Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán

Sau khi đã phân tích được rõ ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp thì sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp với học sinh và đi sâu trọng tâm vào phương pháp phù hợp đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn. Khi đó giúp các em hiểu bài kỹ và càng làm tăng tính hứng thú, sự say mê trong học tập. Qua thực tế đã làm và qua 2 ví dụ đã phân tích tôi nhận thấy trong các yếu tố: Phương pháp dạy học, SGK, SBT, sách tham khảo, nâng cao, các phương tiện thiết bị, yếu tố học sinh, cơ sở vật chất,. thì phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng vùng, miền, nhất là vùng đặc biệt khó khăn là quan trọng nhất. Nó đóng góp vào sự thành công trong lĩnh vực giáo dục, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong trường, huyện, tỉnh và quốc gia.

doc 17 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 7880Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u khó khăn, đặc biệt là học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Thông qua cuộc khảo sát nhanh với câu hỏi: “Trong các môn học các em thích môn nào nhất?” đa số các em đều trả lời: “Em thích nhất môn toán, nhưng môn toán khó lắm”. Chính vì vậy nên số lượng học sinh học giỏi môn toán là rất ít, kết quả trong các kì thi học sinh giỏi toán các cấp không cao. 
Tuy nhiên để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm đó thì mỗi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, tình nguyện hiến dâng trí tuệ, công sức nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn, những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng hoàn cảnh, từng vùng và từng miền. Và để phát huy được hết khả năng của học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn trong quá trình học và học giỏi toán trong khi đó đồng hành cùng các em chỉ là một quyển vở ghi, một cái bút và không có một tài liệu gì hay một cuốn tham khảo hoặc nâng cao nào ngoài sách giáo khoa, sách bài tập, thì “phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán” đóng vai trò quyết định nên sự thành công của mỗi học sinh.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
	 Phạm vi áp dụng của đề tài “phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán” dùng cho bộ môn Toán cấp THCS, đề tài đi sâu vào phân tích khi giải một bài toán thì chọn phương pháp giải nào cho phù hợp với từng học sinh, từng vùng miền (đặc biệt là dành cho vùng đặc biệt khó khăn) để đạt kết quả cao nhất.
	Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
4. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài giải quyết được hai khó khăn trong quá trình công tác: 
*) Đề tài được áp dụng đã phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học môn Toán, được thể hiện khi thực hiện đề tài thì 100% các em học sinh được chọn tham gia đầy đủ khi được trưng tập (kể cả ngày lễ, tết, chủ nhật ) và thể hiện trong tinh thần hăng say trong khi làm việc (có thời điểm các em hăng say học kéo dài từ 14h00 đến 18h30)
*) Đề tài đã khắc phục được khó khăn đó là khi áp dụng phương pháp phù hợp cho một bài toán thì các em đã hiểu được bản chất của bài toán và có khả năng áp dụng giải được một bài tập khác tương tự như bài đã hướng dẫn.
	Cá nhân tôi viết đề tài với mục đích trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để phương pháp được vận dụng cho các trường khác.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đề tài mong muốn đóng góp một điểm mới về lí luận mà nhiều thầy cô trực tiếp giảng dạy còn đang băn khoăn đó là giúp các thầy cô trả lời được một câu hỏi còn nhiều tranh cãi “Học sinh học yếu, học giỏi là tại đâu?” bên cạnh đó cũng đóng góp về mặt thực tế đó là nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn đặc biệt là môn toán cho Trường, Huyện, Tỉnh và cho Quốc gia.
Những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu đó là giúp các em học sinh vùng khó khăn nhận thức được “Học không bao giờ là đủ.” Giúp các em có kỹ năng và phương pháp giải 1 bài toán khó, phù hợp với khả năng của bản thân.
	Đề tài được thực hiện đã khẳng định tính thực tiễn của vấn đề đó là cùng là học sinh vùng khó khăn (VD: THCS Sùng Phài, THCS Khun Há) cùng bài toán có lời giải chi tiết, nhưng kết quả được phản ánh qua kì thi “Học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay” cấp huyện như các trường đã lấy ví dụ ở trên không có học sinh đạt giải, điều này chứng tỏ việc chọn phương pháp dạy chưa phù hợp với học sinh, nên các em chưa hiểu bản chất của bài toán và không áp dụng giải tương tự được.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Cũng như trình bày ở trên việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở một trường nằm trên địa bàn xã thuộc vùng 135 của huyện miền núi là rất cần thiết.
Công việc này nói thì đơn giản nhưng thực hiện tốt ở trường vùng khó của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu là rất kì công đối với mỗi giáo viên dạy toán, bồi dưỡng học sinh giỏi toán. Vì dân cư trên địa bàn tỉnh chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn việc quan tâm đến việc học tập của con cái trong gia đình rất ít. Hơn nữa số lượng học sinh yêu thích say mê học toán là rất nhỏ. Kinh nghiệm cũng như phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học nói chung đều rất non yếu, đặc biệt là bộ môn toán.
Trong giai đoạn hiện nay nước ta cần rất nhiều nhân tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Học giỏi môn toán là chìa khoá để mỗi học sinh trở thành những nhân tài chất lượng cho quốc gia. Hiện nay phương pháp dạy học đóng vai trò rất quan trọng , phương pháp dạy học phù hợp sẽ giúp học sinh nắm bắt nhanh chóng kiến thức, hơn thế nữa nếu học sinh nắm bắt được phương pháp học thì học sinh sẽ hiểu được bản chất của vấn đề, rút ngắn được thời gian học tập và có thời gian để nghiên cứu các tài liệu nâng cao và việc tự học hiện nay ta cần khuyến khích nhiều hơn.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1) Thực trạng về cấp quản lý
	*) Ưu điểm
	- Đã quan tâm vào công tác phát triển mũi nhọn.
	- Có sự phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên trực tiếp giảng dạy, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện của giáo viên.
	- Động viên tinh thần cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên thực hiện nhiệm vụ.
	*) Hạn chế
- Khi phân công nhiệm vụ thì chưa xác định một chiến lược lâu dài, đó là 1 năm, 2 năm thậm trí là cả 4 năm học trung học cơ sở của 1 học sinh được thể hiện khi phân công nhiệm vụ kèm theo một lời nhắc nhở: “Nếu năm nay không có kết quả, thì sang năm chuyển cho người khác ôn”
- Sự phân công nhiệm vụ chưa thực sự hợp lí, đó là giáo viên giảng dạy lớp nào thì phải ôn luyện cho HS của lớp đó, khi sang một năm học mới thay đổi nhiệm vụ giảng dạy thì đồng thời thay đổi nhiệm vụ ôn luyện dẫn đến quá trình ôn của HS không liên tục về kiến thức và không thống nhất phương pháp dẫn đến chất lượng ôn luyện còn thấp. Cũng chính từ sự phân công không hợp lý đó đã làm giảm bớt phần nhiệt tình và trách nhiệm của mỗi giáo viên mà tôi thấy được trong câu trả lời nửa đùa, nửa thật kèm với thái độ không hài lòng của giáo viên đã từng ôn luyện: “Ôn làm gì nhiều, tốn công sức vì học sinh học tiếp thu chậm. Mà chắc gì sang năm đã được ôn tiếp...”
2.2) Thực trạng về giáo viên
	*) Ưu điểm
- Được đào tạo về chuyên môn cơ bản, có sức khỏe, sức trẻ, có lòng nhiệt tình trong mọi công việc. Luôn luôn học tập trau dồi tri thức, nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục
- Trong quá trình giảng dạy, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng phần lớn các thầy cô giáo đều đặt chữ “tâm” lên hàng đầu, đây là một trong những thuận lợi góp phần vào sự thành công của ngành giáo dục.
	- Có sự đầu tư vào nghiên cứu khi được giao nhiệm vụ.
	*) Hạn chế
- Một số giáo viên không có tâm huyết, chưa tập trung vào công tác chuyên môn nên kiến thức về ôn luyện học sinh giỏi còn hạn chế. 
- Chưa tìm hiểu, phân tích và lựa chọn được phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh thuộc vùng miền đặc biệt khó khăn.
2.3) Thực trạng về học sinh 
	*) Ưu điểm
	- Các em HS ngoan, cần cù chịu khó.
- Có trách nhiệm với việc học tập, trong quá trình học tập hăng say phát biểu, đóng góp lên sự thành công của bài giảng.
	- Có ý thức vươn lên trong học tập, từng bước yêu thích các môn học đặc biệt là môn Toán.
*) Hạn chế
	- Kiến thức cơ bản về môn Toán còn rất nhiều hạn chế
- Đời sống kinh tế của học sinh còn nhiều khó khăn về cả vật chất và tinh thần, không có bất kỳ một tài liệu học tập nào ngoài SGK và SBT.
- Phần lớn các bậc phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em mình, thậm chí còn không biết con mình học lớp bao nhiêu.
2.4) Thực trạng về cơ sở vật chất
	*) Ưu điểm:
	- Có đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho lớp học
	- Có các phương tiện phục vụ cho mục đích giảng dạy , VD: Bảng từ, máy chiếu, máy tính.
*) Hạn chế
	- Thiếu tái liệu và sách tham khảo.
	- Một số học sinh không có đủ kinh phí mua đồ dùng cá nhân phục vụ cho mục đích ôn tập.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
	Dựa trên thực trạng của vấn đề tôi đã đưa ra các biện pháp để phát huy những ưu điểm và khắc phục những điểm yếu cụ thể như sau:
3.1) Biện pháp tham mưu với cấp quản lý
	Tham mưu với ban giám hiệu về sự phân công công tác, phân công giáo viên bồi dưỡng ôn luyện theo khóa học. Từ đó giúp các thầy cô được phân công giáo viên bồi dưỡng ôn luyện nắm bắt được tình hình của học sinh và không bị gián đoạn về thời gian và kiến thức. Khi đó mỗi em học sinh có thể được ôn luyện trong cả 4 năm học THCS, qua đó cũng góp phần nhỏ làm tăng lòng nhiệt tình và trách nhiệm của mỗi thầy cô được giao nhiệm vụ.
	Tham mưu về phân bổ thời gian ôn luyện gần như kéo dài và liên tục trong cả năm học. Vấn đề này đã góp phần lôi cuốn các thầy cô vào việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn một cách thường xuyên và rất có hiệu quả. VD: Trong quá trình ôn luyện thường xuyên, chỉ cần có 1 học sinh hỏi: “Thưa thầy, bài này làm như thế nào?” Như vậy chắc chắn các thầy cô phải suy nghĩ tìm tòi, hiểu bản chất để trả lời cho học sinh. Những câu hỏi như vậy thì gần như không xuất hiện trong các tiết học bình thường, mà nếu xuất hiện thì các thầy cô gần như không cần động não suy nghĩ cũng trả lời được học sinh, chính vì trách nhiệm và nghĩa vụ đó đối với học sinh đã đặt các thầy cô giáo vào tình thế tự giác học tập, nghiên cứu. Qua đó giúp các thầy cô rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn một cách thường xuyên và liên tục.
3.2) Biện pháp với giáo viên
	Mỗi một giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giao lưu học hỏi, tìm ra một phương pháp thích hợp cho từng học sinh, từng bài học.
Ví dụ1: Giải một bài toán ôn học sinh giỏi “Giải toán trên máy tính cầm tay”
Bài toán: Tìm UCLN và BCNN của 2419580247 và 3802197531
Cách 1: 
Ghi vào màn hình : và ấn =, màn hình hiện 
ƯCLN: 2419580247 : 7 = 345654321
Cách 2: 
Sử dụng thuật toán “Euclide” :
Lấy: 3802197531 : 2419580247 = 1 dư 1382617284
Lấy: 2419580247 : 1382617284 = 1 dư 1036962963
Lấy: 1382617284 : 1036962963 = 1 dư 345654321
Lấy: 1036962963 : 345654321 = 3 dư 0
Vậy ƯCLN là: 345654321
*) Phân tích:
Cách 1: 
+) Ưu điểm: Lợi dụng sự tối giản phân số trên máy tính, thu được phân số tối giản, cách làm đơn giản, cho kết quả nhanh, chính xác, chỉ áp dụng được cho trường hợp ước chung lớn nhất là số lớn.
+) Nhược điểm: Khi ước chung lớn nhất là số nhỏ, kết quả phân số tối giản vẫn còn 10 chữ số trở lên thì máy không hiển thị kết quả ở dạng phân số, lúc đó bài toán sẽ không giải được nữa. Với cách làm này học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn sẽ không hiểu bản chất của thuật toán.
Cách 2: 
+) Ưu điểm:Sử dụng thuật toán “ơclit” luôn giải được với bất kỳ số nào, kết quả chính xác, học sinh hiểu bản chất, rút ra được tổng quát có thể vận dụng tương tự trong mọi trường hợp.
+) Nhược điểm:Mất nhiều thời gian hơn cách 1.
Kết luận: Với ví dụ 1, đối với học sinh vùng khó khăn phải sử dụng cách 2 mới có hiệu quả.
Ví dụ 2: Tìm giá trị của các biểu thức sau và chỉ biểu diễn kết quả dưới dạng phân số: (Một bài thi HSG giải toán trên máy tính cầm tay) 
Lời giải: 
Cách1:
Ấn trực tiếp trên máy tính sử dụng chức năng nhớ tạm trên máy tính bằng phím 
*) Quy trình ấn:
 (kết quả)
Kết quả: 
Cách2:
Viết thêm ngoặc để máy tính hiểu là mẫu là 1 đa thức.
*) Quy trình ấn:
 (Kết quả)
Kết quả: 
 *) Phân tích:
Cách 1: 
+) Ưu điểm: Thực hiện được luôn, nhanh, tiết kiệm thời gian
+) Hạn chế: Trong quá trình ấn, phải ấn ít nhất 2 lần tương tự nhau để kiểm tra kết quả. Ví dụ: chỉ cần ấn sơ xuất ấn 2 lần dấu bằng liên tục sẽ cho kết quả sai. Mặt khác với học sinh vùng đặc biệt khó khăn, học sinh chưa nhuần nhuyễn nên hay mắc phải “không nhớ được là đã ấn dấu bằng hay chưa?”
Cách 2: 
+) Ưu điểm: Không bị nhầm lẫn về dấu bằng, luôn kiểm tra lại được quy trình trên máy khi đã thực hiện. Với cách làm này chỉ cần thực hiện 1 lần và kiểm tra lại được quy trình khi đã có kết quả.
+) Hạn chế: Mất thời gian hơn, khi viết lại biểu thức chứa ngoặc.
 Kết luận: Với ví dụ 2, đối với học sinh vùng khó khăn phải sử dụng cách 2 mới có hiệu quả.
Tiểu kết: Sau khi đã phân tích được rõ ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp thì sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp với học sinh và đi sâu trọng tâm vào phương pháp phù hợp đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn. Khi đó giúp các em hiểu bài kỹ và càng làm tăng tính hứng thú, sự say mê trong học tập. Qua thực tế đã làm và qua 2 ví dụ đã phân tích tôi nhận thấy trong các yếu tố: Phương pháp dạy học, SGK, SBT, sách tham khảo, nâng cao, các phương tiện thiết bị, yếu tố học sinh, cơ sở vật chất,... thì phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng vùng, miền, nhất là vùng đặc biệt khó khăn là quan trọng nhất. Nó đóng góp vào sự thành công trong lĩnh vực giáo dục, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong trường, huyện, tỉnh và quốc gia.
Mỗi thầy cô phải chuẩn bị một kho tàng kiến thức chu đáo thông qua các loại sách tham khảo, các nguồn thông tin từ báo chí, internet...
Khi tiến hành ôn tập phải trọng tâm vào phương pháp học nhóm, lấy người học làm trung tâm, tích cực sử dụng nhân tố học sinh tham gia vào quá trình dạy học, tránh các phương pháp hàm lâm như thuyết trình hoặc yêu cầu các em tự nghiên cứu lời giải, để phó mặc cho học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. 
Ví dụ: Trong một lớp học, ít nhất cũng có 1 học sinh hiểu bài số còn lại là chưa hiểu, khi đó chúng ta phải sử dụng học sinh đó thay giáo viên để giảng giải cho những học sinh chưa hiểu và giáo viên có trách nhiệm giúp đỡ học sinh đó diễn đạt lưu loát về bản chất của bài toán trước các em học sinh khác. Điều này chính đã giúp em học sinh đó đạt được mục đích học tập. 
	Khi đó lên kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn, từng chủ đề, việc làm này đã giúp các thầy cô có một hệ thống kiến thức xuyên suốt trương trình THCS, bên cạnh đó kế hoạch ôn thi này sẽ được bổ xung hàng năm để mang lại cho học sinh một kho tàng kiến thức đủ lớn, đủ tự tin làm hành trang tốt bước vào cấp trung học phổ thông. Mặt khác, khi lập kế hoạch ôn được chu đáo, sẽ giúp các thầy cô tránh được việc không dạy hết các mảng tri thức. ví dụ cho kế hoạch ôn thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính năm học 2010 – 2100. 
VD: Một kế hoạch ôn tập
Tháng
Nội dung kiến thức
Tuần
Nội dung cụ thể
Kết quả
Nhận xét
Tháng 9/2010
Chuyên đề 1: Rèn kỹ năng tính toán.
Tuần 1
Làm quen với máy tính cầm tay
-Đạt 25/30 HS
-Phương pháp chưa phù hợp với HS khối 6
Tuần 2
Làm các bài toán cơ bản
Tuần 3
Áp dụng các bài toán cơ bản để nâng cao
Tuần 4
Kiểm tra đánh giá, bổ xung những kiến thức còn thiếu và yếu.
3.3) Biện pháp đối với học sinh
	Tham mưu với gia đình để các em có 1 khoảng thời gian cho công việc học tập, nguồn kinh phí nho nhỏ nếu cần thiết (VD: ôn thi học sinh giỏi toán trên máy tính thì mỗi em phải có 1 chiếc máy tính, đồ dùng học tập...)
	Tăng thời gian và thời lượng ôn tập khi các em chưa đạt được mục đích học tập, tranh thủ khoảng thời gian ra chơi hàng ngày để hướng dẫn cho các em học sinh có nhu cầu hỏi phần bài tập được giao về nhà nếu như em đó chưa hiểu.
Khi các em được ôn luyện thường xuyên và liên tục đã phần nào bổ xung các kiến thức cơ bản mà các em còn thiếu và yếu. Từ đó giúp các em hiểu bản chất của vấn đề và làm tăng tinh thần học tập của các em.
Giao những nhiệm vụ vừa sức bằng các bài toán tương tự để các em rèn luyện thêm khi ở nhà.
Chia các học sinh thành những nhóm nhỏ, bầu ra nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng có trách nhiệm hướng dẫn các thành viên trong nhóm đạt được mục đích học tập.
3.4) Biện pháp đối với cơ sở vật chất
	Hỗ trợ kinh phí cho các em trong quá trình bồi dưỡng và ôn luyện (cấp phát không thu tiền mỗi em 1 bộ tài liệu để ôn luyện, với các em quá khó khăn không chuẩn bị được máy tính bỏ túi thì huy động mượn của các thầy cô ở trong trường giúp các em...)
	Giáo viên đầu tư kinh phí mua tài liệu nhằm phục vụ tốt hơn cho mục đích giảng dạy.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với các biện pháp đã nêu kết quả thu được như sau
	Khảo sát trước khi tiến hành đề tài (ngày 25/08/2010)
Stt
Khối
Số HS t.gia
Số HS đạt
Lý do
G.chú
1
Khối 6
6
0 (0%)
Chưa bồi dưỡng
2
Khối 7
10
3 (38%)
Đã bồi dưỡng năm trước
3
Khối 8
10
0 (0%)
Chưa bồi dưỡng
4
Khối 9
6
0 (0%)
Chưa bồi dưỡng
	Kết quả: Cấp trường (ngày 10/10/2010)
Stt
Khối
Số HS t.gia
Số HS đạt
Lý do
G.chú
1
Khối 6
6
0 (0%)
Không tổ chức thi khối 6
2
Khối 7
10
8 (80%)
3
Khối 8
10
6 (60%)
4
Khối 9
6
4 (67%)
	Kết quả: Cấp huyện (ngày 21/10/2010)
Stt
Khối
Số HS t.gia
Số HS đạt
Lý do
G.chú
1
Khối 7
8
1 (12%)
Các chuyên đề ôn và thời gian còn hạn chế
2
Khối 8
6
1 (17%)
3
Khối 9
4
1 (25%)
Trên là kết quả các em học sinh trực tiếp tham gia lấy số liệu khảo sát của đề tài năm học 2010 – 2011, tuy nhiên với phương pháp của đề tài đã được áp dụng từ những năm học trước và có kết quẩ cụ thể như sau:
CẤP HUYỆN
Năm học 2009 - 2010
1 HS đạt giải nhì (khối 9)
1 HS đạt giải ba (khối 9)
Năm học 2010 - 2011
1 HS đạt giải khuyến khích (khối 9)
1 HS đạt giải khuyến khích (khối 8)
1 HS đạt giải khuyến khích (khối 7)
CẤP TỈNH
Năm học 2009 - 2010
1 HS đạt giải khuyến khích (khối 9)
Năm học 2010 - 2011
1 HS đạt giải ba (khối 9)
2 HS đạt giải khuyến khích (khối 9)
CẤP QUỐC GIA
Năm học 2010 - 2011
1 HS đạt giải ba (khối 9)
1 HS đạt giải khuyến khích (khối 9)
1 HS đạt giải khuyến khích (khối 8)
Sau khi áp dụng đề tài nhiều em em học sinh đã có ý thức vươn lên trong học tập và có ý thức tự học cao đặc biệt là trong môn toán đã có nhiều em học tốt học giỏi nhất là học sinh dân tộc ít người cũng có rất nhiều em đạt giải trong kì thi các cấp góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học của huyện nhà
	PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán THCS ta cần tránh những điều sau:
Không đưa ra được phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng vùng, từng miền.
Không thường xuyên bồi dưỡng, bồi dưỡng không có hệ thống.
Không tạo ra được hứng thú say mê học toán, không khuyến khích được tinh thần tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
Không định hướng được nội dung cơ bản, không xây dựng được một hệ thống lí thuyết, bài tập và phương pháp dạy từng loại bài, dạng bài.
Nóng vội không kiên trì trong quá trình bồi dưỡng.
Không hiểu được tâm lí, sở trường, sở đoản của học sinh và thiếu nhiệt huyết.
2. Ý nghĩa của SKKN
	Phương pháp bồi dưỡng HSG mang lại ý nghĩa rất lớn với cá nhân tôi, giúp định hướng được việc cần làm đối với công tác giáo dục của mỗi địa phương, giúp loại bỏ được quan điểm đổ tội “THCS đổ tội cho cấp tiểu học, cấp tiểu học đổ tội cho cấp mầm nom ”
Để có được hệ thống bài tập, lí thuyết trọng tâm, phù hợp với chương trình toán THCS vừa phát huy được tính sáng tạo của học sinh thì người giáo viên bồi dưỡng phải mất rất nhiều công sức và chất sám. Huyện ta, tỉnh ta còn nghèo, cần rất nhiều nhân tài do đó mỗi giáo viên chúng ta cần không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học đó là bồi dưỡng học sinh giỏi do đó mỗi giáo viên ôn luyện cần nhiệt tình ại khó ngại khổ trong quá trình bồi dưỡng.
3. Khả năng ứng dụng, triển khai
	Đề tài là bước đầu tiên giúp mỗi thầy cô giáo có định hướng nhất định, say mê học tập nghiên cứu để tìm ra một hướng đi thích hợp nhất cho đối tượng vùng miền, do đó đề tài có khả năng ứng dụng cho các trường THCS trong toàn huyện nhất là các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Thông qua việc áp dụng đề tài tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt về kết quả như sau: Trường THCS hồ thầu thược vùng 135 của huyện, tuy nhiên trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện 2 năm trở lại đây đã có chuyển biến rõ rệt, chất lượng mũi nhọn ngày 1 tăng (dẫn chứng: IV. Hiệu quả của SKKN)
	Khả năng phát triển của đề tài, huy động tối đa các thầy cô giáo tập trung ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, từ đó rút ra những phương pháp tối ưu hơn nữa, đề nhằm xây dựng một cuốn tài liệu về phương pháp giải các bài toán phù hợp với đối tượng học sinh ở vùng khó khăn, để đưa phong trào giáo dục của huyện ngày một đi lên.
4. Những kiến nghị, đề xuất
	4.1 Ban giám hiệu: 
Phân công chuyên môn “ôn tập, bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi” được khoa học, phát huy tối đa được chữ “tâm” trong các thầy cô giáo trực t

Tài liệu đính kèm:

  • docPhuong phap boi duong HSG (mau sang kien kinh nghiem 2011).doc.doc