1. Lý do chọn đề tài
Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên, ngoài việc có vai trò quan trọng
trong việc rèn luyện cho người học các năng lực chung thì bản thân môn Hóa học
còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cho học sinh các năng
lực chuyên biệt như năng lực sáng tạo, năng lực trải nghiệm, năng lực vận dụng
các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành
và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt
nhất như: Học qua dự án - chủ đề; Học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp học
qua hàn luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM.
Đây là một bước đi mới của toàn cầu và Việt Nam đang dần áp dụng. Nhưng
số người hiểu được ưu điểm của giáo dục STEM chưa nhiều. Kiến thức và kỹ năng
STEM liên quan 4 lĩnh vực Science (khoa học), Technology (công nghệ),
Engineering (kỹ thuật), Mathematics (toán học) được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ
cho nhau, giúp học sinh vừa nắm vững lý thuyết vừa thực hành, tạo ra sản phẩm
thực tế, ứng dụng vào cuộc sống.
Bộ GD&ĐT nhấn mạnh rằng, vai trò của giáo dục STEM chủ yếu dạy học
theo chủ đề liên môn, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, câu lạc
bộ khoa học - công nghệ. Các hoạt động tham quan, thực hành, giao lưu với các cơ
sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp cũng được chú trọng
hơn trong cách thiết kế chương trình.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu ngày càng
cao của thực tiễn và xã hội hiện đại, thích ứng với nền Công nghiệp 4.0, nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của
học sinh(HS) tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực trải nghiệm - sáng tạo cho học
sinh trường THPT Hoàng Mai 2 khi dạy học chương sự điện li thông qua giáo
dục STEM"
bazơ - muối, khái niệm chất chỉ thị ... (chương 1, Sự điện li – Hóa học 11). + Vật lí: Bài dòng điện + Toán học: Công thức tính số mũ âm; công thức tính log. + Kĩ thuật: Bài - Bản vẽ kỹ thuật - Công Nghệ 11 3. Mục tiêu a. Kiến thức - Tìm hiểu các nguyên liệu trong đời sống hàng ngày có thể sử dụng để làm chất chỉ thị axit- bazơ. - Tìm hiểu thành phần sắc tố trong bắp cải tím, rau muống, hoa hồng, hoa dâm bụt; Chúng được trồng nhiều ở đâu? Trồng vào mùa nào? Khí hậu nào thích hợp cho chúng phát triển? Giá cả như thế nào? Thời gian bảo quản ra sao? - Nêu được bản chất của sự thay đổi màu khi cho các chất chỉ thị trên vào các dung dịch axit- bazơ. - Áp dụng kiến thức toán thống kê, ghi chép xác định được lượng chất chỉ thị, lượng dung dịch thử nghiệm phù hợp sử dụng trong quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu. - Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế tạo chất chỉ thị từ các vật liệu thân thiện với môi trường như các loại rau, củ, quả. - Giải thích được hiện tượng thí nghiệm và rút ra được các kết luận thực tiễn quan trọng, có ý nghĩa. b. Kĩ năng - Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu và tìm ra điều kiện phù hợp để xảy ra sự thay đổi màu; - Quan sát sự thay đổi màu để tìm ra quy trình chế tạo chất chỉ thị; - Đề xuất được dạng chất chỉ thị thân thiện với môi trường; - Chế tạo được dạng chất chỉ thị theo đề xuất; - Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác; - Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. c. Phẩm chất - Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học; - Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vâṇ duṇg các kiến thức hoc̣ được vào giải quyết nhiệm vụ được giao; 13 - Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp; - Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm. d. Định hướng phát triển năng lưc̣ - Tìm hiểu khoa học, cụ thể về chất chỉ thị màu, tìm được các ví dụ thực tế; - Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo chất chỉ thị axit- bazơ một cách sáng tạo. - Năng lực thực nghiệm, nghiên cứu kiến thức về thí nghiệm hóa học; - Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thưc hiện từng phần nhiệm vụ củ thể. - Năng lực trải nghiệm – sáng tạo trong quá trình học tập, hoạt động nhóm 4. Thiết bị GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau khi học chủ đề: + Dụng cụ: cối, chày, giấy lọc, ống nghiệm, cốc nhựa, bình thủy tinh, ống hút nhỏ giọt, bình tam giác, dao. + Hóa chất: nước xà phòng, nước chanh, nước sođa, nước vôi trong, lá bắp cải tím, nước rửa bát, nước sinh hoạt, rau muống, hoa hồng, hoa dâm bụt. 5. Tiến hành dạy học Tiết 1 Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế chất chỉ thị axit- bazơ ( Thời gian: 5 phút) a. Mục đích 1. Kiến thức - HS biết và hiểu : + Chất chỉ thị axit - bazơ là gì? + Những nguyên liệu nào có thể sử dụng để làm chất chỉ thị axit - bazơ? + Các yêu cầu thiết kế chất chỉ thị axit - bazơ 2. Kĩ năng - Nghiên cứu tài liệu - Thực hành thí nghiệm - Phân tích thực tiễn 14 3. Định hướng năng lực - Năng lực trải nghiệm khi tìm hiểu tài liệu, nguyên liệu khảo sát thực tế tại địa phương, điều kiện tự nhiên - Năng lực sáng tạo khi cùng nhau giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu; khi cùng GV thống nhất bản tiêu chí, bảng kế hoạch.. b. Nội dung + Tìm hiểu về chất chỉ thị axit- bazơ + Nêu ý tưởng vận dụng các nguyên liệu trong đời sống để chế tạo chất chỉ thị axit- bazơ. + GV thống nhất với HS về tiêu chí đánh giá bản thiết kế, đánh giá thiết kế chất chỉ thị. c. Dự kiến sản phẩm của học sinh + Bảng phân công nhiệm vụ của mỗi nhóm. + Hồ sơ hoạt động của học sinh. + Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế sản phẩm và bản tiêu chí đánh giá sản phẩm chất chỉ thị axit- bazơ + Kế hoạch thực hiện chủ đề với các mốc thời gian và nhiệm vụ rõ ràng. d. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ Bối cảnh thực tế: Một hôm, mẹ Nam luộc bắp cải tím lên để chuẩn bị bữa ăn trưa. Trời nắng, mẹ cho vài giọt chanh tươi vào bát nước luộc. Ngay lập tức bát nước luộc từ màu tím chuyển sang màu đỏ. Thấy vậy, Nam đã tìm hiểu và phát hiện ra có thể chế tạo chất chỉ thị axit - bazơ từ bắp cải tím. Em hãy giúp bạn Nam chế tạo. Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh và xác lập tiêu chí đánh giá GV nêu nhiệm vụ: các nhóm sẽ lập chủ đề “chế tạo chất chỉ thị axit- bazơ”. Sản phẩm cần đạt được tiêu chí: Phiếu 3.1: Đánh giá sản phẩm chế tạo chất chỉ thị axit- bazơ Tiêu chí Điểm tối đa Thiết kế được 1 chất chỉ thị axit – bazơ 4 Có thể giữ màu trong thời gian tối thiểu 2 phút 2 Hình thức đẹp, sinh động, có thể tái sử dụng 2 Chi phí tiết kiệm 2 Tổng điểm 10 15 Bước 3. HS làm thí nghiệm khám phá kiến thức GV đặt vấn đề giới thiệu TN: Trong PTN chúng ta có những hóa chất nào làm chất chỉ thị màu? Có hạn chế nào xảy ra trong quá trình sử dụng? Để khắc phục những hạn chế đó hôm nay các em sẽ làm việc theo nhóm để tiến hành TN xác địch khả năng xác định môi trường axit- bazơ tạo ra từ một số nguyên liệu hàng ngày: Bắp cải tím, rau muống, hoa hồng, hoa dâm bụt. - GV chia HS thành nhiều nhóm từ 8- 10 học sinh (Dành thời gian cho các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí). - GV nêu mục đích và hướng dẫn tiến hành TN Mục đích: Tiến hành TN để nghiên cứu nguyên liệu có thể dùng để tạo ra chất chỉ thị. Các nguyên liệu tìm hiểu là : bắp cải tím, rau muống, hoa dâm bụt, hoa hồng GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị nguyên liệu và phiếu hướng dẫn cho các nhóm làm TN Nguyên vật liệu: Mỗi nhóm HS cần chuẩn bị một số vật liệu và dụng cụ sau: - Dụng cụ: + Cốc nhựa, dao, giấy lọc, cân, đũa thủy tinh, cối, chày (hoặc máy xay sinh tố), đèn cồn, kiềng sắt. - Hóa chất: + Bắp cải tím, hoa hồng, rau muống, hoa dâm bụt + quả chanh; xà phòng; nước sinh hoạt; nước rửa bát; backing sôđa Phiếu hướng dẫn làm thí nghiệm: + Quan sát sự đổi màu sau mỗi lần làm TN, thống kê và ghi lại Phiếu 3.2. Sự đổi màu của chất chỉ thị theo môi trường dung dịch Sự đổi màu của chất chỉ thị theo môi trường dung dịch Chất chỉ thị Nước chanh Nước rửa chén Nước xà phòng Nước sinh hoạt Nước giải khát Bắp cải tím Hoa hồng Hoa dâm bụt Rau muống 16 Bước 4. GV thống nhất kế hoạch triển khai Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ chủ đề Tiết 1: 5’ Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo cáo. Tiết 1: 20’ Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. Tiết 1: 20’ Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 1 tuần (HS tự học ở nhà theo nhóm). Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm Tiết 2: 45’ Trong đó, GV nêu rõ nhiệm vụ của hoạt động 2: - Nghiên cứu kiến thức liên quan: Thành phần và nguyên tắc hoạt động của chất chỉ thị; Quy luật biến đổi màu của chất chỉ thị. - Tiến hành TN xác định phương án tinh chế - tách để đạt các tiêu chí của sản phẩm. - Vẽ bản thiết kế sản phẩm để báo cáo thời gian sau. - Các tiêu chí đánh giá bài trình bày, bản vẽ bộ dụng cụ và bản thiết kế sản phẩm được sử dụng theo phiếu đánh giá số 2. Phiếu 3.3. Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm Tiêu chí Điểm tối đa Bản vẽ bộ dụng cụ rõ ràng, đúng bản chất 2 Giải thích rõ nguyên lí đổi màu của chất chỉ thị dung dịch chỉ thị 4 Bản thiết kế được vẽ đẹp, sáng tạo, khả thi 2 Trình bày rõ ràng, logic, sinh động. 2 Tổng điểm 10 GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm học sinh phải vận dụng kiến thức nền để giải thích, trình bày nguyên lí hoạt động của sản phẩm. Vì vậy, tiêu chí này có trọng số điểm lớn nhất. 17 Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu thông tin về ưu và nhược điểm chất chỉ thị phổ biến hiện nay, GV đặt câu hỏi để HS trả lời: Nêu một vài ưu và nhược điểm của chỉ thị hiện nay? GV tổng kết bổ sung, chỉ ra được: chất chỉ thị được rất phổ biến, nhưng khó bảo quản, rác thải từ chất chỉ thị là một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, giấy chỉ thị không phải lúc nào cũng sẵn có. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo cáo. ( Thời gian: 20 phút) a. Mục đích: - Kiến thức: + Học sinh tự nghiên cứu kiến thức liên quan thông qua việc nghiên cứu tài liệu( SGK, STK, Internet) và thiết kế chất chỉ thị axit- bazơ từ bắp cải tím. + Học sinh tự nghiên cứu các kiến thức liên môn trong bài học về toán học công Nghệ, và quá trình nghiên cứu, hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng các sản phẩm dân dụng hàng ngày, đặc biệt là bảo vệ môi trường. + Nghiên cứu kiến thức về axit – bazơ theo Areniut, theo Bronsted + Nghiên cứu khái niệm về sự điện li + Nghiên cứu pH, và mối quan hệ giữa pH và môi trường dung dịch - Kĩ năng: + Nghiên cứu SGK + Viết phương trình điện li - Định hướng năng lực: + Năng lực trải nghiệm khi nghiên cứu thành phần của một số chất chỉ thị( Bắp cải tím, hoa hồng, hoa dâm bụt, rau muống.) và các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần chính để chúng có thể dùng làm chất chỉ thị axit- bazơ. + Năng lực sáng tạo khi kết luận môi trường dung dịch dựa vào phương trình điện li theo Areniut hoặc theo Bronsted + Năng lực giao tiếp và hợp tác khi tiến hành hoạt động nhóm Hình 3.1.Học sinh nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị thiết kế sản phẩm 18 b. Nội dung: HS tự học, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của bắp cải tím. Làm việc theo nhóm để thống nhất các kiến thức liên quan, làm thí nghiệm, vẽ bản thiết kế và sản phẩm. Hình 3.2. HS suy nghĩ, thảo luận về bản thiết kế Hình 3.3. HS nghiên cứu kiến thức nền và thiết kế sản phẩm theo nhóm c. Dự kiến sản phẩm - Học sinh cần đạt được những sản phẩm sau: + Bài ghi của cá nhân về các kiến thức liên quan: khái niệm axit, bazơ; pH + Sự sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng; Thành phần và ứng dụng của các nguyên liệu dùng làm chất chỉ thị + Bảng ghi sự đổi màu của chất chỉ thị +Thiết kế được chất chỉ thị axit- bazơ 19 Chất chỉ thị Axit Bazơ Trung tính Bắp cải tím Hoa hồng Hoa dâm bụt Rau muống d. Cách thức tổ chức hoạt động - Học sinh làm việc theo nhóm: + Các thành viên trong nhóm đọc tài liệu + Chia sẻ với các thành viên trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được. + Ghi tóm tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân. + Tiến hành lập phương án chế tạo thí nghiệm + Vẽ bản thiết kế chất chỉ thị ,thiết kế sản phẩm, kiểu dáng. Trình bày bản thiết kế trên giấy A0 (Bảng phụ) hoặc bài trình chiếu Powerpoint. + Chuẩn bị bài trình bày 1 bản thiết kế, giải thích nguyên lý hoạt động của chất chỉ thị. - GV đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần. Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. (Thời gian: 20 phút) a. Mục đích - Kiến thức: + Giải thích được nguyên lí hoạt động và phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn + Nắm vững hệ thống kiến thức nền có liên quan đến bản thiết kế - Kĩ năng: + Vẽ hình + Trình bày bản vẽ - Định hướng năng lực: + Năng lực giao tiếp + Năng lực sáng tạo khi tiên hành thiết kế bản vẽ + Năng lực trải nghiệm: Khi tìm hiểu các dụng cụ phế liệu trong cuộc sống để chế tạo bộ dụng cụ. Từ đó vẽ bản thiết kế theo nhóm. 20 + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình hình thành và trình bày bản vẽ . b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế Hình 3.4. Học sinh trình bày phương án thiết kế sản phẩm - GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: Các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; Nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế. - GV chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có). c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc “chế tạo chất chỉ thị axit- bazơ” d. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 2 phút. Các nhóm còn lại chú ý nghe. Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhập góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp (2 phút) Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm(1 phút) Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm (HS làm việc ở nhà hoặc phòng TN Thời gian: 1 tuần) 21 a. Mục đích - Kiến thức: + Lĩnh hội được kiến thức về chương điện li + Vận dụng kiến thức của chương dự đoán - giải thích được hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm. - Kĩ năng: + Sử dụng dụng cụ thí nghiệm + Chuẩn bị thí nghiệm theo bản thiết kế + Làm thí nghiệm thành công + Viết phương trình điện li - Định hướng năng lực: + Năng lực sáng tạo trong quá trình chế tạo chất chỉ thị + Năng lực trải nghiệm: Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. + Năng lực giao tiếp và hợp tác + Năng lực tính toán b. Nội dung: Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để chế tạo chất chỉ thị axit- bazơ từ bắp cải tím, trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn Hình 3.5. Học sinh làm thí nghiệm chế tao chất chỉ thị 22 Hình 3.6. Hoạt động thực nghiệm của các nhóm c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm: Chế tạo thành công chất chỉ thị axit - bazơ từ các nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. d. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1: HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến. Bước 2: HS làm thí nghiệm theo bản thiết kế Bước 3: HS thử nghiệm hoạt động của sản phẩm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu số 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (Nếu cần điều chỉnh). Bước 4: HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm. Bước 5: HS hoàn thiên sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm. Tiết 2 Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm “Chế tạo chất chỉ thị axit – bazơ” và thảo luận. ( Thời gian: 45 phút) a. Mục đích - Kiến thức: + Nắm vững kiến thức về axit – bazơ, muối + Hiểu được cách xác định môi trường dung dịch dựa vào sự đổi màu của chất chỉ thị + Mối quan hệ giữa pH và môi trường dung dịch 23 + Mối quan hệ giữa pH và pOH - Kĩ năng + Viết phương trình điện li + Tính pH + Trình bày thí nghiệm và giải thích hiện tượng - Định hướng năng lực: + Năng lực giao tiếp + Năng lực trải nghiệm: Tập làm nhà nghiên cứu hóa học. Và khám phá độ pH của một số sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. + Năng lực tính toán: Tính giá trị pH; tính lượng hóa chất đem làm thí nghiệm cho phù hợp. + Năng lực sáng tạo: suy nghĩ và trả lời câu hỏi nhóm bạn đặt ra b. Nội dung + Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp. + Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời câu hỏi phụ + Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một chất chỉ thị axit- bazơ và bài thuyết trình giới thiệu thí nghiệm Nêu được thuận lợi và khó khăn trong quá trình chế tạo chất chỉ thị H \ Hình 3.7. Học sinh trình bày sản phẩm: “Chế tạo chất chỉ thị axit- bazơ 24 Hình 3.8. Hình ảnh sự đổi màu của một số dung dich khi gặp chất chỉ thị là bắp cải tím Hình 3.9. Hình ảnh một số chất chỉ thị axit - bazơ d. Cách thức tổ chức hoạt động - Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm cùng lúc. - Khi các nhóm sẵn sàng, GV yêu cầu các nhóm cùng đồng thời trưng bày chất chỉ thị axit – bazơ. - Yêu cầu HS của từng nhóm trình bày, phân tích từng hoạt động, giá thành và trạng thái của chất chỉ thị. - GV và hội đồng GV tham gia sẽ bình chọn kiểu dáng thiết kế. Song song với quá trình trên là theo dõi thiết kế khoa học, sự bền vững. - Giáo viên nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số . - GV đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ nguyên lí hoạt động củachất chỉ thị, giải thích các hiện tượng xảy ra khi thiết kế, khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan: + Các em đã học được những kiến thức và kĩ năng nào trong quá trình triển khai dự án này? 25 + Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai dự án này? + Tại sao bắp cải tím , hoa hồng, hoa dâm bụt.lại có thể dùng làm chất chỉ thị axit- bazơ? + Vì sao thí nghiệm ở quả chanh cho màu đỏ đậm hơn trong nước rửa chén? + Có thể dùng backingsoda để chữa bệnh đau dạ dày không? Vì sao? + Đề xuất phương pháp xác định môi trường của đất và cách bón phân an toàn, hiệu quả + Em muốn chia sẻ điều gì về việc: Sử dụng nước uống có ga; xà phòng, nước rửa chén, nước chanhcho người dân trong cuộc sống hàng ngày? - Ngoài ra GV khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác. - GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm mình. IV/ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm + Mục đích thực nghiệm là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của mô hình giáo dục chủ đề STEM. Đánh giá tính khả thi của mô hình và quy trình rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và giải quyết các vấn đề về thực tiễn. Đánh giá tính khả thi của đề tài: “Phát triển năng lực trải nghiệm sáng tạo cho HS trường THPT Hoàng Mai 2 khi dạy chương điện li thông qua giáo dục STEM” 2. Nội dung thực nghiệm Tôi đã tiến hành định hướng cho học sinh lớp 11 kĩ năng phát hiện các vấn đề thực tiễn – nghiên cứu kiến thức nền – hoạt động giải quyết vấn đề khi dạy học chương điện li, năng lực trải nghiệm, sáng tạo thông qua giáo dục STEM với chủ đề: “Chế tạo chất chỉ thị axit- bazơ” qua hai bài sau: - Bài 2: Axit- Bazơ- Muối - Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit- bazơ 3. Đối tượng thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm của đề tài là học sinh lớp 11 của 2 trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, mỗi trường có 2 lớp tham gia (một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng). 4. Phương pháp thực nghiệm + Điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu. + Dạy thực nghiệm 1 tiết theo hoạt động giáo dục STEM, lồng ghép trong chủ đề dạy học. + Trên cơ sở các kết quả thu được, rút ra kết luận về đề tài nghiên cứu. 26 5. Tiến hành thực nghiệm đề tài 5.1. Công tác chuẩn bị cho việc thực nghiệm + Nghiên cứu kỹ những nội dung trong tài liệu định hướng giáo dục STEM trong trường trung học, các nội dung về môi trường, các kiến thức về sự điện li, về chất chỉ thị + Tham khảo ý kiến từ các đồng nghiệp để bổ sung, hoàn chỉnh những giải pháp để vận dụng vào quá trình thực nghiệm. 5.2. Thực nghiệm - Tiến hành song song dạy 4 lớp, 2 lớp đối chứng, 2 lớp thực nghiệm tại 2 trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Cụ thể: TT GV dạy TN, ĐC Môn dạy Trường Lớp TN Lớp ĐC 1 Nguyễn Thị Hiền Hóa học THPT Hoàng Mai 2 11A1 11A2 2 Nguyễn Văn Nam Hóa học THPT Hoàng Mai 11A1 11A2 + Biên soạn đề kiểm tra năng lực học sinh sau khi học xong tiết 2 của chủ đề + Quan sát thái độ, ý thức trong các giờ học tổ chức hoạt động STEM với giờ học truyền thống. + Cuối đợt thực nghiệm đề tài, tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá và phân tích các số liệu để có cái nhìn khách quan, chính xác về kết quả thực nghiệm. 5.3. Kết quả thực nghiệm - Tôi tiến hành đánh giá sự tiến bộ về kĩ năng phát hiện các vấn đề thực tiễn, nghiên cứu kiến thức nền – hoạt động giải quyết vấn đề trong hóa học, đặc biệt là năng lực trải nghiệm và sáng tạo của học sinh ở hai lớp thực nghiệm, còn 2 lớp đối chứng không có quá trình rèn luyện theo quy trình nên chúng tôi không đ
Tài liệu đính kèm: