1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện.
Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp
ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong những năm
gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Chống tiêu cực trong thi cử, chống
bệnh thành tích trong giáo dục, được nhiều địa phương trong toàn quốc hưởng
ứng. Sách giáo khoa được thay đổi theo hướng tích cực cả về nội dung lẫn hình
thức. Đổi mới kiểm tra đánh giá là một yêu cầu cần thiết phải tiến hành khi thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học cũng như đổi mới giáo dục.
Đổi mới giáo dục cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc
phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng
các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực
tiễn nước ta. Có thể nói, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là
hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học
phải dựa trên kết quả đổi mới kiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra
đánh giá để thúc đẩy và phát huy hiệu quả khi thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học. Việc đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi cử của học sinh đã bắt đầu
được thực hiện bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan ở nhiều môn học.
Điều này giúp kiểm tra, đánh giá được kiến thức của học sinh một cách toàn
diện, tránh học tủ, học vẹt. Qua đó, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự giác,
chủ động trong học tập.
Hóa học là ngành khoa học thực nghiệm, có rất nhiều thí nghiệm lý thú,
bổ ích. Trong quá trình học tập, thông qua các thí nghiệm, học sinh được củng
cố mối liên hệ giữa lý thuyết với ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều năm qua do nội
dung sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết và do điều kiện của từng trường còn
khó khăn nên việc thực hiện các thí nghiệm còn nhiều hạn chế. Mặc dù sách
giáo khoa mới (áp dụng từ năm 2004) đã có nhiều cải tiến đáng kể, nhiều thí
nghiệm hóa học với mục đích nghiên cứu hoặc củng cố kiến thức được đưa ra.
Tuy nhiên để khắc sâu những thí nghiệm trong bài học cần phải xây dựng một
hệ thống các câu hỏi thực nghiệm. Đặc biệt với chương trình hóa học lớp 8,
các em mới bắt đầu làm quen với các thí nghiệm hóa học, còn bỡ ngỡ với các
thao tác tiến hành cũng như việc áp dụng các tính chất hóa học của các chất
vào thí nghiệm. Điều này càng cần phải có một hệ thống các câu hỏi thực
nghiệm giúp các em ghi sâu những thao tác thí nghiệm cũng như các liên hệ
giữa lý thuyết và thực nghiệm.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào
việc đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và
giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức môn học, tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu của mình là: “Quy trình xây dựng bài tập thực nghiệm trong kiểm
tra đánh giá môn hoá học lớp 8”
nghiệm, điều đó phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. TT Câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Câu hỏi, bài tập lí thuyết 4 100 2 Câu hỏi, bài tập tính toán 4 100 3 Câu hỏi, bài tập thực nghiệm 2 25 9/33 Bảng 2: Kết quả học tập giữa kì I môn Hoá học của học sinh các lớp 8A,B Nhìn chung, kết quả học tập bộ môn Hoá học của 2 lớp chưa cao. Qua bài kiểm tra trên 99 em học sinh lớp 8A, B cho thấy điểm trung bình như sau: Giỏi 11,1%, Trung bình - Khá 39,4%, Yếu 37,4%, kém 12,1%. Qua việc trao đổi với các em về kiến thức bộ môn, tôi thấy kiến thức các em nắm được chưa sâu, tôi có hỏi nhiều em kiến thức sau mỗi bài học thì các em trả lời được nhưng khi tôi hỏi làm thế nào để biết được điều đó? Hầu như các em không trả lời được. Bảng 3: Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Hoá học Qua bảng 3 cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học bộ môn Hoá học (59,5%) nhiều hơn tỉ lệ học sinh yêu thích (37,3%) môn này khi học tập, số còn lại (3,2%) là không có ý kiến. Để tìm nguyên nhân cho kết quả đó, tôi tiến hành phỏng vấn các em học sinh và đại đa số các em cho biết lí do là: không thích học môn này là do kiến thức trừu tượng khó hiểu, qua thực tế tìm hiểu còn thấy các em vẫn lúng túng trong các thao tác tiến hành thí nghiệm, khả năng trình bày, giải thích hiện tượng hoá học còn kém. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng câu hỏi, bài tập trong kiểm tra đánh giá môn Hoá học của giáo viên THCS Nhìn chung các thầy cô giảng dạy bộ môn Hoá học trường THCS mà tôi chọn để nghiên cứu đề tài này, đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đó vẫn còn một số tồn tại như: giáo viên thường xuyên sử dụng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo hình thức các bài tập trắc ngiệm, tự luận, mà ít sử dụng các bài tập thực nghiệm, dẫn tới các em còn lúng túng trong thao tác tiến hành thí nghiệm, chưa thực sự chủ động giải quyết vấn đề trong quá trình học tập, dẫn đến mức độ yêu thích bộ môn của học sinh chưa nhiều, kết quả học tập bộ môn này của học sinh chưa cao. Đứng trước những vấn đề đó, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Hoá học THCS, tôi mạnh dạn nghiên cứu các loại câu hỏi, bài tập thực nghiệm môn Hoá học để từ đó đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống bài tập hoá học thực nghiệm và vận dụng loại bài tập này vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh khi học bộ môn Hoá học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này và khơi dậy niềm đam mê, yêu thích môn học cho các em học sinh. Lớp Sĩ số Điểm 03 Điểm 35 Điểm 58 Điểm 810 8A 49 7 19 17 6 8B 50 5 18 22 5 Tổng 99 12 37 39 11 (%) 100% 12,1% 37,4% 39,4% 11,1% Lớp Sĩ số Rất thích học Không thích học Không ý kiến 8A 49 16 32 1 8B 50 21 27 2 Tổng 99 37 59 3 (%) 100% 37,3% 59,5% 3,2% 10/33 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THỰC NGHIỆM TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN HOÁ HỌC 3.1. Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập trắc nghiệm môn Hoá học lớp 8 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là loại câu trắc nghiệm thông dụng nhất vì nó có thể được dùng để đo lường mức độ đạt được nhiều loại mục tiêu giáo dục quan trọng: biết, hiểu, phê phán, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng đưa ra những lời tiên đoán, khả năng đề ra những hoạt động thích hợp. Hầu hết mọi khả năng vốn được khảo sát bằng các loại luận đề, câu hỏi ngắn, câu trắc nghiệm đúng - sai, điền thế,đều có thể khảo sát được bằng loại câu nhiều lựa chọn. Hơn nữa, các loại câu nhiều lựa chọn ít chịu các sai số may rủi do đoán mò. Vì vậy, ở đây ta tìm hiểu việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn về các mặt: tiêu chuẩn, quy trình, phân tích và đánh giá. 3.1.1. Tiêu chuẩn xây dựng - Tiêu chuẩn định tính + Câu dẫn: phải bao hàm đầy đủ các thông tin cần thiết về vấn đề được trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng, súc tích. + Các phương án chọn : phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, cùng loại với câu dẫn. Câu nhiễu phải có tính hấp dẫn, có vẻ hợp lý đối với người chưa nắm vững vấn đề. - Tiêu chuẩn định lượng + Độ khó: trong khoảng 20%-80%, tốt nhất nằm trong khoảng 40% - 60%, độ phân biệt (độ phân cách câu) từ 0,2 trở lên. 3.1.2. Quy trình xây dựng - Nguyên tắc chung + Xây dựng theo mục tiêu nội dung khảo sát: khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phải bám sát mục tiêu nội dung của chương trình, của trọng tâm kiến thức, sách giáo khoa và đặc biệt là phải nắm vững thật sự kiến thức hóa học, phải biết khai thác chiều sâu của kiến thức mới có câu hỏi hay. - Quy tắc xây dựng + Quy tắc lập câu dẫn: * Câu dẫn là phần chính của câu hỏi, vì vậy câu dẫn phải đầy đủ thông tin cần thiết, ngắn gọn, rõ ràng, ít dùng các từ phủ định. Câu dẫn phải trong sáng, tránh dẫn đến hiểu lầm hay có thể hiểu theo nhiều cách. * Thường dùng một câu hỏi hay một câu lửng ( một nhận định không đầy đủ, chưa hoàn chỉnh ) để lập câu dẫn. * Khi lập câu dẫn cần tránh những từ có tính chất gợi ý hoặc tạo đầu mối dẫn đến câu trả lời. * Câu dẫn không nên quá dài và mất nhiều thời gian cho việc đọc câu hỏi. * Câu dẫn nên là câu hỏi trọn vẹn, không đòi hỏi học sinh đọc các câu chọn mới biết mình đang được hỏi vấn đề gì. * Những từ buộc phải nhắc lại nhiều lần trong các câu thì đưa vào câu dẫn. 11/33 * Nên ít hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi. + Quy tắc lập các phương án chọn: thường có 4-5 phương án chọn, trong đó chỉ có một phương án là đúng nhất, những câu còn lại là những câu nhiễu hay còn gọi là mồi nhử. Khi soạn các phương án chọn cần lưu ý những quy tắc sau: * Câu chọn phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn. * Câu đúng phải đúng hoàn toàn, không được gần đúng. * Câu đúng phải đúng không tranh cãi được, điều này có nghĩa là một và chỉ một câu được xác định từ trước là đúng. * Các câu chọn không được chứa một đầu mối nào để đoán ra câu trả lời. * Tránh xu hướng câu đúng luôn dài hơn các câu nhiễu khác tạo cơ sở cho việc đoán mò của học sinh. * Câu nhiễu phải có tính hấp dẫn, phải tỏ ra là có lý đối với những người không am hiểu hoặc hiểu không đúng. * Cần tránh những câu rập khuôn sách giáo khoa tạo điều kiện cho học sinh học vẹt tìm câu trả lời đúng. * Nếu câu dẫn là câu trắc nghiệm bỏ lửng (chưa hoàn tất) thì các câu lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng văn phạm. 3.1.3. Các bước xây dựng: gồm ba giai đoạn: - Giai đoạn 1 (giai đoạn định tính): Xây dựng câu hỏi. + Nghiên cứu chương trình, các giáo trình, sách giáo khoa. + Xây dựng câu hỏi, trao đổi với các đồng nghiệp, chuyên gia để chỉnh lý. - Giai đoạn 2 ( giai đoạn định lượng ): Kiểm định chỉ số các câu hỏi. + Trắc nghiệm thử + Kiểm định độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt trình độ học sinh. - Giai đoạn 3 ( giai đoạn chọn lựa ): Sử dụng vào các mục tiêu dạy học. + Những câu thỏa mãn các yêu cầu định tính và định lượng sẽ được đưa vào trắc nghiệm chính thức. Thường các câu đạt tiêu chuẩn định lượng là: + Ít nhất có 10% học sinh trả lời đúng ( độ khó: 0.1 - 0.9 ) + Độ phân biệt > 0.1. + Mỗi phương án chọn có ít nhất 3%-5 % thí sinh chọn. + Một câu trắc nghiệm nếu tất cả thí sinh (yếu, giỏi..) đều (hoặc không) trả lời được thì câu đó không có giá trị. Một phương án sai mà có quá ít (hoặc không có) thí sinh chọn thì phương án đó không còn là mồi nhử nữa, phải thay bằng phương án khác có giá trị hơn. 3.1.4. Phân tích và đánh giá: Phân tích câu trả lời của thí sinh trong một bài trắc nghiệm giúp cho người soạn thảo: - Biết được câu nào quá khó, câu nào quá dễ. - Lựa ra được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém. - Biết được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt hơn. 12/33 3.2. Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập tự luận môn Hoá học lớp 8 Câu hỏi tự luận được dùng phổ biến trong chương trình THCS. Chúng có ưu điểm là kiểm tra nhanh hiểu biết của học sinh về một vấn đề, rèn luyện được khả năng diễn đạt ý của học sinh về vấn đề đó (điều này đặc biệt cần thiết với lứa tuổi học sinh THCS). Vì vậy, ở đây ta tìm hiểu việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm tự luận về các mặt: tiêu chuẩn, quy trình, phân tích và đánh giá. 3.2.1. Tiêu chuẩn xây dựng - Tiêu chuẩn định tính + Câu hỏi phải bao hàm các vấn đề cần kiểm tra, rõ ràng, súc tích, ngắn gọn. + Câu hỏi nêu ra phải giúp học sinh hình dung ra được phương án trả lời. + Không nêu câu hỏi có hoặc không. - Tiêu chuẩn định lượng: + Độ khó: trong khoảng 20%-80%, tốt nhất nằm trong khoảng 40%-60% 3.2.2. Quy trình xây dựng - Nguyên tắc chung + Xây dựng theo mục tiêu nội dung khảo sát: khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm tự luận phải bám sát mục tiêu nội dung của chương trình, của trọng tâm kiến thức, sách giáo khoa và đặc biệt là phải nắm vững thật sự kiến thức hóa học, phải biết khai thác chiều sâu của kiến thức mới có câu hỏi hay. - Quy tắc xây dựng: + Câu hỏi phải đầy đủ thông tin cần thiết, ngắn gọn, rõ ràng, ít dùng các từ phủ định. Câu hỏi phải trong sáng, tránh dẫn đến hiểu lầm hay có thể hiểu theo nhiều cách. + Câu hỏi không quá dài và phải mất nhiều thời gian cho việc đọc câu hỏi. + Nên ít hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi. 3.2.3. Các bước xây dựng: gồm ba giai đoạn - Giai đoạn 1 (giai đoạn định tính): Xây dựng câu hỏi. + Nghiên cứu chương trình, các giáo trình, sách giáo khoa. + Xây dựng câu hỏi, trao đổi với các đồng nghiệp, chuyên gia để chỉnh lý. - Giai đoạn 2 (giai đoạn định lượng): Kiểm định chỉ số các câu hỏi. + Trả lời thử + Kiểm định độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt trình độ học sinh. - Giai đoạn 3 (giai đoạn chọn lựa): Sử dụng vào các mục tiêu dạy học. + Những câu thỏa mãn các yêu cầu định tính và định lượng sẽ được đưa vào câu hỏi chính thức. Thường các câu đạt tiêu chuẩn định lượng là: + Ít nhất có 10% học sinh trả lời đúng ( độ khó: 0.1 - 0.9 ) + Độ phân biệt > 0.1. + Một câu tự luận nếu tất cả học sinh (yếu, giỏi..) đều (hoặc không) trả lời được thì câu đó không có giá trị. 3.2.4. Phân tích và đánh giá Phân tích câu trả lời của học sinh trong một bài tự luận giúp cho người soạn thảo: - Biết được câu nào quá khó, câu nào quá dễ. - Lựa ra được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém. 13/33 3.3. Một số câu hỏi, bài tập thực nghiệm chương Oxi - Không khí và chương Hidro - Nước môn hoá học lớp 8. Dựa trên quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận, tôi đã xây dựng được hệ thống bài tập cho hai chương Oxi - Không khí và Hiđro - Nước. Hệ thống bài tập này được chia thành các chủ đề, mỗi chủ đề bao gồm cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. 3.3.1. Bài tập về tính chất của Oxi Bài 1: Sắp xếp thứ tự thao tác khi tiến hành thí nghiệm oxi tác dụng với sắt: 1. Quấn mẩu than vào đầu dây sắt. 2. Khi sắt nóng đỏ, đưa nhanh vào bình Oxi 3. Nung nóng dây sắt đến khi sắt nóng đỏ 4. Điều chế và thu khí Oxi vào bình. 5. Đốt đèn cồn A. 1,2,4,5,3 B. 1,4,5,3,2 C. 4,1,5,3,2 D. 2,3,5,4,1 Đáp án: C Bài 2: Đốt photpho trong bình chứa Oxi thì có hiện tượng gì xảy ra? A. Photpho cháy sáng. B. Có khói trắng sinh ra. C. Có hơi nước sinh ra D. Cả A và B. Đáp án: D Bài 3: Cho hình vẽ minh họa thí nghiệm sắt tác dụng với Oxi như sau: Giải thích vì sao phải cho cát xuống đáy bình? Đáp án: Vì phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sản phẩm tạo thành rất nóng nên để tránh bị hỏng bình cần phải cho cát xuống đáy bình. 3.3.2. Bài tập về điều chế và thu khí Oxi Bài 4: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí Oxi từ bình 2 sang bình 1, cách nào sau đây mô tả đúng? A B C Đáp án: A O2 1 2 O2 2 1 O2 1 2 14/33 Bài 5: Cho hình vẽ sau: Dụng cụ và hóa chất vẽ trên có thể dùng để điều chế chất khí nào trong số các chất khí sau trong phòng thí nghiệm: O2, Cl2, H2, CO2. Giải thích? Đáp án: Dụng cụ và hóa chất trên có thể điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm vì: + Nhiệt phân hợp chất giàu oxi + Khí sinh ra ít tan trong nước Bài 6: Hình vẽ nào mô tả cách thu khí Oxi bằng phương pháp đẩy không khí? A. B. C. Đáp án: A Bài 7: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế Oxi, người ta phải lần lượt lắp dụng cụ như hình sau: Giải thích vì sao phải để bông ở đầu ống nghiệm? Đáp án: Để bông ở miệng ống nghiệm để ngăn không cho KMnO4 thăng hoa sang bình chứa oxi. Bài 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân KClO3 hoặc KMnO4 vì chúng có đặc điểm quan trọng nhất là: A. Dễ kiếm, rẻ tiền B. Phù hợp với thiết bị hiện đại C. Giàu oxi, dễ bị nhiệt phân hủy D. Không độc hại Đáp án: C Bài 9: Người ta thu khí Oxi bằng phương pháp đẩy nước là vì: A. Oxi tan trong nước B. Oxi ít tan trong nước C. Oxi nhẹ hơn nước D. Oxi dễ hóa lỏng Đáp án: B Kh í O 2 15/33 Bài 10: Phân tích chỗ sai trong sơ đồ hình vẽ điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm sau: Đáp án: Ống nghiệm thu Oxi để ngược, do oxi nặng hơn không khí nên nếu để ngược sẽ không thu được oxi. Bài 11: Phản ứng điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là: Đáp án: D Bài 12: Hãy sắp xếp thao tác hợp lý trong thí nghiệm tìm hiểu thành phần của không khí: 1. Bật đèn cồn 2. Lấy một ít photpho vào muôi sắt 3. Đong nước vào chậu thủy tinh sao cho nước dâng lên vạch 1 của ống. 4. Đưa nhanh photpho vào ống thủy tinh và đậy kín 5. Đốt Photpho trên ngọn lửa đèn cồn A. A. 1,2,4,3,5 B. B. 3,1,5,4,2 C. C. 3,2,1,5,4 D. D. 4,5,1,3,2 Đáp án: C 3.3.3. Bài tập về tính chất của Hiđro Bài 13: Vì sao trước khi tiến hành thí nghiệm về tính chất Hiđro, phải thử độ tinh khiết của Hiđro? A. Do khí Hiđro rất nhẹ B. Do khí Hiđro có thể không phản ứng với chất khác C. Do khí Hiđro không tinh khiết có thể gây nổ D. Do khí Hiđro có thể lẫn với chất khác làm phản ứng không đúng bản chất Đáp án: C Bài 14: Để tạo ra hỗn hợp nổ giữa Hiđro và Oxi, ta cần trộn chúng theo tỷ lệ: A. Về thể tích là 2:1 B. Về khối lượng là 1:2 C. Về thể tích là 1:2 D. Về khối lượng là 2:1 Đáp án: A 16/33 Bài 15: Khi dẫn một luồng khí Hiđro đi qua ống nghiệm đựng bột đồng II oxit thì có hiện tượng gì xảy ra? A. Bột đồng II oxit từ màu đen chuyển thành màu đỏ B. Có hơi nước bám trên thành ống. C. Không có hiện tượng gì xảy ra D. Cả A và B Đáp án: D Bài 16: Hãy sắp xếp các thao tác tiến hành thí nghiệm Hiđro tác dụng với đồng II oxit như hình sau theo đúng trình tự: 1. Cho bột đồng II oxit vào ống dẫn, chuẩn bị cốc nước kèm ống nghiệm để thu sản phẩm phản ứng 2. Đun nóng ống dẫn có bột đồng II oxit 3. Dẫn khí Hiđro đi qua ống dẫn 4. Đốt đèn cồn A. 1,4,3,2 B. 4,1,2,3 C. 3,2,4,1 D. 2,3,4,1 Đáp án: A Bài 17: Cho biết hình vẽ trên miêu tả thí nghiệm gì? Vì sao? Đáp án: Hình vẽ trên miêu tả thí nghiệm Hiđro phản ứng với Oxi. Vì: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 2H2 + O2 2H2O H2O 17/33 3.3.4. Bài tập về điều chế, thu khí Hiđro Bài 18: Hình vẽ trên mô tả cách chuyển khí Hiđro từ bình 1 sang bình 2. Hãy chọn cách làm đúng: A B C Đáp án: C Bài 19: Cho các chất sau: H2O, HCl, NaOH, Zn, KMnO4. Cặp chất dùng để điều chế Hiđro trong phòng thí nghiệm (theo hình vẽ dưới) là: Đáp án Chất 1 Chất 2 A Zn NaCl B Zn HCl C H2O HCl D KMnO4 CaCl2 Đáp án: B Bài 20: Phản ứng dùng để điều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm là: A. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 B. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 C. 2H2O 2H2 + O2 D. 3H2O + 2Al Al2O3 + 3H2 Đáp án: B Bài 21: Khí hiđro được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng axit HCl với Zn thường có lẫn tạp chất là Oxi trong không khí nên dễ gây hiện tượng nổ. Để thu được khí Hiđro tinh khiết, người ta phải thử khí Hiđro để tránh hiện tượng trên. Làm cách nào để thử độ tinh khiết của khí Hiđro? Đáp án: Thu khí Hiđro vào một ống nghiệm nhỏ rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn, nếu có tiếng nổ nhỏ chứng tỏ đã tinh khiết. Bài 22: Hình vẽ dưới mô tả cách điều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm, hãy giải thích sơ đồ lắp ráp đó. H2 1 2 H2 2 1 H2 1 2 18/33 Đáp án: - Sử dụng bình kíp để điều chỉnh lượng axit phản ứng. - Ống nghiệm chứa Zn và axit được đậy kín bằng nút cao su để tránh khí Hiđro thoát ra. - Khí Hiđro sinh ra từ phản ứng Zn và HCl được thu vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy nước do Hiđro ít tan trong nước. Bài 23: Hình vẽ sau mô tả cách điều chế khí nào? Giải thích vì sao? Cho biết (1): dung dịch HCl, H2SO4, (2): chất rắn Fe, Zn Đáp án: Có thể điều chế khí Hiđro vì: - Chất khí không tan trong nước - Là sản phẩm của Kim lọai (2) và axit Bài 24: Trong các hình vẽ sau, hình nào mô tả cách thu khí Hiđro bằng phương pháp đẩy không khí? A B C Đáp án: B 19/33 3.3.5. Bài tập về tính chất của nước Bài 25: Cho hình vẽ sau: Chất rắn A là: A. Zn B. Cu C. Na D. Fe Đáp án: C Bài 26: Hãy sắp xếp hợp lý các thao tác làm thí nghiệm cho Natri tác dụng với nước: 1. Lấy 1 mẩu Na bằng hạt đỗ, thấm dầu 2. Dùng kẹp sắt cho Natri vào nước 3. Cho khoảng 20ml nước vào cốc thủy tinh 4. Đặt phễu và ống nghiệm lên miệng cốc A. 1,2,3,4 B. 4,3,2,1 C. 1,2,4,3 D. 3,1,2,4 Đáp án: D 3.4. Một số đề kiểm tra sử dụng câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm Việc xây dựng bài tập hóa học thực nghiệm đã góp phần tạo thành ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh, đặc biệt là đánh giá kĩ năng tiến hành thí nghiệm của học sinh. Tôi đã áp dụng vào việc xây dựng đề kiểm tra 45 phút để đánh giá học sinh trong chương Oxi - không khí và Hiđro- nước. ĐỀ KIỂM SỐ 1 I- Trắc nghiệm (3đ): Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. Câu 1: Dãy nào sau đây là dãy các oxit axit? A. CO, CO2, HgO, P2O5 B. CO2, SO3, N2O5, P2O5 C. CaO, MgO, Na2O, Fe2O3 D. SO2, O3, N2O, NO Câu 2: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ? 1) 2Zn + O2 2ZnO 4) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 to to Khí Hiđro Ống nghiệm Phễu Chất rắn A Nước 20/33 2) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 3) MgCO3 MgO + CO2 5) CaO + H2O Ca(OH)2 6) S + O2 SO2 a) Phản ứng hoá hợp là: A. 1, 2, 6 B. 1, 2, 5, 6 C. 1, 5, 6 D. 2, 3 b) Phản ứng phân huỷ là: A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 5 C. 3, 4 D. 2, 4 Câu 3: Cho các oxit bazơ sau: K2O, Fe2O3, ZnO, PbO. Dãy các bazơ nào tương ứng với các oxit trên ? A. KOH, Fe(OH)2, ZnOH, Pb(OH)2 B. KOH, Fe(OH)3, Zn(OH)2, PbOH C. K(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Pb(OH)2 D. KOH, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2 Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế O2 bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 vì chúng có những đặc điểm quan trọng nhất là: A. dễ kiếm, rẻ tiền B. giàu oxi và dễ phân hủy ra oxi C. phù hợp với thiết bị hiện đại D. không độc hại Câu 5: Người ta thu oxi bằng cách đẩy nước là do: A. khí oxi nhẹ hơn nước B. khí oxi tan nhiều trong nước C. khí oxi ít tan trong nước D. khí oxi khó hóa lỏng II- Tự luận (7 điểm): Câu 6 (3đ): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có): a) ..... + O2 -----> CO2 b) Fe + ..... -----> Fe3O4 c) ..... + O2 -----> CO2 + H2O d) K + O2 -----> ..... Câu 7 (4đ): Nhiệt phân hoàn toàn muối Kaliclorat thu được khí oxi và 14,9 gam muối Kaliclorua. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thể tích khí oxi sinh ra và khối lượng muối Kaliclorat cần dùng. (Cho biết NTK: K = 39 ; Cl = 35,5 ; O = 16) --------------------------------------------------- ĐỀ KIỂM SỐ 2 I- Trắc nghiệm (3đ): Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. Câu 1: Dãy nào sau đây là dãy các oxit bazơ? A. Al2O3, FeO, CO, ZnO B. CaO, CuO, K2O, SO3 C. MgO, Ag2O, Fe2O3, CaO D. CO2, NO, Ag2O, SO2 Câu 2: Trong các ph
Tài liệu đính kèm: