinh đạt thành tích cao trong thi tuyển vào lớp 10,nhằm để kịp thời khuyến khích, động viên và làm gương cho học sinh thế hệ sau.
 Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt là sáng kiến) các đề án của bản thân tôi trong năm 2016.
 Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện.
 Bình Tấn, ngày 20 tháng 3 năm 2017
 Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo 
 Hồ Toàn Thiện

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_mon_Ngu_van_nam_2017.doc