Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng hát múa tập thể và nghi thức đội ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng hát múa tập thể và nghi thức đội ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Nghi thức Đội:

+ Đối với giáo viên Tổng phụ trách đội:

- Có đạo đức, tư cách, gương mẫu cho các em noi theo.

- Có năng khiếu trong công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, nhảy bén trong giao tiếp, linh hoạt trong các tình huống.

- Biết một số môn năng khiếu như hát, múa, đàn và một số môn thể thao

- Có kiến thức sư phạm, chịu khó đọc sách để tiếp thu kiến thức

- Luôn hòa đồng với mọi người đặc biệt là các em học sinh, đội viên, luôn xem các em là người bạn, người em của mình, để gần gũi, giúp đỡ các em.

+ Đối với đội viên:

- Trong học tập phải có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc và kiên trì luyện tập

- Biết hát một số bài hát truyền thống về Đội, về Bác Hồ, kể chuyện, múa

- Có trang phục cá nhân gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng, măng non đầy đủ khi đến lớp hoặc sinh hoạt nghi thức đội. Chấp hành tốt nội qui và qui chế đề ra trong Liên đội.

- Thực hiện tốt về an toàn giao thông, không được vi phạm về an toàn giao thông, thực hiện tốt nội qui, qui chế của trường và của liên đội.

- Khi thực hiện các thao tác phải nhanh nhẹn, dứt khoát rõ ràng theo khẩu lệnh và sự hướng dẫn của người chỉ huy.

- Trong thực hành phải thật tập trung chú ý, phải thường xuyên luyện tập và có ý thức tự giác luyện tập thực hành.

 

docx 22 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1838Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng hát múa tập thể và nghi thức đội ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiện trong năm học này. Vì thế trong đề tài nghiên cứu này không những hướng dẫn Đội viên thực hiện nghiêm túc Nghi thức Đội, từng ngày các em sẽ hình thành ý thức tổ chức, ý thức kỹ luật, tinh thần đồng đội, tính kiên trìvì nghi thức Đội là đội hình gồm nhiều học sinh tạo thành nên tính đoàn kết, tuân thủ kỷ luật chung.
 Tương lai của xã hội, của đất nước chính là những mầm non đang sinh hoạt học tập và rèn luyện trong các ngôi trường phổ thông của chúng ta. Những việc làm tưởng chừng như đơn giản của chúng ta hiện nay như: Giáo dục tính kỷ luật, kiên trì, tinh thần đoàn kết, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân Nhưng lại có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sống của các em sau này.
2. Thực trạng:
 * Hoạt động múa hát tập thể:
Thực hiện kế hoạch công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2019 - 2020, ngay từ đầu năm học Liên đội trường Tiểu học Lê Qúy Đôn đã luôn duy trì hoạt động này trong hàng tuần. Một trong những hoạt động tập thể được các em yêu thích đó là hoạt động múa hát tập thể trên sân trường. Vào mỗi buổi sáng thường ngày các em học sinh nhanh chóng xếp hàng ngay ngắn vào vị trí từng lớp, sân trường rộn rã tiếng hò reo, tiếng nhạc, với sắc xanh đồng phục nhà trường, các em học sinh rộn ràng trong những bài hát, điệu múa đã được giáo viên Tổng phụ trách Đội hướng dẫn.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tình trạng các em học sinh múa hát qua loa, có em còn không thuộc lời của bài hát mình đang múa, có em chỉ giơ tay múa qua loa, thậm chí có em còn rất lung túng và tỏ ra không thích múa hát. 
+ Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Khối
Sỉ số
Múa hát đều, đẹp
Múa đều nhưng chưa thành thạo lời ca
Múa chưa đều, chưa thuộc lời ca
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 1
124
60
48,3%
39
31,5%
25
20,2%
Khối 2
100
56
56%
25
25%
19
19%
Khối 3
107
75
70,1%
21
19,6%
11
10,3%
Khối 4
98
70
71,4%
16
16,4%
12
12,2%
Khối 5
116
75
64,6%
26
22,4%
15
13%
Tình trạng học sinh khối lớp 1, 2 múa hát chưa đều, chưa thuộc lời ca chiếm tỉ lệ % cao hơn các khối lớp khác là vì các em có độ tuổi còn nhỏ, khả năng tập trung chưa cao, còn lung túng trong các hoạt động tập thể. 
* Nghi thức Đội:
+ Thực hành nghi thức Đội đối với học sinh:
 Lịch học kiến thức văn hóa phổ thông và lịch học bồi dưỡng của các em rất dày, vì vậy đội viên chỉ còn rất ít, có khi không còn thời gian trống để tham gia các hoạt động ngoại khóa nói chung và thực hành luyện tập các động tác cá nhân nói riêng.
 Ở tiểu học kiến thức về Đội các em còn mới, nhất là đội viên khối 4 mới vào.
Việc xác định tổ chức sinh hoạt nghi thức đội theo chủ điểm tháng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Đội viên. Tuy nhiên để Đội viên thực hiện tốt về nghi thức đội đòi hỏi giáo viên Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một vai trò to lớn vào sự thành công của buổi sinh hoạt để đảm bảo đúng các kĩ năng mà các em đã thực hiện, đồng thời còn hướng dẫn để các em thực hiện tốt các yêu cầu đã nêu mà còn phải biết giúp cho các em hiểu rõ về tổ chức Đội, đồng thời còn giáo dục cho các em toàn diện trên tất cả các mặt như giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm thái độ trong học tập. Vậy muốn đạt được điều đó giáo viên Tổng phụ trách phải biết gây hứng thú cho đội viên để các em tích cực tham gia hoạt động Đội và có ý thức học tập các kĩ năng về nghi thức đội.
Bên cạnh các kết quả đạt được việc thực hành nghi thức Đội đa số các em đội viên còn yếu việc nắm vững 7 yêu cầu nghi thức đội của người đội viên, đến các động tác đội hình, đội ngũ, tất cả đều chưa thực hiện tốt. Nhiều đội viên còn mắc cỡ, sợ không dám thực hiện động tác, bên cạnh đó vẫn còn một số đội viên chưa có ý thức tốt, tinh thần tự giác luyện tập chưa cao.
 + Thực hành nghi thức Đội đối với giáo viên Tổng phụ trách:
- Đa số giáo viên chưa qua nghiệp vụ công tác đội, mà hầu hết là giáo viên chủ nhiệm lớp rồi chuyển sang làm công tác phụ trách đội; nên gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng trong các khâu tổ chức vui chơi, sinh hoạt theo chủ điểm tuần tháng Chưa phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nên ảnh hưởng đến việc tổ chức hay giáo dục cho các em còn gặp nhiều hạn chế.
 Đối với giáo viên Tổng phụ trách khi hướng dẫn thực hành nghi thức đội cho các em đội viên thường làm theo những hình thức sau:
- Giáo viên tổng phụ trách khi tổ chức thực hành hướng dẫn các động tác chưa sâu, chưa cụ thể chỉ hướng dẫn một vài lần rồi chuyển sang động tác khác. Trong quá trình hướng dẫn thực hành các động tác lại quá nhanh, nhiều em đội viên không quan sát kịp.
* Ví dụ: Hướng dẫn cho các em thực hành động tác “Đằng sau quay” giáo viên chỉ thực hành một vài lần cho các em nhìn thấy nhưng không giải thích rõ cho các em nắm. Từ đó nhiều em đội viên đã không nắm được, dẫn đến không thực hành được.
 Số ít giáo viên phụ trách chi đội chưa nắm vững kỷ năng về nghi thức đội. Ít tác động, nhắc nhở, hướng dẫn các em hoàn thành các nội dung, chỉ tiêu mà Hội đồng Đội các cấp cũng như Liên đội đã đề ra.
 Qua những thực trạng trên cho thấy, việc tổ chức rèn kĩ năng thực hành nghi thức Đội cho đội viên ở trường Tiểu học hiện nay là rất quan trọng giáo viên cần tổ chức điều chỉnh một cách kịp thời để khắc phục những hạn chế yếu kém nêu trên.
 + Kết quả kiểm tra trước khi triển khai đề tài:
Khối lớp
Kết quả kiểm tra chuyên hiệu nghi thức đội viên xếp loại Đạt năm học 2018-2019
Khối 4
80%
Khối 5
90%
  * Những sai sót cơ bản cần được khắc phục là:
 Các động tác cá nhân như đứng nghiêm: có em các ngón tay không khép mà dũi thẳng, nhất là động tác chào kiểu đội viên tay chào không đúng quy định của Đội ngón tay không khép, không cao hơn trán, lòng bàn tay hướng ra ngoài hoặc vào trong mặt, động tác quay: khi quay tay còn vung, dậm chân tại chỗ: đánh tay không đều, tay và chân cùng phía........
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
* Hoạt động múa hát tập thể:
 Quá trình hướng dẫn học sinh múa hát tập thể phải có phương pháp và làm việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Vì vậy giáo viên phải tổ chức cho các em vận động thường xuyên, luôn tạo cho các em sự hứng khởi, lôi cuốn các em vào hoạt động, tuy nhiên để tổ chức cho các em biết vận động múa hát tập thể đều đẹp, giáo viên tổng phụ trách cần xác định được bài hát nào phù hợp với lứa tuổi, theo chủ đề các động tác kết hợp vận động phụ họa cho học sinh như thế nào? Cần tổ chức như thế nào? Do đó giáo viên tổng phụ trách phải chủ động tổ chức hướng dẫn học sinh theo từng bài và luôn luôn động viên khuyến khích các em khi múa cần phải hát hòa theo.
* Nghi thức Đội:
 Nghi thức đội là một phương tiện giáo dục toàn diện của tổ chức Đội. Đặc trưng nổi trội của nghi thức Đội là thông qua các biểu trưng, ngôn ngữ, lời nói và các nghi lễ, thủ tục để giáo dục các em. Do đó, phải mang tính thống nhất, chính xác trong sinh hoạt tập thể cũng như luyện tập.
 Hoạt động nghi thức đội thường xuyên, nghiêm túc góp phần khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Đội trong sự nghiệp giáo dục nói chung và mối quan hệ với các lực lượng nhà trường và ngoài nhà trường, tạo môi trường vui chơi lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các em đội viên.
Với các lí do đã nói ở trên, việc thực hiện nghi thức đội trong mọi hoạt động là vô cùng quan trọng và cần thiết.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
* Hoạt động múa hát tập thể:
Để thực hiện tốt được vấn đề trên, người giáo viên TPT Đội phải thực sự chuyên tâm và đầu tư thời gian. Không nên coi nhẹ việc múa vận động phụ họa cho bài hát, không phải chỉ cho các em múa hát theo kiểu bắt chước, đại khái.mà cần cho các em biết múa hát tập thể một cách thường xuyên, đều, đẹp.
Đối với học sinh, giáo viên TPT cần cho học sinh biết khi vận động phụ họa cần đạt những yêu cầu sau:
- Khám phá được hình tượng đặc sắc qua lời ca và giai điệu bài hát.
- Biết được thái độ tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm vào bài hát để kết hợp múa phụ họa được phù hợp với lời bài hát.
Ngoài ra giáo viên còn cần hướng dẫn cho các em một số kĩ năng cơ bản khi vận động phụ họa như sau:
- Khi nhún chân theo nhịp thì phải nhịp nhàng.
- Khi múa mắt phải nhìn theo hướng tay đưa, nét mặt phải vui tươi, cổ và đầu hơi nghiêng theo động tác múa.
 Khi có được các kĩ năng đó các em sẽ tự tin hơn và muốn được thể hiện hơn.
 + Chọn bài hát:
 Chọn những bài hát phù hợp với lứa tuổi, theo chủ đề, chọn những bài hát vui tươi, hồn nhiên, dễ hát, dễ thuộc.mang tính yêu nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, anh hùng dân tộc, Đội
 VD: Bài:
 - Việt Nam ơi
 - Nối vòng tay lớn
 - Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh
 - Đội ta lớn lên cùng đất nước
 + Chuẩn bị tập hát:
 - Nên in sẵn bài hát cho học sinh
 - Cho một trò chơi hay một động tác thư giãn trước khi tập.
 - Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao.
 - Lựa chọn Ban chấp hành Liên, chi đội làm nòng cốt và một số em có năng khiếu ở các lớp tập cho các em thuộc trước lời bài hát, để khi về lớp các em có thể cho các bạn ôn lại bài hát.
+ Tập hát:
- Giáo viên TPT hát mẫu bài hát một vài lần thật đùng nhịp điệu và rõ rang.
- Ngắt từng đoạn ngắn và tập từng câu. Mỗi câu tập 2 – 3 lần cho thuộc rồi mới sang câu khác.
- Từ câu thứ hai trở đi, mỗi khi tập xong một câu thì hát lại từ câu đầu cho bài hát được liền mạch.
- Khi nghe chỗ nào sai thì sửa ngay, vì khi quen rồi sẽ rất khó sửa, khi nào hát đúng mới được sang câu khác.
- Khi đã tập hết bài thì phân nhịp bằng cách vỗ tay.
- Tập xong nên kiểm tra từng khối.
- Nhắc người học hát nên thuộc lòng, đừng nhìn vào giấy.
- Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo không khí.
+ Chuẩn bị tốt các động tác múa phụ họa cho bài hát.
Đây là khâu rất quan trọng vì nó góp phần vào sự thành công của giáo viên khi hướng dẫn các em, bởi khi đã chuẩn bị tốt thì giáo viên sẽ thấy tự tin hơn, tiết kiệm được thời gian, học sinh được hoạt động nhiều hơn. Rất nhiều giáo viên TPT coi nhẹ khâu này vì cho rằng không quan trọng, nên khi hướng dẫn cho học sinh giáo viên còn lung túng, cứng nhắc, nhàm chán. Do đó giáo viên cần biên soạn các động tác phụ họa sao cho phù hợp nhưng dễ nhớ, dễ thực hiện nhưng vẫn đều, đẹp mắt rồi thực hiện thành thạo, để khi biểu diễn và hướng dẫn cho các em được tốt hơn.
Lưu ý: Hướng dẫn thành thạo cho đội múa mẫu, để khi tập các em sẽ đứng ở hàng trước làm mẫu cho các bạn múa theo.
+ Trình bày mẫu cho học sinh:
Để giúp các em định hình được các động tác phụ họa thì giáo viên cần phải thực hiện tốt khâu này. Vì các em luôn coi thầy cô là mẫu chuẩn nhất cho các em noi theo. Tuổi các em còn nhỏ nên sự sáng tạo của các em còn hạn chế, do vậy các em sẽ lấy mẫu của giáo viên làm chuẩn, hầu như các em đều muốn bắt chước và làm theo giáo viên của mình. Vì thế để tạo hứng thú và thu hút sự chú ý của các em giáo viên phải coi mình như một ca sĩ đang trình diễn trên sân khấu cho các khan giả nhỏ tuổi xem.
+ Hướng dẫn từng động tác cho từng câu ca:
- Đây là bước các em bắt đầu thực hành, giáo viên cho các em đưng dậy và bắt đầu hướng dẫn từng câu cho các em. Từ động tác kết hợp giữa chân – tay- đầu- ánh mắt- nét mặt phải kết hợp nhịp nhàng như thế nào để các em thực hiện khôn bị sai và lỡ nhịp.
- Sau đó mở băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát cần múa và cho đội múa mẫu đứng lên phía trên thực hiện mẫu để các bạn học sinh toàn trường nhìn và cùng thực hiện theo.
- Giáo viên TPT lúc này sẽ là người chỉ huy, hướng dẫn và uốn nắn cho các em.
- Đội múa mẫu phải thuộc kĩ điệu múa, không ngập ngừng
- Nhắc các em những chỗ nào khó
- Tập kĩ những động tác của từng câu, từng đoạn, sửa ngay nếu thấy sai.
- Như cách tập hát, sau mỗi đoạn chúng ta nên quay lại từ đầu để cho bài múa được liền mạch.
- Thoải mái và tự nhiên trong các động tác.
Giáo viên TPT cần lưu ý: Các hoạt động của chúng ta nếu chỉ mang tính chất cá nhân, không có tính tập thể trong sự phối kết hợp công việc với các tổ chức khác trong nhà trường sẽ rất khó thành công. Trong các hoạt động trên, nếu khéo léo phối hợp chặt chẽ với người phụ trách công tác Đoàn, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khác chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt hơn.
+ Kiểm tra, uốn nắn:
Đây là bước cũng rất quan trọng. Như chúng ta thấy dù làm bất cứ việc gì cũng chờ đến sự đánh giá kết quả. Các em cũng vậy, khi hát và trình diễn xong đều muốn lắng nghe sự đánh giá nhận xét của giáo viên.
Do đó sau khi sửa sai, uốn nắn hoặc nhận xét học sinh, giáo viên phải hết sức khéo léo, tránh chê bai mà nên động viên, khuyến khích các em.
* Nghi thức Đội:
+ Đối với giáo viên Tổng phụ trách đội:
- Có đạo đức, tư cách, gương mẫu cho các em noi theo.
- Có năng khiếu trong công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, nhảy bén trong giao tiếp, linh hoạt trong các tình huống.
- Biết một số môn năng khiếu như hát, múa, đàn và một số môn thể thao
- Có kiến thức sư phạm, chịu khó đọc sách để tiếp thu kiến thức
- Luôn hòa đồng với mọi người đặc biệt là các em học sinh, đội viên, luôn xem các em là người bạn, người em của mình, để gần gũi, giúp đỡ các em.
+ Đối với đội viên:
- Trong học tập phải có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc và kiên trì luyện tập
- Biết hát một số bài hát truyền thống về Đội, về Bác Hồ, kể chuyện, múa	
- Có trang phục cá nhân gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng, măng non đầy đủ khi đến lớp hoặc sinh hoạt nghi thức đội. Chấp hành tốt nội qui và qui chế đề ra trong Liên đội.
- Thực hiện tốt về an toàn giao thông, không được vi phạm về an toàn giao thông, thực hiện tốt nội qui, qui chế của trường và của liên đội.
- Khi thực hiện các thao tác phải nhanh nhẹn, dứt khoát rõ ràng theo khẩu lệnh và sự hướng dẫn của người chỉ huy.
- Trong thực hành phải thật tập trung chú ý, phải thường xuyên luyện tập và có ý thức tự giác luyện tập thực hành.	
+ Nhiệm vụ:
- Tổ chức cho các em thực hành, trao đổi ý kiến cá nhân để rút kinh nghiệm.
- Để giúp đội viên học tập và thực hành nghi thức đạt hiệu quả cao người giáo viên Tổng phụ trách phải tổ chức nhiều hình thức thật phong phú, hấp dẫn nhằm lôi cuốn các em một số hình thức như: Thi hái hoa dân chủ, tổ chức các trò chơi dân gian như (Nhảy bao bố, kéo co, thi ăn củ sắn), các bài hát, làn điệu dân ca, sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ, về Đội viên, thi vẽ tranh theo chủ đề
- Khi hướng dẫn, thực hành giáo viên Tổng phụ trách phải nắm vững các yêu cầu về nghi thức, đồng thời hướng dẫn rõ ràng mạc lạc, các thao tác, động tác phải đúng, chính xác.
- Mỗi đội viên khi tham gia thực hành nghi thức đội đòi hỏi các em phải có sổ tay ghi chép các hoạt động của thầy Tổng phụ trách. Theo dõi và thực hành các em cần mạnh dạn trao đổi. Những động tác nào chưa nắm được hay thực hành chưa đúng thì phải hỏi ngay và thực hành ngay.
- Giáo viên Tổng phụ trách đội cần tập trung chú ý đối với những đội viên thực hiện các động tác chưa đúng cần cho các em tập lại ngay nhiều lần.
- Các em đội viên phải chuyên cần tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nghi thức đội, hạn chế vắng mặt.
+ Biện pháp rèn kĩ năng tìm hiểu nội dung và hướng dẫn thực hành nghi thức đội đối với đội viên:
Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, với những qui định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, thủ thuật, nghi lễ và đội ngũ, nghi thức cũng góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của đội. Trong đó nổi bật là giáo dục ý thức kĩ luật, tư thế và tác phong tinh thần tập thể của đội viên. Vì thế nghi thức đội được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động rèn luyện của đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt đối với đội viên trong tổ chức Đội.
Do đó việc tiến hành giáo dục bằng nghi thức đội đòi hỏi phải mang tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Có như vậy mới làm cho nghi thức đội trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên.
- Yêu cầu: Đội viên phải cơ bản nắm được nội dung 7 yêu cầu của người đội viên như: Thuộc hát đúng bài Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống; Thắt khăn và tháo khăn quàng đỏ; Chào kiểu đội viên thiếu niên tiền phong; cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ; Hô, đáp khẩu hiệu đội, các động tác cá nhân di động và tại chỗ, Trống đội. 
- Một số biện pháp hướng dẫn thực hành nghi thức đội:
+ Giáo viên tổng phụ trách tổ chức triển khai các nội dung cơ bản để cho các em ghi chép đọc và ghi nhớ ở trên lớp.
+ Học sinh đọc và biết các nội dung về Nghi thức đội các em phải có sổ học tập và hoạt động đội hằng ngày.
+ Cần ghi nhớ và học thuộc các nội dung quan trọng mà giáo viên Tổng phụ trách hướng dẫn, cụ thể từng nội dung rõ ràng dễ hiểu để các em thực hiện đạt kết quả tốt hơn trong những lần sinh hoạt đội.
+ Hướng dẫn cho các em tinh thần tự quản, tính kĩ luật, hình thành động cơ, thái độ giúp cho các em thích thú trong việc rèn luyện bản thân, góp phần xây dựng Đội ngày càng vững mạnh.
- Đội viên phải trả lời các câu hỏi do giáo viên Tổng phụ trách đưa ra. (Lưu ý câu hỏi đưa ra cho các em trả lời dễ hiểu ngắn gọn đúng vào trọng tâm của nội dung của các nghi thức).
Ví dụ minh họa: sau khi đội viên đã học và nắm vững nội dung thực hành nghi thức Đội các em cần trả lời một số câu hỏi như sau:
+ Hãy nêu 7 yêu cầu của người đội viên?
+ Hãy nêu cách chào theo kiểu đội viên?
+ Hãy nêu lại khẩu hiệu Đội?
+ Theo em người đội viên phải có những tác phong và chuẩn mực nào?
- Học sinh trả lời: 
1. Động tác thắt - tháo khăn quàng đỏ; 
2. Động tác chào; 
3. Hát đúng Quốc ca, Đội ca; 
4. Hô đáp khẩu hiệu Đội; 
5. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ; 
6. Đánh 3 bài trống trống chào cờ, Chào mừng và trống hành tiến; 
7. Các động tác cá nhân di động và tại chỗ.
- Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía trước, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín, giơ lên đầu cách thùy trán khoảng 5 cm, bàn tay thẳng với cánh tay và tạo với thân người một góc khoảng 130o.
- Khẩu hiệu đội “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại - sẵn sàng”.
- Người đội viên phải có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn mực tích cực trong các phong trào, gương mẫu....
+ Biện pháp rèn kĩ năng quan sát, mô tả và thực hành nghi thức Đội:
- Yêu cầu: Đối với đội viên cần thực hiện đúng các thao tác mà giáo viên Tổng phụ trách hướng dẫn.
- Biện pháp cần thực hiện các động tác sau: 
+ Giáo viên Tổng phụ trách đội cần làm mẫu và hướng dẫn thực hiện động tác.
Ví dụ: Chào kiểu đội viên Đội thiếu niên tiền phong
Sau khi cho đội viên quan sát xong giáo viên đặt một số câu hỏi đối với các động tác vừa hướng dẫn VD: Chào theo kiểu đội viên động tác này được thực hiện như thế nào? Đội viên nêu lại các động tác chào theo kiểu đội viên và cho các em thực hành, giáo viên theo dõi uốn nắn sữa sai để các em thực hiện đúng động tác chào
Sau đó cho đội viên thực hiện động tác chào (theo từng cá nhân, phân đội, chi đội).
Cứ như thế GV có thể hướng dẫn lần lượt 7 yêu cầu đối với đội viên một cách dễ dàng theo kế hoạch.
- Để các em thực hành 7 yêu cầu nghi thức đội một cách thành thạo đòi hỏi giáo viên tổng phục trách đội phải sắp xếp cho các em thực hành những động tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo một quy trình nhất định; trong quá trình hướng dẫn các em thực hành phải tuân thủ 1 nguyên tắc là xong động tác này mới chuyển sang tập động tác khác, tránh tình trạng tập một lúc nhiều nội dung, nhiều yêu cầu gây chán nản cho đội viên.
- Sau mỗi động tác giáo viên phải tổ chức cho các em một hình thức giải trí như tổ chức trò chơi, kể chuyện, hát, múa
- Để giúp giáo viên có thời gian sửa sai trong thực hành cho các em, trước hết cần lựa chọn những đội viên có năng khiếu chỉ huy để bồi dưỡng các em. Thường xuyên tổ chức thi chỉ huy đội ở liên đội lựa chọn ra những em có năng khiếu về công tác đội.
+ Cách thức hướng dẫn chỉ huy đội:
- Tổ chức các lớp tập huấn cho ban chỉ huy chi đội
- Tập các khẩu lệnh: Khi hô phải rõ dự lệnh và động lệnh hô to cho cả chi đội đều nghe thấy. Chỉ huy kiểm tra hiệu quả của khẩu lệnh nếu đội viên chưa thực hiện xong động tác thì chưa chuyển sang tập động tác khác. Chỉ huy muốn giỏi, thì người chỉ huy phải hô đúng, dõng dạc các khẩu lệnh và động lệnh trong Nghi thức đội.
VD: Quay phải, quay trái, quay đằng sau: Người chỉ huy cần nắm và thực hiện tốt như: Khi quay trái, chỉ huy hô “bên trái”- quay, đồng thời quan s

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_hat_mua_tap_the_va_nghi_th.docx