Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích và thể tích cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích và thể tích cho học sinh lớp 5

I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện kinh nghiệm.

Kiến thức về đơn vị đo lường thường mang tính khái quát cao, trừu tượng do đó các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về đại lượng, đặc biệt là dạng toán đổi đơn vị đo lường.

Sau nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm để hướng dẫn các em học sinh trong việc giải toán đổi đơn vị đo diện tích và thể tích.

 

doc 10 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 5842Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích và thể tích cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Sông Đốc, ngày 23 tháng 3 năm 2013
BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ KINH NGHIỆM
- Tên kinh nghiệm: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích và thể tích cho học sinh lớp 5
- Họ và tên người nghiên cứu: Nguyễn Văn Hưng
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: từ ngày 05 tháng 09 năm 2012 đến ngày 15 tháng 05 năm 2013
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện kinh nghiệm.
Học tập phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Trong các môn học, môn Toán là môn có vị trí rất quan trọng nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phát triển trí tuệ. Kiến thức về đơn vị đo lường thường mang tính khái quát cao, trừu tượng. Nhưng đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào thuộc tính cụ thể do đó, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về đại lượng, đặc biệt là dạng toán đổi đơn vị đo lường.
Sau nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm và thường xuyên ứng dụng vào giảng dạy để hướng dẫn các em học sinh trong việc giải toán đổi đơn vị đo diện tích và thể tích.
II. Phạm vi triển khai thực hiện.
Nội dung của sáng kiến được triển khai áp dụng giải toán đổi đơn vị đo diện tích, thể tích cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau
III. Mô tả sáng kiến 
1. Phân loại bài tập đổi đơn vị đo diện tích và thể tích.
Có thể chia các bài tập về đổi đơn vị đo diện tích và thể tích bằng nhiều cách khác nhau, nhưng căn cứ vào quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau trong các đơn vị đo để có thể chia thành 3 nhóm bài như sau:
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.
Dạng 3: Điền dấu >, <, = vào ô trống
Mỗi dạng bài bao gồm các loại bài đổi: 
+ Danh số đơn sang danh số đơn
+ Danh số phức sang danh số đơn
+ Danh số đơn sang danh số phức
2. Biện pháp thực hiện
* Trước nhất giáo viên cần khắc sâu cho học sinh: 
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau, đơn vị lớn gấp đơn vị bé 100 lần, một đơn vị bé bằng đơn vị lớn. 
Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (hoặc từ đon vị bé sang đơn vị lớn) chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải( hoặc trái) mỗi đơn vị đo hai chữ số (dạng toán viết dưới dạng số thập phân).
- Hai đơn vị đo thể tích liền nhau, đơn vị lớn gấp đơn vị bé 1000 lần, một đơn vị bé bằng đơn vị lớn. 
Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (hoặc từ đon vị bé sang đơn vị lớn) chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải( hoặc trái) mỗi đơn vị đo ba chữ số (dạng toán viết dưới dạng số thập phân).
* Giáo viên cho học sinh kẻ sẵn bảng đo diện tích, thể tích (chỉ ghi tên đơn vị đo như bảng dưới) trong giấy nháp và dùng bút chì khi viết để sử dụng lâu dài. 
Đầu bài
km2
hm2 ( ha)
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
kết quả
1.2. Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
1.2.1 Danh số đơn
Ví dụ 1: 7,6256ha = ....m2 ( Bài tập 2d, trang 47- Toán 5) 	
Tôi hướng dẫn học sinh hiểu bản chất của phép đổi như sau: 1ha = 10.000m2 nên 7,6256ha = 7,6256 x 10.000 (m2) = 76256 m2. 
Như vậy là ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy sang phải bốn chữ số tương ứng với 2 đơn vị đo diện tích liên tiếp là dam2, m2 
Ví dụ 2: 4,351dm3 =... cm3 ( Bài tập 2, trang 155- Toán 5) 
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu bản chất của phép đổi như sau: 
1dm3 = 1000cm3 nên 4,351dm3 = 4,351x 1000 (cm3) = 4351cm3. 
 Khi đó học sinh nhẩm và dịch chuyển dấu phẩy sang phải ba chữ số tương ứng với 1 đơn vị là cm3 
Ta biểu thị bằng sơ đồ sau để học sinh hiểu:
7,6256ha = 7 62 56 = 76256m2 
 ha dam2 m2 
4,351dm3 = 4 351 = 4351cm3 
 dm3 cm3 
1.2.2. Danh số phức
Ví dụ 1: 17dm2 23cm2 = ....cm2 
Khi đó học sinh nhẩm dm2 rồi đến cm2 và kết quả là: 17dm2 23cm2 = 17 23cm2 
Ta lập bảng đổi như sau: 
Đầu bài
dm2
cm2 
Kết quả đổi
17dm2 23cm2
17
23
1723cm2
Ví dụ 2: 3m3 82dm3 = .....dm3 
Giáo viên giúp học sinh hiểu: đơn vị dm3 mới có hai chữ số nên ta thêm vào một chữ số 0 vào bên phải số 82 khi đó ta được kết quả như sau: 3m3 82dm3 = 3082dm3 
Ta lập bảng đổi sau:
Đầu bài
m3
dm3
Kết quả đổi
3m3 82dm3
3
082
3082dm3
Ví dụ 3 : 16,5m2 = ....m2...dm2 ( Bài tập 3b, trang 47- Toán 5) 
Ở dạng bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu: đơn vị ghi chú luôn đi với phần nguyên và 2 chữ số đầu của phần thập phân là đơn vị nhỏ hơn liền kề.
16,5m2 bao gồm 16m2 và 50dm2 vậy 16,5m2 = 16m2 50dm2 
Ta lập bảng đổi như sau:
Đầu bài
m3
dm3
Kết quả đổi
16,5m2
16
50
16m2 50dm2
2.2. Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
2.2.1. Danh số đơn
Ví dụ 1: 23cm2 = .....m2 ( Bài tập 1c, trang 47 -Toán 5)
 0,22m3 = ...dm3 ( Bài tập 2a, trang 118 -Toán 5)
Cách 1:
 Ở dạng bài này không những học sinh phải nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo mà còn cần phải nắm vững kiến thức về phân số, số thập phân mà học sinh cần phải hiểu 23cm2 =m2= 0,0023m2; (học sinh phải hiểu vì 1cm3 =m3), cũng từ đó học sinh nhớ: hai chữ số chục và hàng đơn vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị ghi chú của nó và mỗi hàng tiếp theo gắn với 2 đơn vị liền trước nó, từ đó học sinh nhẩm 23(cm2) 00(dm2) 0(m2) để được 23cm2 = 0,0023m2(vì nó chỉ có 0 m).
Hay 22cm3 = dm3 = 0,023dm3 (học sinh phải hiểu 1cm3 =dm3 )
Học sinh nhẩm 023(cm3 ) 000(dm3) để được 22cm3 = 0,023dm3
Tuy vậy với cách nhẩm này học sinh vẫn có thể bỏ sót hàng hoặc không đánh dấu phẩy vào kết quả nên tôi thường yêu cầu học sinh lập bảng với các bài tập đổi đơn vị từ nhỏ đến lớn.
Cách 2: Lập bảng.
Đầu bài
ha
dam2
m2
Kết quả đổi
5000m2
00
50
00
0,5ha hay 50dam2
Đầu bài
m3
dm3
cm3
Kết quả đổi
3670cm3
000
003
670
0,00367m3 hay 3,67dm3
Khi hướng dẫn học sinh lập bảng để đổi, giáo viên cần hướng dẫn kỹ:
- Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập thậm chí các bài tập trong tiết học để tiết kiệm tối đa số bảng cần lập.
- Xác định đúng yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào. 
- Điền dấu phẩy vào sau đơn vị cần đổi rồi ghi kết quả vào bài làm.
2.2.2. Danh số phức.
 Ví dụ: Đổi các số đo sau:
a. 17dm2 23cm2 =......dm2 ( Bài tập1b, trang 47)
b. 5dm3 77cm3 =......dm3 ( Bài tập3b, trang 155)
Cách 1 : Nhẩm bảng đơn vị từ lớn đến bé
a. 17dm2 23cm2=......dm2
Học sinh vừa nhẩm vừa viết từ phải sang trái: 17(dm2) 23( cm2) rồi đánh dấu phẩy sau chữ số chỉ đơn vị dm2 ta được kết quả: 17dm2 23cm2 = 17,23dm2
b. 5dm3 77cm3 =......dm3
Tương tự học sinh vừa nhẩm vừa viết từ phải sang trái: 5(dm3) 077( cm3) rồi đánh dấu phẩy sau chữ số chỉ đơn vị dm3 ta được kết quả: 5dm3 77cm3 = 5,077dm3
Cách 2: Lập bảng.
Thực ra bản chất, ý nghĩa của bài toán là như nhau song cách thể hiện khác nhau, cách này học sinh ít nhầm lẫn hơn, nó hiển thị rõ ràng không như phương pháp nhẩm ở trên.
Đầu bài
dam2
m2
dm2
Kết quả đổi
7m2 19dm2
0
07
19
0,0719dam2 hay 7,19m2
Đầu bài
dm3
cm3
Kết quả đổi
5dm3 77cm3 
5
077
5,077dm3 hay 5077cm3 
Khi đổi, ta phân tích các chữ số vào các đơn vị tương ứng theo thứ tự bảng đơn vị đo lường từ phải sang trái rồi căn cứ vào yêu cầu của đề bài mà lựa chọn các giá trị 
tương ứng với các đơn vị cần đổi.
2.3. Dạng 3: Điền dấu >, <, = vào ô trống
Đối với dạng bài này, tôi cũng hướng dẫn học sinh vận dụng những phương pháp trên để làm bài. 
IV. Kết quả, hiệu quả mang lại.
Nhiều năm qua, với việc vận dụng các phương pháp trên vào giảng dạy, học sinh lớp tôi đều nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo lường, và vận dụng một cách thành thạo vào việc đổi các đơn vị. Cụ thể, qua khảo sát năm học 2012-2013 
Tổng số 
Đổi thành thạo, chắc chắn
Đổi đúng
Đổi chưa đúng
TS
TL
TS
TL
TS
TL
12
40,6%
16
50%
4
9,4%
V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
Việc vận dụng kinh nghiệp trên vào giảng dạy không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn gây hứng thú học tập cho học sinh, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, linh hoạt ở học sinh giúp giáo viên chủ động về mặt phân bố thời gian của các hoạt động trong mỗi tiết học, qua đó giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Chất lượng dạy và học đạt kết quả cao. 
VI. Kiến nghị, đề xuất
 Việc vận các biện pháp trên vào việc hướng dẫn học sinh đổi đơn vị đo lường phải được vận dụng thường xuyên có như vậy mới hình thành được cho học sinh kĩ năng khi làm bài. 
Trên đây là kinh nghiệm của tôi khi vận dụng vào việc giúp học sinh đổi đơn vị đo lường, rất mong được sự góp của Hội đồng xét, công nhận sáng kiến kinh nghiệm huyện Trần Văn Thời!
Ý kiến xác nhận
của thủ trưởng đơn vị
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Người viết
Nguyễn Văn Hưng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Sông Đốc, ngày 23 tháng 3 năm 2013
BÁO CÁO TÓM TẮT
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ KINH NGHIỆM
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện kinh nghiệm.
Kiến thức về đơn vị đo lường thường mang tính khái quát cao, trừu tượng do đó các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về đại lượng, đặc biệt là dạng toán đổi đơn vị đo lường.
Sau nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm để hướng dẫn các em học sinh trong việc giải toán đổi đơn vị đo diện tích và thể tích.
II. Phạm vi triển khai thực hiện.
Nội dung của sáng kiến được triển khai áp giải toán đổi đơn vị đo diện tích và thể tích cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và tỉnh Cà Mau.
III. Mô tả nội dung kinh nghiệm.
1. Phân loại bài tập đổi đơn vị đo diện tích và thể tích.
Chia các bài tập thành 3 dạng bài như sau: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé; đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn; điền dấu >, <, = vào ô trống
Mỗi nhóm bài bao gồm các dạng đổi sau: đổi từ danh số đơn sang danh số đơn; từ danh số phức sang danh số đơn; từ danh số đơn sang danh số phức.
2. Biện pháp thực hiện
2.1. Trước nhất giáo viên cần khắc sâu cho học sinh: 
- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- Khi đổi từ đơn vị đo diện tích: đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (hoặc từ đon vị bé sang đơn vị lớn) chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải( hoặc trái) mỗi đơn vị đo hai chữ số (dạng toán viết dưới dạng số thập phân).
- Khi đổi từ đơn vị đo thể tích: đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (hoặc từ đon vị bé sang đơn vị lớn) chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải( hoặc trái) mỗi đơn vị đo ba chữ số (dạng toán viết dưới dạng số thập phân).
- Đơn vị ghi chú luôn đi với hai chữ đầu ở phần nguyên kể từ hàng đơn vị (đối với số đo diện tích), ba chữ số đầu ở phần nguyên kể từ hàng đơn vị ( đối với số đo thể tích).
- Đối với số đo ghi dưới dạng số thập phân, khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn nếu chưa đủ chữ số ứng với mỗi đơn vị đo thì ta thêm chữ số 0 vào bên trái.
2.2.Thực hiện đổi các số đo: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé; đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn; điền dấu >, <, = vào ô trống
 Các dạng bài này, tôi đều hướng dẫn học sinh vận dụng hai phương pháp sau để làm bài.
- Một là, phân tích thành sơ đồ
Ví dụ: 7,6256ha = ....m2 ( Bài tập 2d, trang 47- Toán 5) 
4,351dm3 =... cm3 ( Bài tập 2, trang 155- Toán 5) 
Khi đó học sinh nhẩm và dịch chuyển dấu phẩy sang phải các chữ số tương ứng với mỗi đơn vị và lập sơ đồ sau
7,6256ha = 7 62 56 = 76256m2 
 ha dam2 m2 
4,351dm3 = 4 351 = 4351cm3 
 dm3 cm3 
- Hai là, lập bảng phân tích.
Ví dụ a) 17dm2 23cm2 = ....cm2 
Đầu bài
dm2
cm2 
Kết quả đổi
17dm2 23cm2
17
23
1723cm2
b) 5dm3 77cm3 =......dm3
Đầu bài
dm3
cm3
Kết quả đổi
5dm3 77cm3 
5
077
5,077dm3 hay 5077cm3 
IV. Kết quả, hiệu quả mang lại.
Nhiều năm qua, với việc vận dụng các phương pháp trên vào giảng dạy, học sinh lớp tôi đều nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo lường, và vận dụng một cách thành thạo vào việc đổi các đơn vị. Cụ thể, qua khảo sát năm học 2012-2013 
Tổng số 
Đổi thành thạo, chắc chắn
Đổi đúng
Đổi chưa đúng
TS
TL
TS
TL
TS
TL
12
40,6%
16
50%
4
9,4%
V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của kinh nghiệm.
Việc vận dụng kinh nghiệp trên vào giảng dạy không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn gây hứng thú học tập cho học sinh, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, linh hoạt ở học sinh giúp giáo viên chủ động về mặt phân bố thời gian của các hoạt động trong mỗi tiết học, qua đó giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Chất lượng dạy và học đạt kết quả cao. 
VI. Kiến nghị, đề xuất
Việc vận các biện pháp trên vào việc hướng dẫn học sinh đổi đơn vị đo lường phải được vận dụng thường xuyên có như vậy mới hình thành được cho học sinh kĩ năng khi làm bài. 
Trên đây là kinh nghiệm của tôi khi vận dụng vào việc giúp học sinh đổi đơn vị đo lường, rất mong được sự góp của Hội đồng xét, công nhận sáng kiến kinh nghiệm huyện Trần Văn Thời!
Ý kiến xác nhận
của thủ trưởng đơn vị
Người viết
Nguyễn Văn Hưng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Sông Đốc, ngày 23 tháng 3 năm 2013
ĐỀ NGHỊ 
CÔNG NHẬN KINH NGHIỆM
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến huyện Trần Văn Thời.
- Họ và tên: Nguyễn Văn Hưng
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học 5 Sông Đốc huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau
- Đề nghị Hội đồng xét công nhận kinh nghiệm năm 2013 như sau:
1. Tên kinh nghiệm: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích và thể tích cho học sinh lớp 5
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện kinh nghiệm.
Kiến thức về đơn vị đo lường thường mang tính khái quát cao, trừu tượng do đó các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về đại lượng, đặc biệt là dạng toán đổi đơn vị đo lường.
Sau nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm để hướng dẫn các em học sinh trong việc giải toán đổi đơn vị đo diện tích và thể tích.
3. Nội dung cơ bản của kinh nghiệm.
3.1. Phân loại bài tập đổi đơn vị đo diện tích và thể tích.
3.2. Biện pháp thực hiện
- Trước hết giáo viên cần khắc cho học sinh sâu kiến về mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, thể tích và cách ghi số đo diện tích, thể tích. 
3.1.1. Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
3.1.2. Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.
3.1.3. Dạng 3: Điền dấu >, <, = vào ô trống.
 Các dạng bài này, tôi đều hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp phân tích sơ đồ hoặc lập bảng phân tích để làm bài.
4. Phạm vi áp dụng:
Nội dung của sáng kiến được triển khai áp dụng giải toán đổi đơn vị đo diện tích,thể tích cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và tỉnh Cà Mau
5. Hiệu quả đạt được:
Nhiều năm qua, với việc vận dụng các phương pháp trên vào giảng dạy, học sinh lớp tôi đều nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo lường, và vận dụng một cách thành thạo vào việc đổi các đơn vị. Cụ thể, qua khảo sát năm học 2012-2013 
Tổng số 
Đổi thành thạo, chắc chắn
Đổi đúng
Đổi chưa đúng
TS
TL
TS
TL
TS
TL
12
40,6%
16
50%
4
9,4%
	Người đăng kí

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_hung_2013_7513.doc