Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Đạo đức Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Đạo đức Lớp 1

Tổ chức giáo dục qua các hoạt động ngoại khoá

Ngoài việc học ở trên lớp nhà trường và giáo viên cần kết hợp tổ chứckỷ niệm các ngày lễ với các hoạt động ngoại khóa như: dã ngoại, tham quan di tích, văn nghệ, thể dục thể thao, làm báo tường, thăm gia đình thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn,. Các hoạt động này nhằm giúp học sinh thực hành những lý thuyết đạo đức, chuyển hóa những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực đạo đức đã học thành lời nói, hành vi theo chuẩn mực đạo đức và được thể hiện trước mắt nhiều người. Những lời nói, hành vi của các em được nhiều người nhận xét đánh giá. Dựa trên nhận xét, đánh giá này, nhà trường, giáo viên sẽ có những biện pháp kịp thời uốn nắn những sai lệch trong học sinh hoặc phát huy những điều tốt, giúp các em rèn luyện, hình thành thói quen đạo đức.

Tóm lại: Để nâng cao hiệu quả giờ dạy tốt Đạo đức lớp 1, đòi hỏi người thầy phải luôn mẫu mực, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,đồng thời phải nắm được mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học, của từng bài học, biết lựa chọn sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nói chung và một tiết dạy Đạo đức nói riêng, dạy học lồng ghép chương trình như Rèn kỹ năng sống; Giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới.

 

docx 13 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 40Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Đạo đức Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành nhiều bài học nhỏ. Mỗi bài học giáo dục một chuẩn mực hành vi đạo đức, kĩ năng sống, góp phần thực hiện mục tiêu (chuẩn đầu ra) của chủ đề. Mỗi bài học được thiết kế để dạy trọn vẹn trong một tiết học. Cấu trúc mỗi bài được thống nhất theo các hoạt động sau:
Khởi động: Hoạt động tạo tâm thế tích cực, khơi gợi sự suy nghĩ, hứng thú của học sinh để vào bài mới. Hình thức khởi động có thể là một trò chơi, một bài hát, một câu chuyện hay một câu hỏi gợi mở,
Khám phá: Bằng tranh ảnh, câu chuyện, tình huống kết nối với kinh nghiệm thực tiễn, học sinh khám phá các chuẩn mực hành vi đạo đức để trả lời cho các câu hỏi: Cần thực hiện chuẩn mực hành vi đó như thế nào? Vì sao phải thực hiện các chuẩn mực hành vi đó? Điều này giúp học sinh thực hiện các chuẩn mực hành vi một cách tự giác hơn.
Luyện tập: Từ những tri thức đã được khám phá, học sinh đi đến các tình huống giả định để nhận xét, phân biệt hành vi nào đúng, hành vi nào sai; đồng tình với hành vi đúng, không đồng tình với hành vi sai. Cao hơn, học sinh được đưa vào các tình huống mở để thảo luận, đề xuất các cách xử lí tình huống khác nhau.
Vận dụng: Học sinh tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới.
* Cuối mỗi bài học đều có Thông điệp: là những chuẩm mực hành vi được cô đọng thành các câu thơ ngắn gọngiúp học sinh dễ ghi nhớ.
* Cấu trúc của bài học luôn đi theo tiến trình nhận thức của học sinh, giúp các em Nhận biết – Thấu hiểu – Tin tưởng – Làm theo.
3. Những điểm cần lưu ý khi dạy mỗi dạng bài trong sách Đạo đức lớp 1.
Sách giáo khoa Đạo đức 1 mới có hai dạng bài:
- Giáo dục đạo đức.
- Giáo dục kĩ năng sống.
Ngoài những điểm chung về cấu trúc bài học, mỗi dạng bài có cách thức tổ chức hoạt động dạy học riêng.
Bài giáo dục đạo đức: Kết quả quan trọng nhất của bài giáo dục đạo đức là giáo dục được hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức các hoạt động để học sinh tự phát hiện tri thức, nhận xét hành vi, xử lí tình huống, liên hệ bản thân, thực hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống. Học sinh được suy nghĩ, được nói, được trao đổi, luyện tập, thực hành, vận dụng tri thức vào cuộc sống nhiều hơn. Qua việc tham gia các hoạt động, tri thức đạo đức sẽ bền vững và hành vi đạo đức sẽ tự giác, thực chất hơn.
Bài giáo dục kĩ năng sống: Trong chương trình Đạo đức tiểu học mới, nội dung Giáo dục kĩ năng sống chiếm bình quân 24%, riêng lớp 1 chiếm 30% nội dung chương trình.
Để dạy học dạng bài Giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả, giáo viên cần:
Chuẩn bị tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học để học sinh thực hành.
Dùng tình huống, việc làm cụ thể, sát thực để minh hoạ cho các kĩ năng.
Dạy quy trình cụ thể để thực hiện một kĩ năng và cho học sinh tập theo quy trình đó, tạo điều kiện cho học sinh luôn được thực hành.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong các bài giáo dục đạo đức.
IV.Phương pháp dạy họcĐạo đức lớp 1 
Phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp 1 rất phong phú, đa dạng. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu:
1.Phương pháp kể chuyện:Dạy – học Đạo đức ở lớp 1 có thể bắt đầu bằng một truyện kể đạo đức, truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong một tình huống cụ thể (thường là gương tốt), để từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, khái quát thành chuẩn mực hành vi đạo đức các em cần nắm và thực hiện. Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh lớp 1. Nó giúp cho bài đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Hiệu quả của phương pháp kể chuyện phụ thuộc vào chất lượng truyện và nghệ thuật kể của giáo viên.
2.Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
3.Phương pháp trò chơi: Là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua việc chơi một trò chơi nào đó.
4.Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
5.Phương pháp động não: Là phương pháp giúp cho học sinh, trong một thời gian ngắn, nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
6.Phương pháp xử lí tình huống:Là xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại trong một tình huống cụ thể và xác định các bước nhằm giải quyết các tình huống do vấn đề đặt ra. Phương pháp giải quyết tình huống sẽ giúp học sinh có khả năng vạch ra những cách thức giải quyết tình huống cụ thể gặp phải trong đời sống hằng ngày.
7.Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Là nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp dạy học mà ở đó học sinh tự nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra. Phương pháp này góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ và tự học, năng lực điều chỉnh hành vi.
Mỗi phương pháp và hình thức dạy – học môn Đạo đức đều có mặt mạnh và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài, từng khâu riêng của tiết học. Vì vậy không quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp và hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài; căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng học sinh mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý và đúng mức.
V. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức lớp 1.
1.Vận dụng phối hợp các phương pháp
Để dạy học đạo đức có hiệu quả, giáo viên nên có sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống với những phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học; phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục; đặc biệt tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: kể chuyện, thảo luận nhóm, tập luyện theo mẫu hành vi, tổ chức trò chơi,Tuỳ từng nhiệm vụ bài học, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Với bài học giáo dục đạo đức, có thể sử dụng phương pháp chủ đạo là kể chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm Với bài học giáo dục kĩ năng sống, có thể sử dụng phương pháp chủ đạo là tập luyện theo mẫu hành vi, tổ chức trò chơi,Đồng thời giáo viên cần phải kết hợp các hình thức học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; học ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài khuôn viên trường. Kết hợp hài hoà giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm và hình thành kĩ năng, hành vi cho học sinh.
VD: Khi dạybài 23: Biết nhận lỗi chúng tôi tiến hành như sau: 
Phần Khởi động:Sử dụng phương pháp kể chuyện để gợi mở vấn đề.
- GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Cái bình hoa” (Phỏng theo Kể chuyện Lê-nin). Sau đóGV đặt câu hỏi gợi mở để HS giải quyết vấn đề: Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
Phần Khám phá:Sử dụng phương pháp thảo luận, động não để HS chia sẻ ý kiến của mình.
- GV treo ba tranh hoặc chiếu hình để HS quan sát, mời HS kể nội dung các bức tranh và cho biết: Em đồng tình với bạn nào? Không đồng tình với bạn nào? Vì sao?
- HS chia sẻ, GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh, tổng kết.
Phần Luyện tập: Ở hoạt động 1 sử dụng phương pháp xử lí tình huống.
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK hoặc treo/chiếu tranh lên bảng để HS đưa ra phương án xử lí khi mình ở trong mỗi tình huống đó.
+ Tình huống 1: Trong giờ học vẽ, chẳng may em làm màu vẽ nước dính vào quần áo đồng phục của bạn.
+ Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, em và các bạn đùa nhau, xô ngã một bạn và
khiến bạn bị đau.
- GV mời HS phát biểu và khen ngợi HS có cách xử lí đúng. GV có thể cho HS đóng vai để xử lí tình huống.
Ở hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2để HS chia sẻ, rèn luyện kĩ năng nói.
- GV nêu yêu cầu: Em nhớ lại và chia sẻ với bạn: Em đã từng mắc lỗi với ai chưa? Em đã làm gì để nhận lỗi và sửa lỗi.
Phần Vận dụng: Ở hoạt động 2 sử dụng phương pháp đóng vai để rèn luyện cho HS thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi.
2. Chú trọng tổ chức hoạt động cho học sinh
Cần tăng cường tổ chức các hoạt động để học sinh phân tích, khai thác thông tin, khám phá tri thức, lựa chọn hành vi, chia sẻ ý kiến xử lí tình huống thực tiễn đa dạng, gần gũi với đời sống thực của học sinh. Giáo viên không nên giảng giải quá nhiều mà cần đóng vai người tổ chức, gợi mở, khích lệ, lắng nghe và định hướng cho học sinh. Điều này giúp cho giờ Đạo đức sinh động, hấp dẫn và đạt được hiệu quả cao hơn trong việc phát triển năng lực của học sinh.
VD:Trong bài 7: “Quan tâm chăm sóc ông bà”
Trong phần vận dụng: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.GV đưa ra tình huống.
+ Tình huống 1: Bà bị ốm, em làm gì để chăm sóc bà?
+ Tình huống 2: Khi ở xa ông bà, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với ông bà?
- GV tổ chức choHS đóng vai xử lí tình huống. Nhóm 1, 2: tình huống 1; nhóm 3, 4: tình huống 2.
- Đai diện 2 nhóm nên trình bày 2 tình huống.
- Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét. Từ đó HS rút ra bài học cho mình và nhận ra những việc mình cần làm để quan tâm chăm sóc ông bà.
3. Chú ý hình thành các kĩ năng cho học sinh
Việc sử dụng các phương pháp dạy học cần hướng tới hình thành, rèn luyện các kĩ năng mềm cho học sinh:
Kĩ năng tự nhận thức bản thân;
Kĩ năng lắng nghe, chia sẻ;
Kĩ năng thuyết trình;
Kĩ năng biểu cảm;
Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm;
Kĩ năng ra quyết định
4.Sử dụng hiệu quả đồ dùng, phương tiện dạy học
Để hỗ trợ cho việc vận dụng phương pháp có hiệu quả cao hơn, giúp học sinh học tập môn Đạo đức thuận lợi và có hứng thú hơn, cần sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học như: Tranh ảnh, máy chiếu, video clip, thẻ học tập, sticker mặt cười mặt mếu, phiếu thảo luận nhóm,Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải nhịp nhàng, linh hoạt, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học.
Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng trong sự thành công trong một tiết dạy. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học phù hợp với từng hoạt động của từng bài.
5. Giáo dục đạo đức qua các môn học khác
	Ở trên lớp, giáo viên khôn

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_mon_dao_duc_lop_1.docx