Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 2

 Xuất phát từ mục đích đó mà trong từng môn học, tiết học, cần phải biết vận dụng, kết hợp, đưa vào phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Đây là vấn đề thiết thực hưởng ứng cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Tiểu học.

 Môn Tiếng Việt được coi là một môn rất quan trọng trong chương trình dạy học ở Tiểu học. Đặc biệt là ở lớp 1, 2 trẻ phải biết đọc mới có thể học được các môn học khác, vì vậy giảng dạy tập đọc cần phải được chú trọng, quan tâm.

 Đối với học sinh lớp 2, việc rèn cho các em đọc đúng, đọc hay là một việc khó, trong đó có sự gắn bó chặt chẽ các “phân môn” xung quanh chủ điểm và các bài học.

 Thông qua môn tập đọc sẽ giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng đọc. Kỹ năng đọc được tạo nên từ bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ. Như vậy phải dạy đọc hiểu một cách có định hướng và có phương pháp. Người giáo viên khi dạy môn tập đọc phải xác định nhiệm vụ chính là rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Việc luyện đọc phải được thể hiện nổi bật ở từng khâu, từng bước giảng dạy, trong từng tiết học của bài tập đọc.

 Hiện nay vẫn còn những học sinh lớp 2 đọc kém. Nguyên nhân đọc kém có nhiều, trong đó một nguyên nhân quan trọng đó là việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc chưa tốt. Giờ dạy tập đọc phải hướng đến giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ đoạn trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay ngữ điệu của học sinh chưa được chú ý đúng mức. Đó chính là lý do khiến cho trong nhiều trường hợp học sinh không hiểu đúng văn bản một cách đầy đủ.

 Do những thực tế trên, hơn nữa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy tập đọc, tôi luôn chú trọng ở trong tất cả các giờ tập đọc, dạy như thế nào để có kết quả tốt. Đó là điều tôi băn khoăn suy nghĩ. Vì vậy tôi chọn viết kinh nghiệm: “Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2”.

 

doc 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1480Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy được đặt ra từ thực tế lên lớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy.
	Xuất phát từ mục đích đó mà trong từng môn học, tiết học, cần phải biết vận dụng, kết hợp, đưa vào phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Đây là vấn đề thiết thực hưởng ứng cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Tiểu học.
	Môn Tiếng Việt được coi là một môn rất quan trọng trong chương trình dạy học ở Tiểu học. Đặc biệt là ở lớp 1, 2 trẻ phải biết đọc mới có thể học được các môn học khác, vì vậy giảng dạy tập đọc cần phải được chú trọng, quan tâm.
	Đối với học sinh lớp 2, việc rèn cho các em đọc đúng, đọc hay là một việc khó, trong đó có sự gắn bó chặt chẽ các “phân môn” xung quanh chủ điểm và các bài học.
	Thông qua môn tập đọc sẽ giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng đọc. Kỹ năng đọc được tạo nên từ bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ. Như vậy phải dạy đọc hiểu một cách có định hướng và có phương pháp. Người giáo viên khi dạy môn tập đọc phải xác định nhiệm vụ chính là rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Việc luyện đọc phải được thể hiện nổi bật ở từng khâu, từng bước giảng dạy, trong từng tiết học của bài tập đọc.
	Hiện nay vẫn còn những học sinh lớp 2 đọc kém. Nguyên nhân đọc kém có nhiều, trong đó một nguyên nhân quan trọng đó là việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc chưa tốt. Giờ dạy tập đọc phải hướng đến giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ đoạn trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay ngữ điệu của học sinh chưa được chú ý đúng mức. Đó chính là lý do khiến cho trong nhiều trường hợp học sinh không hiểu đúng văn bản một cách đầy đủ.
	Do những thực tế trên, hơn nữa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy tập đọc, tôi luôn chú trọng ở trong tất cả các giờ tập đọc, dạy như thế nào để có kết quả tốt. Đó là điều tôi băn khoăn suy nghĩ. Vì vậy tôi chọn viết kinh nghiệm: “Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2”. 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy tập đọc tại trường Tiểu học Thạch Bàn A.
Trường Tiểu học Thạch Bàn A nằm ở Phường Thạch Bàn - Quận Long Biên - Hà Nội, trường được chia tách từ tháng 5 năm 2015 đến nay, nằm ở khu vực đặc biệt khó khăn của Phường. Trường có 21 lớp. Trường được công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1năm 2010
a. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Thạch Bàn A luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giaó dục và Đào tạo Quận Long Biên cùng các cấp ngành có liên quan.Cơ sở vật chất của nhà trường đang từng bước được củng cố và hiện đại hóa. Đội ngũ giáo viên tương đối ổn định, một số đồng chí nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công. Đa số giáo viên có nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục. Đa số các em học sinh theo đạo Phật nên các em ngoan, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.Nhiều gia đình học sinh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình.
b. Khó khăn:
Trường là đơn vị đóng trên địa bàn khu đặc biệt khó khăn của Phường nên đời sống của nhân dân còn nghèo vì vậy công tác xã hội hóa của nhà trường gặp nhiều khó khăn.Một bộ phận nhỏ giáo viên còn chưa nhiệt tình trong công tác. Trình độ giáo viên chưa đồng đều nên khó khăn trong công tác giáo dục học sinh. Địa bàn rộng nên việc học sinh đi lại gặp nhiều khó khăn.
Nhiều gia đình học sinh đi làm ăn xa nên chưa có điều kiện quan tâm chăm sóc con em mình, còn phó mặc việc học của con cái cho nhà trường. Vì vậy khó khăn trong việc kết hợp giáo dục học sinh.
c. Công tác giảng dạy phân môn tập đọc tại trường Tiểu học Thạch Bàn A
Cũng như nhiều trường khác trên địa bàn Quận, trong những năm qua đa số giáo viên nhà trường thực hiện giảng dạy môn tập đọc theo hướng dẫn của tài liệu của Bộ giáo dục, sử dụng sách giáo viên và sách thiết kế bài dạy. Nhiều đồng chí chưa sử dụng triệt để các phương pháp dạy môn tập đọc để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh. Phần lớn giáo viên nghĩ với học sinh lớp 2 chỉ cần biết đọc đúng chứ chưa chú trọng đến hiểu nội dung bài và đọc diễn cảm.Qua khảo sát học sinh cho thấy số học sinh mà biết cách đọc hiểu và đọc diễn cảm rất ít, chỉ khoảng dưới 10%. Trong các hội thi kể chuyện theo sách do Liên đội tổ chức thì không có học sinh lớp 2 đạt giải. Đa số các em dừng lại ở mức độ đọc đúng. Như vậy chưa phất hiện và giúp đỡ những học sinh có năng khiếu trong môn học.
2. Thực trạng dạy môn tập đọc hiện nay ở trường Tiểu học.
2.1 Phân môn tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng việt 2.
	* Về cấu trúc chung của sách.
	Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong 2 tuần ( riêng chủ điểm nhân dân học 3 tuần ).
	- Tập 1:sách tập trung vào mảng “Học sinh - Nhà trường - Gia đình” gồm 8 đơn vị học với các chủ điểm: là học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà.
	- Tập 2: sách tập trung vào mảng: “Thiên nhiên - đất nước”, gồm 7 đơn vị học, với các chủ điểm: Bốn mùa, chim chóc, muông thú, sông biển, cây cối, Bác Hồ, nhân dân.Phân môn tập đọc: Rèn cho học sinh các kỹ năng đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm, nghe và nói.
	Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
	* Số bài, thời lượng học:
	Trung bình 1 tuần học sinh được học 3 bài tập đọc, trong đó có một bài được học trong 2 tiết, 1 bài còn lại học 1 tiết.
	* Các loại bài tập đọc:
	- Có 60 bài tập đọc văn bản, văn học, gồm 45 bài văn xuôi và 15 bài thơ, trong đó có 1 số văn bản văn học nước ngoài.
	- Các văn bản khác có 33 bài bao gồm văn bản khoa học, báo chí, hành chính ( tự thuật, thời khóa biểu, thời gian biểu, mục lục sách).
2.2. Một số nhận xét về sách giáo khoa lớp 2 - phần tập đọc.
	* Ưu điểm: 
	- Chọn nhiều bài đọc mang tính chuyện để tăng sự hấp dẫn, làm cho học sinh có hứng thú học. Đưa truyện vui, truyện ngụ ngôn vào vừa để giải trí, vừa có tác dụng rèn luyện tư duy và phong cách sống vui tươi, lạc quan cho các em.
	- Đưa vào dạy các văn bản thông thường, các nghi thức lời nói cần thiết nhằm cung cấp cho các em một số kiến thức và kỹ năng cần thiết trong đời sống, bước đầu xác lập mối liên hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội. Giúp các em biết khai lý lịch đơn giản, lập danh sách học sinh trong tổ, xem thời khóa biểu, tra mục lục sách, viết lời nhắn tin, viết bưu thiếp, nhận và gọi điện thoại...
	* Nhược điểm: 
	Trong một số bài có những từ khó mang tính trừu tượng, giáo viên khó tìm được dụng cụ trực quan ® giáo viên phải giảng bằng lời như học sinh vẫn khó nắm bắt. Ví dụ: Cà cuống, niềng niềng, cá sộp, xập xành, muỗm ( bài: Quà của bố - tuần 13 ) hoặc bông cúc màu xanh da trời ( bài: Bông hoa niềm vui - tuần 13 )
	Qua thực trạng dạy và học môn tập đọc lớp 2, tôi thấy rằng giờ tập đọc còn cứng nhắc, giáo viên lệ thuộc qúa nhiều vào sách hướng dẫn, ít sáng tạo, ít đầu tư trong giờ tập đọc. Về phía giáo viên, do trình độ không đồng đều, hạn chế về khả năng tiếp thu vận dụng phương pháp dạy học mới. Có giáo viên lại cho rằng dạy tập đọc đơn thuần là luyện đọc tốt cho học sinh, do đó trong tiết dạy của họ, nhiều học sinh được đọc nhưng phần tìm hiểu bài lại không được coi trọng mà coi nhẹ việc đọc của học sinh, khiến giờ tập đọc thành giờ giảng văn, giảng từ... học sinh thụ động ngồi nghe, dẫn đến mệt mỏi, không luyện đọc.
	- Về phía học sinh: Kỹ năng đọc hiểu bài của các em nói chung còn hạn chế, các em chú ý đến việc đọc đúng, đọc nhanh, đọc hay hơn là chú ý đến việc tìm hiểu nội dung bài. Do vậy, các em nắm bài chưa sâu, các câu trả lời của học sinh phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, vào việc đọc cả câu, đoạn để trả lời chứ chưa biết chọn ý để trả lời.Hiện nay ở giờ tập đọc, giáo viên mới chú ý đến cách ngắt nghỉ hơi theo dấm chấm, phẩy. Việc luyện đọc đúng ngữ đoạn, các kiểu câu chưa được chú ý đúng mức. Nhiều nơi khi dạy một tiết tập đọc, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu bài sau đó mới luyện đọc, mà đối với học sinh lớp 1, 2 tư duy tổng hợp của các em còn hạn chế nên hiệu quả giờ dạy chưa cao.Có những văn bản được dạy trong 2 tiết, sách giáo viên hướng dẫn có thể chọn 1 trong 2 cách sau:
	+ Cách 1: 	- Tiết 1 dành cho việc giới thiệu bài, đọc cả bài.
	- Tiết 2 dành cho việc tìm hiểu bài, luyện đọc lại, học thuộc lòng ( nếu có yêu cầu ) và củng cố.
	+ Cách 2: Mỗi tiết đọc và tìm hiểu nội dung một nửa bài tập đọc.
	Trên đây là những hạn chế trong việc dạy và học bộ môn tập đọc và đó chính là cơ sở để tôi mạnh dạn dạy tập đọc theo hướng: Dạy học sinh luyện đọc rồi tìm hiểu bài với sự phân chia thời gian hợp lý để đạt kết quả cao trong giờ dạy.
3. Các biện pháp tiến hành để nâng cao chất lượng giờ tập đọc cho học sinh.
	Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của việc dạy học, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp với mong muốn là có thể nâng cái hiệu quả của việc tìm hiểu bài cũng như hiệu quả của giờ dạy tập đọc ở lớp 2 nói riêng và ở Tiểu học nói chung. Tôi thấy cần có sự chuẩn bị tốt của 2 phía giáo viên và học sinh.
	3.1 Về phía giáo viên.
	- Trước khi dạy, giáo viên phải soạn kỹ bài, tìm ra phương pháp phù hợp với trẻ. Soạn hệ thống câu hỏi phù hợp giúp học sinh tìm hiểu nội dung văn bản. Các câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải gây ấn tượng về sự khúc triết, tính cảm xúc lẫn sự bừng sáng về kiến thức và nhận thức văn bản. Hệ thống câu hỏi phải thiết kế sao cho dẫn dắt học sinh phát hiện ra những tín hiệu nổi bật về nội dung, nghệ thuật và cả tính giáo dục thẩm mỹ của bài đọc.
	- Nắm chắc trọng tâm cơ bản để giúp trẻ hình thành kỹ năng đọc, hiểu rõ năng lực từng em, phân loại, lập được danh sách học sinh có năng lực,học sinh hoàn thành nội dung môn học và học sinh chưa hoàn thành, còn khó khăn trong học tập để có kế hoạch giảng dạy tập đọc cụ thể cho các đối tượng.
	- Quán triệt việc luyện đọc hiểu ở trong các bộ môn.
	- Động viên khen thưởng khi thấy trẻ có tiến bộ.
	- Bản thân người giáo viên luôn rèn luyện kỹ năng đọc, phải có giọng đọc tốt để đọc mẫu, giọng đọc của giáo viên chính là công cụ trực quan thông qua việc đọc mẫu của mình. Nếu giáo viên không có giọng đọc tốt, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của giờ dạy. Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho mỗi bài dạy:Để giúp học sinh hiểu nhanh và nhớ lâu, mỗi bài tập đọc cần phải có các đồ dùng trực quan, các đồ dùng có thể là tranh ảnh, vật thật, vật làm mô phỏng... minh họa cho nội dung bài hay những từ cần giải thích.
	Ví dụ: Bài “Bưu thiếp” (tuần 10 ) giáo viên dùng một số loại bưu thiếp khác nhau, bài “Thời gian biểu” ( tuần 16 ) có mẫu thời gian biểu, bài “Cây xoài của ông em” ( tuần 11 ) dùng quả xoài thật hoặc tranh ảnh lịch có hình quả xoài
	3.2 Về phía học sinh:
	Phải chuẩn bị xem trước bài tập đọc .
	- Đọc kỹ bài 
	- Tập trả lời trước các câu hỏi cuối mỗi bài.
	Cụ thể khi dạy môn tập đọc rồi chú ý đến đọc mẫu (của giáo viên) yêu cầu về kỹ năng đọc (của học sinh). Luyện đọc là trọng tâm của tiết học, là nhiệm vụ chính của phân môn tập đọc. Yêu cầu trong một đoạn văn, đoạn thơ ngắn, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý, dừng hơi ở dấu câu, biết thay đổi giọng phù hợp với bài thơ hoặc bài văn xuôi để tiến tới đọc diễn cảm. Trong giờ học, tôi hướng dẫn các em tự tìm ra cách đọc, luyện cho trẻ nắm được kỹ năng và rèn luyện cho trẻ nâng lên thành kỹ xảo. Về việc tập cho trẻ tự tìm hiểu bài, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ, trên lớp tôi phải nghe thật tinh, thật kỹ để tìm ra cách rèn luyện thích hợp với từng em, rồi từ đó khuyến khích học sinh trong lớp nhận xét, trao đổi về cái “được” và “chưa được” của bạn mình, nhằm giúp học sinh khác biết rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn.
	Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Sông Hương” (tuần 26) giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa của các sắc độ xanh thẳm, xanh biếc, xanh non ( qua bức tranh sông Hương ).Rồi từ đó dẫn dắt cho học sinh thấy khi đọc các từ ngữ gợi tả màu sắc này thì phải đọc như thế nào ( đọc nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả mầu sắc “xanh thẳm, xanh biếc, xanh non” ).
	Như vậy, từ việc hiểu từ, nắm nghĩa của từ là con đường dẫn các em đến đọc tốt câu, đoạn và cả bài. Để học sinh hiểu kỹ nghĩa của từ, giáo viên có thể dùng tranh ảnh, vật thật mô hình, hoặc diễn tả bằng động tác để gây hứng thú học tập cho học sinh hiểu kỹ nhớ lâu. Sau khi giáo viên giải nghĩa, nêu ví dụ cho học sinh đặt câu với từ cần giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.
	VD: Khi đọc bài “người mẹ hiền” (tuần 8) trên cơ sở học sinh hiểu nghĩa từ “lấm lem” giáo viên cho học sinh đặt câu và tìm từ trái nghĩa với từ “lấm lem”. Dạy bài “Cô giáo lớp em” (tuần 7) cho học sinh tìm những từ gần nghĩa với từ “ngắm”. Bài “bàn tay dịu dàng” (tuần 18) tìm từ gần nghĩa và trái nghĩa với “thì thào”.Với những từ mà học sinh không thể giải thích được, giáo viên có thể chọn các biện pháp sau để giải thích: Giải thích trong một ngữ cảnh cụ thể; thay từ cần giải nghĩa bằng một từ đồng nghĩa, thay từ cần giải nghĩa bằng một từ trái nghĩa, giải thích từ bằng liên tưởng, tưởng tượng từ nội dung từ. Luyện đọc cho các em, tôi luôn chú ý đến từng đối tượng học sinh: đối tượng học sinh chậm, tôi cho đọc 1 đoạn, học sinh khá hơn có thể đọc 2 đoạn, học sinh học tốt đọc cả bài. Học sinh đọc ngọng các thanh (?) ( ~ ) và các phụ âm ( n, l ) tôi chọn những câu trong bài để rèn luyện từng học sinh. Chủ yếu là rèn đọc câu, đoạn, sau đó tăng dần đọc dài hơn, khi học sinh đó có tiến bộ.
	VD: Khi dạy bài “Cây vú sữa” (tuần 9) chú trọng luyện những phụ âm đầu l, n
Như “ la cà khắp nơi, cho gì ăn nấy, kỳ lạ thay, nở trắng, nhìn lên tán lá”.
Bài “Quà của bố” ( tuần 10 ) luyện đọc các từ: lần nào, dưới nước, hoa sen, thơm lừng, thao láo, lao xao... ). Khi dạy giáo viên phải uốn nắn dần dần và liên tục để các em có ý thức sửa chữa
	Ở lớp tôi có em Hải rất ít nói, ít phát biểu, mặc dù em hiểu bài. Qua tìm hiểu tôi biết đó là do tính em nhút nhát và do em nói chưa thành câu, chưa biết cách diễn đạt ý mình. Tôi chú ý sửa cho em dần dần từ câu đơn giản đến câu phức tạp hơn.
	 Dần dần, em Hải có tiến bộ hơn, trả lời đúng nên hăng hái phát biểu ý kiến, các bạn trong lớp phải ngạc nhiên.
	Trong môn tập đọc tôi rất chú trọng đến tính“cá biệt hóa”, ở lớp tôi đầu năm có em đọc bài còn ngọng, chưa đúng nhiều, tôi chú ý giờ tập đọc nào cũng gọi em tập phát âm từ hay đọc sai, dặn dò các em về đọc thêm báo nhi đồng và luyện đọc thêm ở nhà. Kết quả sau một học kỳ em đó tiến bộ không còn phát âm sai nữa như em Lê Nguyễn Bảo Huy, Lâm Bảo Châu.
	Mục tiêu của tiết đọc là cuối cùng học sinh phải đọc diễn cảm bài tập đọc, mà muốn đọc được diễn cảm thì trước tiên là phải đọc to, rõ ràng, lưu loát, nghỉ đúng dấu câu, không ê a, lí nhí. Nhiều bài có câu văn dài không có dấu phẩy để nghỉ, tôi dạy các em tự ngắt hơi hợp lý để lấy hơi đọc tiếp. Ví dụ hướng dẫn học sinh ngắt câu theo những dấu ngắt:
	Bài “Mẹ” ( tuần 12 )
	Lặng rồi/ cả tiếng con ve
	Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi.
	Bài “Quà của bố” ( tuần 10 )
	Mở thúng câu ra/ là một thế giới dưới nước: /cà cuống,/ niềng niễng đực,/ niềng niễng cái,/ bò nhộn nhạo./
	Lớp tôi dạy có em Cương khi đọc thường ngắt nghỉ tùy tiện, đọc nhát gừng, được tôi thường xuyên gọi đọc, trả lời và khuyến khích em khi có tiến bộ, hiện nay em là một trong những học sinh đọc tốt của lớp.
	Khi rèn đọc cho học sinh, giáo viên có thể rèn đọc theo đoạn, đọc toàn bài, sau đó đọc phân vai (tùy nội dung từng bài) giữa các đoạn, giáo viên cần phải có những lời chuyển ý để bài đọc được nhịp nhàng.
	VD: Bài “Có công mài sắt có ngày nên kim” (tuần 1) bài này cho 3 học sinh đọc phân vai: 1 - Đóng người dẫn chuyện, 1- Đóng cậu bé, 1 - Đóng bà cụ. Bài “Bạn của nai nhỏ” (tuần 3) bài này cũng cho 3 học sinh đọc phân vai: 1- Đóng người dẫn chuyện, 1 - Đóng vai cha Nai, 1- Đóng vai Nai nhỏ.
	Trước khi cho học sinh đọc phân vai, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và phát hiện giọng của từng vai theo nội dung từng bài. Khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên cho học sinh tìm hiểu nhân vật có tên, có đặc điểm, có số lượng các nhân vật, có tình tiết của câu chuyện.Tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của các câu thơ, câu văn. Tìm hiểu ý nghĩa của truyện, ý nghĩa của bài thơ, bài văn ( đưa vào hệ thống câu hỏi của bài để làm việc ) ngoài ra phải thêm các câu hỏi phụ bổ sung để dẫn dắt học sinh.
	Trên cơ sở học sinh đã hiểu được nội dung bài, phát âm đúng, biết ngắt nghỉ theo dấu, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm được giọng đọc phù hợp với mọt bài văn cụ thể, động viên học sinh thể hiện tình cảm của mình bằng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, nhằm giúp cho người nghe cảm nhận được nội dung bài.
	VD: Bài “ Sự tích cây vú sữa” (tuần 12) đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
4. Hiệu quả của sáng kiến
	Qua qúa trình ứng dụng sáng kiến trong thực tế công tác giảng dạy tại trường Tiểu học Thạch Bàn A, áp dụng ở 2 lớp 2B và 2C, kết quả như sau:
	4.1Đầu năm học 2017 - 2018
	- Học sinh đọc bài còn thụ động.
	- Học sinh chưa yêu thích giờ học Tập đọc - Học thuộc lòng.
	- Có 3/42 học sinh đạt hoàn thành tốt về đọc (được đánh giá đạt mức: đọc diễn cảm ).
	- Còn tồn tại: 8 học sinh đọc kém ( chưa thể hiện được bài học theo nội dung của bài học ).
	4.2 Cuối học kỳ I năm học 2017 - 2018
	- Số học sinh đạt hoàn thành tốt về đọc: 15/42 học sinh.
	- Học sinh đã bước đầu biết tự tìm ra cách đọc phù hợp với nội dung của bài học, biết đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi, câu cảm.
	- Tồn tại: 2 học sinh đọc chưa đạt.
	4.3. Giữa học kì II năm học 2017 - 2018
	- Học sinh yêu thích giờ học Tập đọc và học thuộc lòng thể hiện ở việc học sinh chuẩn bị bài kỹ lưỡng khi đến lớp, trong giờ học biết lắng nghe bạn đọc để học hỏi cách đọc đúng, đọc hay cho mình, biết nhận xét, phê phán cách đọc sai và tự sửa sai. Như vậy, học sinh đã chủ động tìm hiểu bài và chủ động tìm ra cách đọc diễn cảm phù hợp với nội dung của từng bài học.
	- Có 50% học sinh trong lớp có kỹ năng đọc diễn cảm.
	- 30% học sinh biết đọc diễn cảm sau khi nghe hướng dẫn cách đọc của giáo viên hoặc học tập từ các bạn.
	- Còn lại 20% số học sinh mới dừng lại ở mức đọc đúng.
	 4.4. Cuối năm học 2017 - 2018
	Năm học 2018 -2019 tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào công tác giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 và nhận thấy như sau:
- Đa số học sinh yêu thích giờ học Tập đọc và học thuộc lòng , trong giờ học không những biết lắng nghe bạn đọc để học hỏi cách đọc đúng mà còn biết lựa chọn bạn đọc hay, đọc đúng, đọc tốt, từ đó tự mình biết điều chỉnh cách đọc của mình
	- Có đến 70% học sinh trong lớp có kỹ năng đọc diễn cảm.
	- 30% học sinh còn lại biết đọc diễn cảm sau khi nghe hướng dẫn cách đọc của giáo viên hoặc học tập từ các bạn.
	Như vậy, số học sinh biết đọc diễn cảm ngày càng tăng, khẳng định tính đúng đắn của sáng kiến.
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Kết luận
 Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh lớp có những chuyển biến rõ rệt về đọc diễn cảm và hiểu nội dung bài tập đọc. Việc đọc diễn cảm đã thành thói quen của học sinh. Các em luôn tự giác trong học tập. Học sinh yêu thích giờ học Tập đọc và học thuộc lòng , trong giờ học biết lắng nghe bạn đọc để học hỏi cách đọc đúng, đọc hay cho mình, biết nhận xét, phê phán cách đọc sai và tự sửa sai. Như vậy, học sinh đã chủ động tìm hiểu bài và chủ động tìm ra cách đọc diễn cảm phù hợp với nội dung của từng bài học. Phong trào “thi đua đọc tập tốt” của lớp luôn được Ban thi đua đánh giá cao. Bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy hứng thú, say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn. 
	Nói tóm lại nếu áp dụng đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tôi đưa ra trong sáng kiến này thì vấn đề dạy môn tập đọc trong nhà trường Tiểu học không còn là khó khăn, trăn trở đối với mỗi giáo viên kh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_doc_hieu_doc_dien_ca.doc