Về phía học sinh cũng phải có sự chuẩn bị đầy đủ, sách vở giấy vẽ, màu chì,
tẩy, những đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra phải tìm hiểu và quan sát tham
khảo những mẫu vẽ mà mình sẽ thể hiện trước khi làm bài.
Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một
điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan (tranh minh hoạ các bước vẽ,
mẫu vật thật) vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến thị
giác và trí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú
và phải biết sử dụng đúng lúc.
Khi soạn giáo án cần soạn kĩ biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và
câu hỏi gợi mở phải phù hợp với từng đối tượng học sinh nên tránh những câu
hỏi dài khó hiểu và những câu hỏi lửng .
+ Đối với học sinh kém cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em nhận ra chỗ chưa
đúng, chưa đẹp. Ví dụ: Bài vẽ đã cân đối với khung hình chưa? v v.
+ Đối với học sinh khá , trung bình thì có thể gợi mở để các em tự tìm ra, tự
điều chỉnh hay sửa chữa. Ví dụ: Làm sao cho bài vẽ đẹp hơn ?
1Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A Tên sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG VẼ THEO MẪU CHO HỌC SINH KHỐI 5 A/ MỞ ĐẦU I/ Lí do chọn đề tài Mĩ thuật mặc dù là một môn học độc lập trong chương trình của bậc tiểu học nhưng nó vẫn tham gia đầy đủ vào việc thực hiện những mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở, bởi nghệ thuật luôn mở ra con đường mới và lí thú cho nền văn minh nhân loại. Cũng như bao loại hình nghệ thuật khác, nền nghệ thuật tạo hình không ngừng ban tặng cho các thế hệ nhiều mĩ cảm mạnh mẽ, biết bao bức tranh nghệ thuật trên thế giới đã từng làm đắm say hàng triệu trái tim người xem. Có lẽ vậy mà với học sinh tiểu học, khi được học mĩ thuật sẽ giúp các em nhìn ra cái đẹp ở các vật thể, thấy mọi vật xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học mĩ thuật cũng giúp các em tự tạo ra cái đẹp theo ý mình, theo cách hiểu, cách lí giải của bản thân và làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc. Vì những điều nhận thức như trên và vì bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp dạy bộ môn Mĩ thuật, luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật nói chung và chất lượng học bài vẽ theo mẫu nói riêng nên tôi chọn đề tài: “ Rèn kĩ năng vẽ theo mẫu cho học sinh khối 5” nhằm giúp cho các em học sinh vẽ theo mẫu được đẹp hơn và các em thêm yêu môn học. II/ Mục đích nghiên cứu Giống như bao phân môn khác, phân môn vẽ theo mẫu cũng có những nét riêng, độc đáo, sự độc đáo của tranh vẽ theo mẫu là ở chỗ thể hiện lại hình dáng của mẫu vật thông qua sự quan sát, suy nghĩ và cảm nhận của người vẽ. Là một giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật ở lứa tuổi tiểu học, tôi cần trau dồi và bổ sung thêm nhiều kiến thức về vẽ theo mẫu để truyền thụ cho các em một cách dễ hiểu nhất và thông qua bài học các em học sinh thêm yêu mến với bộ môn nghệ thuật tạo hình này. Mặt khác, tôi cũng muốn đề xuất một số biện pháp dạy học bài vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mĩ thuật nói chung và chất lượng bài vẽ của học sinh trong trường nói riêng. 2Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A III/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. - Một số biện pháp dạy học vẽ theo mẫu. - Học sinh của 3 lớp 5. 2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy môn mĩ thuật a) Thuận lợi. Đối với giáo viên: - Ban Giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện tốt hơn để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. - Đồ dùng được trang bị tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho môn học. Đối với học sinh: - Đa số các em nhà gần trường nên thuận lợi trong việc tới trường. - Gia đình cũng thường xuyên quan tâm đến việc học hành của con em mình. - Đa số các em yêu thích các môn học năng khiếu. b) Khó khăn. Đối với giáo viên: Bên cạnh những thuận lợi trên đối với việc giảng dạy môn mĩ thuật cũng còn gặp không ít khó khăn như: - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn như chưa có phòng chức năng, mẫu vẽ cho các bài vẽ theo mẫu chưa phong phú. - Không có nhiều tài liệu tham khảo để phục vụ việc giảng dạy. - GV mĩ thuật ít kinh nghiệm, không có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề và cũng bởi thời lượng tiết còn ít (1 tuần 1 tiết). Đối với học sinh: - Nhiều đối tượng học sinh chưa thật sự quan tâm đến môn học nên còn chưa chuẩn bị tốt dụng cụ phục vụ môn học làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập. - Các em có suy nghĩ môn mĩ thuật chỉ là môn phụ không quan trọng nên không cần chú tâm do đó chỉ dành thời lượng thực hành bài ở nhà rất ít và cũng vì các em phải chuyên tâm học các môn chính. - Đa số các em chưa tích cực, chủ động trong học tập, chưa phát huy được tính sáng tạo trong thực hành bài vẽ của mình (các em thích sao chép hơn). - Chưa có sự tác động mạnh mẽ từ phía gia đình đến việc học mĩ thuật của các em. 3Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu những đặc điểm tâm lí lứa tuổi có ảnh hưởng đến việc thể hiện mẫu vẽ trên trang giấy của HS lớp 5. Phát hiện ra những vấn đề vướng mắc thường gặp nhất khi tiến hành dạy vẽ theo mẫu cũng như những cái sai mà HS lớp 5 hay phạm phải. Đề ra được biện pháp khắc phục. V/ Phương pháp nghiên cứu Quan sát sự chú ý tiếp thu bài giảng cũng như quá trình thực hành vẽ của các em. Chấm trả bài thường xuyên, liên tục và lập bảng ghi điểm đối với HS cả 3 lớp. Sau đó thống kê số lượng bài đạt điểm A, A+ và B. Dùng máy ảnh lưu lại một số bài vẽ và phân tích một số lỗi điển hình của các em. Ghi chép lại những điều thu thập được. VI/ Kế hoạch nghiên cứu o Tìm trên mạng hoặc tài liệu liên quan đến khả năng tạo hình của HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng. o Mỗi tiết mĩ thuật cần tiến hành giảng dạy theo đúng quy trình lên lớp đặc trưng của phân môn vẽ theo mẫu. o Sau mỗi tiết học, cố gắng dành thời gian để chấm bài ngay tại lớp và lưu lại những bài vẽ đẹp và chưa đẹp để làm tài liệu nghiên cứu. B/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I/ Nội dung nghiên cứu 1) Chương trình mĩ thuật và phân môn vẽ theo mẫu lớp 5 Chương trình mĩ thuật bậc tiểu học là chương trình đồng tâm, nghĩa là bài vẽ theo mẫu các em được học từ lớp 1 đến lớp 5 đều có nhưng với mỗi lớp yêu cầu của bài khác nhau. Ví dụ với lớp 1, 2, 3 chỉ yêu cầu học sinh làm quen với mẫu vật, hình đơn giản. Đến lớp 4 ngoài việc đặt hình vẽ cân đối trong trang giấy các em còn vẽ được 2 hình khối có cấu trúc phức tạp, phân biệt được độ đậm nhạt, đen trắng. Lớp 5 thì các em vẽ được hình sát với mẫu, vẽ hình có đến 3 vật mẫu làm quen với cách vẽ đậm nhạt bằng màu. Nhưng thực tế ngay từ lớp 1, 2, 3 thì vẫn còn rất nhiều em học sinh chưa hiểu hết về vẽ theo mẫu nên đến lớp 4, 5 mà bài vẽ vẫn còn quá nhỏ hoặc quá to so với trang giấy hoặc rất vất vả khi tạo hình và đa phần bài vẽ của các em đều sao chép như nhau dù góc độ nhìn vật mẫu là khác nhau. 4Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A 2) Thực trạng về vẽ theo mẫu của HS lớp 5 a) Các em chưa hiểu và chưa nắm rõ cách vẽ theo mẫu nên trong khi tiến hành bài vẽ, các em không theo trình tự tiến hành các bước làm bài, mà làm theo ngẫu hứng, thích vẽ cái gì thì vẽ cái nấy, ít chú trọng trước sau hay chính phụ trong bài vẽ. b) Mẫu vẽ của các em thường mất cân đối (nhất là khi vẽ lọ hoa, khối hộp) do kĩ năng thể hiện từng đường nét, từ nhiều đường nét kết hợp thành một hình đơn giản và cuối cùng là phối hợp nhiều hình đó để thành một hình phức tạp hơn còn hạn chế. c) Mọi thứ các em vẽ đều thể hiện bằng những biểu tượng thuộc về xúc giác như thể các em đang sờ thấy thứ đó hay đếm được thứ đó bằng những đầu ngón tay. Các em không vẽ một vật giống như vật đó xuất hiện trước mắt thay vào đó các em sẽ tự hồi tưởng lại cảm giác khi nhận biết lại hình dáng, số lượng, chỗ u lên hay lõm xuống và sự vận động của vật thể bằng xúc giác. Chẳng hạn cái lọ hoa khi đặt ở dưới đường tầm mắt thì miệng có hình êlip nhưng các em lại vẽ thành hình tròn. Mẫu vẽ quá to Mẫu vẽ quá nhỏ 5Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A d) Các em thường đặt bút vào là vẽ ngay mà không dựng khung hình hoặc nếu có dựng khung hình và ước lượng tỉ lệ các vật mẫu thì các em lại dùng thước vẽ một cách “vuông vắn” từng khung một rồi mới bắt đầu vẽ chi tiết vật mẫu hay cả khi vẽ từng cạnh của đồ vật các em cũng sử dụng đến thước mà không biết rằng đối với vẽ theo mẫu hoàn toàn phải vẽ bằng tay. e) Kĩ năng thể hiện đậm nhạt trên mẫu vẽ còn kém, với các em mảng sáng tối được thể hiện rất rõ ràng hoàn toàn không có mảng trung gian (đậm – đậm vừa – nhạt), thậm chí các em còn hiểu rằng mảng sáng là phải để trắng toàn bộ. Trước thực trạng như vậy với cương vị là một giáo viên dạy môn mĩ thuật tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ theo mẫu. 6Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A * Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng bài vẽ ở phân môn vẽ theo mẫu. 1. Chuẩn bị Về phía học sinh cũng phải có sự chuẩn bị đầy đủ, sách vở giấy vẽ, màu chì, tẩy, những đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra phải tìm hiểu và quan sát tham khảo những mẫu vẽ mà mình sẽ thể hiện trước khi làm bài. Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan (tranh minh hoạ các bước vẽ, mẫu vật thật) vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến thị giác và trí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết sử dụng đúng lúc. Khi soạn giáo án cần soạn kĩ biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và câu hỏi gợi mở phải phù hợp với từng đối tượng học sinh nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và những câu hỏi lửng . + Đối với học sinh kém cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em nhận ra chỗ chưa đúng, chưa đẹp. Ví dụ: Bài vẽ đã cân đối với khung hình chưa? v v... + Đối với học sinh khá , trung bình thì có thể gợi mở để các em tự tìm ra, tự điều chỉnh hay sửa chữa. Ví dụ: Làm sao cho bài vẽ đẹp hơn ? +Với học sinh giỏi thì yêu cầu cao hơn. Ví dụ: Thử tìm xem bài vẽ có chỗ nào chưa hợp lý? Có thể vẽ khác được không? Để phục vụ cho quá trình lên lớp tốt, thì giáo viên cần phải có thời gian và quá trình thâm nhập giáo án kĩ càng, phải nắm vững tiến trình bài dạy. Giáo viên phải phân tích kĩ các bước tiến hành một bài vẽ theo mẫu phải thực hiện theo những bước nào, những bước đó là gì. Bên cạnh đó, cần kết hợp đồ dùng minh hoạ để học sinh dễ nhớ dễ nắm bắt, cần đưa bài vẽ của học sinh lớp trước để các em có thể thấy được mức độ thể hiện bài, tham khảo tranh của các hoạ sĩ về nội dung. 2. Phần lên lớp Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp, phải đảm bảo quy trình thời gian, phân chia lớp hợp lý, giúp các em nhận thức và hiểu được bài học ngay tại lớp, giúp các em vẽ được một bài vẽ theo mẫu theo ý thích và đúng quy trình thực hiện các bước vẽ. Muốn vậy, trước tiên cần phải: a) Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét GV có thể cùng HS chọn vật mẫu, gợi ý cho HS đặt vật mẫu hợp lí và bản thân GV phải chủ động chọn vị trí đặt mẫu vật để mọi em trong lớp đều có hướng nhìn mẫu đẹp, nhất là phải đặt mẫu thấp so với tầm mắt một chút để HS dễ nhận ra mặt trên vật mẫu có dạng hình gì. Đặt ít nhất hai vật mẫu ở đối diện hai dãy để tiện cho HS quan sát. 7Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A Nêu một số câu hỏi gợi ý, chẳng hạn: Khung hình chung của hai vật mẫu có dạng hình gì? Cái lọ (quả) nằm trong khung hình gì? Vật nào đặt trước? Vật nào đặt sau? Hình dạng cái lọ (quả) có đặc điểm gì? Cổ lọ chiếm mấy phần so với thân chai? Quả cao khoảng một phần mấy chiều cao cái lọ? v.v b) Hướng dẫn HS cách vẽ Bước 1: Nên giới thiệu qua đồ dùng minh hoạ và kết hợp trực tiếp minh hoạ bảng để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước cũng như ưu điểm khi tiến hành theo trình tự các bước đem lại. Vào phần hướng dẫn cách vẽ giáo viên cho học sinh xem một loạt những tranh vẽ với những cách sắp xếp khác nhau và cho học sinh chọn theo câu hỏi “Em thích những bức tranh nào? Vì sao?” 8Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A Học sinh sẽ lựa chọn và trả lời theo cảm nhận riêng của mình. Khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ hướng vào phần đẹp về hình vẽ, đẹp về cách sắp xếp hình vẽ trong bức tranh (bố cục) để nhấn mạnh cho học sinh thấy ý nghĩa của việc sắp xếp hình ảnh trong tranh. Bước 2: Cứ mỗi tiết vẽ theo mẫu GV đều nhắc cho HS quy trình vẽ: - Dựng khung hình (khung hình chung, khung hình riêng, đường trục) - Vẽ phác các nét chính bằng nét thẳng mờ. - Vẽ chi tiết. - Vẽ đậm nhạt, sáng tối. Bước 3: Mỗi bước vẽ, GV cần vẽ minh hoạ bằng hình ảnh cụ thể trên bảng, nhất là không dùng thước vẽ. Chỉ rõ cho HS nhận ra mặt nào của vật nhận được nhiều ánh sáng nhất thì cần phải thể hiện độ nhạt, tức là có vẽ màu trong đó nhưng chỉ cần vẽ nhẹ tay mà thôi, mặt nhận được độ sáng vừa thì thể hiện độ đậm vừa và mặt khuất ánh sáng thì cần thể hiện độ đậm bằng cách vẽ mạnh tay hơn. Hình bHình a Hình c Hình d 9Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A c) Hướng dẫn học sinh làm bài Giáo viên cố gắng làm việc với nhiều học sinh và bao quát tổng thể lớp giúp các em tìm cách thể hiện ý tưởng của bản thân. Dùng phương pháp gợi mở trong khi hướng dẫn học sinh vẽ tranh sẽ đạt hiệu quả hơn cả. Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy phù hợp ở phần thực hành cũng rất quan trọng. Cần xác định được nội dung kiến thức trọng tâm và yêu cầu hợp lý với đối tượng học sinh. Luôn tạo được bầu không khí thoải mái nhẹ nhàng vui vẻ trong từng tiết dạy. Phải dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và xử lý linh hoạt đem lại hiệu quả giáo dục cao. II/ Kết quả nghiên cứu Qua 4 năm giảng dạy chương trình lớp 5, tôi đã nhận thấy những điều vướng mắc ở HS như đã nói ở trên nhưng chỉ đến năm học này tôi mới thực sự mạnh dạn đưa những biện pháp này vào công tác giảng dạy nhờ hiện tại tôi được trực tiếp giảng dạy môn Mĩ thuật cho toàn khối 5 của trường. Do đó tôi có điều kiện nghiên cứu kĩ hơn về phân môn này và có cơ hội thử nghiệm trên nhiều đối tượng HS. Và sau một học kì áp dụng, tôi nhận thấy khả năng vẽ theo mẫu của HS lớp 5 đã có một số chuyển biến khả quan: - Học sinh tập trung vào tiết học hơn. - Các em được nhìn thấy cụ thể những gì các em còn mơ hồ, chưa rõ ràng qua hình minh hoạ trực quan của giáo viên. - Thông qua hình minh hoạ học sinh còn được nắm bắt thêm về cách vẽ, cách thể hiện bài vẽ. - Đặc biệt khi theo dõi giáo viên minh hoạ sẽ gây kích thích cho học sinh, tạo cho các em hứng thú trong học tập. - Một số em có khả năng tiếp thu nhanh có thể vẽ được bức tranh gần như hoàn chỉnh, điển hình một vài bài sau: Bài vẽ của em Trịnh Đức Trí – lớp 5/2 Bài vẽ của em Nguyễn Công Sĩ – lớp 5/2 10 Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A C/ KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ I/ Kết luận Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp, vì vậy dạy mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng cần phải làm cho học sinh phấn khởi mong muốn vẽ đẹp, thể hiện cảm xúc của mình qua bài vẽ. II/ Bài học kinh nghiệm Trong phân môn vẽ theo mẫu, hoạt động thực hành là chủ yếu vì vậy cần dành nhiều thời gian cho HS vẽ. Sau khi hướng dẫn cách vẽ xong, GV cần xoá ngay hình minh hoạ tránh tình trạng HS vẽ theo. Trong khi dạy học sinh làm bài, giáo viên cần bao quát lớp để theo dõi giúp đỡ, gợi ý, điều chỉnh, bổ sung những gì cần thiết. Qua quá trình giảng dạy bộ môn này, tôi nhận ra một điều rằng GV không chỉ truyền đạt kiến thức đầy đủ cho học sinh mà còn phải gần gũi với học sinh, nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh, biết được từng đối tượng học sinh để có cách xử lý phù hợp với từng trường hợp xảy ra. III/ Kiến nghị: Không Bài vẽ của em Nguyễn Hoàng Thuận – lớp 5/2 Bài vẽ của em Dương Hoàng Phúc – lớp 5/3 11 Ngöôøi vieát: Leâ Nguyeãn Thuyø Trang – Tieåu hoïc Thoáng Nhaát A D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Mĩ thuật 5 Sách giáo viên Mĩ thuật 5 Vở tập vẽ 5 Thiết kế bài giảng Mĩ thuật 5 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 5 Chuyên đề Giáo dục Tiểu học số 34/2008 Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả - Chủ biên Lê Nguyên Long – NXB Giáo dục 1998 Xác nhận của Hiệu trưởng Người viết Lê Nguyễn Thùy Trang Hội đồng thẩm định đánh giá .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: