Tích hợp trong phân môn Tập đọc
Khi dạy Tập đọc tôi chú trọng cho các em luyện đọc, đọc và tìm hiểu nội dung
bài. Bên cạnh đó, tôi hướng dẫn các em tìm thêm các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài Tập đọc.
Ví dụ: Bài “Hai bàn tay em”
Tìm câu văn có hình ảnh so sánh: “Hai bàn tay em. Như hoa đầu cành”. Ngoài câu trên còn có hình ảnh so sánh nào nữa ? Em thấy sự vật nào, giống sự vật
nào trong khổ thơ thứ ba “Răng trắng hoa nhài. Tóc ngời ánh mai” (So sánh ngầm
không có từ so sánh).
Bài “Ông ngoại”
Câu có hình ảnh so sánh “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
Bài “Cửa Tùng”
Trong câu hỏi “Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ?” sau khi học sinh tìm đúng (Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục) tôi hỏi: trong ý các em vừa tìm, ý nào có hình ảnh so sánh (Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt).
Bài “Buổi học thể dục” có tới 7 câu có hình ảnh so sánh khác nhau.
Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như hai con khỉ. Xtác - đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán
bài nêu trong đầu bài. Tôi hỏi để các em nhận biết xem đề bài yêu cầu làm gì, làm việc gì trước, việc gì sau. Thứ ba: Đối với những bài tập khó, tôi cho học sinh quan sát hoạt động giải mẫu một phần bài tập để học cách giải và từ đó giải tiếp. Thứ tư: Học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm để các em nhớ lại một lần nữa kiến thức, kĩ năng đã học nêu trong bài tập và rút kinh nghiệm để làm bài sau tốt hơn. Khi để học sinh tự đánh giá, tôi nêu các tiêu chuẩn yêu cầu từng học sinh tự đánh giá bài mình làm hoặc đánh giá bài của bạn theo tiêu chuẩn. (Tôi giải thích cho học sinh rõ vì sao có đáp án đó). Ví dụ: Tuần 1: Bài tập 2 (trang 8): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau: “Ơ cái dấu hỏi Như vành tai nhỏ Trông ngộ ngộ ghê Hỏi rồi lắng nghe.” - Tôi mời học sinh đọc yêu cầu của đề, giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự vật. Học sinh gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật vào vở bài tập. Học sinh trình bày (Tôi hỏi vì sao để học sinh giải thích lí do lại sao em chọn từ đó). Tôi đưa ra đáp án: Sự vật so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh Cái dấu hỏi như vành tai nhỏ 7.3. Hướng dẫn học sinh nhận biết các biện pháp thông qua mô hình vừa phân tích. Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ vững vàng, đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới, dựa vào các mô hình vừa phân tích. 7.3.1. So sánh. - Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật: Mô hình này cách nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các từ so sánh (như, là, giống, tựa, chẳng bằng...) Mô hình này có các dạng sau: A như B. A là B. A chẳng bằng B Dạng này đã xuất hiện ở các bài tập đầu tiên của chương trình và xuyên suốt đến cuối chương. * Ví dụ: Tuần 1: Bài 2 (SGK trang 8): Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây: "Hai bàn tay em "Cánh diều như dấu á Như hoa đầu cành" Ai vừa tung lên trời" (Huy Cận) (Phạm Như Hà) "Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch" (Vũ Tú Nam) Để làm tốt bài tập này, tôi cho học sinh phát hiện các từ chỉ sự vật được so sánh, từ đó các em sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên. Tôi giải thích cho học sinh điểm tương đồng giữa các từ chỉ sự vật được so sánh. * Tôi sử dụng 2 phương án. Phương án 1: Gạch chân các từ chỉ sự vật so sánh trong các câu trên bằng bút chì vào VBT. Phương án 2: Tôi cho các em thảo luận nhóm đôi. Các nhóm thảo luận rồi điền vào vở: Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2 Hai bàn tay như hoa đầu cành Mặt biển như tấm thảm khổng lồ Cánh diều như dấu “ á” Đại diện nhóm trình bày (Chỉ bất kì 1 em trong nhóm): + "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành" + "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ". + "Cánh diều" so sánh với "dấu á" + "Dấu hỏi" so sánh với "vành tai nhỏ". Nếu tôi hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoa đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó, tôi hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau. Chẳng hạn: + Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa. + Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp. + Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á. - Tôi vẽ lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á", cho học sinh quan sát tranh biển và tấm thảm. + Trời mùa đông lạnh như cái tủ ướp lạnh. + Trời mùa hè nóng như bếp lửa lò nung. Tôi còn giới thiệu cho các em biết Câu bố tôi là công nhân (từ là có tác dụng giới thiệu không phải từ dùng để so sánh. Trong trường hợp này, học sinh phải hiểu nghĩa của từ và của câu). - Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người. Dạng mô hình so sánh này là: A có thể là con người. B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh. Ví dụ: Tuần 7: Bài tập 1/ trang 58: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" (Hồ Chí Minh) "Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng". (Võ Thanh An) Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người nhưng các em chưa giải thích được "Vì sao?". Chính vì điều đó, tôi giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người. Chẳng hạn: "Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng. "Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển đến độ già có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng. - Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động. Mô hình này có dạng như sau: A x B. A như B. Ví dụ bài tập 2/ trang 98, tuần12: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau: + "Con trâu đen lông mượt Nó cao lớn lênh khênh Cái sừng nó vênh vênh Chân đi như đạp đất" (Trần Đăng Khoa) + "Cau cao, cao mãi Như tay ai vẫy Tàu vươn giữa trời Hứng làn mưa rơi" (Ngô Viết Dinh) Dạng bài này, tôi giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó các em sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn: + Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như". + Hoạt động “Vươn” của tàu lá dừa giống hoạt động “vẫy” tay của con người. - Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh: A là âm thanh thứ 1. B là âm thanh thứ 2. Ví dụ: (Tuần 14: Bài tập 2, trang 117): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, văn dưới đây: Với dạng bài tập này, tôi giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn: + "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" (Nguyễn Trãi) Âm thanh của "Tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "Tiếng đàn cầm" qua từ "như". *Trong quá trình thực hiện tôi còn cho học sinh làm hai dạng bài sau: - Dạng bài tập sáng tạo. Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn, tuy nhiên, dạng bài tập này trong sách giáo khoa rất ít. Nó tập trung ở cuối chương trình học kì I gồm 2 bài tập. Tuần 15: Bài tập 3, sách giáo khoa trang 126: Nhìn tranh đặt câu Tôi đưa ra bài tập sau: Ví dụ: Quan sát từng cặp tranh rồi viết các câu có hình ảnh so sánh Bóng đèn điện toả sáng như mặt trăng. Nụ cười của bé xinh như hoa hồng. Bản đồ Tổ quốc cong cong như hình chữ S. - Dạng bài tập điền khuyết. Tuần 15: Bài tập 4/ sách giáo khoa trang 126: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống: Công cha nghĩa mẹ được so sánh như..., như... Trời mưa, đường đất sét trơn như... Ơ thành phố có nhiều toà nhà cao như .... Ở mỗi câu, tôi hướng dẫn học sinh xác định sự vật đã cho để các em có thể tìm nhiều từ cần điền. Ví dụ: + như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy, như sông như biển + như bôi mỡ, xà phòng, đổ dầu... núi, những ngọn tháp... Các bài tập mang tính sáng tạo này rất ít nên trong quá trình dạy, tôi đưa thêm những ví dụ tương tự hai dạng trên để học sinh khắc sâu kiến thức. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như Những con ngựa lao nhanh trên đường đua tựa như. Ánh mắt dịu hiền của mẹ là.. Đôi mắt bé tròn như Trưa hè, tiếng ve như.. Ngoài các mô hình so sánh trên, học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh: Ngang bằng và hơn kém. Kiểu so sánh này thường gặp các từ so sánh như: Tựa, giống, giống như, không thua, không khác. (So sánh ngang bằng) và các từ hơn, kém, thua, chẳng bằng (so sánh hơn kém). 7.3.2. Nhân hóa - Mô hình 1: Gọi tên các sự vật đó bằng những từ thường để gọi con người: Tuần 19: Bài 1 trang 8 sách giáo khoa: Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Mặt trời gác núi Theo làn gió mát Bóng tối lan dần Đóm đi rất êm, Anh Đóm chuyên cần Đi suốt một đêm Lên đèn đi gác. Lo cho người ngủ. Võ Quảng Tôi hướng dẫn các em tìm các từ chỉ sự vật, tìm các từ thường dùng để gọi người (anh), con vật nào được gọi như gọi người (đom đóm). Từ đó, dẫn dắt học sinh đến kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là dùng để gọi người, tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ, tính nết và hoạt động của con người. Như vậy, con đom đóm đã được nhân hóa. Tôi còn hướng dẫn cho các em tìm các ví dụ trong các câu thơ có các con vật được gọi như gọi người. - Mô hình 2: Gọi sự vật một cách gần gũi, thân mật. Tuần 21: Bài 1, 2 trang 26, 27 sách giáo khoa Chị mây vừa kéo đến Tớ là chiếc xe lu Trăng sao trốn cả rồi Người tớ to lù lù Đất nóng lòng chờ đợi Con đường nào mới đắp Xuống đi nào mưa ơi ! Tớ lăn bằng tăm tắp. Trong câu “Xuống đi nào mưa ơi ! Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào? - Tôi gợi ý: Nếu là em, em sẽ nói câu ấy với ai? (ba, mẹ, ông bà hay bạn thân) - Tương tự: Chiếc xe lu tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì? Nếu là em, em sẽ xưng tớ với ai? Người bạn đó phải như thế nào? Từ đó các em trả lời đúng ý của cây hỏi: Chiếc xe lu tự xưng là tớ. Cách xưng hô ấy có tác dụng làm cho ta cảm thấy chiếc xe lu giống như một người bạn gần gũi đang trò chuyện thân mật với chúng ta. - Mô hình 3: Tả sự vật bằng những từ thường dùng để tả người. Bài: Em thương Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. Từ nào là từ chỉ sự vật ? Từ nào chỉ đặc điểm của người ? Từ nào chỉ hoạt động của người ? Vậy sự vật nào đã được nhân hóa. Sau khi đã hoàn chỉnh các câu hỏi, tôi cho các em làm bài tập vào vở bài tập. Sự vật được nhân hóa Từ chỉ đặc điểm của con người Từ chỉ hoạt động của con người Làn gió mồ côi tìm, ngồi Sợi nắng gầy run run, ngã Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự vật được nêu ở cột A. Gợi ý: Từ mồ côi thường dùng chỉ ai? Từ gầy thường dùng để chỉ những người như thế nào ? Làn gió Sợi nắng giống một người bạn ngồi trong vườn cây. giống một người gầy yếu. giống một bạn nhỏ mồ côi. A B Gần như 100% học sinh làm tốt các dạng bài tập này. Và từ gợi ý trên, học sinh đã làm tốt câu hỏi tiếp theo là Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào? (Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những ngư
Tài liệu đính kèm: