Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung Bơi ếch cấp Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung Bơi ếch cấp Tiểu học

Trên địa bàn huyện nhà có rất nhiều sông hồ nhưng lại có mật độ bể bơi thưa thớt, hạn chế để các em vui chơi, tập luyện và thực hành những kỹ thuật đã học.

Môn bơi lội lại không phải là môn học chính khoá và các trường không có đủ điều kiện vật chất như bể bơi để giảng dạy vì thế mà phong trào tập luyện chưa thường xuyên, không có hệ thống bài bản và phương pháp cần thiết để hỗ trợ môn bơi lội này. Từ những khó khăn về cơ sở vật chất cho nên dẫn đến những hạn chế nhất định khi hướng dẫn kỹ thuật cho học sinh tập luyện, vì vậy thành tích của môn bơi còn hạn chế.

Việc thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học kể cả các trường trung học đã được thực hiện và cho thấy những hiệu quả tích cực. Nhưng hiện nay, việc đưa bơi lội vào dạy thí điểm trong trường tiểu học và các trường trung học là một việc làm hết sức khó khăn: Hệ thống cơ sở vật chất cho dạy bơi trong các trường tiểu học hầu như không có; đội ngũ giáo viên thể dục chuyên trách còn thiếu và không mạnh về chuyên môn bơi lội, đặc biệt là phương pháp dạy bơi và huấn luyện bơi thi đấu cho học sinh.

 Những năm gần đây, tại các bể bơi ở các nhà văn hóa huyện, thị xã, thành phố ngành thể thao và Nhà Văn hóa thiếu nhi cũng đã quan tâm tổ chức được một số lớp dạy bơi cho các em nhỏ, một số gia đình cũng đã quan tâm dạy bơi cho con em, nhưng số lượng trẻ em biết bơi hàng năm còn rất ít. Số còn lại các em nhỏ tự tập bơi ở các ao, hồ, sông suối gần nhà, điều này luôn tiềm ẩn nhiều hiểm nguy

 Một khó khăn phổ biến hiện nay được nhiều nhà trường cho biết là thiếu người để huấn luyện bơi. Mặc dù, trường nào cũng có ít nhất một giáo viên thể dục, nhưng không phải ai cũng được đào tạo để có thể huấn luyện học sinh bơi.

 

doc 30 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung Bơi ếch cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dù, trường nào cũng có ít nhất một giáo viên thể dục, nhưng không phải ai cũng được đào tạo để có thể huấn luyện học sinh bơi..
 Thực trạng học sinh trước khi vận dụng sáng kiến
- Đối với học sinh
+ Kết quả khảo sát bới Ếch:
Kết quả khảo sát trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tại trường Tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương năm học 2018-2019
TT
Họ tên
Nội dung
Thành
tích
1
Bùi Thị Minh Khuyên
50m 
51 giây
2
Nguyễn Thành Trung
50m 
50 giây
3
Nguyễn Quang Huy
50m 
53 giây
4
Bùi Huyền My
50m 
55 giây
5
Trần Thùy Linh
50m
52 giây
6
Bùi Quang Huy
50m
50 giây
Đa số các em biết bơi là do tự học, tự hình thành trong cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày, nên trong quá trình huấn luyện việc hình thành kĩ thuật động tác cho các em là rất lâu, các em sai sót nhiều về kĩ thuật động tác, làm cho các em mất sức nhiều nhưng lại bơi không nhanh, không xa được.
- Đối với giáo viên
	Đa số giáo viên dạy môn Thể dục ở các trường chưa được đào tạo chuyên sâu về môn bơi lội. Hầu hết các trường học ở tỉnh ta chưa có điều kiện để xây bể bơi, đây là một trở ngại vô cùng lớn đến công tác huấn luyện cho các em, vì vậy để tìm ra phương pháp huấn luyện môn Bơi lội an toàn hiệu quả gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi người giáo viên Giáo dục thể chất phải thực sự có tâm huyết với nghề, luôn trau dồi, tìm tòi, học hỏi, tìm ra phương pháp huấn luyện phù hợp để nâng cao sức khoẻ cho học sinh, góp phần nâng cao thành tích thi đấu môn bơi lội nói chung và nội dung bơi Ếch nói riêng.
7.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO THÀNH TÍCH BƠI ẾCH 
7.2.1. Chọn trang phục
	Chúng ta nên chọn trang phục áo, quần gọn gàng, chọn chất liệu nhẹ, ôm sát người, không vướng, ít cản nước, tốt nhất nên chọn loại trang phục bơi ở các cửa hàng thể thao, chất liệu vải tốt lại có tính thẩm mĩ cao, tạo cho các em sự thoải mái, tự tin trong quá trình tập luyện.
7.2.2. Khởi động
	Khởi động là một hoặc nhiều hành động chuẩn bị cho việc tập luyện thể thao hoặc tập thể dục bằng cách tập các bài thể dục trong một thời gian ngắn trước đó. 
	Khởi động sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương các hệ cơ và đau nhức khi tập thể dục, chơi thể thao. Khởi động là để cơ thể ấm lên, khi đó hệ thống tuần hoàn sẽ bơm máu giàu ôxy đến các cơ bắp của chúng ta. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường khả năng lưu thông máu khắp cơ thể lên một cách dần dần không quá đường đột dễ dẫn đến các ảnh hưởng phụ nguy hiểm. 
	Cách khởi động tốt nhất là tập từ từ theo trình tự nhanh dần, Cơ bắp của nếu không được khởi động trước sẽ dễ rơi vào tình trạng lạnh dễ bị sốc và dễ bị tổn thương bên trong. Khi khởi động sẽ giúp chúng ta chuẩn bị cả về tinh thần và thể chất một cách tốt nhất để thực hiện các bài tập nặng phía sau và hơn hết nó hạn chế nguy cơ chấn thương trong lúc tập luyện. 
Các bài tập khởi động chung
+ Các động tác khởi động: 
- Xoay khớp cổ tay, khớp cổ chân
- Xoay khớp đầu gối
- Xoay khớp hông
- Xoay khớp bả vai
- Xoay khuỷu tay
- Xoay khớp cổ
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đá má trong, chạy đá má ngoài.
- Ép dây chằng chân: Dây chằng ngang, dây chằng dọc.
Chú ý: Thời gian khởi động khoảng từ 10 đến 15 phút, khi thấy cơ thể nóng lên, mồ hôi lấm tấm là được.
7.2.3. Bài tập chân ếch 
Trên cạn
- Nằm ngửa, hai chân khép thẳng, thả lỏng toàn thân - co hai chân về sát mông hai đầu gối áp sát nhau - giang rộng đầu gối sang hai bên, lòng bàn chân vẫn áp sát nhau - giữ gót chân dính nhau rồi vặn hai mũi bàn chân ra phía ngoài - đạp lòng bàn chân xuống dưới theo hình vòng cung cho đến khi chân duỗi thẳng thì khép chân lại và trở về tư thế ban đầu và cứ như thế tiếp tục nhiều lần cho thuần thục. Để dễ thực hiện bài tập này giáo viên cần cho học sinh nhớ 4 chữ ( co, bẻ, đạp, khép), khi tập cho các em, giáo viên cũng hô 4 chữ trên để học sinh thực hiện theo.
- Nằm sấp trên ghế băng, hai tay bám đầu ghế tập động tác chân ếch có sự hổ trợ của giáo viên trong động tác bẻ chân chuẩn bị đạp chân, giáo viên nắm hai bàn chân bẻ cả bàn và cẳng chân sang hai bên. Dùng lực hổ trợ vừa phải phù hợp với nhịp tự bẻ chân của người tập.
– Ngồi chống tay, tập động tác chân: Ngồi trên ghế hoặc trên thành bể, thân người ngả ra sau, hai tay chống phía sau, hai chân khép duỗi thẳng, tập co chân, bẻ chân đạp khép và dừng. Trước hết tập theo khẩu lệnh và tập từng động tác riêng lẻ, sau đó tập liên hoàn.
Tập chân Ếch trên cạn
Yêu cầu: Khi co, đùi kéo theo cẳng chân, vừa co vừa tách. Khi bẻ thì tách bàn chân ra phía ngoài, diệp đạp nước phải vuông góc với hướng đạp, gối hơi ép vào trong. Khi đạp khép chân, đạp chếch ra sau theo đường vòng cung hẹp, khi dừng hai chân khép, duỗi thẳng, thả lỏng. Người mới học bơi thường không quen với động tác bẻ chân. Vì vậy cần tăng cường động tác này để có cảm giác cơ bắp khi bẻ chân.
- Nằm sấp trên ghế, tập động tác co, bẻ, đạp, khép dừng.Đầu tiên tập chậm và riêng lẻ từng phần động tác, sau đó tập động tác hoàn chỉnh. Khi tập động tác này, có thể nhờ đồng đội giúp đỡ.
Dưới nước 
Bài tập này cần có phao bơi (loại phao trái tim), hoặc huấn luyện viên hỗ trợ.
	Người nằm sấp trên mặt nước, hai cánh tay thẳng, hai bàn tay cầm phía trên phao, mũi nhọn của hình trái tim hướng về hướng tiến, mặt người tập úp vào nước, nín thở. Tiến hành động tác chân: co, bẻ, đạp, khép (khi nào muốn thở thì ngẩng đầu lên thở, thở xong lại úp mặt vào nước nín thở...).
Tập chân Ếch dưới nước
- Co chân: Khi co chân, cẳng chân, bàn chân thả lỏng, dùng sức vừa phải, co chân nhẹ nhàng, cẳng chân nấp sau hình chiếu của đùi để giảm lực cản, làm sao cho động tác co chân tạo ra lực cản nhỏ nhất.
- Xoay bàn chân (bẻ chân): Khi bẻ chân cần bẻ ra ngoài hết cở, phía trong cẳng chân và bàn chân phải đối diện với nước, diện đạp nước phải vuông góc với hướng đạp, gối hơi ép vào trong, lòng bàn chân hướng lên trên.
- Đạp chân: Giai đoạn đạp nước quyết định chủ yếu đến hiệu quả của động tác chân. Khi đạp nước cần chú ý các yếu tố: diện đạp nước lớn, tốc độ đạp nước nhanh, lực đạp nước mạnh thì hiệu quả đạp nước càng lớn.
Chân Ếch khi đạp-duỗi
Chú ý: Co chân, xoay bàn chân và đạp chân là một quá trình liên tục, tránh có độ dừng ở giữa các giai đoạn, co, bẻ, đạp, khép.
- Lướt nước: Sau khi đạp khép, chân cần có độ dừng để lướt nước, không vội thực hiện chu kì sau, không co vào đạp ra liên tục.
Tay bám vào điểm tựa, thân người nằm sấp ngang bằng trong nước, duỗi thẳng khớp động, hai chân thả lỏng duỗi thẳng và khép lại, tập động tác co, bẻ, đạp, khép, dừng.
Trước hết tập động tác riêng lẻ, sau đó tập hoàn chỉnh.
Chú ý: Vai chìm trong nước, căng cơ lưng, cơ lườn, cánh tay đưa gần sắt mặt nước. không được võng lững, ưỡn bụng và để mông chìm quá sâu. Kho co chân cần thả lỏng, co chậm, cẳng chân và bàn chân nằm trong hình chiếu của đùi. Khi bẻ chân cần bể ra ngoài hết cỡ, phía trong cẳng chân và bàn chân phải đối diện với nước, lòng bàn chân hướng lên trên.
Khi đạp khép phải liên hoàn theo hướng ra sau thành hình vòng tròn hẹp, tốc độ tương đối nhanh (gia tốc nhanh dần lên), chân cần khép lạo, thả lỏng và nổi một lát. Sau đó lại làm động tác co chân. Bài tập này có thẻ tập hai người.
– Bài tập chân với thở: Khi đã nắm vững được từng kỹ thuật động tác cơ bản của chân, có thể tập đạp chân kết hợp với thở. Khi kết thúc đạp chân, hai chân duỗi thẳng thì ngẩng đẩu lên thở, sau đó cúi đầu vào nước nín thở, rồi lại tiếp tục co chân. Bài tập này lặp lại nhiều lần.
– Tập đạp lướt chân ếch: Đập vào thành bể hoặc đáy bể để cho thân người lướt nước, sau đó làm động tác chân. Chân chú ý hiệu quả đạp nước và nhịp điệu động tác.
– Tập động tác chân với điểm tựa di động: Bám ván bơi, hai tay duỗi thẳng, mặt úp vào trong nước, tập động tác đạp chân ếch. Có thể kết hợp với động tác thở.
7.2.4. Bài tập tay Ếch
Trên cạn
Bài tập tay Ếch trên cạn
- Người đứng khom về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng ở phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất.
- Hai tay quạt mạnh ra hai bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra hai bên đầu ngước lên, miệng há ra thở.
- Khi hai tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu hai khuỷu tay gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu, cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn.
Dưới nước
Bài tập tay Ếch dưới nước
- Kẹp phao bơi giữa hai đùi (loại phao hình trái tim), hai chân duỗi thẳng ra phía sau, tiến hành bài tập quạt tay ếch, phối hợp với thở. Kết thúc quạt tay ở giai đoạn duỗi tay thì nín thở, tay tì nước từ từ thở ra, tay quạt nước nhô miệng lên khỏi mặt nước hít vào nhanh, sau đó lại úp mặt vào nước nín thở, cứ như vậy động tác lặp đi lặp lại.
7.2.5. Bài tập phối hợp chân - tay - thở 
	 Phối hợp chân - tay - thở là sự phối hợp toàn bộ, hoàn chỉnh kĩ thuật bơi ếch, có thể phối hợp 1 chu kì bơi 1 lần thở hoặc 2 - 3 chu kì bơi 1 lần thở.
- Bài tập trên cạn:
Bài tập phối hợp trên cạn
Đứng cúi người về trước, hai tay duỗi thẳng ra trước, lòng bàn tay úp xuống dưới, tập động tác quạt tay bơi ếch. Khi quạt tay, lòng bàn bay hướng ra hai bên và xuống dưới, xoay khuỷu, dùng sức ôm nước, sau khi nắm được động tác này có thể phối hợp động tác tay với thở sớm. Bắt đầu quạt nước thì ngẩng đầu và hít vào, khi duỗi tay thì cúi đầu nín thở và thở ra.
- Bài tập dưới nước:
Bài tập phối hợp dưới nước
+ Đứng quạt tay dưới nước: Đứng trong nước, mức nước sâu ngang ngực, thân người hơi gập về trước, hai tay duỗi thẳng phía trước, tập động tác quạt tay nhỏ tại chỗ và di động. Tay thể nghiệm áp lực nước.
Mỗi lần quạt nước, hai tay duỗi thẳng khép lại và hơi dừng ở phía trước, chủ yếu thể nghiệm đường quật nước.
+ Tập quạt tay nhỏ khi nằm sấp lướt nước.
+ Phối hợp tay với thở: Lúc đầu đi bộ dưới nước, sau đó nằm sấp lướt nước và tập động tác quạt tay phối hợp với thở, khi bắt đầu quạt tay, ngẩng đầu hít vào (thở sớm) hoặc quạt tay kết thúc thì ngẩng đầu hít vào (thở muộn).
Động tác phối hợp toàn bộ:
+ Lướt nước và tập động tác phối hợp tay chân: Lúc đầu quạt tay một lần rồi đạp chân một lần, để có khái niệm quạt tay trước, đạp chân sau.
+ Phối hợp động tác chân liên tục: Trên cơ sở c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huan_luyen_de_nang_cao_tha.doc