Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng phát hiện mối liên hệ địa lí trong các tiết học Địa lí lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng phát hiện mối liên hệ địa lí trong các tiết học Địa lí lớp 12

- Cung cấp dần cho học sinh các mối liên hệ địa lí làm cơ sở cho việc rèn luyện kĩ năng.

 - Trên cơ sở vốn hiểu biết tích lũy của học sinh, giúp các em tự phân biệt các mối liên hệ địa lí thông thường, mối liên hệ nhân quả, mang tính quy luật.

 - Trên cơ sở hiểu biết về các mối liên hệ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh các hình thức xây dựng các mối liên hệ theo tư duy loogic như: Lập bảng kiến thức, lập các sơ đồ, bản đồ tư duy để học sinh dễ nhớ và khắc sâu được các kiến thức địa lí.

 - Hướng dẫn cho học sinh đánh giá một sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế- xã hội từ đơn giản đến phức tạp, dựa trên việc sử dụng các mối liên hệ để giải thích các vấn đề trên.

 - Trong quá trình dạy học giáo viên luôn yêu cầu học sinh liên hê thực tế và giải thích được các vấn đề trong thực tiễn vận dụng vào việc tìm các mối liên hệ.

 Tuy nhiên để học sinh phát hiện các mối liên hệ địa lí hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo Atlat Địa lí Việt Nam, bản đồ. Mặt khác giáo viên luôn luôn phải đổi mới phương pháp dạy học, cập nhất kiến thức thực tế nhạy bén . Trong quá trình dạy học giáo viên luôn đặt học sinh vào tư thế sẵn sàng đối mặt để giải quyết các tình huống trong bài học và trong cuộc sống.

 

doc 17 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 419Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng phát hiện mối liên hệ địa lí trong các tiết học Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mang tính NĐÂGM:
- Xâm thực mạnh vùng đồi núi do nhiệt cao, ẩm lớn, quá trình phong hóa mạnh nên tầng phong hóa dày mặt khác mưa nhiều trên vùng núi xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất mạnh.
- Vùng đồng bằng diễn ra bồi tụ lắng đọng nhiều phù sa do hệ quả xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
* Khí hậu NĐÂGM nên sông ngòi mang tính chất NĐÂGM
- Sông ngòi dày đặc nhờ khi hậu mưa nhiều hình thành nên các khe rãnh và sông ngòi 
- Sông ngòi nhiều nước và giàu phù sa: Do mưa nhiều và xamm thực manh ở vùng đồi núi
- Chế độ nước sông theo mùa, thất thường: Do mưa theo mùa và thất thường
* Khí hậu NĐÂGM nên Đất mang tính chất NĐÂGM:
- Quá trình hình thành đất ở nước ta là đất Feralit
- Đất chủ yếu ở nước ta là đất Feralit có màu đỏ vàng, chua
* Khí hậu NĐÂGM nên sinh vật mang tính chất NĐÂGM
- Sinh vật nhiệt đới chủ yếu, ngoài ra còn có sinh vật cận nhiệt và ôn đới
- Sinh vật phong phú và đa dạng, sinh trưởng tốt.
- Cảnh quan tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất Feralit
2.2.1.3. Địa hình với các thành phần tự nhiên khác
* Địa hình với khí hậu:
	- Độ cao địa hình, hướng địa hình ảnh hưởng đến khí hậu.
+ Độ cao địa hình ảnh hưởng đến khí hậu:
 Dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao trên 3000m nên khí hậu có 3 đai : Đai Nhiệt đới gió mùa chân núi, đai cận nhiệt gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi
Địa hình vùng Đông Bắc chủ yếu đồi núi thấp nên gió mùa Đông Bắc dễ dàng xâm nhập xuống phía Nam lãnh thổ nước ta
+ Hướng núi ảnh hưởng đến khí hậu :
 Bốn cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở rộng về hướng Bắc và và Đông Bắc nên hút gió mùa Đông Bắc mạnh hơn làm cho đỉnh núi mẫu sơn khi gió mùa Đông Bắc về nhiệt độ hạ thấp nhanh chóng. Mặt khác ở các hướng sườn lồi ra biển mưa nhiều còn các sườn lõm ít mưa
Hướng núi Tây bắc- Đông Nam. Đón gió , hút gió Đông Nam ở biển thổi vào
Hướng Tây – Đông: Ngăn gió Đông Bắc
*Địa hình với sông ngòi:
- Địa hình xâm thực mạnh nên sông ngòi dày đặc.
- Sông ngòi chảy theo hai hướng chính : Tây Bắc- Đông Nam, hướng vòng cung
- Sông ngòi vùng núi dốc, tốc độ dòng chảy nhanh, sông ngòi đồng bằng uốn khúc, ngoăn ngèo, tốc độ dòng chảy chậm.
- Địa hình núi đá vôi sông chảy ngầm, mật độ thấp
* Địa hình với đất: 
- Địa hình làm đất phân hóa theo độ cao do sự thay đổi nhiệt, ẩm,mưa: Đất ở núi thấp là đất Feralit, càng lên tính chất đất có sự thay đổi : Đất Feralit mùn, Đất mùn, Đất mùn thô. 
- Đất ở vùng núi tầng đất mỏng, dễ bị phá hủy còn đất vùng đồng bằng tầng đất dày, đất nhiều phù sa, màu mỡ.: 
*Địa hình với sinh vật:
- Địa hình làm sinh vật phân hóa theo độ cao do sự thay đổi nhiệt, ẩm,mưa và đất: Sinh vật ở núi thấp là sinh vật nhiệt đới, càng lên cao sinh vật có sự thay đổi : Sinh vật cận nhiệt và ôn đới
2.2.1.4. Sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác
* Sông ngòi với sinh vật: 
- Sông ngòi cung cấp nước nên sinh vật phát triển trù phú.
* Sông ngòi với đất:
- Sông ngòi cung cấp phù sa cho đất ở đồng bằng nhưng lại làm cho đất vùng núi xói mòn và rửa trôi dinh dưỡng làm đất chua
- Sông ngòi cung cấp nước rửa phèn cho đất l nhưng lại dễ xâm nhập mặn vào mùa khô làm cho đất mặn
* Sông ngòi với địa hình: Sông ngòi làm địa hình vùng núi cắt xẻ mạnh, làm cho địa hình miền núi mềm mại hơn và có xu hướng san bằng còn vùng đồng bằng ngày càng mở rộng và nâng cao hơn.
* Sông ngòi với khí hâu: Điều hòa khí hậu, cung cấp ẩm, giảm nhiệt độ
2.2.1.5. Đất với các thành phần tự nhiên khác
* Đất với sinh vật: Mổi loại đất thích nghi với từng loại cây trồng khác nhau: Đất feralit thì sinh vật nhiệt đới, đất mùn sinh vật ôn đới
* Đất với sông ngòi: Sông ngòi chảy trên vùng có tầng đất dày thì hàm lượng phù sa lớn và ngược lại
2.2.1.6. Sinh vật với các thành phần tự nhiên khác
* Sinh vật đối với khí hậu: Điều hòa khí hậu.
* Sinh vật với địa hình: Sinh vật phát triển trù phú thì địa hình ở miền núi ít bị cắt xẻ, sạt lở đất còn sinh vật kém phát triển thì ngược lại 
* Sinh vật đối với Đất: 
- Sinh vật cung cấp chất hữu cơ cho đất, làm cho đất tơi xốp và ảnh hưởng đến tính chất đất.
- Sinh vật phát triển đặc biệt là thảm thực vật có vai trò hạn chế xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất.
* Sinh vật đối với sông ngòi. Sinh vật có vai trò điều hòa nguồn nước trên các con sông, hạn chế sự xâm thực ở hai bên bờ sông
2.2.2. Mối liên hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với kinh tế xã hội
 Tự nhiên với dân cư: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng dân số, quy mô và mật độ dân số. 
- Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nên khả năng sinh sản cao hơn các vùng ôn đới nên quy mô dân số đông.
- Ở các vùng đồng bằng điều kiện tự nhiên thuận lợi (Địa hình, nước, đất, khí hậu) nên mật độ dân số đông và ngược lại
 Tự nhiên với kinh tế: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, tính chất nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Điều kiện tự nhiên có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong sự phát triển kinh tế ở nước ta. Mặt khác, yếu tố vị trí địa lí làm ảnh hưởng đến khả năng hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới
- Nước ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có các đồng bằng châu thổ và các cao nguyên rộng lớn, đất phù sa, đất feralit, nguồn nước dồi dào nên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng chủ yếu là lúa gạo, cà phê, cao su.. còn vật nuôi chủ yếu là trâu bò.
- Nước ta có khí hậu, địa hình, đất phân hóa đa dạng nên cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các hình thức canh tác đa dạng.
	- Nước ta có nguồn khoáng sản khá giàu có và đa dạng nên thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng. Tuy nhiên khoáng sản phân bố không đều nên cơ cấu ngành công nghiệp các địa phương có sự khác nhau. 
- Nước ta tiếp giáp biển đông có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh đầm phá và nhiều ngư trường nên thuận lợi để phát triển kinh tế biển
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có nhiều thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
- Vùng đồng bằng với đất phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc nên chuyên về trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm, thủy sản như đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng núi với các cao nguyên rộng lớn, đất đỏ ba dan, nhiều đồng cỏ nên chuyên canh về cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi và phát triển lâm nghiệp, thủy điện như Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ
2.2.3. Mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội với nhau
	2.2.3.1 Mối liên hệ giữa dân cư với kinh tế 
Quy mô, cơ cấu dân số, mật độ dân số ảnh hưởng đến sức mua và sức tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ. Mặt khác dân cư ảnh hưởng đến lực lượng lao động cung cấp cho nền kinh tế.
	- Dân số nước ta đông, cơ cấu dân số trẻ nên có thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào, năng động, có sức khỏe và khả năng tiếp thu cá thành tựu khoa học kí thuật và công nghệ hiện đại.
	- Mật độ dân số ở vùng thành thị cao nên sức mua lớn, lao đông tập trung đông.
	2.2.3.2. Mối liên hệ giữa kinh tế với kinh tế.
	* Trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như sự phân bố sản suất và năng suất lao động
	- Nước ta là nước đang phát triển mặt khác đang trên đà thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng nên có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II,III. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ đang chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành nhiều trung tâm công nghiệp, khu công công nghiệp các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp
	* Liên hệ giữa các ngành kinh tế :
Giữa nông nghiệp và công nghiệp: nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp. Công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp các thiết bị máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng vật nuôi.
 	* Liên hệ trong phân bố sản xuất : 
- Công nghiệp khai khoáng gắn liền với các vùng mỏ, khai thác gỗ gắn liền với rừng, công nghiệp luyện kim thường đặt ở những vùng khai thác than và các quặng kim loại, gần nguồn nước, điện .
- Các nhà máy nhiệt điện thường phân bố ở những vùng khai thác than , khai thác dầu khí.Vd: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ ở Bà Rịa – Vũng Tàu nằm gần nguồn dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa phía Nam.
- Các nhà máy thủy điện gắn liền với các dòng sông, thác nước : Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, Trị An trên sông Đồng Nai 
-Các nhà máy sản xuất máy nông nghiệp: máy gặt đập, máy cày, máy kéo... phân bố gần các vùng nông nghiệp.
-Sản xuất các máy móc thiết bị chính xác: phân bố ở những nơi có nhiều nhân công kĩ thuật lành nghề, các thành phố lớn.
- Công nghiệp hóa chất: gắn liền với vùng nguyên liệu như than, dầu mỏ, khí tự nhiên
- Nhà máy chè: phân bố ở vùng trồng chè.
- Các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu nhập từ nước ngoài vào thường được phân bố ở các hải cảng hoặc ở giáp biên giới các nước cung cấp nguyên liệu hoặc ven đường giao thông chính để giảm chi phí vận chuyển. Nhà máy chế biến gỗ, bột giấy... xây dựng ở cửa sông có liên quan đến việc khai thác gỗ ở vùng đầu nguồn, vận chuyển bằng đường sông và xuất khẩu qua đường biển. 
- Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng có cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng hiện đại, khoa học công nghệ phát triển, nguồn vốn dồi dào nên kinh tế phát triển và các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc.. thì ngược lại.
	2.3. Quy trình tiến hành rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối liên hệ ở tiết dạy địa lí 12.
	- Cung cấp dần cho học sinh các mối liên hệ địa lí làm cơ sở cho việc rèn luyện kĩ năng.
	- Trên cơ sở vốn hiểu biết tích lũy của học sinh, giúp các em tự phân biệt các mối liên hệ địa lí thông thường, mối liên hệ nhân quả, mang tính quy luật.
	- Trên cơ sở hiểu biết về các mối liên hệ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh các hình thức xây dựng các mối liên hệ theo tư duy loogic như: Lập bảng kiến thức, lập các sơ đồ, bản đồ tư duy để học sinh dễ nhớ và khắc sâu được các kiến thức địa lí.
	- Hướng dẫn cho học sinh đánh giá một sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế- xã hội từ đơn giản đến phức tạp, dựa trên việc sử dụng các mối liên hệ để giải thích các vấn đề trên.
	- Trong quá trình dạy học giáo viên luôn yêu cầu học sinh liên hê thực tế và giải thích được các vấn đề trong thực tiễn vận dụng vào việc tìm các mối liên hệ. 
	Tuy nhiên để học sinh phát hiện các mối liên hệ địa lí hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo Atlat Địa lí Việt Nam, bản đồ. Mặt khác giáo viên luôn luôn phải đổi mới phương pháp dạy học, cập nhất kiến thức thực tế nhạy bén . Trong quá trình dạy học giáo viên luôn đặt học sinh vào tư thế sẵn sàng đối mặt để giải quyết các tình huống trong bài học và trong cuộc sống.
2.4. Một số giáo án minh họa:
	Trong các tiết dạy các mối liên hệ địa lí đã được thể hiện rõ: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát hiện các mối liên hệ địa lí giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế, kinh tế - xã hội với nhau. Qua việc xác định các mối liên hệ học sinh giải thích được tình hình phát triển, phân bố của các sự vật hiện tượng địa lí.
	Giáo án 1:
Tiết 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức.
	- Biết đựơc một số nét khái quát về biển Đông.
	- Phân tích được ảnh của biển Đông đối với thiên nhiên VN thể hiện ở các đặc điểm khí hậu, địa hình sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển và các thiên tai. 	
 2. Kĩ năng.
	- Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.
	- Học sinh xác định được các bể và mỏ dầu trên bản đồ hoặc Atlat
 	- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật.
 3. Thái độ.
 	HS có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên vô cùng quý giá của biển Đông và luôn chủ động trong phòng tránh thiên tai.	
 II. CHUẨN BỊ.
	GV: -Bản đồ địa lí tự nhiên Vệt Nam.
	 - Một số hình ảnh về địa hình ven biển,rừng ngập mặn, thiên tai bão lụt, ô nhiễm vùng ven biển.
	 - Phiếu học tập.
	HS: - Át lát địa lí VN.
	 - Đọc trước bài mới.
 III. LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp. 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 1. Em hãy so sánh sự gống nhau và khác nhau của vùng đồng bằngSông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?.
	2. Trình bày phạm vi vùng biển nước ta? 
 3. Bài mới.
Hoạt động GV- HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: (10 phút) Cả lớp
 Bước 1:
 - Gv giới thiệu khái quát về biển đông trên bản đồ( diện tích, phạm vi của biển Đông và vùng biển Đông thuộc VN)
 - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu đặc điểm nổi bật của biển Đông.
Bước 2:
- HS dựa vào kiến thức đã học lớp dưới và kiến thức học ở bài 2 để tìm ra kiến thức.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đúng hướng
Bước 3: Đại diện HS trình bày và các HS khác bổ sung.
 - GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
 + GV nhấn mạnh cho HS thấy: Biển Đông là vùng biển rộng, tương đối kín,có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Đặc điểm này được quy định bởi phạm vi , vị trí nội chí tuyến và nằm trong khu vực châu á gió mùa của biển Đông
 + Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông được thể hiện qua các dẫn chứng về nhiệt độ, độ muối, thuỷ triều và hải lưu 
Hoạt động 2: (22 phút) Nhóm.
 Buớc 1: GV chia nhóm , chỉ định vị trí và giao nhiệm vụ:
 Nhóm1 : Tìm hiểu ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu và lấy các ví dụ cụ thể.
Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của biển Đông đối với địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển và lấy các ví dụ cụ thể.
Nhóm 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của biển Đông đối với tài nguyên thiên nhiên vùng biển và lấy các ví dụ cụ thể.
Nhóm 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên tai và lấy các ví dụ cụ thể.
Bước 2:
- HS các nhóm dựa vào kiến thức đã học lớp dưới và kênh chữ ở SGK để tìm ra kiến thức để điền vào phiếu học tập
- GV hướng dẫn HS các nhóm thảo luận đúng hướng
Bước 3: Đại diện HS các nhóm lên trình bày và các nhóm khác bổ sung.
 - GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
 + GV yêu cầu HS giải thích thông qua các câu hỏi để nhấn mạnh kiến thức:
 ? Tại sao khí hậu nước ta lại có nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ?
? Tại sao biển Đông có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái vùng ven biển?
? Tại sao vùng Nam Trung Bộ lại có điều kiện thuận lợi nhất cho nghề làm muối?
 + GV xác định trên bản đồ các vũng vịnh, bãi biển đẹp, các cảng biển, các bể dầu khí, các bãi cá, tôm.
+ Tại sao vùng biển nước ta có nhiều ngư trường lớn?
Hoạt động 3: (5phút) Củng cố 
 Hãy nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta và giải thích ? Kể tên các tài nguyên thiên nhiên có ở biển đông.
1. Khái quát về biển Đông
 - Biển Đông là một biển rộng, diện tích 3,477 triệu Km2 
 - Là biển tương đối kín.
 - Biển Đông nằm trong nhiệt đới ẩm gió mùa.
( Nhiệt độ, độ muối, dòng biền, sinh vật, ...)
 Vì vậy thiên nhiên nước ta có sự có sự ảnh hưởng lớn của biển và thống nhất giữa đất liền và vùng biển.
2. Ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam
 ( Phụ lục)
* Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển , phòng chống ô nhiễm biển và thực hiện các biện pháp chống thiên tai là vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp , phát triển kinh tế biển của nuớc ta.
 3.HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ. (3 phút)
 - HS làm bài tập ở SGK.
 - Chuẩn bị bài mới: Đọc bài mới và trả lời các câu hỏi ở trong từng mục và câu hỏi 
Ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên VN
 V. Phụ lục 
Thiên tai
- Bão.
- Sạt lở bờ biển.
- Cát bay cát chảy...
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Giàu khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, làm muối...
- Giàu hải sản:
 Giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao.
Địa hình và hệ sinh 
thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: Các vịnh cữa sông, các đầm phá..
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: rừng ngập mặn,đất phèn...
Khí hậu
- Lượng mưa và độ ẩm lớn.
- Điều hoà khí hậu.
- Khí hậu mang tính hải dương.
Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển , phòng chống ô nhiễm biển và thực hiện các biện pháp chống thiên tai là vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp , phát triển kinh tế biển của nuớc ta.
55rt
	Qua tiết học trên học sinh phát hiện mối liên hệ tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế- xã hội:
	+ Mối liên hệ tự nhiên với tự nhiên được thể hiện: Biền Đông là biển rộng , tương đối kín và vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa nên làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương, địa hình và hệ sinh thái ven bờ đa dạng, tài nguyên thiên nhiên vùng biển giàu có nhưng cũng có nhiều thiên tai.
	- Mối liên hệ tự nhiên và kinh tế: Vì biển Đông nên thiên nhiên vùng nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển, hàng hải, công nghiệp...
- Không chỉ phát hiện mối liên hệ địa lí có tính quy luật mà học sinh còn phát triển tư duy lô gic: Vì giá trị của biển Đông nên chúng ta phải khai thác hợp lí, bảo vệ biển Đông và phòng chống thiên tai.
Giáo án 2: 
Tiết 38 : VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Học sinh phân tích được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng.
 - Học sinh phân tích được việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng; Một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.
2. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhận xét và giải thích sự phân bố ngành sản xuất nổi bật( Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất điện, trồng và chế biến chè, chăn nuôi gia súc
3. Thái độ: 
Tăng tình yêu quê hương đất nước. Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B.CHUẨN BỊ.
GV:- Bản đồ kinh tế TD-MNBB
HS: Atlat VN
C.LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới: GV đặt vấn đề để giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
HĐ2:(10')Nhóm nhỏ
Bước 1:GV hg/d HS sử dụng bản đồ hành chính, ng/c sgk để làm rõ những vấn đề sau:
- Xác định phạm vi giới hạn của vùng ? 
- Tại sao nói TDMN Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại nhờ có mạng lới GTVT đang được nâng cấp, nên ngày càng  nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở?
- HS nêu được những lợi thế của VTĐL của vùng. 
HĐ2:( 15')Nhóm
 Bước1:GV chia nhóm và hg/d HS sử dụng bản đồ tự nhiên (Atlat) ng/c sgk, thảo luận theo nhóm
Nh1,3: 
- Nêu các loại KS của vùng?
- Đánh giá tiềm năng khoáng sản của vùng 
- Hiện trạng khai thác khoáng sản
- Ý nghĩa của việc khai thác thế mạnh về khoáng sản tới sự hình thành cơ cấu công nghiệp của vùng ? 
- Liên hệ thực tế làm rõ: để đẩy mạnh khai thác và chế biến KS ở đây cần chú trọng giải quyết vấn đề gì ?
 Nh2,4: 
- Đánh giá trữ lợng thủy năng của vùng ? 
-Xác định các nhà máy thủy điện của vùng ? (sử dụng bản đồ kinh tế) 
-Ý nghĩa của việc khai thác trữ lượng thủy năng của vùng đối với KT-XH của vùng và cả nước ?
Bước 2:
- GV hướng dẫn HS thảo luận.
- HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và SGK cùng nhau thảo luận để đưa ra các kiến thức.
Bước 3:
- GV hướng dẫn đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Bước 4:GV kết luận.
* 
HĐ3:(20)Nhóm
GV hg/d HS ng/c sgk, sử dụng bản đồ tự nhiên và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề theo sơ đồ sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới:
 - Điều kiện
- Tình hình phát triên và phân bố?
- Hạn chế?
- ý nghĩa?
Nhóm 2: 
- Thế mạnh để phát triển chăn nuôi của vùng ?
- Hiện trạng chăn nuôi của vùng ? 
- Hướng phát triển
 Nhóm 3:
-Tiềm năng kinh tế biển?
- Hiện trạng khai thác?
- Để khai thác có hiệu quả kinh tế biển cần chú trọng giải quyết vấn đề gì ?
Bước 2:
- GV hướng dẫn HS thảo luận.
- HS dựa vào Atlat, SGK và kiến thức đã học cùng nhau thảo luận để da ra các kiến thức.
Bước 3:
- GV hướng dẫn đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_phat_hien_moi_lien_h.doc