Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao

CÁCH CHƠI :

 Các cháu vừa đi vừa đọc bài đồng dao , và thực hiện theo lời bài đồng dao . Có thể phân từng nhóm cho trẻ chơi , đây là một trò chơi rất thu hút trẻ .

 

  DUNG DĂNG DUNG DẺ

 Dung dăng dung dẻ

 Dắt trẻ đi chơi

 Đến hỏi ông trời

 Xin vài cái bánh

 Gặp xe thì tránh

 Đội mũ trên đầu

 Đi chậm đi mau

 Lâu lâu lại ngồi !

 CÁCH CHƠI :

 Các cháu cùng nắm tay , vừa đi vừa đung đưa theo nhịp bài đồng dao . Đến câu “ lâu lâu lại ngồi” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát , rồi lại đứng dậy vừa đi vừa đọc tiếp bài đồng dao .

 

  DUNG DĂNG DUNG DẺ

 Dung dăng dung dẻ

 Dắt trẻ đi chơi

 Đến chỗ mát trời

 Chớ nên bỏ phí

 Thở làn không khí

 Vừa sạch vừa trong

 Em thấy mát lòng

 Thân càng mạnh mẽ .

 Dung dăng dung dẻ

 Dắt trẻ đi chơi

 Đến chỗ đông người

 Nếu không nhìn kỹ

 Người ta vô ý

 Chân dẫm phải chân

 Đau đớn vô cùng

 Còn chi vui vẻ !

 Dung dăng dung dẻ

 Dắt trẻ đi chơi

 Những buổi đẹp trời

 Tìm nơi râm mát

 Cùng nhau ca hát

 Cất tiếng cười vang

 Nhảy múa nhịp nhàng

 Cho lòng tươi trẻ .

 

doc 8 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1332Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm:
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
 CHO TRẺ THÔNG QUA CÁC 
 BÀI ĐỒNG DAO 
Giáo viên: Trần Thị Diễm Châu
Trường MGTH TW3
LỜI MỞ ĐẦU
 ­­­­­­
 Hiện nay , phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dạy trẻ của các trường mầm non . Đặc biệt đó chính là vai trò của người giáo viên hướng dẫn trẻ như thế nào để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt ? 
 Ta thấy trẻ nhỏ thường phát âm không chính xác ( chẳng hạn như : lá – ná , cá rô – cá gô , . ) . Việc trẻ phát âm không đúng của trẻ chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt , chưa nhạy cảm và chưa chính xác , trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói cho phù hợp với nội dung nói .
 Vì vậy , để trẻ phát âm đúng cần phải được luyện tập thường xuyên , mọi lúc mọi nơi , và thời gian lâu dài . Trong quá trình công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ , sau một thời gian cho trẻ làm quen với các bài đồng dao, em thấy việc cho trẻ đọc các bài đồng dao kết hợp với các trò chơi đơn giản có tác dụng rất tốt cho việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ . Bởi vì nó có tính chất thi đua , bắt chước để kích thích trẻ luyện tập tốt .
 Sau đây , em xin giới thiệu một số bài đồng dao được viết lời mới và một số trò chơi kèm theo mỗi bài đồng dao .
 &&››&&
CÁC BÀI ĐỒNG DAO
  CHI CHI CHÀNH CHÀNH 
 Chi chi chành chành 
 Nhớ rút cho nhanh 
 Tay xoè ngón đặt 
 Miệng đặt mắt nhìn 
 Đi trốn đi tìm 
 Ú tim oà ập ! 
 CHI CHI CHÀNH CHÀNH 
 Chi chi chành chành
 Chim oanh học nói 
 Khỉ già múa rối
 Chó sói đuổi bò 
 Rùa nhảy khỏi hồ 
 Bắt cò ăn thịt 
 Sáo nằm gốc mít 
 Khóc mẹ hu hu ! 
 CÁCH CHƠI : 
 Một trẻ xoè tay ra , các bạn giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó , tất cả cùng đọc bài “chi chi chành chành” . Đến chữ “hu hu”, “ập” trẻ nắm tay lại thật nhanh , còn các bạn thì rút tay thật nhanh , ai rút không kịp thì phai xoè tay cho người khác chơi . 
 ¯¯¯¯¯
 ‚ BỊT MẮT BẮT DÊ
 Một bầy trẻ nhỏ 
 Bịt mắt bắt dê 
 Dê vấp bờ hè 
 Ngã kềnh bốn vó 
 Mọi người cười rộ 
 Cố đuổi vòng quanh 
 Dê chạy thật nhanh 
 Túm ngay một chú . 
 CÁCH CHƠI :
 Mời 2 trẻ lên chơi “ oẳn tù tì” , người thua sẽ bị bịt mắt đi tìm dê , người thắng làm dê . 
 Các bạn đứng bên ngoài cổ vũ , người bị bịt mắt sẽ đi theo tiếng trống lắc của người làm dê để bắt bạn . Cả hai không được chạy ra khỏi vòng tròn . Có thể cùng một lúc cho nhiều trẻ làm dê con và 1 trẻ bị bịt mắt .
 ¯¯¯¯¯
 ƒ CẶP KÈ 
 Cặp kè 
 An muối mè 
 Ngồi xuống đất 
 Ăn rau muống 
 Đứng lên 
 CÁCH CHƠI : 
 Các cháu vừa đi vừa đọc bài đồng dao , và thực hiện theo lời bài đồng dao . Có thể phân từng nhóm cho trẻ chơi , đây là một trò chơi rất thu hút trẻ . 
 ¯¯¯¯¯
 „ DUNG DĂNG DUNG DẺ 
 Dung dăng dung dẻ 
 Dắt trẻ đi chơi 
 Đến hỏi ông trời 
 Xin vài cái bánh 
 Gặp xe thì tránh 
 Đội mũ trên đầu 
 Đi chậm đi mau 
 Lâu lâu lại ngồi ! 
 CÁCH CHƠI :
 Các cháu cùng nắm tay , vừa đi vừa đung đưa theo nhịp bài đồng dao . Đến câu “ lâu lâu lại ngồi” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát , rồi lại đứng dậy vừa đi vừa đọc tiếp bài đồng dao . 
 ¯¯¯¯¯
 … DUNG DĂNG DUNG DẺ 
 Dung dăng dung dẻ 
 Dắt trẻ đi chơi 
 Đến chỗ mát trời 
 Chớ nên bỏ phí 
 Thở làn không khí 
 Vừa sạch vừa trong 
 Em thấy mát lòng 
 Thân càng mạnh mẽ .
 Dung dăng dung dẻ 
 Dắt trẻ đi chơi 
 Đến chỗ đông người 
 Nếu không nhìn kỹ 
 Người ta vô ý 
 Chân dẫm phải chân 
 Đau đớn vô cùng 
 Còn chi vui vẻ ! 
 Dung dăng dung dẻ 
 Dắt trẻ đi chơi 
 Những buổi đẹp trời 
 Tìm nơi râm mát 
 Cùng nhau ca hát 
 Cất tiếng cười vang 
 Nhảy múa nhịp nhàng 
 Cho lòng tươi trẻ . 
 ¯¯¯¯¯
 † NU NA NU NỐNG 
 Nu na nu nống 
 Một hồ nước trong 
 Sao không rửa chân 
 Cho trắng cho xinh 
 Đi thi chân đẹp 
 Chân ai sạch sẽ 
 Gót đỏ hồng hào 
 Được vào đánh trống 
 Tùng tùng tùng tùng ! 
 CÁCH CHƠI : 
 Tất cả trẻ ngồi vòng tròn , đưa 2 chân ra phía trước vừa đọc bài đồng dao vừa nhịp chân theo lời bài đồng dao . đến chữ ‘ tùng tùng ” thì trẻ giả bộ lấy 2 tay làm dùi đánh vào chân . 
 ¯¯¯¯¯
 ‡ RỒNG RẮN 
 Rồng rắn đi chơi 
 Vừa hát vừa cười 
 Đến thăm thầy thuốc 
 Đếm chân mà bước 
 Thong thả mà đi 
 Tay chống chân quỳ 
 Hỏi cho thật lớn : 
 Thầy thuốc có nhà không ? 
 CÁCH CHƠI : 
Một trẻ làm chủ nhà , tất cả trẻ còn lại nắm lấy đuôi nhau đi thành vòng tròn đến nhà thầy thuốc . Đến câu : “ thầy thuốc có nhà không ?” thì chủ nhà trả lời theo ý của mình “có” hoặc “ không” , nếu “không” thì đi tiếp , nếu “có” thì hỏi chủ nhà muốn lấy khúc nào “đuôi”, “giữa” hay “cuối”, tất cả trẻ phải bảo vệ bạn ở nơi mà thầy thuốc muốn bắt . Trẻ nào bị bắt được thì lên làm thầy thuốc và chơi tiếp . 
 ¯¯¯¯¯
 ˆ TẬP TẦM VÔNG
 Tập tầm vông 
 Tay đàng đông 
 Tay đàng tây 
 Tay nào mây 
 Tay nào gió 
 Tập tầm vó !
 Tay nào có 
 Tay nào không
 Tay nào phồng 
 Tay nào đẹp ? 
 CÁCH CHƠI :
 Trẻ vừa đọc bài đồng dao vừa đưa tay theo nhịp bài đồng dao . Trò chơi này cũng có tác dụng rèn cơ tay cho trẻ . GV có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như : thay đổi bằng chân , làm nhiều kiểu tay , .
 ¯¯¯¯¯
 ‰THẢ ĐỈA
 Thả đải ba ba 
 Làm ngỗng , làm gà 
 Làm voi , làm gấu 
 Làm anh cá sấu 
 Làm chị ễnh ương 
 Làm bác linh dương 
 Cùng chạy bốn phương . 
 CÁCH CHƠI :
 Một trẻ đi giữa vòng tròn làm đỉa , các bạn khác nắm tay thành vòng tròn . Tất cả cùng đọc bài đồng dao , tới câu “ cùng chạy bốn phương” trẻ chỉ vao bạn nào thì bạn đó chạy đuổi bắt bạn . Cứ thế tiếp tục thay đổi trẻ khác được chơi . 
 ¯¯¯¯¯
 • KÉO C ƯA LỪA XẺ 
 Kéo cưa lừa xẻ 
 Bé ngoan bé khoẻ 
 Nhớ chăm học hành 
 Học nhanh học giỏi 
 Sẽ giành điểm mười . 
 CÁCH CHƠI :
 Đây là một trò chơi nhẹ , có mục đích giải trí . Hai trẻ ngồi đối diện nhau , cả 2 duỗi chân ra và đạp 2 bàn chân vào nhau , 2 tay nắm lấy nhau , đẩy qua đẩy lại rồi cùng đọc bài đồng dao . 
	 ¯¯¯¯¯
CÂU ẾCH
Ếch ở dưới ao 
Vừa ngớt mưa rào 
Nhảy ra bì bọp 
Ếch kêu – ộp ộp
Ếch kêu –ạp ạp 
Thấy bác đi câu 
Rủ nhau trốn mau 
Ếch kêu –ộp ộp 
Ếch kêu – ạp ạp 
CÁCH CHƠI : 
 Vẽ một vòng tròn lớn ở giữa sân , một trẻ làm người đi câu , tất cả các bạn còn lại đứng trong vòng tròn làm ếch . Ếch ở trong vòng tròn nhảy ra ngoài , vừa nhảy vừa đọc bài đồng dao , người đi câu đuổi theo hễ đụng vào bạn nào thì bạn đó phải thay làm người đi câu . 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_thong_qua.doc